Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa: Kết quả tìm kiếm về mật ong lên men ngâm dược liệu

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo ngày cho truy vấn mật ong lên men ngâm dược liệu. Sắp xếp theo mức độ liên quan Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo ngày cho truy vấn mật ong lên men ngâm dược liệu. Sắp xếp theo mức độ liên quan Hiển thị tất cả bài đăng
Tagged under:

Cách làm nhàu ngâm mật ong lên men tại nhà


Mình là người sáng lập Mật Ong Phương Nam, và hôm nay mình muốn chia sẻ với bạn một công thức rất đặc biệt – nhàu ngâm mật ong lên men, một “thức uống vàng” mà mình đã thử nghiệm và sử dụng thường xuyên trong thời gian qua. Nếu bạn yêu thích các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên, thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Mình biết quả nhàu có thể không phải là món khoái khẩu của nhiều người – mùi hơi hăng, vị lại chẳng dễ uống. Nhưng khi kết hợp với mật ong lên men, bạn sẽ bất ngờ vì nó trở nên dễ uống hơn rất nhiều, lại còn giàu enzyme, acid hữu cơ và các chất chống oxy hóa tốt cho tiêu hóa và miễn dịch.

Vì sao mình chọn kết hợp nhàu với mật ong lên men?

Mình vốn đã quen dùng mật ong lên men mỗi sáng như một cách tăng cường vi sinh đường ruột và thanh lọc cơ thể. Còn quả nhàu thì được các cô bác ở quê gọi là “thần dược” – giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, thải độc gan và tăng đề kháng.

Một lần về quê thăm mẹ, mẹ bảo:

“Con thử ngâm nhàu với mật ong mà uống đi, má thấy khỏe người, ăn ngon, ngủ ngon hơn!”

Tagged under:

Những điều cần biết về mật ong lên men



Mật Ong Lên Men (MOLM) được biết với rất nhiều tác dụng với sức khỏe làm đẹp. Hôm nay mình mang tới một bài viết tổng quát về mật ong lên men để giúp chị em hiểu hơn vì sao mật ong lên men lại có những tác dụng như vậy.

Mật ong lên men là gì?

Mật ong lên men là mật ong được ủ với men vi sinh trong thời gian 60 - 90 ngày để làm tăng lợi khuẩn và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Hiểu đơn giản, mật ong lên men là loại mật ong sau khi bổ sung lợi khuẩn để giúp tăng công năng của mật ong trở thành một loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra nhiều người con biết đến nó như là một loại nguyên liệu để làm đẹp.

Nguyên lý tạo ra mật ong lên men

Bản thân mật ong đã là một Prebiotic, bạn chỉ cần cho thêm ít nước ( tỷ lệ 1 mật – 4 nước) để hở nắp lấy hơi là sau 5-7 ngày sẽ lên men nhẹ. Cách này chính là dựa trên nguyên lý lên men dưa chua của các cụ nhà ta. Tuy nhiên việc lấy khuẩn từ nước và không khí sẽ dễ hỏng và không biết mật ong lên men với khuẩn gì. Lên men cách này khi uống cần sử dụng ít ít xem có đau bụng hay tiêu chảy gì không. Cách này dành cho chị em tự làm thử và dùng làm đẹp thì được. Nếu dùng để chăm sóc sức khỏe, làm thuốc thì cần phải lên men theo cách ủ với men vi sinh có lợi, kết hợp với nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu về mật ong lên men: Đặc điểm của nấm men tìm thấy trong mật ong lên men

Nguồn gốc mật ong lên men

Câu chuyện về MOLM bắt đầu từ “lọ mật ong nhỏ xíu nhưng chứa rất nhiều vi sinh vật cổ có lợi”.

Khi khai quật Kim Tự Tháp, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy: Lượng vi sinh vật cổ có lợi trong lọ mật ong đó rất nhiều đang ở chế độ ngủ đông. Khi phục sinh những lợi khuẩn này thì thấy sinh khí nhiều, mật ong có vị chua, ngọt dịu hơn, thơm hơn hẳn và uống rất ngon. Khái niệm mật ong lên men ra đời từ đó

Nhiều năm sau đại học Queensland của Úc bắt tay vào nghiên cứu chuyên sâu về Mật Ong và Mật ong lên men. Đặc biệt là công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí "Khoa học và Công nghệ thực phẩm” năm 2017: Lợi Ích của hỗn hợp Sữa Chua Dê và Mật Ong.

Bản thân trong mật ong có rất nhiều lợi khuẩn và dinh dưỡng. Khi ta phơi mật ong là đang dùng nhiệt độ để phá vỡ các liên kết của các chất, đặc biệt là chuyển hoá đường trong mật ong. Nhiệt độ tốt  cộng với các chất hậu hữu cơ làm thức ăn cho lợi khuẩn phát triển ….

Hiểu được cơ chế nguyên lí nên các giáo sư của đại học Queensland đã tạo ra công thức làm MOLM thời hiện đại. Và từ đó tạo nên cuộc cách mạng trong ngành men vi sinh: tạo màng nhầy cho lợ khuẩn.

Công thức đó được thầy Hoàng Công, hiện đang làm trưởng ban truyền thông của Unessco về sức khoẻ và nông nghiệp đã dùng 1 sáng chế của mình trao đổi (lúc trao đổi họ chỉ nói nguyên lí là có MOLM đơn chủng – mật ong trộn sữa chua). Và Thầy chọn nghiên cứu đa chủng khuẩn. Sau này đã phát triển được MÀNG NHẦY LỢI KHUẨN; giúp vi khuẩn cư trú và sinh sống được ở ruột, mà không bị đào thải ra ngoài. Từ đó Mật ong lên men trở thành THUỐC chứ không chỉ đơn thuần là thức uống bổ dưỡng nữa.

Mật ong lên men trị bệnh gì?

Hiện nay nhiều người coi mật ong lên men giống như một loại thần dược. Với tôi MOLM là phương tiện cứu sinh trong nhiều trường hợp. Chúng ta yêu quý, thậm chí biết ơn MOLM. Nhưng có đôi khi có những người thổi phồng tác dụng của mật ong lên men lên để cho xảy ra sự cố. Khi sảy ra sự cố thì sẽ có những truyền thông trái chiều khiến cho người nghèo, người bệnh không còn được tiếp cận đến MOLM nữa. Nếu nhiều người đều biết đến MOLM hoặc tự làm được mật ong lên men chuẩn thì chẳng phải sẽ có một số đơn vị bán thuốc không thích hay sao? Dưới đây là các bệnh có thể dùng mật ong lên men để hỗ trợ điều trị.

  • Phục hồi hệ tiêu hóa: Các bệnh như táo bón, biếng ăn, tiêu chảy
  • Viêm họng và viêm loét vòm miệng, chân răng  nguyên nhân dẫn đến ho, sốt, cảm cúm ảnh hưởng đến tai mũi họng
  • Đau dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn chuyển hóa thức ăn
  • Ngộ độc thực phẩm, bao gồm cả say rượu
  • Nhiễm trùng vết thương ngoài da
  • Mật ong giúp làm đẹp, cải thiện cân nặng

Vì sao mật ong lên men có thể hỗ trợ điều trị nhưng bệnh đó?

Bản thân mật ong đã là một dưỡng chất quý đã được sử dụng từ lâu. Mật ong lại trở thành môi trường nuôi dưỡng các loại lợi khuẩn cực tốt khi được lên men. Các loại lợi khuẩn phát triển trong mật ong sẽ được bảo vệ bởi màng nhầy, không bị acid dạ dày tiêu diệt. Từ đó lợi khuẩn đi xa hơn đến ruột non, ruột già phục hổi hệ tiêu hóa giúp cơ thể  "Khỏe từ đường ruột”.

Trong mật ong đã có nhiều dưỡng chất chống viêm, tăng đề kháng rồi. Sau khi được lên men sẽ phát triển thêm nhiều dưỡng chất khác cung cấp cho cơ thể với nhiều tác dụng. Với MOLM thông thường đã có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Những loại mật ong lên men cùng với các gia vị kháng sinh tự nhiên có thể nói là nâng lên thành thuốc chữa chứ không chỉ là thực phẩm nữa. Dưới đây là một số cách nâng cao giá trị của MOLM:

>>> Đọc thêm: Cách sử dụng mật ong lên men trong ngâm dược liệu

Các cụ thường nói ” bệnh từ miệng mà vào”. Ngày nay khoa học đã chứng minh, các loại đồ ăn là nguyên nhân chính của nhiều loại bệnh. Trị được cái bụng, chuyển hóa tốt thức ăn, detox thải độc được những chất có hại là gốc rễ của việc điều trị bệnh bằng mật ong lên men. Hệ tiêu hóa khỏe -> Hấp thu tốt -> Bổ sung các kháng sinh tự nhiên -> Cơ thể tăng đề kháng -> Miễn dịch bệnh hoặc cơ thể tự chữa lành.

Mật ong lên men phục hồi hệ tiêu hóa

Các lợi khuẩn ký sinh trong đường ruột con người đóng vai trò rất quan trọng. Chúng giúp cân bằng các chức năng tiêu hóa từ khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non, …Tuy nhiên việc sử dụng chất kháng sinh, các loại thực phẩm nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, các loại thực vật nhiễm bẩn, nhiễm kim loại nặng… thường xuyên sẽ làm cho hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi hoặc bị mất cân bằng. Khi mất cân bằng thì các nguy cơ có thể xảy đến gồm: viêm loét do bị tổn thương, béo phì hoặc gầy còm do sự mất cân bằng hấp thu, ung thư

Vai trò của mật ong lên men là đưa lợi khuẩn vào cơ thể giúp giải quyết trạng thái mất cân bằng. Tạo môi trường giúp các lợi khuẩn sống lâu hơn, đi xa hơn trong hệ tiêu hóa. Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể cô lập, tiêu diệt một số vi khuẩn, virus có hại sống được trong môi trường mật ong. Bảo vệ niêm mạc của hệ tiêu hóa (uống khi đói) để giúp thành niêm mạc không tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, tạo điều kiện tự phục hồi

Mật ong lên men với bệnh viêm họng và viêm loét vòm miệng, chân răng

Khi cơ thể có sức đề kháng yếu, các tổn thương đơn giản trong vòm miệng sẽ là môi trường lý tưởng cho các lợi khuẩn có hại phát triển. Để hỗ trợ xử lý viêm nhiễm trong khoang miệng, cổ họng chúng ta có thể sử dụng mật ong lên men giúp cân bằng lại hệ vi sinh. Đặc biệt mật ong lên gừng chanh tỏi giúp tiêu viêm giải cảm.

Vai trò của mật ong lên men kích thích tuyến nước bọt, tạo ra hợp chất kháng khuẩn tự nhiên. Lợi khuẩn trong mật ong lên men có số lượng nhiều sẽ tiêu diệt các khuẩn có hại ở các ổ viêm theo nguyên tắc “cạnh tranh sinh tồn” Kháng sinh tự nhiên từ gừng, tỏi sẽ đóng vai trò tiêu viêm, giải cảm

Mật ong lên men với bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày chủ yếu được tạo ra do các tổn thương lâu lành trong một thời gian dài. Người đau dạ dày thường uống nhiều thuốc càng khiến cho hệ vi sinh bị mất cân bằng. Từ đó lại khiến cho bệnh trở nên khó trị hơn. Hàng ngày ăn các loại thực phẩm bẩn, độc hại, chứa hóa chất thuốc bảo vệ thực vậy, thuốc diệt cỏ hay các yếu tố kim loại càng làm vết thương tổn kéo dài. Vết thương hở, mà dạ dày thì luôn tiết dịch vị và thức ăn cọ xát khiến cho vết thương càng khó lành. Từ những nguyên nhân trên mà khiến cho vết thương tồn tại kéo dài và có nguy cơ tạo những ổ viêm lớn, tế bào biến di có hại. Khi các ổ viêm chiến thắng hệ bạch cầu sẽ bành trướng và lây lan, gây phá hủy cơ thể từ bên trong.

Vai trò của mật ong lên men: Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Mật ong dùng khi đói sẽ giúp bao phủ, cô lập vết thương. Vi khuẩn có lợi sẽ tham gia vào cuộc chiến sinh tồn giữa loài có lợi và loài có hại. Sự chiếm lĩnh về ưu thế của các loài có lợi sẽ giúp tiêu diệt và đẩy lùi các loài gây hại. Mật ong giúp lợi khuẩn sống lâu hơn trong dạ dày và đi vào ruột non, ruột già để xử lý các vùng viêm theo cơ chế nói trên.

Mật ong lên men với rối loạn tiêu hóa

Các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa như: đau bụng từng cơn có thể nôn mửa; phân thải bất bình thường có thể táo bón hoặc tiêu chảy hay màu sắc phân đen sẫm hoặc đỏ; Táo bón, tiêu chảy, biếng ăn; Béo phì do hấp thụ lệch chất (suy dinh dưỡng); Gầy còm do hấp thụ lệch chất (suy dinh dưỡng).

Vai trò của mật ong lên men: Cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột khi xảy ra hiện tượng rối loạn. Mật ong lên men đặc biệt hữu hiệu khi cầm tiêu chảy và chữa trị hiện tượng táo bón lâu ngày. Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể cân bằng, tăng sức đề kháng. Cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột giúp hấp thu các chất cân đối. Hệ vi sinh mới giúp tiêu hóa các chất dinh dưỡng hiệu quả và cân bằng hơn. Đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây chính là cơ chế sử dụng mật ong lên men cho việc giảm cân hoặc tăng cân. Về bản chất là đưa cơ thể về trạng thái cân bằng dinh dưỡng.

Mật ong lên men với ngộ độc thực phẩm và say rượu

Ngộ độc thực phẩm là phản ứng của cơ thể khi bị các tác nhân không tương thích xâm nhập như chất độc, kim loại nặng, thậm chí là bia rượu và các đồ uống có cồn.

Vai trò của mật ong lên men: Cách ly các nguồn tạo chất độc với cơ thể bằng cách bao phủ niêm mạc ruột. Lợi khuẩn trong mật ong lên men sẽ phân giải một số chất độc hoặc hỗ trợ đào thải nhanh qua phân. Đối với say rượu, ngộ độc rượu thì mật ong lên men sẽ cách ly nguồn độc tố, trung hòa chất độc hữu, bảo vệ niêm mạc ruột và tác động lên hệ thần kinh.

Mật ong lên men với vết thương ngoài da

Các vết thương ngoài da sẽ mau lành nếu cơ thể có sức đề kháng tốt và vết thương được che chắn, bảo vệ.

Vai trò của mật ong lên men là tạo môi trường bất lợi cho các vi khuẩn gây hại. Dùng lợi khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây hại theo nguyên lý cạnh tranh sinh tồn.

Cách dùng; Bôi lên vết thương hoặc dùng thêm cả bột nghệ trộn lẫn. Bạn có thể dùng mật ong lên men nghệ.

Mật ong lên men làm đẹp

Dùng mật ong làm đẹp da đã được biết đến từ lâu. Nhưng dùng mật ong lên men còn bất ngờ hơn nữa.

Quá trình lên men đúng chủng men sẽ giúp tăng thêm lượng axít gluconic. Đây là là một thành phần có tác dụng: nhẹ nhàng làm sạch tế bào chết – một bước quan trọng trong việc chăm sóc da. Bởi trên lớp thượng bì luôn diễn ra hoạt động bong tróc lớp sừng (tế bào chết) trên bề mặt để thay thế bằng các tế bào mới. Ở độ tuổi 20, hoạt động này diễn ra đều đặn, nhanh chóng, chỉ khoảng 20 ngày, giúp da luôn tươi mới, mịn màng. Nhưng đến tuổi ngoài 30, hoạt động này thường bị kéo dài, khoảng 42 ngày mới bong tróc 1 lần. Vậy nên nếu không tẩy tế bào chết đều đặn, da sẽ trở nên thô ráp và sạm màu.

Mật ong lên men sẽ giúp tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng và không gây kích ứng da nên phái đẹp có thể hoàn toàn yên tâm.

>>> Đọc thêm: Tác dụng làm đẹp của mật ong lên men không thể bỏ qua

Những tác dụng tuyệt vời khác khi sử dụng mật ong lên men đều đặn

Mỗi sáng thức dậy, người lớn dùng 2 muỗng cafe và trẻ nhỏ uống 1 muỗng cafe hỗn hợp này với 1 ly nước ấm 250ml trước khi ăn sáng, cứ kiên trì uống đều đặn như vậy có công dụng: Khai thông khí huyết, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt. Phòng bệnh tai biến, đột quỵ. Tăng cường sức khỏe. Giảm mỡ máu đóng nhiều trên thành mạch gây nên nghẹt tim và trở thành bệnh thiếu máu cơ tim, đau tim nguy hiểm. Giúp động mạch dễ trương giãn, chống sự vôi xơ hóa động mạch gây ra vỡ tràn động mạch, nguyên nhân tai biến mạch máu não. Chống lại viêm đau đa khớp, nhức xương khớp. Cải thiện tình trạng huyết áp cao, huyết áp không ổn định. Cải thiện chứng bệnh rối loạn tiền đình. Giảm rối loạn kinh nguyệt. Giảm viêm đường tiết niệu. Phòng nguy cơ ung thư (do đào thải chất độc trong cơ thể), đồng thời phòng chống và hỗ trợ điều trị: cảm lạnh, cúm, đầy hơi, chậm tiêu, nhức đầu, trĩ, vô sinh và bất lực, đau răng, loét và nhiều bệnh khác nữa…

Ý kiến người dùng: Theo nhiều người sử dụng MOLM lâu dài họ còn chữa được căn bệnh. Dùng MOLM thường xuyên sẽ khỏe từ đường ruột thuốc tây không phải mua. Đặc biệt mẹ nuôi con nhỏ không lo uống kháng sinh ảnh hưởng đến con. Hàng tỷ cái lợi kéo theo mà không tốn tiền.

Những điều nên biết trước khi dùng mật ong lên men

Với những tác dụng tuyệt vời của MOLM đã nói ở trên. Nhiều người đã có dấu hiệu lạm dụng làm ảnh hưởng đến công dụng của MOLM cụ thể như sau:

Nguồn gốc mật ong

  • Có rất nhiều loại mật ong trên thị trường hiện nay không đảm bảo. Mật ong nuôi cho ăn phấn hoa công nghiệp hoặc mật ong giả. Khi sử dụng những loại mật ong này lên men. Chất lượng sẽ rất kém, có khi còn gây hại cho người sử dụng.
  • Mật ong lên men chứa thuốc kháng sinh tổng hợp. Tệ hơn là thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc.
  • MOLM bổ sung tự nhiên thì tốt nhưng nếu cho kháng sinh tổng hợp thì ngược lại. Như vậy lợi ích ban đầu là loại bỏ kháng sinh đã bị lạm dụng rồi. Người dùng hãy cẩn thận lựa chọn đơn vị cung cấp MOLM.

Lợi khuẩn

Đây là vấn đề lạm dụng thứ 2, nhiều người tự làm molm mà chưa hiểu rõ về các chủng lợi khuẩn. Không nắm rõ đặc tính, điều kiện sống của các lợi khuẩn. Chính vì vậy mà mật ong thì nhiều và rẻ, nhưng MOLM thì lại ít người biết giá MOLM đắt hay rẻ phụ thuộc vào nguyên liệu, cách làm và công nghệ đầu tư.

Tóm lại nếu bạn tự làm mật ong lên men thì cần phải biết

Hiểu sâu sắc về mật ong. Rõ nguồn gốc, kiểm soát tốt đầu vào. Hiểu sâu sắc về từng chủng lợi khuẩn. Hiểu sâu sắc về cơ chế tiêu hóa, hấp thụ của con người. Hiểu sâu sắc về cơ chế hoạt động của da và quá trình diễn biến ở các vết thương nhiễm trùng. Biết chắc chắn về cơ chế hoạt động của kháng thể, bạch cầu, mô… và cơ chế tự làm lành vết thương với sự trợ lực của MOLM. Hiểu rõ quá trình tác động của MOLM gồm mật ong, lợi khuẩn và nấm men. Hiểu rõ về đặc tính các loại dược liệu, điều kiện sử dụng và cơ chế tác động đến cơ thể. Sâu hơn là thành phần, chức năng của các hoạt chất. Thực hành thành thạo, làm trăm mẻ như một. Nắm chắc diễn biến của việc lên men, kiểm soát tốt các tác nhân có thể tác động để thay đổi chất lượng. Hiểu rõ tâm sinh lý người bệnh, người dùng. Có trách nhiệm giải thích cặn kẽ.

Nếu bạn mua mật ong lên men bạn cần phải biết

Mật ong lên men của nhà cung cấp đó là loại MOLM gì, loại thường hay loại có bổ sung lợi khuẩn nào?  Đơn vị làm mật ong lên men có là người TỬ TẾ hay không.

Thắc mắc thường gặp về MOLM

Mật ong lên men là gì?

Là loại mật ong được bổ sung lợi khuẩn  bằng cách ủ từ 60-90 ngày.

Molm trị bệnh gì?

Molm có tác dụng phục hồi đường ruột, trị các bệnh về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Trị cá bệnh về hô hấp như ho, hen, viêm phổi, cảm cúm ...

Uống nhiều MOLM quá liệu có ảnh hưởng đến đường ruột không?

Trả lời: Không ảnh hưởng. Men tiêu hóa và vi sinh vật Probiotic là khác nhau. Probiotic đến từ thức ăn hàng ngày và sản sinh tự nhiên trong ruột. Nếu quá nhiều, cơ thể tự đẩy tất cả ra ngoài. Còn thiếu, chúng ta bổ sung. Người Nhật họ uống sữa chua men sống hàng ngày. Người Mông Cổ họ uống sữa lên men như uống nước. Một số được giữ lại, nhân bản, còn lại sẽ trôi ra ngoài và hay nhất là nó đến tận đại tràng nhờ prebiotic. Nếu chỉ uống men vi sinh tiêu hóa dạng khô thì không được như vậy.

Uống bao nhiêu lợi khuẩn là tối đa?

Trả lời: Khoảng 50ml/ ngày trở lại

Uống molm khi đang cho con bú có mất sữa không?

Trả lời: Không. Khi cho con bú hoặc đang mang thai bạn nên sử dụng MOLM gừng chanh tỏi để tăng đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh không ho sốt. Việc để ốm sốt phải uống kháng sinh vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng đến con. Bên cạnh đó tình trạng táo bón của mẹ bầu cũng được cải thiện đáng kể.

Kết luận:

Trên đây là tổng hợp chia sẻ về tác dụng của mật ong lên men cũng như câu chuyện về MOLM một loại thực phẩm được coi là cứu cánh cho những người muốn sống xanh, sống khỏe mà không phải tốn nhiều tiền. Bạn nên có sẵn MOLM trong nhà sau khi đọc xong bài này bởi:

Từ 400 năm trước Công Nguyên, Hippocrates (cha đẻ ngành Y học hiện đại) đã giới thiệu công thức về 1 loại thực phẩm có tên Oxymel, trong tiếng latinh có nghĩa “axit và mật ong”, là sự kết hợp giữa Giấm táo và Mật ong cùng với các thảo dược, mang tới những hiệu quả bất ngờ cho sức khoẻ.

Tagged under:

Cách ngâm Hồng Đẳng Sâm chăm sóc sức khỏe

 

hong-dang-sam-2

Hồng đẳng sâm hay còn gọi là sâm dây Ngọc Linh đã từ lâu người dân Kon Tum biết đến một loại dược liệu quý có tên gọi là Sâm Dây Kon Tum, người địa phương gọi là Hồng Đảng Sâm, tên khoa học là Codonopsis Javanica, họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Cây đẳng sâm là loài dây leo, củ dùng làm thuốc bổ nên dân gian gọi là “sâm dây”.  cây đẳng sâm dùng làm thức ăn (như loài rau ăn lá). Cọng (dây) sâm được dùng làm nước uống bổ dưỡng hàng ngày. Ngoài tăng sức để kháng còn cải tạo và tăng cường sức khỏe. 

Sâm dây được đưa vào sách đỏ nước ta từ năm 1996. Sâm dây có tác dụng bổ toàn thân và kích thích miễn dịch, gây tăng hồng cầu, giảm bạch cầu và nhiều tính năng rất hay của cây sâm quý này. Tại tỉnh Kon Tum, trước đây trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông núi Ngọc Linh trữ lượng sâm dây trong tự nhiên khá lớn, người bản địa nấu nước uống mát và cảm thấy khỏe khắn nên dần dần được biết đến.

la-hong-dang-sam-lam-rau-sach 4

Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế, người dân khai thác quá mức làm giảm khả năng tái sinh nguồn cây trong tự nhiên, dẫn đến mất nguồn gen quý hiếmVà hiện nay, tại đỉnh núi cao nhất của Kom Tum là Măng Đen đã được người dân bản địa sống tại đây “hồi sinh” tầm 4 hecta chỉ để phục vụ dân địa phương và khách du lịch đến tham quan.

Công dụng hồng đẳng sâm

Đây là một loài cây sống lâu năm có nguồn gốc ở khu vực đông bắc châu Á và bán đảo Triều Tiên, thường được tìm thấy mọc xung quanh các bờ suối hay các cánh rừng thưa dưới bóng các cây to. Loài cây này là dạng cây bụi rậm rạp, có xu hướng leo bằng thân quấn, với các lá hình tim, hoa hình chuông màu lục nhạt với 5 đầu cánh hoa cùng các gân màu tía nhạt hay vàng.

1. Lá hồng đẳng sâm hay rau sâm:

Hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mặt trên có lông nhung, mặt dưới màu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm.

la-hong-dang-sam-lam-rau-sach 3

– Tác dụng của lá sâm: dùng làm canh, nhúng lẩu, làm rau …chứa nhiều diệp lục tố, xanh đậm … làm mát cơ thể, tiêu hóa tốt và nhuận tràng. Chữa chứng táo bón, tiêu hóa kém. Giúp máu huyết lưu thông, đẹp da. Điều hòa các chứng bệnh về phụ khoa ở phụ nữ….

Ngoài ra sâm dây có thể dùng để hầm gà , vịt như 1 vị thực phẩm làm món ăn đậm đà

2. Cọng hay dây  hồng đẳng sâm: 

Mọc thành từng cụm, bò trên mặt đất,thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông.

Tác dụng của thân Hồng Đẳng Sâm: nấu nước uống trị ho suyễn do phế hư, trị âm suy, cảm mạo, miệng khát còn nhân sâm trị miệng khát, tiêu khát, trị huyết hư.

Nước sắc từ sâm dây có màu vàng , vị thơm mát , uống vào có vị thanh ngọt .

3. Củ hồng đẳng sâm:

Là loại cây cỏ sống lâu năm, leo bằng thân quấn, từ 3 năm trở lên có thể thu hoạch lây củ được. Rễ dẻo, mặt cắt ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm dịu, vị ngọt.

rau-hong-dang-sam-1kg-mang-den 3

Tác dụng của củ đẳng sâm:

  • Bổ toàn thân, kích thích miễn dịch.
  • Dùng trong bệnh suy nhược do ăn không ngon, ốm lâu ngày, lòi dom, sa dạ con, rong huyết.
  • Chống mệt mỏi, tăng sự thích nghi của cơ thể, tăng tiết sữa.
  • Bổ máu, tăng hồng cầu, bình ổn huyết áp.
  • Giúp giải khát, thường dùng trị đái dắt, ỉa chảy, mất nước, kích thích tiêu hóa.
  • Trị bệnh về gan, ghẻ cóc.

Cách dùng:

Nhân dân thường dùng rễ, củ sâm dây sắc hoặc ngâm rượu uống để tăng sức khỏe, chống mệt mỏi và đau nhức cơ thể do lao động mệt nhọc. Có thể hầm chung với các loại thịt để ăn. Rượu sâm dây khô có màu vàng cánh gián rất đẹp , có vị thơm ngọt. Cũng có thể dùng để ngâm mật ong uống.

Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15-20g.

Gía tham khảo: 

– Củ Hồng Đẳng Sâm trên 3 năm tuổi: có giá 400.000 vnđ/1kg (hàng tươi). Có thể bảo quản ở nhiệt độ lạnh vài tháng

Cọng, dây Hồng Đẳng Sâm: Chiều dài từ 3m – 8m, tươi ngon dùng nấu nước mát bồi bổ cơ thể hàng ngày có giá 60.000vnd/1kg.

Lá rau tươi Hồng Đẳng Sâm: là tròn hình trái tim (non và già) dùng làm rau ăn hàng ngày có giá 55.000 vnđ/1kg rau.

Cách ngâm hồng đẳng sâm

1. Ngâm hồng đẳng sâm với rượu

Cách ngâm hồng đẳng sâm với rượu khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Nguyên liệu:
  • 1 kg hồng đẳng sâm tươi hoặc khô.
  • 4-5 lít rượu trắng (rượu nếp ngon, khoảng 40 độ).
  • Bình thủy tinh có nắp đậy kín.
Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị hồng đẳng sâm:
  • Nếu sử dụng hồng đẳng sâm tươi, rửa sạch và để ráo nước. Có thể thái lát mỏng hoặc để nguyên củ tùy thích.
  • Nếu sử dụng hồng đẳng sâm khô, nên rửa qua với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để ráo.
Ngâm rượu:
  • Cho hồng đẳng sâm vào bình thủy tinh.
  • Đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập hồng đẳng sâm.
  • Đậy kín nắp bình để tránh bay hơi và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thời gian ngâm:

  • Ngâm ít nhất 3 tháng để rượu thấm đều và hồng đẳng sâm tiết ra hết dưỡng chất.
  • Rượu ngâm càng lâu càng ngon và có tác dụng tốt hơn.
Lưu ý:
  • Rượu ngâm hồng đẳng sâm có thể dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, nhưng nên sử dụng với liều lượng vừa phải, mỗi ngày 1-2 ly nhỏ (20-30ml) sau bữa ăn.
  • Tránh lạm dụng quá nhiều, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh lý liên quan đến gan, thận hoặc cao huyết áp.

2. Ngâm hồng đẳng sâm với mật ong lên men

Ngâm hồng đẳng sâm với mật ong lên men là một cách tuyệt vời để kết hợp các lợi ích sức khỏe của cả hai thành phần này. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Nguyên liệu:
  • 500g hồng đẳng sâm tươi hoặc khô.
  • 1 lít mật ong nguyên chất.
  • Bình thủy tinh có nắp đậy kín.
Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị hồng đẳng sâm: Nếu sử dụng hồng đẳng sâm tươi, rửa sạch và để ráo nước. Có thể thái lát mỏng hoặc để nguyên củ tùy thích. Nếu sử dụng hồng đẳng sâm khô, rửa qua với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để ráo.


Ngâm với mật ong:
  • Cho hồng đẳng sâm vào bình thủy tinh.
  • Đổ mật ong vào bình sao cho ngập hồng đẳng sâm. Nếu mật ong đặc quá, bạn có thể thêm một chút nước ấm để dễ hòa quyện.
  • Đậy kín nắp bình, đặt ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Quá trình lên men:
  • Sau khoảng 1-2 tuần, hỗn hợp sẽ bắt đầu lên men tự nhiên. Bạn có thể mở nắp nhẹ để giải phóng khí nếu cần thiết, nhưng phải đậy kín lại ngay sau đó.
  • Ngâm ít nhất 1 tháng để hồng đẳng sâm tiết hết dưỡng chất và mật ong lên men hoàn toàn. Hỗn hợp sẽ có hương vị đặc trưng và hấp dẫn.


Cách sử dụng:
  • Hỗn hợp hồng đẳng sâm ngâm mật ong lên men có thể dùng trực tiếp, pha với nước ấm hoặc dùng như một loại siro.
  • Nên uống mỗi ngày 1-2 muỗng nhỏ, tốt nhất vào buổi sáng để tăng cường sức khỏe và năng lượng.
Lưu ý:
  • Bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ để giữ được lâu hơn.
  • Tránh sử dụng quá liều lượng, đặc biệt với những người có bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc tiểu đường.

Tagged under:

Mật ong lên men hoa xạ đen



Xạ đen là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng đáng chú ý. Loại cây này có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, tiểu đường, mỡ máu và đặc biệt là ngăn ngừa sự phát triển của khối u bướu, ung thư.

1. Giới thiệu về cây xạ đen và công dụng

Một số nghiên cứu, trong đó nổi bật là công trình “Cây xạ đen và hiệu quả điều trị bệnh ung thư” của Giáo sư Lê Thế Trung (Nguyên Giám đốc Học viện Quân Y), đã chỉ ra các hợp chất Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid và Maytenfolone A có khả năng triệt tiêu tế bào ung thư, đặc biệt là u ác tính. Hoạt chất Quinon giúp tế bào ung thư dễ hóa lỏng để cơ thể bài tiết, trong khi Flavonoid và Saponin Triterpenoid hỗ trợ tiêu diệt, ức chế sự phát triển của các khối u.

2. Hái lá, sơ chế và bảo quản theo cách truyền thống

Thời điểm thu hoạch: Hoa và lá xạ đen nên được hái vào sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc để có được dược chất với hoạt tính cao nhất.

Sơ chế: Rửa sạch, ngâm với nước nóng như hãm trà xanh để uống trong ngày. Liều lượng an toàn: 1 chùm hoa nhỏ và 2-3 lá/ngày, không uống quá 1,5L nước/ngày để tránh hạ huyết áp.

Hạn chế: Cần uống liên tục 3-6 tháng để đạt hiệu quả tối đa. Khi không có hoa tươi, có thể sử dụng phương pháp lên men để bảo quản.

3. Sơ chế hoa và lá xạ đen

Hoa và lá được hái vào buổi sáng, đủ dùng cho 1-3 tuần. Các bước sơ chế bao gồm:
Rửa sạch: Sau khi hái, rửa sạch hoa và lá với nước, ngâm nước muối loãng trong 5-15 phút để sát khuẩn.

Sát khuẩn bằng nước sôi: Nhúng hoa và lá vào nước sôi trong 30 giây đến 1 phút, sau đó để vào ngăn đá tủ lạnh 5 phút để tiêu diệt vi khuẩn.

Phơi héo: Sau khi sát khuẩn, để ráo và phơi ở nơi thoáng mát cho hoa lá héo nhẹ, không phơi nắng để tránh mất nước và giảm dược chất.

4. Cách ngâm MOLM và liều lượng

Ngâm MOLM: Hoa và lá xạ đen sau khi đã sơ chế được cắt nhỏ, ép vào đáy lọ, sau đó đổ MOLM (mật ong lên men) vào bình. MOLM mới làm sẽ cho kết quả tốt nhất.

Liều lượng: Dùng khoảng 10ml MOLM mỗi ngày. Liều này đã được thử nghiệm an toàn trong hơn một tháng. Nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc giảm huyết áp, nên giảm liều và tăng dần.

Mật ong lên men từ hoa xạ đen có thể hỗ trợ rất tốt cho người mắc bệnh ung thư, nhưng không phải là thuốc và không nên thay thế các phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tagged under:

Cách làm Mật ong lên men với các loại Sâm


Dưới đây là bài hướng dẫn anh chị ngâm một sản phẩm Sâm Quế tốt cho sức khỏe. Anh chị có thể tham khảo cách ngâm thứ 2 với dược liệu là đinh lăng được xem như một loại sâm cho người nghèo nhưng giá trị cũng không kém.

I. Mật ong lên men Sâm Quế

Việc kết hợp các nguyên liệu như mật ong lên men, hồng sâm, sa sâm, sâm Ngọc Linh, quế chi, và quế quan trong một sản phẩm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhờ vào những tác dụng đặc biệt của từng thành phần:

  1. Mật ong lên men: Là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng, và có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa.

  2. Hồng sâm: Được biết đến với tác dụng tăng cường sinh lực, cải thiện sức khỏe toàn diện, giúp chống mệt mỏi, tăng cường chức năng miễn dịch và nâng cao trí nhớ.

  3. Sa sâm: Có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế, thường được sử dụng để điều trị ho khan, phổi khô, và cải thiện giấc ngủ.

  4. Sâm Ngọc Linh: Được coi là "vàng xanh" của Việt Nam, giúp tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi, hỗ trợ chống ung thư và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  5. Quế chi: Giúp kích thích tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, và có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.

  6. Quế quan: Có tác dụng tương tự quế chi nhưng thường có hương vị đậm hơn và được sử dụng trong các bài thuốc để tăng cường khả năng làm ấm cơ thể và kích thích tiêu hóa.

Tác dụng khi kết hợp:

  • Tăng cường sức khỏe tổng thể: Sự kết hợp của hồng sâm, sâm Ngọc Linh và mật ong lên men giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường năng lượng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
  • Cải thiện tuần hoàn máu và hệ hô hấp: Quế chi và sa sâm hỗ trợ tuần hoàn máu, giúp làm ấm cơ thể và cải thiện chức năng hô hấp.
  • Chống lão hóa và chống oxy hóa: Mật ong lên men và sâm Ngọc Linh đều có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm chậm quá trình lão hóa.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa và giấc ngủ: Quế chi và sa sâm có tác dụng làm ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa và giúp giấc ngủ ngon hơn.

Liều lượng khuyến nghị:

  • Mật ong lên men: 10-20g mỗi ngày.
  • Hồng sâm: 2-3g mỗi ngày.
  • Sa sâm: 6-12g mỗi ngày.
  • Sâm Ngọc Linh: 1-2g mỗi ngày (dạng khô).
  • Quế chi: 3-6g mỗi ngày.
  • Quế quan: 1-3g mỗi ngày.

Liều lượng này có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng cụ thể của người dùng. Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Lợi ích của việc ngâm các nguyên liệu trong mật ong lên men

Có thể kết hợp tất cả các nguyên liệu trên để ngâm vào mật ong lên men, và điều này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Khi ngâm hồng sâm, sa sâm, sâm Ngọc Linh, quế chi, và quế quan vào mật ong lên men, anh chị sẽ tạo ra một sản phẩm vừa dễ sử dụng vừa bảo quản được lâu dài, lại còn gia tăng hiệu quả chữa bệnh nhờ vào tính chất hòa hợp của các nguyên liệu với mật ong lên men.
  • Tăng cường hiệu quả dược lý: Mật ong lên men là chất dẫn tốt, giúp các dược liệu dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Việc ngâm các dược liệu này trong mật ong lên men không chỉ giữ được dược tính mà còn tăng cường hiệu quả chữa bệnh.
  • Bảo quản lâu dài: Mật ong lên men có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo quản các dược liệu lâu hơn mà không bị hỏng.
  • Dễ sử dụng: Dạng ngâm mật ong lên men dễ sử dụng hơn, có thể dùng trực tiếp bằng cách pha với nước ấm, hoặc thêm vào các món ăn, đồ uống.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Tỷ lệ dược liệu và mật ong lên men: Thường dược liệu chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 dung tích bình ngâm, phần còn lại là mật ong lên men.
  • Thời gian ngâm: Nên ngâm ít nhất 1-3 tháng để các dược liệu tiết ra hết dược chất.
  • Lắc đều: Thỉnh thoảng nên lắc đều bình ngâm để các thành phần hòa quyện vào nhau.

Ngâm mật ong lên men với các dược liệu này có thể tạo ra một sản phẩm bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Công thức ngâm mật ong lên men Sâm Quế

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi ngâm các dược liệu trong mật ong lên men với tỷ lệ 1/3 dược liệu so với tổng dung tích, anh chị có thể phân chia tỷ lệ các dược liệu như sau:
  • Hồng sâm: 30% (khoảng 90g)
  • Sa sâm: 20% (khoảng 60g)
  • Sâm Ngọc Linh: 15% (khoảng 45g)
  • Quế chi: 15% (khoảng 45g)
  • Quế quan: 10% (khoảng 30g)
  • Mật ong lên men: 100% (phần còn lại, khoảng 2/3 dung tích bình)

Giải thích:

  • Hồng sâm chiếm tỷ lệ cao nhất do tính chất bổ dưỡng, tăng cường sinh lực mạnh mẽ của nó.
  • Sa sâm được sử dụng với tỷ lệ vừa phải vì tác dụng dưỡng âm, hỗ trợ hô hấp và giấc ngủ.
  • Sâm Ngọc Linh tuy rất quý hiếm và mạnh nhưng vì tác dụng khá tương tự hồng sâm, nên chỉ cần dùng một lượng vừa đủ.
  • Quế chiquế quan sử dụng ở mức cân đối để đảm bảo vừa phát huy tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa, vừa tránh được tính nóng quá mức.

Cách thực hiện:

  1. Chuẩn bị bình ngâm: Rửa sạch và để khô hoàn toàn.
  2. Chuẩn bị dược liệu: Rửa sạch, để ráo và thái lát mỏng (đối với sâm), cắt nhỏ (đối với quế).
  3. Ngâm dược liệu: Cho tất cả dược liệu vào bình, rồi đổ mật ong lên men vào cho ngập hoàn toàn dược liệu.
  4. Bảo quản: Đậy kín nắp bình và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm ít nhất 1-3 tháng.

Với tỷ lệ này, các dược liệu sẽ phát huy tối đa hiệu quả khi kết hợp cùng nhau trong mật ong lên men, mang lại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe toàn diện.

II. Mật ong lên men đinh lăng quế

Có thể thay thế một trong các loại sâm bằng củ đinh lăng trong công thức ngâm mật ong lên men, và điều này vẫn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đinh lăng, được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo," có nhiều tác dụng tương tự các loại sâm khác, nhưng với một số đặc điểm riêng.

Tác dụng của củ đinh lăng:

  • Bổ khí, tăng cường sức khỏe: Đinh lăng có tác dụng bổ khí, giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, giảm mệt mỏi, và tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể.
  • Lợi tiểu, giải độc: Đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể thải độc, cải thiện chức năng gan và thận.
  • Tăng cường trí nhớ: Củ đinh lăng cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ và hỗ trợ điều trị các chứng suy giảm trí nhớ.

Nếu anh chị muốn thay thế, anh chị có thể thay sâm Ngọc Linh hoặc sa sâm bằng củ đinh lăng, vì đinh lăng cũng có tác dụng tương tự như các loại sâm này. Củ đinh lăng cũng giúp cân bằng công thức, không làm mất đi hiệu quả tổng thể của sản phẩm.

Tỷ lệ mới đề xuất:

  • Hồng sâm: 30% (khoảng 90g)
  • Củ đinh lăng: 20-25% (khoảng 60-75g)
  • Sa sâm hoặc sâm Ngọc Linh (nếu còn dùng): 10-15% (khoảng 30-45g)
  • Quế chi: 15% (khoảng 45g)
  • Quế quan: 10% (khoảng 30g)

Cách thực hiện:

Thực hiện tương tự như khi anh chị dùng các loại sâm khác, chú ý việc rửa sạch và thái lát mỏng đinh lăng trước khi ngâm.

Việc thay thế củ đinh lăng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại sản phẩm có lợi cho sức khỏe và dễ tiếp cận hơn đối với người dùng.

Ví dụ cụ thể khi ngâm 1 lít mật ong lên men

Nếu anh chị ngâm 1 lít mật ong lên men, với tỷ lệ 1/3 là dược liệu và 2/3 là mật ong lên men, thì anh chị sẽ cần khoảng 330ml (hoặc 330g) dược liệu. Dựa trên tỷ lệ đã đề xuất, anh chị có thể phân chia như sau:

  • Hồng sâm: 30% của 330g = 99g
  • Củ đinh lăng: 20-25% của 330g = 66-82.5g
  • Sa sâm hoặc sâm Ngọc Linh (nếu còn dùng): 10-15% của 330g = 33-49.5g
  • Quế chi: 15% của 330g = 49.5g
  • Quế quan: 10% của 330g = 33g

Cách ngâm:

  1. Chuẩn bị các dược liệu: Rửa sạch, để ráo, và cắt lát mỏng (đối với sâm và đinh lăng), cắt nhỏ (đối với quế).
  2. Ngâm dược liệu: Đổ các dược liệu vào bình rồi đổ 1 lít mật ong lên men vào để ngập hoàn toàn.
  3. Bảo quản: Đậy kín nắp bình, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm ít nhất 1-3 tháng trước khi sử dụng.

Với tỷ lệ này, anh chị sẽ có được một sản phẩm ngâm mật ong  lên men có đầy đủ tác dụng hỗ trợ sức khỏe, phù hợp cho cả gia đình sử dụng.

Tagged under:

Phân biệt mật ong hữu cơ và mật ong thô

Mật ong thô

Điều gì làm cho mật ong trở nên “thô”? Khi ghé thăm chợ hoặc cửa hàng tạp hóa ở địa phương, bạn sẽ thường tìm thấy nhiều loại mật ong khác nhau. Khi mật ong được dán nhãn là “thô”, điều này có nghĩa là mật ong bên trong lọ đó được lấy trực tiếp từ tổ ong trong tổ ong mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nào như lọc mịn hoặc đun nóng.

Không giống như mật ong đã qua chế biến, mật ong thô không được tiệt trùng (ở nhiệt độ thấp). Thường có bề ngoài đục và có thể thay đổi màu sắc cũng như kết cấu theo những cách hấp dẫn và thơm ngon nhất. Mật ong thô bảo quản hương vị của nó bằng cách duy trì tính toàn vẹn của phấn hoa, vi khuẩn như men thực phẩm và nhiều loại đường khác nhau như fructose. 

Theo Mariah McDonald, một nhà thảo dược và người nuôi ong, mật ong sẽ được thanh trùng sau khi glucose được nấu chín, điều đó cũng có nghĩa là mật ong sẽ không kết tinh. Mariah khuyên bạn nên ưu tiên mật ong nguyên chất và mật ong địa phương để đảm bảo rằng mật ong của bạn có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm, bởi vì một khi mật ong được đun nóng – nó sẽ biến thành chất làm ngọt. 

Mật ong hữu cơ

Mật ong hữu cơ lại là một câu chuyện khác và Mariah coi đó là một khái niệm tuyệt vời nhưng cũng rất khó xác nhận. 

“Tôi nghĩ mật ong hữu cơ là một trò hề vì ong bay với vận tốc 5 dặm theo bất kỳ hướng nào. Vì vậy, trừ khi bạn thực sự đang ở giữa một vùng đất hữu cơ rộng lớn, không có cách nào đảm bảo rằng những con ong đó không bay đến nơi được phun hợp chất vô cơ.” 

Sự thụ phấn ảnh hưởng như thế nào đến hương vị và màu sắc của mật ong thô

Cứ ba miếng thức ăn chúng ta ăn thì có một phần phụ thuộc vào ong mật và sự thụ phấn của ong bản địa, đồng thời công việc của ong có tác động lớn đến hương vị và màu sắc của mật ong thô mà bạn có thể có trong nhà. Màu sắc và độ nhớt khác nhau của mật ong có liên quan trực tiếp đến mật hoa và phấn hoa mà ong tiêu thụ và Mariah tin rằng điều quan trọng là phải xem quá trình này từ lăng kính khoa học. 

“Trong mật ong thô sẽ có những hạt phấn nhỏ nhưng chủ yếu là mật hoa siêu bão hòa. Mật hoa thường có 70% nước theo nồng độ và mật ong có 17% ​​nước - vì vậy nó cực kỳ đậm đặc và đó là lý do khiến mật ong có thể tồn tại mãi mãi. Mật ong không thể bị mốc vì không có đủ hàm lượng nước bên trong.” 

Khi ong mật thụ phấn, chúng lấy mật hoa từ bông hoa và nhả ra để tạo ra bọt khí làm bay hơi chất lỏng và cô đặc mật ong đến 17%. Theo Che, Người thu hoạch đầu tại Best Bees, một số loại cây nhất định sẽ tạo ra phấn hoa có hương vị đậm đà và màu sắc đậm hơn, như kiều mạch hoặc cây hoàng kim. 

Trải nghiệm giác quan: Hương vị, Màu sắc, Kết cấu

Theo Che, Head Harvester tại Best Bees, nếm mật ong là một trải nghiệm giác quan mà bất cứ ai cũng có thể tận hưởng. 

Vào mùa hè năm 2020, Che gia nhập đội Best Bees với tư cách là người thu hoạch mật ong theo mùa và đây là lần đầu tiên họ được trải nghiệm nhiều sắc thái và hương vị khác nhau của mật ong. Nếu bạn đã từng muốn biết cách nếm mật ong tốt nhất để hiểu được tất cả các sắc thái của nó thì đây là những gì Che gợi ý: 

Đầu tiên, hãy tạm dừng trước khi nếm mật ong và làm sạch bảng màu của bạn bằng nước hoặc táo xanh. 

Hãy nghĩ xem hiện tại bạn đang ở mùa nào. Đây có phải là thời điểm mùa thu, nơi bạn có thể mong đợi mật ong sẫm màu hơn, hay mùa xuân nơi mật ong có thể lỏng hơn và có hương vị nhạt hơn?

Khi bạn nếm mật ong, hãy nhớ hít vào và thở. Khi bạn sử dụng nó, bạn sẽ nhận thấy hương vị, đó là nốt cao: nó ngọt, chua, đất hay hoàn toàn là thứ gì khác?

Sau đó, bạn sẽ muốn xác định nốt giữa, đó là kết cấu của mật ong. Làm thế nào mà mật ong này lại ở trong miệng bạn? Bạn mô tả kết cấu của loại mật ong này như thế nào? 

Cuối cùng, bạn sẽ xác định được các nốt trầm, có thể thực hiện được sau khi bạn nuốt mật ong. Tạm dừng vài giây để xem có hương vị nào đọng lại không. 

Khi bạn thử và nghĩ về các lớp mật ong (hương vị, màu sắc, kết cấu), bạn có thể đánh giá cao sản phẩm do ong mật tạo ra thực sự đáng kinh ngạc như thế nào. Ngoài ra, chỉ cần một chút trợ giúp, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người sành mật ong! Nếu bạn đang tìm kiếm hướng dẫn bổ sung về cách xác định các nốt khác nhau khi nếm mật ong, thì đây là bảng phân tích về màu sắc, kết cấu và hương vị mà bạn có thể trải nghiệm, do The Honey Connoisseur cung cấp. 

Mật ong ngâm dược liệu (infused honey) so với mật ong thô

Mật ong thô và mật ong pha là những sản phẩm ban đầu có nguồn gốc từ ong mật, nhưng thực tế hai loại này khá khác nhau. Mật ong thô được sản xuất ở dạng tự nhiên nhất và được thu hoạch trực tiếp từ tổ ong mật. Loại mật ong này không được tiệt trùng nên có đặc tính kháng khuẩn và được coi là sản phẩm sống vì vi khuẩn được tìm thấy bên trong nó. 

Mật ong ngâm dược liệu là phương pháp tạo ra hương vị khác nhau của mật ong bằng cách trộn nó với các loại thảo mộc hoặc gia vị khác nhau. Mặc dù bắt đầu với mật ong nguyên chất, nhưng một khi các loại thảo mộc bổ sung được thêm vào sản phẩm này, hương vị và màu sắc của mật ong ban đầu đó hoàn toàn có thể thay đổi! 

Hương vị và công thức nấu ăn mật ong phổ biến

 Ngâm mật ong là một hoạt động thú vị mà bất cứ ai cũng có thể làm để tăng hương vị cho mật ong mà mình có ở nhà. Nói chung, mật ong ngâm có thể được làm bằng cách thêm nhiều loại thảo mộc hoặc gia vị khác nhau vào lọ mật ong nguyên chất, sau đó đậy kín lọ và để yên trong một đến hai tuần. Dưới đây là một số hương vị mật ong phổ biến và công thức nấu ăn của chúng. 

Mật ong nóng:

Hãy cho mật ong của bạn một chút tác động trước khi rắc nó vào bữa ăn tiếp theo bằng cách cho nó vào ớt habanero tươi và ớt đỏ khô cay. Xem công thức của Chili Pepper Madness tại đây. 

Mật ong gừng:

Chống lại bệnh cúm bằng cách thêm gừng vào mật ong vì mật ong có đặc tính chống viêm và kháng vi-rút. Đối với công thức này , tất cả những gì bạn cần là mật ong nguyên chất và gừng nghiền. 

Mật ong quế :

Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì vậy việc trộn loại gia vị này vào mật ong là một cách tuyệt vời để chuẩn bị cho những tháng lạnh hơn sắp tới. Chỉ cần kết hợp mật ong nguyên chất, thanh quế và một nhúm quế xay vào chảo ở lửa nhỏ. (Cẩn thận không đun nóng mật ong quá nhiều). Đây là công thức đầy đủ. 

Mật ong vani:

Rưới mật ong ngọt ngào này lên sữa chua, kem hoặc dùng nó với món bánh charcuterie tiếp theo của bạn! Tất cả những gì bạn cần cho công thức này là mật ong nguyên chất và một hạt vani tách đôi. 

Quả nam việt quất mật ong lên men:

Đây là công thức được Mariah đề xuất và nó liên quan đến quá trình lên men. Quả nam việt quất là món ăn kèm trong ngày lễ và việc lên men chúng với mật ong có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa. Công thức này chỉ cần năm nguyên liệu và có thể chế biến thành nước sốt nam việt quất hoặc chỉ cần ăn riêng. 

Cách chế biến mật ong khác

Mật ong thô có thể có rất nhiều hương vị tuyệt vời nhưng bạn có biết rằng nó cũng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau không? Dưới đây là một số cách để thưởng thức chất ngọt ngào này ngoài cơn mưa phùn cổ điển. 

Mật ong kem: Còn được gọi là “mật ong phết”, loại mật ong này được làm từ hỗn hợp mật ong kết tinh với mật ong mịn, và là cách ăn mật ong yêu thích của Che. Khi mật ong này có các tinh thể đường rất nhỏ, nó bắt đầu hơi kết tinh, nhưng bạn vẫn có thể lấy dao phết lên bánh mì nướng hoặc thêm vào khay nướng bánh. 

Mật ong kết tinh: Nếu bạn nhận thấy mật ong của mình có vẻ ngoài rắn chắc, màu vàng nhạt…thì bạn đã trúng số độc đắc! Đây là quá trình kết tinh và mang lại cho bạn kết cấu giòn tuyệt vời. Bạn có thể đun nóng mật ong kết tinh này trở lại dạng lỏng hoặc cho các tinh thể vào máy xay sinh tố và tạo ra loại bột của riêng bạn để sử dụng trong các công thức làm bánh. 

Bơ mật ong: Nâng tầm món bánh mì nướng buổi sáng hoặc bữa tối của bạn bằng cách phết bơ mật ong ngọt ngào lên đó! Đây là một cách dễ dàng để kết hợp vị ngọt của mật ong và vị thơm của bơ - và có thể được thực hiện chỉ trong năm phút. 

Mật ong đông lạnh: Trong năm qua, “mật ong đông lạnh” đã trở thành chủ đề lan truyền trên TikTok – và vì lý do chính đáng! Người dùng TikTok phát hiện ra rằng bằng cách cho mật ong thô của họ vào trong một chai có thể ép được và đặt vào tủ đông… nó đã mang một hình thức hoàn toàn mới. Kết quả? Một kết cấu nhớt dày và ngọt dính tạo nên một bữa ăn nhẹ thú vị. 

Tagged under:

Cách làm trà Kombucha với các loại thảo dược



Kombucha là một loại trà lên men và đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước đây. Trà Kombucha không chỉ có lợi ích sức khỏe như những loại trà thông thường vì chúng còn giàu men vi sinh có lợi và chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại và có tác dụng chống lại một số bệnh. 

Dưới đây là 8 lợi ích sức khỏe hàng đầu của kombucha, dựa trên bằng chứng khoa học.

Lợi ích của trà Kombucha

1. Kombucha là một nguồn thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics

Kombucha được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Loại trà này được tạo ra bằng bổ sung các chủng vi khuẩn đặc biệt, nấm men và đường vào trà đen hoặc xanh. Sau đó trà được ủ, những chủng vi sinh vật này sẽ lên men trà trong một tuần hoặc lâu hơn.

Trong quá trình này, vi khuẩn và nấm men tạo thành một lớp màng bao bọc nhìn giống như nấm trên bề mặt của trà. Đây là lý do tại sao kombucha còn được gọi là “trà nấm”. Cả hai loại vi sinh vật này (vi khuẩn và nấm men) này là một thể cộng sinh (Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast – SCOBY), và có thể được sử dụng để lên men tạo ra trà kombucha.

Quá trình lên men tạo ra axit axetic (cũng được tìm thấy trong giấm) và một số hợp chất axit khác, một lượng cồn rất nhỏ và khí ga. Một lượng lớn vi khuẩn cũng phát triển trong hỗn hợp này. Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng về lợi ích của chế phẩm sinh học của kombucha, nhưng nó có chứa một số loài vi khuẩn tạo axit lactic có thể có chức năng sinh học.

Probiotic cung cấp cho hệ tiêu hoá các vi khuẩn có lợi, khỏe mạnh. Những vi khuẩn này có thể cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm tiêu hóa, giảm viêm và thậm chí giảm cân. Vì lý do này, thêm đồ uống như kombucha vào chế độ ăn uống của bạn có thể cải thiện sức khỏe của bạn theo nhiều cách.

Tóm lại, Kombucha là một loại trà được tạo ra bằng cách lên men. Đây là một nguồn thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Kombucha có thể mang lại những lợi ích giống trà xanh

Trà xanh là một trong những đồ uống tốt nhất cho sức khỏe. Điều này là do trà xanh chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, chẳng hạn như polyphenol, có chức năng như chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể. Kombucha làm từ trà xanh, vì vậy nó cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có trong trà xanh và có lẽ tự hào có một số lợi ích tương tự như trà xanh.

Các nghiên cứu cho thấy uống trà xanh thường xuyên có thể làm đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể, giảm mỡ bụng, cải thiện mức cholesterol, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và nhiều lợi ích khác. Một số các nghiên cứu khác cũng cho thấy những người uống trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Kombucha được chế biến từ trà xanh, vì vậy nó có thể mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ tương tự như trà xanh, ví dụ như giảm cân và kiểm soát đường huyết.

3. Kombucha chứa chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là những có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do do các phân tử này phản ứng có thể làm tổn thương các tế bào của cơ thể. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe của chúng ta hơn bổ sung chất chống oxy hóa từ các loại thực phẩm chức năng.

Kombucha, đặc biệt là khi được làm bằng trà xanh, có tác dụng chống oxy hóa tại gan. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng uống kombucha thường xuyên giúp làm giảm chất độc tích tụ trong gan do hóa chất độc hại, trong một số trường hợp, hiệu quả thải độc ít nhất 70%. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên con người tồn tại về hiệu quả này, nhưng có vẻ như đây là một lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn cho những người mắc bệnh gan.

Tóm lại, Kombucha rất giàu các chất oxy hoá và các nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ gan trên chuột khỏi các chất độc có hại cho gan.

4. Kombucha có thể giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn

Một trong những chất chính được tạo ra trong quá trình lên men của kombucha là axit axetic, cũng có nhiều trong giấm. Giống như các polyphenol trong trà, axit axetic có thể tiêu diệt nhiều vi sinh vật có khả năng gây hại.

Kombucha làm từ trà đen hoặc trà xanh có thể mang theo các đặc tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng và nấm men Candida. Những tác dụng kháng khuẩn này ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men có hại, nhưng chúng không ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi.

Probiotics có liên quan đến quá trình lên men kombucha. Tuy nhiên, mối liên quan đến sức khỏe của các đặc tính chống vi trùng này vẫn chưa rõ ràng. Tóm lại, Kombucha rất giàu polyphenol và axit axetic, cả hai đều được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men có hại.

5. Kombucha có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy kombucha có thể cải thiện đáng kể hai dấu hiệu của bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, chỉ trong vòng 30 ngày. Bên cạnh đó, trà (đặc biệt là trà xanh) bảo vệ các hạt cholesterol LDL khỏi quá trình oxy hóa, đây được xem là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tim mạch. Trên thực tế, những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn tới 31% so với những người không uống, đây là một lợi ích mà trà kombucha cũng có thể mang lại.

Tóm lại, Kombucha được chứng minh cải giảm LDL cholesterol và tăng HDL cholesterol ở chuột. Điều này có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý tim mạch.

6. Kombucha có thể giúp kiểm soát tốt hơn bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 gây ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên toàn thế giới. Tình trạng này được đặc trưng bởi nồng độ đường trong máu cao và hiện tượng đề kháng insulin của các tế bào trong cơ thể. Một nghiên cứu trên chuột mắc bệnh đái tháo đường cho thấy kombucha làm chậm quá trình tiêu hóa carbs, làm giảm lượng đường trong máu. Trà kombucha cũng cải thiện đáng kể chức năng gan và thận.

Kombucha làm từ trà xanh có khả năng làm giảm đường huyết (thậm chí còn có lợi hơn) vì chính trà xanh đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu. Thực tế cho thấy, một nghiên cứu đánh giá của gần 300.000 đối tượng, kết quả ở những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 18% so với những người không sử dụng.

Các nghiên cứu sâu hơn trên con người là cần thiết để kiểm chứng những lợi ích của kombucha trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tóm lại, Kombucha cải thiện các chỉ số của bệnh đái tháo đường ở chuột bao gồm cải thiện nồng độ đường trong máu.

7. Kombucha có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Bệnh lý này được đặc trưng bởi sự đột biến tế bào và tăng trưởng tế bào không kiểm soát.

Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, kombucha đã giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư do nồng độ polyphenol cao trong trà và chất chống oxy hóa cao.

Cơ chế của các đặc tính chống ung thư của polyphenol trong trà hoạt động vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, người ta nghĩ rằng polyphenol ngăn chặn đột biến gen và sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời thúc đẩy sự chết tế bào ung thư theo chương trình.

Vì lý do này, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người uống trà ít có khả năng phát triển một số loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, liệu kombucha có bất kỳ tác dụng chống ung thư ở người hay không vẫn chưa được xác nhận. Vì vậy, các nghiên cứu về vấn đề này cần được chính minh và tìm hiểu nhiều hơn. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy kombucha có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu cao cấp hơn để tìm hiểu vấn đề này.

8. Kombucha có lợi cho sức khỏe khi được chế biến đúng cách

Kombucha là một loại trà giàu các probiotics, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bạn có thể mua trà kombucha tại các cửa hàng hoặc tự làm ở nhà. Tuy nhiên, hãy chắc chắn để chế biến và sử dụng nó đúng cách.

Kombucha bị nhiễm bẩn hoặc lên men quá mức có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Kombucha tự làm tại nhà cũng có thể chứa tới 3% cồn. Lựa chọn an toàn hơn là bạn nên mua kombucha tại cửa hàng hoặc trực tuyến. Các sản phẩm thương mại có trên thị trường rất ngon và gần như không chứa cồn, vì chúng được giới hạn ít hơn 0,5% cồn. Tuy nhiên, hãy kiểm tra các thành phần và cố gắng tránh các loại trà kombucha có nhiều đường.

Nhiều người tin rằng kombucha có thể giúp điều trị nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người về tác dụng của kombucha rất ít và bằng chứng về ảnh hưởng sức khỏe của nó bị hạn chế. Ngược lại, có nhiều bằng chứng về lợi ích của trà và men vi sinh, cả hai đều được tìm thấy trong kombucha. Nếu bạn quyết định dùng kombucha tự làm, hãy chắc chắn rằng trà đã được chế biến đúng cách. Kombucha bị nhiễm bẩn có thể gây hại nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Thành phần vi sinh vật và dinh dưỡng

Phụ thuộc vào các yếu tố như loại trà được sử dụng, đường, chất lượng nước, nhiệt độ và thời gian lên men. Thường chứa nhiều loại vi khuẩn và nấm men, axit hữu cơ, vitamin, khoáng chất, axit amin, đường và chất chống oxy hóa. Hàm lượng cồn từ 0,5% - 3,0% tùy thuộc vào lượng sucrose sử dụng và thời gian lên men.

Cách làm trà Kombucha

Bước 1: Chuẩn bị Scoby

SCOBY là viết tắt của Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast - Cộng sinh của vi khuẩn và nấm men. Mình hay gọi là “con SCOBY” nhưng thực ra đó là tập hợp của rất nhiều vi sinh vật siêu nhỏ.

Có 2 cách bạn có SCOBY: - Xin lại hay mua lại của ai đó SCOBY đang hoạt động. - Mua SCOBY khô về tự kích hoạt.

Các hướng dẫn sau đây là để làm kombucha thường xuyên bằng cách sử dụng SCOBY đã được kích hoạt. Đối với SCOBY khô thì bạn làm theo hướng dẫn của nhà cung cấp nha.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu 

1. Dụng cụ gồm:
  • Bình thủy tinh cỡ lớn để lên men (1l trở lên)
  • Chai thuỷ tinh để đựng trà sau khi lên men
  • Dụng cụ khuấy bằng nhựa hoặc gỗ (không dùng kim loại)
  • Vải mùng hoặc các loại vải dệt dày hoặc giấy lọc cà phê
  • Dụng cụ để buộc miệng bình (dây thun, vòng cao su, dụng cụ buộc bình đang còn hoạt động tốt )
  • Dụng cụ lọc
Bạn có thể dùng bình thuỷ tinh tầm 1l trở lên hoặc bình có vòi như thế nàyBạn có thể dùng bình thuỷ tinh tầm 1l trở lên hoặc bình có vòi.

2. Nguyên liệu:
Cho một mẻ trà tầm 1 lít thì cần:
  • 600ml nước sạch không chứa flo và clo
  • 50gr đường
  • Loại trà bạn có: 2 gói túi lọc, hoặc 2 thìa cà phê trà lá, trà đậu, trà gạo…
  • 120ml trà mồi từ mẻ trước hoặc dấm trắng chưng cất (không bắt buộc)
Mặc dù bạn có thể sử dụng nhiều loại dấm trắng khác nhau nhưng điều quan trọng là phải luôn dùng dấm trắng chưng cất để đảm bảo môi trường có độ axit phù hợp. Dấm táo và dấm gạo không phù hợp để làm trà kombucha.

Khi mới bắt đầu thì bạn cứ làm theo tỉ lệ như trên. Khi làm quen rồi thì như mình cứ áng chừng bằng 2 công cụ là TAY & MẮT :”)

Nếu thay đổi về lượng trà muốn làm thì bạn chỉ việc nhân/chia theo tỉ lệ tương ứng như trên.

Bước 3: Thực hiện 

Pha trà: Đối với các dạng trà đậu, trà gạo lứt như của mình thì thời gian đun có thể lâu hơn so với trà lá (tầm 20p, sau khi sôi để liu riu lửa nhỏ). Nếu dùng trà túi lọc thì có thể nấu nước sôi trước ngâm trà sau. Sau đó lấy túi trà ra hoặc lọc bã trà. Bỏ đường vào khuấy cho tan hết.
Để nguội hỗn hợp đến nhiệt độ 20-30 độ C rồi thêm trà mồi vào dung dịch. Nếu không có trà mồi từ mẻ trước có thể đổ dấm vào để thay thế. Không có thì sẽ lên men chậm hơn.




Thêm vào SCOBY đã được kích hoạt.
Đậy hũ bằng giấy lọc cà phê hoặc vải mùng và buộc chặt bằng dây cao su.

Để trà nghỉ ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau tầm 5 ngày, bạn nên thử vị và quyết định có kéo dài thời gian lên men không. Trà để lên men càng lâu thì vị sẽ càng ít ngọt và càng chua. Khi có độ chua-ngọt và lên men ưng ý, đổ phần nước trà ra để dùng dần. Dùng dụng cụ lọc để tránh các sợi SCOBY nhỏ và SCOBY lớn đi theo, các sợi này nếu để lâu trong nước trà cũng dần phát triển được thành SCOBY lớn. Giữ lại SCOBY và một ít nước trà ở đáy bình để mồi cho mẻ tiếp theo.

Có thể thêm hương vị (từ nước ép trái cây, rượu trái cây lên men…) và đóng chai, hoặc đơn giản dùng mộc nếu thích. Lưu ý nếu để lâu thì sẽ có hơi ga, thậm chí có thể sủi bọt trào ra khỏi lọ nếu nút chặt trong nhiều ngày nên mở ra sẽ giống sâm-panh.

Tóm tắt siêu ngắn gọn

Bạn cần chuẩn bị: SCOBY kích hoạt, nước, đường, trà, giấm trắng chưng cất hoặc trà mồi, bình thủy tinh, nắp đậy, chỗ để tránh ánh nắng trực tiếp.

Hướng dẫn cách làm: Pha trà, lọc bã trà, bỏ đường vào khuấy tan, làm mát dung dịch, thêm dấm hoặc trà mồi, bỏ SCOBY vào, đậy lại và để lên men trong 5-30 ngày ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp. Để dành trà và SCOBY cho mẻ tiếp theo. Làm tương tự cho các mẻ sau.

Nhiệt độ và thời gian lên men: 20-30 độc C là nhiệt độ lý tưởng cho việc lên men. Nhiệt độ ấm sẽ làm tăng tốc độ lên mên, ngược lại nhiệt độ mát làm giảm tốc độ lên men. Bạn càng ngâm kombucha càng lâu thì vị trà càng chua và ít ngọt đi.

Dấu hiệu lên men: trà trở nên ít ngọt và có vị chua, SCOBY dày lên, bề mặt nổi các hạt nấm màu nâu, mờ hoặc có SCOBY nhỏ trên bề mặt dung dịch, trà có màu sáng.

Đóng chai và thêm hương vị: thêm hương vị bằng nước ép trái cây, rượu trái cây (độ còn mạnh lên nữa!), hạt chia, trái cây tươi… theo bước dưới đây.

Lên men thứ cấp

Sau khoảng từ 7 ngày đến 30 ngày tùy theo thời tiết. Sau đó, lọc và thêm các loại thảo mộc và trái cây để thực hiện quá trình lên men thứ hai, điều này làm tăng thêm hương vị và đôi khi tạo bọt tùy thuộc vào hàm lượng đường trong các chất phụ gia của bạn.

Tạo hương vị cho kombucha bằng cách thêm trực tiếp trái cây, nước trái cây, thảo mộc và gia vị vào chai hoặc đổ chúng vào lọ khác trước khi đóng chai. Nếu sử dụng nước trái cây, hãy bắt đầu với tỷ lệ nước ép và kombucha là 10% -20%. Đối với các loại thảo mộc và trái cây, hãy thử nghiệm hương vị mong muốn. Sau vài ngày, lọc lấy nước và đóng chai.

Dưới đây là một số hỗn hợp thảo dược có thể sử dụng cho lần lên men thứ 2. 

Để 900ml kombucha đã lọc, hãy thêm bất kỳ sự kết hợp nào sau đây.

Gia vị châu Á

  • 1 chén sả tươi cắt nhỏ 
  • miếng gừng cắt lát 8cm 
  • 8 cm miếng nghệ cắt lát 
  • 10 hạt tiêu đen 

Trái tim tình yêu

  • ¼ cốc quả táo gai 
  • ¼ chén cánh hoa hồng 
  • 3 lát quýt khô lớn

Hoa cúc táo

  • 1 quả táo xanh nhỏ hoặc ½ quả lớn
  • ¼ chén hoa cúc khô 
  • Nhánh xô thơm (6 lá)  

Gừng hồng

  • 2 muỗng canh hoa hồng khô 
  • 10 lát gừng
  • 2 thanh quế
  • 10 quả bạch đậu khấu 
  • 8 tép 
  • hồi 2 sao 
  • 1 quả vani cắt đôi theo chiều dọc  

HỎI ĐÁP

1. Dấu hiệu nào cho thấy kombucha đang lên men đúng cách?

Cách tốt nhất là thử hương vị của kombucha: nó sẽ chua chua ngọt ngọt và có men ga (càng để lâu càng chua và ga nhiều).

SCOBY dần dần lớn và dày lên (bề mặt chất lỏng càng to thì SCOBY càng to ra), có 1 lớp những sợi hay đốm nấm màu vàng nâu (chứ không phải màu lạ như đen, xanh lục…). Nếu có màu lạ thì bạn nên đổ đi, rửa SCOBY và bình đựng rồi làm lại từ đầu. Nhớ xem lại môi trường xem có bị ẩm thấp, mất vệ sinh không thì di chuyển bình ra chỗ khác.

Các lỗ nhỏ, các vết lõm, các sắc thái khác nhau của màu kem, các mảng màu nâu nhạt hoặc thậm chí hơi tối màu nâu là hoàn toàn bình thường. Sự khác biệt về màu sắc tạo nên SCOBY của bạn có khả năng là do đặt trong các môi trường khác nhau.

2.  Sao SCOBY không nổi lên trên mặt nước?

Đúng là bình thường thì SCOBY hay có 1 mặt nổi lên trên bề mặt trà - nó sẽ giúp cho các vi khuẩn hiếu khí thở và giảm nguy cơ vi khuẩn xấu hay nấm mốc xâm nhập. Nhưng thỉnh thoảng cũng là bình thường nếu như SCOBY không nổi lên ngay lập tức. Đừng cố “đẩy” bạn ấy lên mà cho bạn ấy thêm thời gian, dần dần bạn sẽ nổi lên.

Ngoài lớp màng các sợi nấm, SCOBY mẹ sẽ dần “đẻ” SCOBY con và cả 2 gắn chặt vào nhau. Nếu SCOBY mẹ không nổi lên trên thì SCOBY con sẽ tách ra. Điều đó không sao. Miễn đảm bảo cả 2 mẹ con đều khoẻ mạnh, không có những chấm đen hay nấm.

3. Sao lại có mùi như dấm?

Ban đầu thì kombucha có vị trung tính hoặc có mùi ngọt. Nhưng thời gian lên men càng lâu thì nó sẽ càng giống dấm, điều đó hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu ngửi như mùi nấm mốc hay lạ bất thường…thì bạn nên đổ đi và thử làm lại. Chú ý giữ vệ sinh bình đựng, rửa tay trước khi chạm vào SCOBY nhé!

4. Làm gì khi ruồi bọ bay vào?

Bạn có thể không nhìn thấy gì nhưng có thể chúng đã kịp đẻ trứng và làm SCOBY bị nhiễm khuẩn. Nên đổ đi và làm lại từ đầu.

5. Nếu mình không thể nấu trà liên tiếp trong 1 thời gian thì sao?

Nếu bạn không định nấu trà trong lâu hơn 3 tuần thì chỉ việc nấu 1 mẻ trà mới, cho thêm ít trà mồi rồi đặt SCOBY vào, đậy nắp bỏ tủ lạnh. Nó có thể sống trong 6 tuần. Còn nếu bạn đi dưới 3 tuần, chỉ cần làm 1 mẻ trà mới và để SCOBY tận hưởng cuộc sống của nó như bình thường. Khi về, bạn sẽ có 1 dung dịch chua như dấm nên bạn có thể dùng nó làm dấm, hoặc đổ đi và chỉ giữ lại 1 ít làm trà mồi cho mẻ sau.

6. SCOBY của mình càng ngày càng mập lên?

Lâu lâu SCOBY sẽ nhân lên. Bạn có thể tách các lớp riêng biệt ra và tặng cho bạn bè, kèm theo 1 mẻ trà để em nó sống cho đến khi họ dùng đến, hoặc dùng làm mồi cho mẻ trà của họ.

Nhớ tách lớp bên dưới cùng (SCOBY già nhất) sau mỗi 2-4 tuần.

Đôi khi chỉ cần 1 lớp màng mỏng màu nâu được tách ra là đã đủ để nuôi lớn dần thành 1 SCOBY sau 2 tuần được nuôi trong trà rồi.

7. Cách vệ sinh bình chứa?

Trước khi bắt đầu một mẻ trà mới, hãy cho SCOBY nương trú tạm trong một bình thuỷ tinh sạch sẽ cùng ít trà.

Tráng bình đựng trà qua bằng nước sôi và/hoặc dấm. Nếu bạn dùng bình có vòi thì hãy để nước sôi, dấm chảy qua vòi để cẩn thận rửa trôi ra những sợi có thể bám cặn và làm tắc nghẽn dòng chảy.

Sau đó, để bình nguội trở lại và cho kombucha vào.

8. Mình đã tách kombucha ra khỏi trà nhưng sau đó vẫn có một lớp màng mỏng như thạch hình thành phía bên trên, sau vài ngày chưa sử dụng. Nó là gì?

Ngay cả khi bạn đã lọc SCOBY và các sợi của nó ra khỏi trà, nhiều nấm men và vi sinh vật vẫn ở trong trà và dần tự lên men và hình thành SCOBY mới. Bạn có thể tách lớp màng này ra và dùng nó để nuôi 1 em SCOBY nữa.

9. Có ăn được SCOBY không?

Đừng lo nếu bạn vô tình ăn phải các sợi nấm, sẽ không có vấn đề gì cả. Ngoài ra khi có quá nhiều SCOBY bạn có thể làm kẹo ngào đường nữa cơ.

10. Làm sao để có gas 

Để tạo ra bọt sủi, hãy đảm bảo vẫn còn một ít đường cho men sau khi đóng chai. Thêm mật ong, đường, trái cây ngọt hoặc nước trái cây nếu cần. Để chai ở nhiệt độ phòng trong vài ngày trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

11. Lưu ý: 

  • Giữ SCOBY ở nơi tối, mát, tránh khói.
  • Luôn làm nguội trà trước khi thêm SCOBY và trà khởi đầu.
  • Kombucha có vị như giấm thường là do lên men quá mức.
  • SCOBY của bạn sẽ di chuyển trong quá trình lên men, thường là phần tươi nhất ở trên cùng.