Sức khỏe đường ruột (Gut health) được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong vài thập kỉ qua vì đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Đường ruột không khỏe mạnh đặc biệt là hội chứng Leaky Gut có thể gây ra những vấn đề như mắc phải các bệnh tự miễn, bị viêm nhiễm, mụn trứng cá, diễn biến nặng bệnh viêm da cơ địa. Trong bài viết này chúng mình cùng tìm hiểu những cách giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nha.
1. Gut health và hệ vi sinh đường ruột
Gut Microbiome là hệ vi sinh vật chứa hàng tỉ vi khuẩn sống cộng sinh trong đường ruột của con người. Trung bình mỗi người chưas khoảng 200 loài khuẩn, virus và nấm trong đường tiêu hóa, một số có hại cho sức khỏe nhưng nhiều loại trong số chúng có lợi và cực kỳ cần thiết với con người.
Các nghiên cứu đã chỉ ra hệ khuẩn ruột phong phú giúp giảm nguy cơ tiểu đường, viêm ruột và bệnh viêm khớp vẩy nến.
2. Vai trò của hệ khuẩn ruột với miễn dịch và viêm nhiễm
Lợi khuẩn ở ruột có cơ chế ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (cụ thể là quá trình viêm và kháng viêm) thông qua một vài cơ chế:
– LPS: lớp vỏ của các khuẩn gram âm, nếu lớp vỏ này vỡ ra và đi được vào máu (endotoxaemia) sẽ gây viêm toàn cơ thể do chúng mang tính kích thích viêm và kích hoạt bạch cầu. Thông thường LPS sẽ được ngăn không cho vào máu bởi hệ thành tế bào ruột, tuy nhiên nếu có sự rối loại khuẩn, hoặc chủng khuẩn gây cho các tế bào thành bị “leak”- rò rỉ- sẽ dẫn đến viêm ruột và cả viêm toàn cơ thể nghiên cứu cho thấy L. Paracasei giảm đc tình trạng này
– SCFA: các lợi khuẩn khi ăn các chất xơ và các carb không tiêu hoá được thì sẽ tạo SCFA. Đáng chú ý nhất trong các SCFA thì có Butyrate tại vì Butyrate có sự kích thích phân giải mỡ, kích thích hoạt động tạo năng lượng của ty thể và chống lại béo phì, đề kháng insulin. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy Butyrate kháng viêm khá tốt. Ngược lại với Butyrate thì Acetate lại là một SCFA xấu, gây tăng đề kháng insulin và tăng Ghelin, hormone gây đói và thèm ăn.
– Acid mật: sự chuyển hoá từ acid mật “primary” sang “secondary” được thực hiện bởi hệ khuẩn ruột. Nhưng acid mật secondary có nhiều loại, và nếu hệ khuẩn ruột bị xáo trộn, mất cân bằng thì acid mật cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi và dẫn đến thay đổi cân nặng, nội tiết.
Đọc thêm: Vai trò của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa
3. Gut health – những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột
Thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không lành mạnh đặc biệt là với nhịp sống hiện đại đều ảnh hưởng tiêu cực lên đường ruột. Chúng bao gồm:
- Bị stress
- Thiếu ngủ.
- Nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
- Nạp nhiều đường.
- Uống kháng sinh.
4. Những dấu hiệu của một đường ruột không khỏe mạnh
Gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng chụng, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy.
Cân nặng thay đổi: Cân nặng đột nhiên thay đổi cho dù bạn không có sự xáo trộn về chế độ ăn hay tập luyện cũng là dấu hiệu cho thấy đường ruột không khỏe mạnh. Hội chứng kém hấp thu (malabsorption) là nguyên nhân dẫn đến giảm cân và hội chứng này bị gây ra bởi sự gia tặng mạnh của vi khuẩn trong đường ruột (SIBO). Ngược lại, tăng cân, có thể bị gây ra bởi sự kháng Insulin hoặc bị viêm nhiễm.
Mất ngủ, mệt mỏi kinh niên: Các nghiên cứu (2) đã chứng minh mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, do đó dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.
Viêm da, kích ứng da: Những chứng bệnh về da như vẩy nến có thể liên quan tới một số loại khuẩn tồn tại trong đường ruột
Bệnh tự miễn: Nhiều nghiên cứu (3) đã chỉ ra mối liên quan giữa hội chứng Leaky Gut và các bệnh tự miễn.
Không dung nạp thức ăn: Việc cơ thể không dung nạp một số loại thức ăn, chẳng hạn không dung nạp lactose là do thiếu hụt một số chủng khuẩn trong đường ruột.
5. Gut health và làm gì để cải thiện sức khỏe đường ruột
Hạn chế tình trạng/ mức độ stress: Stress là thứ không thể loại bỏ hẳn trong đời sống của chúng ta nhưng học cách để giảm bớt stress có thể giúp đường ruột khỏe mạnh. Hãy dành thời gian tập thể dục với các bộ môn như kháng lực hay Yoga, thiền.. là những cách rất tốt để giảm stress.
Nạp probiotics và Prebiotics: Ăn một số thực phẩm giàu Probiotics như mật ong lên men, sữa chua, dưa cải muối, các thực giẩm giàu prebiotics như măng tây, Atiso, tỏi… Nếu sử dụng Probiotics dạng uống (thực phẩm chức năng) cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Hiện nay có BioticAAD là một loại lợi khuẩn rất tốt hoặc GastrimunHP.
Hạn chế bia rượu.
Ngủ đủ.
Hạn chế nạp đồ ngọt như bánh bẹo, nước ngọt, trà sữa…
6. Gut health và các thực phẩm tốt cho đường ruột
Tỏi: chứa Inulin là chất xơ thiết yếu dùng làm thức ăn cho nhóm lợi khuẩn quan trọng như Bifidobacteria tạo ra Acid Lactic và Acetic tiêu diệt nấm mốc, đồng thời sản xuất kháng thể IgA cho hệ miễn dịch.
Thực phẩm lên men: Sữa chua, Kefir, kim chi, mật ong lên men… chứa các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Đọc thêm: Mối Tương Quan Giữa Thực Phẩm Lên Men, Hệ Vi Sinh Vật Trong Cơ Thể Người Và Sức Khỏe Tinh Thần
Thực phẩm giúp tăng Collagen: Nước hầm xương (xương gà, xương bò), da cá hồi giàu Collagen và Gelatin rất tốt cho đường ruột. Nước hầm xương bò còn có tác dụng cải thiện tình trạng Leaky Gut.
Chế độ ăn cân bằng, giàu đạm từ thịt, cá, trứng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn nghèo nàn Protein khiến đường ruột dần bị ảnh hưởng.
Sử dụng thêm dầu dừa (ép lạnh): dầu dừa chứa MCT giúp cân bằng lại hệ vinh sinh đường ruột, giúp cải thiện hội chứng Leaky Gut.
7. Kết luận
Đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe tổng thể của mỗi người. Vì vậy mỗi chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi lành mạnh, cân bằng để duy trì đường ruột khỏe.
Đọc thêm: Ruột không khỏe ảnh hưởng đến sức khỏe bạn như thế nào
Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:
------------------------------------------
Reference:
(1) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6682904/
(2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32668369/
(3) https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/17474124.2018.1517044
(4)https://journals.lww.com/co-pediatrics/Abstract/2016/12000/The_role_of_the_gut_microbiota_in_food_allergy.14.aspx
(5): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8512487/
(6) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6627858/
(7) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8151984/