12/29/23 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Tự làm Sirô kháng sinh tự nhiên theo phương pháp Y học cổ truyền tại nhà

Những vị cây cỏ, thảo dược, vừa là rau ăn, vừa là thuốc quý. Đó chính là sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, mà ta thường bỏ quên, coi thường chúng.

Không phải tự nhiên, mà các cụ ta, thường có thói quen ăn kèm các loại rau thơm trong bữa ăn. Gọi rau thơm vì mùi thơm đặc trung của chúng, nhưng chuẩn hơn, nên gọi là “rau thông minh”. Bởi các loại rau đó thường chính là các vị kháng sinh tự nhiên, giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Mở rộng ra, nếu biết cách phối hợp, các vị rau thơm này chính là “kháng sinh tự nhiên” của người Việt. Hôm nay tôi xin chia sẻ cách làm như sau

• Nguyên liệu

 Rau Tía tô: vị cay, tính ấm, vào kinh phế tỳ, giúp chữa cảm, ra mồ hôi, giảm đau, ngộ độc.

Rau Kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế can, giúp cầm máu, giảm dị ứng, an thần, chữa cảm trúng gió.

Rau Húng quế: vị cay, tính nóng, giúp sát trùng, giảm ho, long đờm nhất là viêm phế quản.

Rau Húng chanh, Húng lủi (hoặc bạc hà càng tốt): vị the, tính mát, giúp sát trùng, đặc biệt hiệu quả với các vi khuẩn ở họng, giảm viêm họng.

Rau ngải cứu: Vị đắng cay, tính ấm, giúp kháng khuẩn, giảm ho, cầm máu, hóa đờm.

Củ sả: vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm.

Gừng: vị cay, tính ấm, sát khuẩn

Quất (hoặc chanh): vị chua ngọt, tính bình giúp giải độc, giảm ho, cầm máu. Đặc biệt vỏ vị cay giúp chữa cảm tốt.

Đường phèn (có mật ong tốt hơn): Giúp bài thuốc dễ uống và nên nấu cô đặc thành dạng si rô để có thế giữ lâu ngày phòng trường hợp bị cảm có thể dùng luôn.

Cách làm

  • Các vị rau thơm, lấy lượng bằng nhau, khoảng 100g, rửa sạch, thái nhỏ
  • Sả 3 củ, gừng 1 củ, rửa sạch, thái nhỏ
  • Quất 7 quả, thái nhỏ, bỏ hạt, để cả vỏ
  • Cho tất cả vào nồi, đun kèm 1 lít nước, cô đặc còn khoảng 200ml thì dùng
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong vừa phải. 
  • Để nguội, bảo quản tủ lạnh, dùng trong khoảng 1 tuần.

Cách dùng

  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa 10ml, pha cùng nước ấm, uống trước ăn là tốt nhất.
  • Dùng để phòng bệnh, tăng cường đề kháng, bổ phổi, ấm thận, giảm ho vô cùng hiệu quả.
  • Nam dược trị nam nhân, đừng thấy các loại rau đơn giản mà xem thường. 

Chúc sức khoẻ tới tất cả chúng ta.

Tagged under:

Quy trình sản xuất cao dược liệu

Cao dược liệu là một loại dược phẩm được điều chế từ nhiều loại dược liệu có tác dụng điều trị bệnh và rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng. 

Để điều chế ra cao dược liệu thành phẩm, đóng gói và đưa ra thị trường phục vụ khách hàng cần trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết về cao dược liệu, các loại cao dược liệu được dùng phổ biến và quy trình sản xuất cao dược liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. 

Cao dược liệu là gì? 

Cao dược liệu là sản phẩm được sản xuất, điều chế nên từ nhiều loại thảo dược khác nhau theo phương pháp nấu thành nước, sau đó cô lại thành dạng sệt, đặc hoặc dạng khô tùy vào từng đơn vị sản xuất hoặc nhu cầu sử dụng của khách hàng.  

Để sử dụng cao dược liệu, người dùng cần phải pha với nước, ngâm hoặc sắc tùy vào loại. 

Phân loại cao dược liệu

Cao dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng và thường được có 3 loại: 

Cao lỏng: Loại cao này thể lỏng, tuy nhiên nhìn kỹ sẽ thấy hơi sệt tương tự như siro. Trong cả 3 loại thì cao lỏng là loại ít tốn thời gian điều chế nhất. 

Cao đặc: Là loại cao đã được cô lại và chỉ còn lại khoảng 15 – 20% lượng nước trong tổng thành phần. Khi sờ vào bằng tay, cao đặc không dính. So với cao lỏng, cao đặc dễ bảo quản hơn khá nhiều. 

Cao khô: Là loại cao chỉ còn lại 5% độ ẩm, thường ở dạng bột khô hoặc từng khối. Cao khô khá dễ bảo quản và khi sử dụng cần trải qua các công đoạn chế biến, không thể sử dụng trực tiếp. 


Quy trình sản xuất cao dược liệu dạng lỏng, dạng đặc tiêu chuẩn hiện nay

Quy trình sản xuất cao dược liệu gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi một công đoạn đều có vai trò rất quan trọng để điều chế ra các loại cao dược liệu tốt cho sức khỏe.

Các công đoạn nấu cao dược liệu: 

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu cao

Nguyên liệu sử dụng để nấu cao rất đa dạng. Tùy thuộc vào mục đích bào chế cao để làm gì, sử dụng cho đối tượng là ai mà nguyên liệu, thảo dược sẽ được lựa chọn, cân đo cẩn thận, phù hợp. 

Các nguyên liệu sử dụng để mẫu cao dược liệu phải là nguyên liệu tự nhiên, không bị hư hỏng hay có dấu hiệu hư hỏng, không chứa tạp chất có hại cho sức khỏe. Nguyên liệu sau khi được kiểm tra kỹ lường và đạt đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào các khâu tiếp theo để bào chế cao dược liệu. 

2. Sơ chế nguyên liệu

Nguyên liệu sau khi kiểm định và đảm bảo an toàn sẽ được đưa đi sơ chế, sau đó cân đo các thành phần thảo dược theo định lượng trong công thức. Sau khi chuẩn bị xong tất cả, nguyên liệu sẽ được đưa đi nấu cao. 

3. Nấu cao thành dạng lỏng

Cho nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng nguyên liệu (ngập trên nguyên liệu 5 – 10cm). 

Tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị được cho vào nồi lớn cùng với nước rồi đun sôi trong khoảng 6 tiếng (12 – 36 tiếng nếu bào chế cao làm từ động vật).

4. Lọc bỏ bã 

Sau công đoạn đun sôi là khâu loại bỏ toàn bộ phần cặn bã, chỉ giữ lại phần dung dịch nước cốt đã đun sôi trong nhiều giờ. Đây là phần sẽ sử dụng để làm ra cao dược liệu. 

5. Cô đặc cao

Phần nước dung dịch thu được sau khi đun sôi nguyên liệu trong nhiều giờ liền sẽ được đưa đi cô đặc bằng cách khuấy đều, liên tục phần dung dịch này ở mức nhiệt độ thấp. 

Tùy vào loại cao cần thu về là cao lỏng, cao đặc hay cao khô mà thời gian cô sẽ khác nhau. Thời gian cô càng lâu thì cao càng đặc, khô lại, độ ẩm càng thấp. 

6. Thêm phụ gia

Công đoạn này, cao dược liệu sẽ được cho thêm một số thành phần, nguyên liệu để giúp cho việc bảo quản cao dễ dàng và hạn chế tình trạng cao bị hư hỏng. 

Cao lỏng, cao thuốc thường chỉ để 2 – 3 ngày là sẽ bị mốc nên trong quá trình sản xuất cần cho thêm các chất dung môi như đường, mật ong, cồn acid benzoic 20% để bảo quản. 

Sau khi thêm phụ gia là quy trình sản xuất cao dược liệu đã hoàn tất, cao sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo để tiến hành đóng gói vào bao bì. 

7. Đóng gói cao dược liệu

Cao dược liệu sau khi hoàn thành sẽ được chuyển đến khu vực đóng gói để đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói dạng lỏng chuyên dụng, nhờ đó mà cao sẽ được bảo vệ an toàn bên trong bao bì. 

Việc đóng gói, bảo quản cao dược liệu cũng giúp cho việc bảo quản cao thuận tiện hơn, thời gian bảo quản dài hơn, đồng thời cũng tránh được những tác động của môi trường, các lực va chạm vật lý có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của cao trong quá trình vận chuyển.