Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa: Dược Liệu Việt Nam

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dược Liệu Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dược Liệu Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Tagged under:

Cách làm chanh đào mật ong

 


Tác dụng của quả chanh đào

Cây chanh đào là một loại chanh có cây khỏe, lá to và sai quả. Cây chanh đào cho quả to, vỏ mỏng, mọng nước, mùi thơm nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Khi ngâm quả chanh đào với một số nguyên liệu khác như là mật ong, đường phèn sẽ cho ra những bài thuốc điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.

Theo Y Học Cổ Truyền, quả chanh đào có vị chua, tính mát, đi vào ba kinh đó là kinh tỳ, kinh vị và kinh can. Quả chanh đào có tác dụng thanh nhiệt, trừ đàm, trừ ho, lợi tiểu tiện, kháng viêm, tiêu độc.

Chanh đào thường được thu hoạch vào tháng 8, 9 hàng năm. Khi chín, quả chanh đào có vỏ mỏng, rất nhiều nước và ruột màu hồng đào nên nó có tên gọi như vậy.

Theo nghiên cứu cho thấy trong quả chanh đào có chứa rất nhiều vitamin A, B1, B2 và nó có lượng vitamin C dồi dào. Đặc biệt trong quả chanh đào có chứa axit citric (chiếm khoảng 8% khối lượng quả chanh khô) nên nó có tác dụng chữa ho, viêm họng, giảm mỡ, giảm béo rất tốt.

Tuy nhiên, đối với những người đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì nếu chỉ dùng riêng chanh sẽ không hiệu quả mà cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Đặc biệt khi đang bị đi ngoài, trướng bụng tránh sử dụng chanh đào. Bởi vì chanh kích thích tiết tân dịch nên nó có thể khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy của bạn trở nên nặng hơn. Việc lạm dụng chanh đào ngâm mật ong để trị ho cũng có thể gây tác hại cho đường tiêu hóa.

Cách làm chanh đào ngâm mật ong

Theo kinh nghiệm dân gian, tốt nhất là bạn nên chọn mua chanh đào vào tháng 9, khi quả chanh đào đã vào chính vụ, giá cả không những rẻ hơn mà chất lượng quả chanh cũng cao hơn so với đầu mùa. Không nên mua chanh đào vào cuối vụ, khi đó giá chanh sẽ đắt hơn và chất lượng cũng kém hơn.

Khi chọn, bạn nên chọn những quả chanh đào chín, vỏ mỏng, có màu vàng chanh và nhất định phải thật tươi thì mới có chứa nhiều tinh dầu ở vỏ. Thông thường, ruột quả chanh đào sẽ có màu hồng đào, nhưng cũng có một số quả ruột lại có màu vàng nghệ.

Khi chọn mua chanh đào để ngâm mật ong làm thuốc chữa các bệnh đường hô hấp, bạn nên chọn những quả chanh tươi, già, vỏ căng mịn, khi cắt ra thấy ruột đỏ hồng đào, khoảng tầm 20 quả/kg là được. Chú ý, bạn không nên chọn những quả quá to, vì quả chanh thường quý nhất là ở tinh dầu trong phần vỏ và hạt chanh để chữa các bệnh về hô hấp.

Để ngâm chanh đào với mật ong, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • 1kg chanh đào
  • 1 lít mật ong nguyên chất
  • 0,8kg đường phèn
  • Một bình thủy tinh
  • Vỉ nén bằng nan tre


Cách ngâm chanh đào mật ong như sau:

Chanh đào mua về đem rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm trong khoảng 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Nếu chưa đủ độ khô, bạn có thể lấy một cái khăn sạch và khô, lau kỹ từng quả chanh. Thái quả chanh thành từng lát mỏng, ngâm cả hạt mới tốt. Lưu ý trong lúc làm, bạn cần giữ cho tay, thớt, dao phải thật khô không dính nước lã.

Đập đường phèn cho nhỏ, đổ một lớp đường ở dưới đáy bình thủy tinh, sau đó đến một lớp chanh, một lớp đường, một lớp chanh. Cứ để như thế cho đến khi hết chanh. Phần trên cùng có thể để những cục đường phèn to, không cần đập nhỏ.

Cuối cùng bạn đổ mật ong vào cho ngập hết chanh, rồi lấy vỉ nan nén chanh xuống, đậy nắp kín, để khoảng 3 tháng là có thể dùng được.

Thời gian đầu mới ngâm, bạn nên kiểm tra bình ngâm thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt thì bạn cần phải hớt bỏ bọt. Không được để chanh nổi lên khỏi vỉ vì như thế nó sẽ dễ bị mốc và nổi váng. Chanh đào ngâm mật ong, ngâm càng lâu càng tốt, mới đầu khi chanh còn tươi thì ăn hơi đắng, nhưng sau khi ngâm lâu chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe.


Chanh đào ngâm mật ong đạt tiêu chuẩn sẽ có các đặc điểm sau:

Lát chanh khi ăn sẽ có vị thơm mật ong, vị chua vừa phải của chanh chứ không gắt, không bị đắng.

Dung dịch có độ sánh nhẹ, có màu vàng trong, không nổi bọt.

Sau khi ngâm bạn nên để ở nhiệt độ bình thường, cho đến khi đường phèn tan hết, miếng chanh chìm hẳn xuống dưới, không nổi nữa thì bạn có thể cất vào tủ lạnh, dùng dần.

Cách sử dụng sử dụng chanh đào ngâm mật ong điều trị bệnh

Sau khi chanh đào ngâm mật ong đã đạt tiêu chuẩn để sử dụng, bạn có thể giữ nguyên lọ để dùng cho người lớn. Nếu dùng cho trẻ em, có thể vớt chanh ra, lọc bỏ hạt, sau đó cho lát chanh vào máy xay nghiền nhuyễn, rồi trộn đều với phần dung dịch đã thu được trước đó thành một hỗn hợp sánh để cho trẻ dùng.

Chanh đào ngâm mật ong sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên để phòng hoặc chữa ho do nhiễm lạnh. Nếu để phòng, bạn có thể cho trẻ uống từ 1-2 thìa cà phê đã hâm ấm vào mỗi buổi sáng. Khi trẻ đã bị ho do nhiễm lạnh, bạn có thể cho trẻ uống 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê ấm.

Người lớn cũng có thể dùng chanh đào ngâm mật ong hàng ngày hoặc khi bị ho với liều lượng khoảng 3-4 thìa cà phê/lần.

Với những công dụng tuyệt vời trên, bạn nên có 1 lọ chanh đào ngâm mật ong để sử dụng chữa những bệnh thông thường.

 Tại sao chanh đào ngâm mật ong bị đắng?

Do tinh dầu trong lớp vỏ sẽ khiến bị đắng. Nếu bạn cẩn thận có thể chà vỏ bằng muối cho bớt tinh dầu kết hợp với ngâm nước muối 30 phút. 

Chanh đào ngâm mật ong để càng lâu sẽ càng bớt đi vị đắng.

Tại sao chanh đào ngâm mật ong bị sủi bọt?

Do lượng nước nhiều gây lên men. Bạn vớt bọt đấy đi và có thể chọn loại mật ong đặc xíu để hạn chế quá trình lên men tự nhiên. 

Tagged under:

Cà gai leo có tác dụng gì



Cà gai leo được biết đến với tác dụng giải độc gan nổi bật. 

Tại sao cà gai leo giúp giải độc gan?

Cà gai leo trong Đông Y thì được xem là một loại thảo dược quý để chữa bệnh, giải độc đặc biệt là gan. 

Chúng ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về loại cây này. Thời điểm này cà gai leo được nghiên cứu công dụng chữa trị bệnh gan nhờ có chứa hoạt chất glycoalcaloid có tác dụng giải độc gan đồng thời chúng bảo vệ gan một cách hiệu quả.

Đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng ức chế một số loại virut viêm gan, ngăn chặn sự kết thành sợi collagen để
phòng virut và xơ gan. Glycoalcaloid sẽ phát huy được hết công dụng khi sử dụng dưới trạng thái được chiết toàn phần, nếu ở dạng này sẽ hết sức an toàn và hoàn toàn không có tác dụng phụ nào.

Thành phần của cà gai leo

Trong các loại cà gai leo thì cà gai leo loại hoa trắng được sử dụng nhiều hơn vì nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh gan nóng, gan yếu, mẩn ngứa. Đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên dùng cây thuốc này làm dược liệu đầu vị trong các bài thuốc chữa bệnh gan vàng da, chướng bụng, ăn uống không tiêu.

Đặc biệt theo kinh nghiệm dân gian tương truyền rằng đối với những người hay nhậu thì uống nước sắc cà gai leo trước và sau mỗi cuộc nhậu là có thể bảo vệ gan, giúp nhanh tỉnh táo, không đau đầu, mệt mỏi.

Đối với khoa học hiện đại thì loại cà gai leo này cũng được chứng minh rằng có những công dụng ưu việt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý gan mật. Cà gai leo có thành phần chính là glycoalcaloid, flavonoid,… đều là các hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng về gan, bảo vệ các tế bào gan khỏi sự gây hại như chất cồn, rượu bia, các chất độc nguy hiểm.

Cách nhận dạng cà gai leo

Trong dân gian mọi người thường gọi với những tên khác nhau như cà quýnh, cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cưm,… 

1. Đặc điểm của cà gai leo

Là cây thân leo nhỏ, sống nhiều năm. Cà gai leo thường bám vào thân cây khác hoặc bò sát trên mặt đất. Thân nhỏ, có nhiều nhánh, lúc già hoá gỗ. Các cành của cà gai leo có gai cong màu vàng nhạt và có phủ lông tơ dày.

Lá cây cà gai leo có hình bầu dục mọc so le xung quanh thân cây, hơi thuôn, xẻ thuỳ không đều ,mặt trên có các gai nhỏ, mặt dưới có lông mịn màu trắng. Hoa của cây thường mọc thành từng cụm 5-7 bông, màu tím nhạt, hình xim ở nách lá. Quả thì có hình cầu,căng và mọng. Cà gai leo thì thường ra hoa vào tháng 4-5 và mua quả vào tháng 7-9.


Tham khảo trên Wikipedia

2. Nhận dạng cà gai leo thông qua các đặc điểm bên ngoài

Cây cà gai leo thường mọc thành bụi, bò trườn dưới mặt đất hoặc chúng leo vào các vật thể xung quanh. Chúng là cây nhỏ hoá gỗ,thân cây có lông trắng và nhiều gai nhọn. Cà gai leo miền Nam thì cây chúng non hơn và xanh hơn nhưng tác dụng của cây không được tốt bằng giống cây ở các tỉnh miền Trung. Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa cây cà gai leo với cây cà dại bởi hình dáng của chúng khá giống nhau. Chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây:

Thân cây cà dại cao khoảng 2-3 m hơn cà gai leo (0.6-1 m). 

Lá cây cà dại to khoảng 5-10 cm to hơn lá cây cà gai leo 3-4 cm.

Quả cà dại có màu vàng, đường kính quả từ 10-15 mm lớn hơn quả cà gai leo (6-7 mm).

Còn đối với cà độc thì cà độc là cây thân thảo cao khoảng 2m. Phần gốc cây hoá gỗ, thân và cành non có màu xanh lục hoặc màu tím, có lông giống cà gai leo. Lá cây cà đọc mọc so le giống như hình trứng, hoa to có hình giống như hoa rau muống. Quả nhỏ tròn và có gai nhọn.

Tác dụng của cà gai leo trong y học

Dưới đây là các tác dụng đặc trưng của cà gai leo mà không phải loại cây dược liệu nào cũng có. Do đó, đây cũng là một đặc điểm giúp nhận dạng loại cây này. Cây cà gai leo có tác dụng trọng việc điều trị bệnh cực kỳ hiệu quả như: xơ gan, viêm gan, nóng gan,gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao. Ngoài ra, người ta còn  dùng để chữa bệnh xơ gan, viêm gan,nhất là viêm gan B bằng cây cà gai leo. 

1. Cà gai leo giúp giải độc gan

Theo như nghiên cứu y học thì nóng gan không phải là một bệnh lý nhưng nó ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khoẻ nếu không kịp giải độc. Chúng ta có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nóng gan như:

  • Chức năng hoạt động của các thể tạng yếu,không thải được độc tố ra ngoài
  • Uống nhiều thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá nhiều
  • Làm việc trong điều kiện môi trường nóng bức, ô nhiễm

Đối với những người bị nóng gan như vậy thì sử dụng cà gai leo rất hợp lý. Cây cà gai leo còn giúp tăng cường chức năng gan,giải độc gan hiệu quả.

2. Cà gai leo giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều chất béo. Nếu chúng ta không kịp thời xử lý có thể sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. Vì vậy chúng ta nên uống cà gai leo để giảm lượng mỡ trong gan một cách hiệu quả. Theo y học nghiên cứu, trong cây cà gai leo có hoạt chất Alcaloid giúp tăng cường chức năng gan, hạn chế men gan tăng cao và mỡ trong máu.

Trong Đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm,có tác dụng chữa đau lưng, nhức xương,tán phong thấp. Đồng thời giúp tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn,…Ngoài công dụng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như : xơ gan, viêm gan,gan nhiễm mỡ,.. Cây cà gai leo còn được biết đến với nhiều công dụng khác như:

  • Chữa tê thấp,đau lưng,nhức mỏi;
  • Điều trị chứng ho , hen suyễn;
  • Hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng,cảm cúm;
  • Đau khớp, thấp khớp;
  • Ho do viêm họng;
  • Chữa sâu răng cực kỳ hiệu quả…

Kết hợp cà gai leo với mật nhân giúp giải độc gan

Mọi người nói rằng Việt Nam là xứ sở của các loại dược liệu quý có tác dụng bảo vệ và chăm sóc lá gan của chúng ta. Qua rất nhiều công trình nghiên cứu thì cây cà gai leo và cây mật nhân đã được lựa chọn với những công năng siêu việt của nó trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh lý về gan mật. 

Riêng đối với cây cà gai leo thì chúng ta khỏi phải bàn chưa có một loai dược liệu nào mà có công năng chống viêm gan virus, xơ gan ưu việt bằng loại cây này. Giải độc gan cà gai leo được Viện dược liệu Trung ương phân tích thành phần hoá học và phát hiện nó chứa thành phần lớn hoạt chất glycoalcaloid có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, bảo vệ tế bào gan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng:

Cà gai leo giúp người bệnh giảm nồng độ virus trong máu chỉ trong 3-6 tháng,cải thiện triệu chứng mà còn ngăn ngừa bệnh biến chứng thành xơ gan,ung thư gan. Cà gai leo còn hạn chế huỷ hoại tế bào gan, giải độc gan,bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại,giúp người viêm gan virus không bị các chất độc hại trong môi rường sống làm lá gan vốn đã yếu càng yếu hơn.

Còn mật nhân được chỉ ra rằng có công dụng giúp hạ men gan,hạn chế hư hoại tế bào gan,làm tăng tái tạo các tế bào gan bị tổn thuong,viêm,xơ hoá,bảo vệ gan. Cùng với đó thì mật nhân còn có tác dụng đặc biệt khác là làm tăng tạo hồng cầu,tăng miễn dịch rất mạnh.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì virus viêm gan sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch , việc tăng cường miễn dịch như vậy sẽ giúp đào thải virus ra khỏi cơ thể một cách tốt hơn.

Chính vì hai dược liệu này có các công dụng như vậy nên các nhà dược học đã kết hợp với nhau lại thành cà gai leo và mật nhân cho hiệu quả kép vượt trội trong việc chữa bệnh viêm gan virus: cà gai leo giúp giảm nồng độ viêm gan,giải độc gan,hạ men gan, ngừa biến chứng xơ gan. Còn mật gan giúp tái tạo tế bào gan, tăng miễn dịch nên giúp cho người bệnh nhanh khỏi bệnh hơn.

Cách sử dụng kết hợp cà gai leo và mật nhân đạt hiệu quả cao

Người ta thường sử dụng với liều lượng bao gồm: Cà gai leo khối lượng 30 gam kèm với 10 gam mật nhân. Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước, đun sôi sau đó để lửa nhỏ trong 10-15 phút rồi chắt nước để uống hàng ngày, chú ý uống cách bữa ăn khoảng 20 phút để dược liệu phát huy tốt nhất. Mặc dùng tác dụng của cà gai leo là khá lớn, chữa khá nhiều bệnh do đó việc cà gai leo bán tràng lan trên thị trường cũng là một điều dễ hiểu. Chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua một số đặc điểm nhận dạng về loại cây này.

Theo như y học nghiên cứu sử dụng cà gai leo đúng theo phương pháp ở dạng chiết xuất toàn phần (dạng cao) thì cà gai leo không có độc và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, những ai mà sử dụng cà gai leo ở dạng khô thì nên tuân thủ theo đúng liều lượng để đạt hiệu quả.

Mua cà gai leo ở đâu?

Các anh chị có thể ghé sản thương mại điện tử shopee để mua cà gai leo. Mình thấy shop này có rất nhiều sản phẩm dược liệu ngoài cà gai leo. Các đánh giá của khách hàng rất tốt nên anh chị xem thử nhé. 

Tagged under:

Rễ chùm ngây và tác dụng đối với sức khỏe


Công dụng của cây chùm ngây nhiều người đã biết, tuy nhiên thành phần trong rễ chùm ngây là quý hiếm nhất. Và quý hiếm thế nào, thì mọi người tìm hiểu thêm. Hai công dụng đáng lưu ý là tăng cường sinh lý nam nữ và diệt nấm, kháng ung thư.

Tác dụng của rễ chùm ngây

1. Giải độc rượu cực nhanh

Đang uống loại rượu khác, uống lại rượu hoặc rễ chùm ngây hãm nước sôi, sẽ tan ngay cơn say trong vài phút. 

Đặc biệt khi ngâm rượu một thời gian, củ chùm ngây trở nên đắng ngắt, còn rượu có màu vàng nhạt và thơm vị sâm. Rượu uống không đau đầu.

2. Tỉnh táo và không mệt mỏi

Hồi sức thần tốc khi người ốm, mệt. Công dụng tương tự như sâm, đinh lăng. Nếu sâm 10 điểm, chùm ngây khoảng 7 và đinh lăng chỉ 5. Dùng tươi hoặc trà. Đã thử nghiệm căn cứ trên các báo cáo khoa học của Mỹ.

3. Yếu sinh lý

Ở các nước phát triển, bột lá chùm ngây là xa xỉ phẩm, nhưng bột rễ còn là siêu xa xỉ phẩm. Nó được dùng cả trong ngành dược và mỹ phẩm, trong đó có kem bôi mặt. Và cách làm rất đơn giản: ủ với mật ong lên men.

Với phương pháp trồng dày đặc chùm ngây thu rễ, một diện tích rất nhỏ có thể mang lại một nguồn dược liệu quý.

Chia sẻ điều này với các bạn, bởi các bạn có thể trồng ngay trong thùng xốp để vừa có rau, vừa có củ làm trà ngay trong gia đình.

Dưới đây là cách trồng dành cho gia đình trồng thùng xốp.

Cách trồng chùm ngây thu rễ

1. Chuẩn bị hạt giống chùm ngây thu hoạch trong năm. Hạt mới có tỉ lệ nảy mầm cao.

2. Cuốc rãnh xung quanh ô đất dự kiến trồng

3. Bơm nước ngập rãnh, tạo một lớp bùn lỏng

4. Vãi hạt chùm ngây dày đặc trên luống và đắp bùn.

5. Sau trên 3 tháng, thu rễ bằng cách tưới đẫm nước, nhổ cả củ

Cách bảo quản rễ chùm ngây

1. Bỏ tủ lạnh, dùng tươi

2. Cắt lát, phơi khô

3. Cắt lát, sấy lạnh, tán bột

Cách chế biến rễ chùm ngây

1. Dùng tươi, hầm với gà. 1 con gà dùng khoảng 50gr rễ tươi.

Công dụng: hồi phục cơ thể suy nhược

2. Ngâm rượu củ phơi se 1 nắng, rượu dưới 40o

Công dụng: 

- Kháng ung thư

- Tăng cường sinh lý nam, nữ

- Giải cơn say tức thời

3. Phơi sấy làm trà hoặc đun sôi củ tươi với nước

Công dụng:

- Kháng ung thư

- Giải độc

- Giải say tức thời

- Tăng cường sinh lý nam, nữ

4. Sấy khô, tán bột, ủ với mật ong lên men

Công dụng:

- Chống suy nhược

- Kháng ung thư đường tiêu hóa

- Làm kem đắp mặt, phục hồi da cấp tốc.

Link bài viết gốc

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0MLuG9zVc383zAoZ8edLVUTmQHZSV2Y3Mmhge3M7q79X9rR3Zfkf5p9dLeQibYf2bl&id=100001080786945&mibextid=Nif5oz


Tagged under:

Cách ngâm quả kha tử ngâm mật ong chữa bệnh



Kha tử được người xưa xem như thần dược với khả năng chữa trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Qua nhiều nghiên cứu, công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này đã được minh chứng. Quả kha tử ngâm mật ong, sự kết hợp giữa hai nguyên liệu sẽ đem lại những tác dụng diệu kỳ khiến bạn bất ngờ. 

Tác dụng của kha tử

Kha tử còn quen thuộc với tên gọi khác là kha lê hay kha lê lặc. Đây là bài thuốc chữa bệnh phi thường có lịch sử hàng ngàn năm. Theo y học cổ truyền thì loại dược liệu này có vị đắng, tính ôn và hơi cay có tác dụng liễm phế chỉ khái và sáp tràng chỉ tả. Chính vì thế, kha tử được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh trong đó có các bệnh liên quan đến hô hấp. 

Chữa ho

Nhiều người đã sử dụng quả kha tử ngậm trực tiếp để điều trị ho nhanh chóng hơn. Bạn ngậm quả kha tử cho đến khi nuốt nước bọt từ từ mà không thấy vị chát nữa. Nếu cơn ho chưa đỡ thì nên ngậm thêm một quả nữa. Thông người, chỉ cần ngậm từ 1-2 quả là có thể cắt cơn ho.

Tuy nhiên, nhiều người không chịu được vị chát, đắng của kha tử nên lựa chọn cách trị ho bằng quả kha tử ngâm mật ong. Nghiên cứu đã chỉ ra, hoạt chất  Polysaccharid chứa trong quả kha tử giúp giảm ho rất rõ rệt. Thậm chí tác dụng dược lý của hoạt chất này không hề thua kém chất codenin đứng đầu bảng tây y về trị ho. Do vậy, sử dụng kha tử ngâm mật ong bạn sẽ thấy các triệu chứng ho được cải thiện đáng kể.  

Chữa trị các bệnh đường hô hấp khác

Một trong những tác dụng tuyệt vời khác của kha tử ngâm mật ong là khả năng chữa bệnh về đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan, cúm do virus… Hoạt chất trong kha tử và mật ong kết hợp tạo nên hiệu quả điều trị căn bệnh hô hấp còn nhanh chóng hơn các loại thuốc tây y hiện đại.

Theo nghiên cứu đã chỉ ra, kha tử chứa chất alloyl có hoạt tính kháng virus rất mạnh. Alloyl đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế hoạt động của nhiều loại virus. Đặc biệt, các loại virut ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể gây nên các bệnh về hô hấp đều được hỗn hợp kha tử mật ong điều trị khỏi.

Bên cạnh virus thì vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây nên các bệnh về hô hấp. Trong khi đó, quả kha tử còn chứa hàm lượng tamin vô cùng dồi dào, chiếm từ 24-64%. Đây là hoạt tính chất kháng khuẩn mạnh mẽ với nhiều các loại  acid galic, acid luteolic, egalic, acid chebulic… 

Do vậy, kha tử đã trở thành chất kháng sinh tự nhiên cực kỳ an toàn với khả năng ức chế và tiêu diệt khuẩn rất tốt. Từ đó, quả kha tử mật ong trở thành bài thuốc giúp giảm nhanh chóng các tình trạng đau họng, viêm họng, viêm amidan, sốt… do vi khuẩn gây nên. 

Chữa trị các bệnh về tiêu hóa

Quả kha tử có vị đắng, chát, tính bình nên được đông y quy vào 2 kinh là phế và đại tràng. Vì thế, kha tử kết hợp với mật ong sẽ trở thành bài thuốc giúp nhuận tràng, điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu, táo bón… 

Những người bị mắc căn bệnh viêm đại tràng, chỉ cần sử dụng kha tử mật ong thường xuyên sẽ không còn hiện tượng đau đại tràng nữa. Ngoài ra, với thành phần các chất Chebutin, Terchebin còn có tác dụng chống co thắt cơ trơn, do đó có thể hỗ trợ điều trị bệnh co thắt dạ dày và ruột.

Phòng chống bệnh ung thư

Một trong những công dụng không thể bỏ qua của quả kha tử ngâm mật ong là khả năng phòng chống và hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư. Bởi trong nhân quả kha tử được chứng minh có chứa 3-7% chất dầu màu vàng, trong suốt với các thành phần chính là acid palmatic, oleic và linoleic thuộc loại dầu bán khô. Hơn nữa, hợp chất Chebulanin có hoạt tính chống ung thư cũng chiết xuất từ kha tử. Vì vậy, sử dụng hỗn hợp kha tử mật ong sẽ có hiệu quả phòng bệnh ung thư nguy hiểm.

Cách ngâm

Nguyên liệu

  • Mật ong nguyên chất 1 lít
  • Kha tử khô từ 400-500g
  • Một lọ thủy tinh 

Cách thực hiện

Nếu chọn quả kha tử tươi, bạn lưu ý chọn quả già, vỏ ngoài màu vàng ngà, thịt chắc, tuyệt đối không lấy quả non, bị lép và mang phơi khô. Trước khi chuẩn bị ngâm, rửa sạch kha tử, để ráo nước và sao sơ trên bếp. Sau đó bạn giã dập, bỏ phần hạt lấy phần vỏ.

Nếu bạn chọn được quả kha tử khô thì chỉ cần sử dụng những lát vỏ kha tử đã được tách hạt để ngâm. 

Bình thủy tinh rửa sạch sẽ, tráng qua nước sôi và phơi khô.

Xếp quả kha tử khô đã tách hạt sạch sẽ vào trong bình thủy tinh. Sau đó rót mật ong nguyên chất vào sao cho ngập quả kha tử. 

Đậy nắp kín, ngâm trong khoảng thời gian 1 tháng là có thể sử dụng được. 

Tagged under:

Cách làm men ngải cứu chữa bệnh xương khớp


Công dụng và cách làm

Men Ngải Cứu là một nghiên cứu của team Đô Đô Mom có rất nhiều công dụng:

- Thải độc cơ thể, hỗ trợ gan khi xông hơi.

- Tuần hoàn máu, đẹp da khi ngâm chân.

- Bã ướt dùng để đắp xương khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống.

- Bã khô tái chế dùng làm gối cổ, gối lưng.

- Bã khô làm hương xông phòng trừ hàn khí trong mùa đông.

Cách làm:

- Ngải cứu tươi: 1kg.

- Mật ong lên men 50ml.

- Đường mía: 150 gr.

- Bia: 100ml.

- Bột thuộc dòng ngũ cốc ăn liền: 100gr.



Giã nát ngải cứu, trộn với các nguyên liệu rồi ủ trong nồi, đặt trong thùng xốp 24 giờ. Để bên cạnh 1 bát nước nóng tạo nhiệt.



Sau 24h bạn có thể dùng được rồi nhé.

Cách sử dụng

- Ngâm chân với men ngải cứu: Hòa men ngải cứu với nước ấm sau đó ngâm chân.

- Xông với men ngải cứu

- Đắp xương khớp với men ngải cứu

Chú ý:

1. Mọi người chịu khó giã tay.

Lý do: giữ lại xơ ngải cứu, đồng thời cũng tập luyện sự chu đáo, kĩ năng chăm sóc bản thân không phụ thuộc thiết bị để có thói quen làm được mọi lúc, mọi nơi.

2. Sau mỗi 12h, đảo đều và nếm. Men sẽ hơi ướt, nhưng đừng lo. Nó sẽ đổi màu và mùi vị. 

Nếm để cảm nhận. Đảo để đều men. Đến khi hoàn tất lên men, mùi sẽ có mùi như thuốc Bắc. 

3. Nếu có mốc trắng trên mặt cũng đừng lo. Đó là mấm men. Chỉ việc đảo đều lên.

Men này ủ càng lâu càng tốt mọi người nhé.

4. Nhiều người băn khoăn nguồn ngải cứu sạch. 

Thực ra dùng ngải cứu mua ở chợ vẫn được, vì chúng ta đã có mật ong lên men và Detox thải độc.

Nhưng cũng lưu tâm để trồng ngải cứu dần cho gia đình. Ngải cứu để mọc tự nhiên, không chăm bón càng có dược tính cao. 

 Chúc các anh chị có được một bài thuốc quý giúp chăm sóc sức khỏe gia đình.

Bài viết được tổng hợp.

-----------------------------------------------

Đọc thêm: Cách làm mật ong lên men gấc giúp chống ung thư, hỗ trợ điều trị thiếu máu, giảm cholesterol.


Tagged under: ,

Cách ngâm táo đỏ, kỉ tử với mật ong lên men dưỡng nhan, bổ dưỡng


Táo đỏ, kỉ tử là 2 loại quả được ví là 2 loại thuốc quý dùng bồi bổ sức khỏe, bổ máu, dưỡng nhan từ ngàn đời xưa.

Nay nhờ probiotic trong Mật ong lên men (MOLM) phân giải tối ưu toàn bộ dược tính quý trong táo đỏ kỉ tử mà chúng ta dùng sẽ tiết kiệm nguyên liệu hơn rất nhiều còn hiệu quả thì cũng nhờ đó mà nâng cao.

Về mùi vị MOLM táo, kỉ tử rất nhẹ nhàng và ngon. Vừa thưởng vị chua ngọt dịu dàng, vừa nhai miếng táo đỏ,kỉ tử mềm ngọt. Mùa đông này là nhâm nhi như thưởng trà ấy ạ.

Bạn nào đang rụng tóc như mùa thu rụng lá thì nên bổ sung thêm món này giúp bổ máu nuôi tóc, dưỡng nhan nhé ạ. Tóc là đại diện cho máu nếu tóc bị rụng nghĩa là nguồn Máu bị âm lạnh nên giảm nguồn nuôi tóc đó ạ.

Bổ sung cách này bổ máu mà không lo bị táo bón.

Cách ngâm táo đỏ, kỉ tử với mật ong lên men

Cách làm MOLM: 1lít mật ong + 400ml nước dừa (nước ép dứa, táo, cam, mía...) + 1 gói men sữa chua thuần chay. Cho lên men nước dừa với gói men trước 24h. Rồi cho mật ong vào sau đó.Khuấy đều hàng ngày, đậy nắp kín. Sau 3-5 ngày có thể đạt để ngâm dược liệu.

Hoặc tham khảo thêm cách làm mật ong lên men tại đây.

Khi đã có MOLM đạt rồi: với hũ 400ml molm như hình mình ngâm với 10 quả táo đỏ+ 15-20 kỉ tử. Ngâm 3-5 ngày tùy thời tiết có thể dùng được.

Thành phẩm sau khi làm

Cách dùng táo đỏ, kỉ tử ngâm MOLM

- Ngày 02 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ 1 tiếng, tốt nhất là 7-8h sáng và 19-20h tối.

Dùng liên tục 15-30 ngày để cảm nhận, sau đó dừng 1-2 tháng và lặp lại!

Chúc cả nhà khỏe, da dẻ hồng hào, xinh đẹp với món tủ này nha.


-------------------------------------------------


KHUYẾN MÃI MẬT ONG LÊN MEN GIÁ HẤP DẪN


Tagged under:

Các giống cúc dùng làm trà



Có khoảng 13.000 loại hoa cúc khác nhau: từ cúc vàng, cúc trắng, cúc tổ ong, cúc cánh mai, cúc đại đóa… Bên cạnh việc dùng để làm đẹp sân vườn, hoa cúc còn được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các trà hoa cúc.

Tác dụng trà hoa cúc

Hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt, rất tốt cho tiêu hóa. Y học hiện đại còn dùng trà hoa cúc để làm đẹp, an thần, có tác dụng ngăn tế bào ung thư phát triển. Hãy cùng Trà thảo dược Arlo tìm hiểu về một số loại hoa cúc làm trà trên thị trường hiện nay nhé!

Bên cạnh trà sen, trà mạn thì trà hoa cúc được xem là một thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa thưởng trà của người Việt. Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính là hoa cúc khô, ngoài ra có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như kỷ tử, táo đỏ, mật ong... tùy vào khẩu vị, sở thích của mỗi người.

Trà hoa cúc có chứa vitamin A và nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, canxi, sắt, đồng, magie. Nhờ những lợi ích cho sức khỏe mà loại trà này đã được sử dụng từ hàng ngàn đời nay.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trà hoa cúc có chứa nhiều flavonoid, đây là chất đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng giàu chất chống oxy hóa và cũng có đặc tính chống viêm. Chính vì vậy, loại trà này có tác dụng rất lớn để duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Cải thiện sức khỏe đôi mắt

Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho "cửa sổ tâm hồn" của bạn, trong đó có tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ hoặc có tầm nhìn yếu. Ngoài ra, với những người mắt hay bị nhức mỏi, khô hoặc đỏ do làm việc nhiều với máy tính thì trà hoa cúc chính là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Điều trị chứng mất ngủ

Từ xa xưa, trà hoa cúc đã được mệnh danh là "liều thuốc ngủ tự nhiên" tốt nhất cho con người. Loại trà này có tác dụng làm dịu và an thần, đồng thời tạo cơn buồn ngủ. Nếu sử dụng trà hoa cúc thường xuyên thì bạn sẽ có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trà hoa cúc có thể ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc làm ổn định lượng đường trong máu. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân tiểu đường.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú

Một số loại flavonoid trong hoa cúc như apigenin, hesperidin là những chất có khả năng chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống trà hoa cúc hằng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người không uống. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc thường xuyên cũng có thể giúp bạn thu nhỏ các khối u ung thư, đồng thời ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.

Giảm căng thẳng, lo âu

Hoạt chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư giãn, làm dịu các dây thần kinh, do đó làm giảm cảm giác lo lắng, bất an. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu thì hãy pha ngay một tách trà hoa cúc và thưởng thức nhé.

Chữa đau bụng kinh

Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ "đèn đỏ", từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, thoa các loại dầu chiết xuất từ hoa cúc lên vùng bụng cũng giúp bạn làm dịu cơn đau rất hiệu quả nữa đấy.

Giải nhiệt

Trà hoa cúc có tác dụng giải nhiệt hiệu quả, thích hợp sử dụng cho những người thường xuyên bị nhiệt miệng, nóng trong người. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp loại trà này cùng trà xanh hay hoa hòe để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp thanh nhiệt, làm sáng mắt và phòng ngừa chứng nhức đầu do sốc nhiệt gây ra.

Tiêu độc, nhuận gan

Trà hoa cúc kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa sẽ là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp trà hoa cúc với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn và làm da sáng mịn, trẻ trung.

Điều trị cảm lạnh

Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là điều trị cảm lạnh cực tốt. Khi có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, ho... bạn có thể uống ngay một tách trà hoa cúc nóng nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy trà hoa cúc để xông mũi, hơi nước và chất chamomile trong hoa cúc sẽ làm giảm bớt hiện tượng tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Chăm sóc da tốt hơn

Chamomile kết hợp cùng các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có tác dụng chống lại các gốc tự do. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây nên mụn trứng cá để từ đó giúp cải thiện làn da của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng trà hoa cúc hằng ngày thì làn da sẽ được giữ ẩm và nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giúp bạn có được làn da mịn màng, tươi trẻ, đầy sức sống.

Các giống cúc phổ biến

Hoa kim cúc (hoa cúc chi, cúc tiến vua):

Là loại hoa cúc nhỏ, màu vàng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, đan chặt vào nhau, thường nở từ tháng 10 -12 dương lịch. Ở Việt Nam, hoa cúc chi được trồng phổ biến ở làng dược liệu Nghĩa Trai, Hưng Yên và SaPa, Lào Cai. Với hàm lượng dược tính cao, người ta cũng xem hoa cúc chi là một trong những giống hoa tốt nhất để làm trà.



Hoa cúc mâm xôi (hoa hoàng cúc)

Đây là loại hoa cúc được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh Việt Nam. Hoa cúc có bông to, cánh hoa lớn, màu vàng, được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh chơi tết hoặc ngâm trà, bào chế dược liệu.


Hoa cúc trắng (bạch cúc)

Là loại hoa cúc phổ biến được dùng để pha trà và được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Việt Nam. Hoa có màu trắng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, thường được thu hoạch từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Khi pha trà, hoa cúc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng xen lẫn vị ngọt.



Trà hoa cúc Hymalaya

Là loại hoa cúc vàng hoặc cúc trắng, bông đơn, được trồng trên dãy núi Hymalaya của Ấn Độ ở độ cao 3300 – 4800m. Hoa cúc Hymalaya thường ra hoa vào tháng 6-8 dương lịch và được nhập khẩu về Việt Nam, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.



Trà hoa cúc La Mã

Là loại cúc được phân bố ở châu Âu, các vùng ôn đới của Bắc Á. Đây là loại cúc cánh đơn, nhụy to, được nhập khẩu từ Ai Cập về Việt Nam, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.



Trà hoa cúc Trung Quốc

Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam hiện nay còn xuất hiện nhiều loại trà hoa cúc nhập khẩu từ Trung Quốc như cúc Hàm Hương, cúc Kim tiền, cúc Hoàng Sơn, cúc Vô Ưu, Cúc Đại Đóa, Cúc Bách Nhật,.. Những loại hoa cúc này được bày bán trên nhiều cửa hàng thảo dược, trà hoa trên cả nước.

Cúc hàm hương
Cúc Hàm hương




Cúc kim tiền


Cúc bách nhật

Cúc đại đóa

Cúc vô ưu

Cúc Hoàng Sơn


Trà hoa cúc loại nào tốt nhất?

Trong các loại trà hoa cúc kể trên, trà hoa cúc được làm từ hoa kim cúc, hoa hoàng cúc và bạch cúc là những loại trà hoa cúc phổ biến nhất. Chính vì thế, giá trà hoa cúc loại này này cũng cao hơn hẳn so với các loại trà hoa cúc thông thường.

Giá trị dược liệu của trà hoa cúc là cực kỳ cao, nó có chức năng nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực, làm sạch tim và làm săn chắc thận, làm dịu cơn đau và làm dịu cơn gió mùa hè, làm dịu cơn gió mùa hè, làm dịu cơn gió mùa hè. Dưới đây là hai loại hoa cúc làm trà phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay.

Trà hoa cúc trắng

Hoa cúc trắng tháng 7 có vị hơi đắng và hương hơi nồng hơn so với hoa cúc tiến vua. Vị đắng nhẹ của trà hoa cúc tháng 7 có công dụng lớn trong việc giải độc, thanh nhiệt, làm mát cơ thể.

Đúng theo tên gọi, loài hoa cúc trắng bông nhỏ được hái vào tháng 7 âm lịch. Trà được làm từ hoa cúc trắng tháng 7 là sự lựa chọn tin dùng của phái đẹp bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc của trà giúp ngăn ngừa khả năng hình thành mụn và làm đẹp da, sáng da hiệu quả.

Cũng thuộc họ hoa cúc trắng, loài hoa cúc trắng có bông nhụy to (gần giống như hoa hướng dương) cũng được những người thưởng trà yêu thích bởi tác dụng làm tiêu độc tố, giúp  tăng cường khả năng thị lực. Trà được làm từ loài hoa này có mùi hương nồng hơn cả và vị khá đắng.

Tuy vậy, nhưng với những người có thói quen uống trà buổi sáng và tối thì trà làm từ hoa cúc trắng hướng dương luôn nhận được những lời đánh giá, tin tưởng. 

Trà hoa cúc vàng

Cúc hoa hay hoa cúc là một vị thuốc được sử dụng đã từ lâu đời. Tuy nhiên hoàng cúc tức hoa cúc vàng có tên khoa học Chrysanthemum indicum, thường được sử dụng trong Đông y hơn. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học cũng rất quan tâm đến giá trị dược học của loài hoa này.

Cây thuộc loại thân thảo cao, chia nhiều cành nơi gần ngọn. Thân cây đứng thẳng, nhẵn, có rãnh. Lá mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên, có răng ở mép. Hoa có nhiều lớp cánh như hình lưỡi, màu vàng tươi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại có mùi thơm mát. Bộ phận làm thuốc là quả và hoa.

Trong cúc vàng rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác. Một nghiên cứu khác lại cho thấy uống trà hoa cúc sẽ tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.

Cách uống trà hoa cúc

Thời điểm thích hợp nhất để bạn uống trà hoa cúc đó chính là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Cách pha trà hoa cúc ngon khó cưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 3 gam trà hoa cúc sấy khô (bạn có thể lựa chọn loại hoa cúc yêu thích như Bạch cúc, Hoàng cúc, cúc chi Hưng Yên...)
  • 5ml mật ong nguyên chất
  • 2 - 3 lá cỏ ngọt khô
  • Kỷ tử và táo đỏ thái lát
  • 250ml nước sôi (khoảng 90 độ C)

Cách pha trà hoa cúc

Bước 1: Bạn cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ và cỏ ngọt vào ấm, sau đó rót nước sôi đã chuẩn bị vào rồi đậy nắp ấm lại.

Bước 2: Chờ khoảng 5 phút, sau đó bạn rót nước trà hoa cúc ra cốc và cho thêm mật ong, khuấy đều lên và thưởng thức thôi.

Lưu ý: Nước để pha trà khoảng 90 độ C, bạn không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm mất hương vị cũng như dược tính của hoa cúc.



Những lưu ý khi uống trà hoa cúc

Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc: Lý do là vì axit tannic có trong trà hoa cúc có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc cũng như làm giảm tác dụng của thuốc.

Chống chỉ định với phụ nữ có thai: Mặc dù có nhiều công dụng, tuy nhiên trà hoa cúc lại không thích hợp để sử dụng cho phụ nữ có thai. Lý do là vì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy giảm, lá lách và dạ dày cũng yếu hơn, nếu uống trà hoa cúc thì họ rất dễ bị kích thích dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy và một loạt các triệu chứng nguy hiểm khác.

Không uống trà hoa cúc khi bụng đang đói: Khi bạn đói bụng cũng chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Nếu uống trà vào thời điểm này thì sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hóa, thậm chí bị "say trà" với các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu, hoa mắt, bồn chồn...


Tagged under:

Tác dụng của hoa hồng đối với sức khỏe



Cây hoa hồng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn làm một cây thuốc quý. Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm. Theo Đông y, hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Hoa hồng đỏ có tác dụng làm cho huyết mạch lưu thông, vết sưng tấy... Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu.

Thành phần trong cánh hoa hồng

Trong cánh hoa hồng có chứa rất nhiều các loại chất như: vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B, vitamin K, canxi, kali...

Các chất này rất tốt cho các cơ quan trong cơ thể như tim, hệ tiêu hóa, miễn dịch…

Cánh hoa hồng có chứa canxi tác động đến quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn.

Tinh dầu hoa hồng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ khả năng hàn gắn các lớp màng, khử khuẩn và bù đắp lượng men thiếu hụt trong dạ dày và ruột.

Kali thành phần vô cùng quan trọng đối với hoạt động của tim, cải thiện tình hình hoạt động của tuyến nội tiết.

Chất iodine tốt cho tuyến giáp cũng được phát hiện có trong cánh hoa hồng. Hầu hết các chất khoáng có trong bảng tuần hoàn Mendeleyev đều có trong cánh hoa hồng.

Ngay từ thời cổ đại, hoa hồng được sử dụng là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể con người, như tác động lên tâm trí và được sử dụng để làm đẹp da.

Trong y học cổ truyền, người ta thường dùng hoa hồng để làm thuốc, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, các bệnh viêm da, đau bụng... Nhưng những lợi ích sức khỏe dưới đây của hoa hồng đem đến cho bạn những ngạc nhiên thú vị.

Những tác dụng của cánh hoa hồng

Hỗ trợ giảm cân

Các nghiên cứu khoa học cho biết, hoa hồng có chứa các hợp chất giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp loại bỏ độc tố. Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện da, an thần, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu ở vùng bụng. Đây là một trong những lý do khiến trà hoa hồng có thể giảm cân cho những người thừa cân, béo phì.

Chỉ cần cho khoảng 10-15 cánh hoa hồng tươi rửa sạch vào một ly nước sôi và chờ khoảng 5 phút là bạn đã có một cốc trà hoa hồng. Bạn cũng có thể thêm một chút mật ong và một nhúm bột quế để tạo vị cho loại đồ uống này. Uống trà hoa hồng thường xuyên có tác dụng giảm mỡ, tốt nhất là nên uống vào buổi sáng.


Kích thích ham muốn tình dục

Hoa hồng không chỉ là một biểu tượng của của tình yêu mà còn là một loại hoa có khả năng tăng cường ham muốn tình dục tự nhiên. Theo Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) cho rằng, hoa hồng đặc biệt là tinh dầu của nó có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp an thần, làm con người phấn chấn, tăng nhu cầu hoạt động tình dục.

Bạn có thể cắm hoa hồng trong phòng ngủ hoặc sử dụng trà hoa hồng hàng ngày sẽ bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực, sức sống. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tình dục của bạn cũng tăng lên.

Làm giảm căng thẳng và trầm cảm

Chính tác dụng an thần của tinh dầu hoa hồng đã nói ở trên sẽ làm con người giảm căng thẳng, trầm cảm. Khi xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, hay mất ngủ, bồn chồn làm con người trở nên cáu kỉnh, bực tức và lãnh cảm. Hương hoa hồng tự nhiên sẽ xua tan những triệu chứng này. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa sinh lý và bệnh lý, Đại học Paraíba-Caixa, tinh chất hoa hồng có tác dụng an thần rất tốt.

Khi bị căng thẳng, hãy tắm nước nóng có rắc một số cánh hoa hồng vào. Nhờ tác dụng của nhiệt, hương thơm của hoa hồng tỏa ra giúp bạn thư giãn tâm trí và cơ thể.

Giúp chống lại các triệu chứng chảy máu do trĩ

Cánh hoa hồng được biết đến như một liệu pháp tự nhiên hỗ trợ chảy máu do trĩ. Vì hoa hồng rất giàu chất xơ, nước và nhiều hợp chất giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, nó khá hiệu quả chống các trường hợp chảy máu do trĩ và có tác dụng giảm đau.

Lấy một nắm cánh hoa hồng, thêm khoảng 50 ml nước và nghiền nát chúng trong một cái cối và chày cho đến khi nó tạo thành một dung dịch đậm. Uống vào buổi sáng trong 3 ngày để giảm triệu chứng đau rát khi bị chảy máu trĩ.


Làm lành vết thương

Hoa hồng là một trong những loài hoa duy nhất được sử dụng làm đẹp. Nước hoa hồng giúp làm se lỗ chân lông, kể cả ở da nhạy cảm, giúp cân bằng chất dầu trên da nhờn, làm mềm và làm da tươi sáng. Ngoài ra tinh chất hoa hồng còn là một chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả, giúp làm da sáng hơn, tươi trẻ hơn. Cánh hoa hồng có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn nên nó có tác dụng làm dịu da, kể cả da bị kích thích hay bị ngứa.

Phụ nữ nên sử dụng nước hoa hồng thường xuyên hàng ngày để chăm sóc da, làm cho làn da sáng, sạch và khỏe mạnh.

Điều trị mụn trứng cá

Nếu bạn đang bị mụn trứng cá và đang tìm một phương pháp tự nhiên để chữa trị các loại mụn, thì chính hoa hồng sẽ là cứu cánh cho các vùng da bị mụn của bạn. Vì đặc tính kháng khuẩn của hoa hồng, nó giúp làm se các vết mụn nhanh chóng, nhưng cũng không bỏ qua việc cung cấo độ ẩm cho da. Trong hoa hồng có hợp chất phenyl ethanol, một hợp chất sát khuẩn, làm cho hoa hồng chống lại mụn rất hiệu quả.

Ngâm vài hạt cỏ cà ri trong nước vào ban đêm và thêm nước hoa hồng. Đắp hỗn hợp này trên da mặt bị mụn trong 20 phút và rửa lại bằng nước hoa hồng lạnh. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ sau một thời gian ngắn

Làm hồng môi tự nhiên

Hoa hồng có tác dụng tuyệt vời không chỉ đối với làn da và tâm trạng, nó còn có thể làm hồng đôi môi xỉn màu của bạn do sử dụng son thường xuyên mà không được bảo dưỡng. Khi sử dụng hoa hồng cho đôi môi, nó vừa có tác dụng làm hồng môi, vừa làm mềm môi. Ngoài ra nó chất sát khuẩn nhẹ, có thể tẩy đi những tế bào chết trên môi và cung cấo độ ẩm cho môi thêm mềm mại.

Hãy trộn các cánh hoa hồng tươi với một thìa kem sữa và vài giọt mật ong rồi áp hỗn hợp này lên môi của bạn trong khoảng thời gian 15-20 phút và sau đó rửa sạch với nước.


-------------------------
Tài liệu tham khảo:
Theo Healthsite



Tagged under:

Dùng tinh bột nghệ đúng cách





Tinh bột nghệ là gì? Cách phân biệt tinh bột nghệ và bột nghệ


Tinh bột nghệ chính là thành phẩm cuối cùng sau khi đã sàng lọc chất sơ, loại bỏ các tạp chất và tách tinh dầu ra khỏi bột nghệ - vốn làm từ củ nghệ tươi.


Ngoài ra, người ta còn sử dụng công nghệ nano trong quá trình sản xuất tinh bột nghệ để tạo ra tinh bột nghệ có hàm lượng dưỡng chất cao nhất có thể.

Tinh bột nghệ: thường có màu nhạt và độ mịn cao hơn; mùi thơm dễ chịu (không bị gắt).

Bột nghệ: thường có màu sậm hơn (tùy mỗi loại nghệ mà có màu vàng, màu đỏ hay màu đen); mùi khá gắt.

Chọn loại tinh bột nghệ phù hợp


Hiện nay có 3 loại tinh bột nghệ:

Tinh bột nghệ vàng: được chiết suất từ củ nghệ vàng; mùi nghệ thoang thoảng; vị đắng nhẹ.

Tinh bột nghệ đỏ: được chiết suất từ củ nghệ có màu vàng cam, vàng đỏ; mùi nghệ hơi nặng; vị hơi đắng.

Tinh bột nghệ đen: được chiết suất từ củ nghệ đen (gọi là Nga truật); mùi hơi bị hăng; vị đắng.

Mỗi loại tinh bột nghệ sẽ phù hợp với đối tượng và cho hiệu quả sử dụng khác nhau, nên bạn cần chú ý đến việc chọn loại tinh bột nghệ phù hợp cũng là một trong những cách uống tinh bột nghệ đúng cách!

Ví dụ: Người bị bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày thì nên uống tinh bột nghệ đen – được pha với mật ong nước ấm) trước bữa ăn. Vì nghệ đen kích thích hệ tiêu hóa và tăng trương lực ống tiêu hóa, đồng thời lượng Curcumin cũng ít so với tinh nghệ vàng, nên sẽ tác dụng nhẹ nhàng lên hệ tiêu hóa.

Nếu muốn làm đẹp thì bạn nên chọn tinh nghệ vàng vì hàm lượng Curcumin nhiều hơn – nghĩa là nó thúc đẩy quá trình đẹp da nhanh hơn.

Hệ quả của việc uống tinh bột nghệ sai cách

Sử dụng quá liều lượng: làm cho cơ thể dễ bị tiêu chảy, nóng trong người, hay đổ nhiều mồ hôi,…
Không bổ sung thêm các vitamin tổng hợp (nhất là có chứa chất piperine) để tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ tinh bột nghệ.

Không chú ý đến đối tượng sử dụng tinh bột nghệ. Chẳng hạn, phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang bị rong kinh hay đang phải dùng thuốc liên quan đến máu, thì không nên dùng tinh bột nghệ. Vì nó sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng máu khó đông do chất acid và nhựa có trong tinh nghệ.

Làm sao để uống tinh bột nghệ đúng cách?

  • Chọn thời điểm uống tinh bột nghệ
  • Nên uống vào buổi sáng.
  • Uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
  • Nếu uống sau bữa ăn thì khoảng hơn 1 tiếng mới uống.
  • Nếu uống sau bữa ăn nhẹ (thường gọi bữa ăn dặm), thì khoảng chừng 20 phút.
  • Điều chỉnh liều lượng tinh bột nghệ tiêu thụ

Bạn chỉ nên dùng khoảng 2 ly tinh bột nghệ được pha vào mỗi ngày.

Mách bạn: 1/2 muỗng cà phê tinh bột nghệ + 250 ml nước ấm.

Vì nếu sử dụng quá liều, cơ thể sẽ phải chịu ảnh hưởng tác dụng phụ của tinh bột nghệ như tiêu chảy, bị thiếu sắt (đối với những ai mẫn cảm), buồn nôn

Lưu ý: 

Tránh dùng chung với thuốc tây

Tránh dùng khi bị bệnh liên quan đến máu

Bài viết mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề đặc biệt liên quan đến sức khỏe xin hãy hỏi trực tiếp bác sĩ. 
Tagged under:

Cách làm trà mãng cầu lợi cho sức khỏe



Trà Mãng cầu có lẽ vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết hết những lợi ích mà loại trà này mang lại cho con người. 

Trà Mãng cầu được làm từ trái hoặc lá của cây Mãng cầu xiêm (tên khoa học là Annona muricata). Ở Việt Nam, loại trà này chủ yếu được làm từ trái Mãng cầu xiêm. Tuy nhiên nhiều nước trên thế giới lại chủ yếu sử dụng lá để làm trà. Riêng Việt Nam ta thì cây mãng cầu xiêm phát triển tự nhiên và mạnh mẽ nên chúng ta cũng có một nguồn nguyên liệu dồi dào để làm trà mãng cầu xiêm.

Giá trị dinh dưỡng của quả mãng cầu xiêm

Mãng cầu Xiêm là một loại quả ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. 

Về thành phần hóa học, trong 100g thịt quả mãng cầu Xiêm có 83,2g nước; 1g protid; 0,2g lipid; 15,1g glucid, 0,6g xenluloza; 14mg canxi; 21mg photpho; 0,5mg sắt, 8mg natri; 293mg kali; 0,08mg vitamin B1; 0,1mg vitamin B2; 1,3mg vitamin PP; 24mg vitamin C,… Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, quả và nhiều bộ phận của cây mãng cầu Xiêm như lá, rễ, vỏ cây và hạt… đều có tác dụng cao trong việc điều trị bệnh.

Thành phần chứa trong 100g thịt quả

Khối lượng

Nước

83.2 g

Protid

1 g

Glucid

15,1g

Lipid

0,2g

Xenluloza

0,6g

Kali

239mg

Vitamin C

24mg

Canxi

14mg

Photpho

21mg

Natri

8mg

Vitamin PP

1,3mg

Sắt

0,5mg

Vitamin B2

0,1mg

Vitamin B1

0,08mg

Mãng cầu Xiêm có thể dùng ăn tươi khi chín, thành phần vitamin B và C của thịt quả mãng cầu Xiêm dùng để chế biến món kem và nước ép rất tốt cho cơ thể. Nước ép mãng cầu Xiêm có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan.

Công dụng của trà Mãng cầu đối với sức khỏe

Ngăn ngừa ung thư

Theo một số nghiên cứu, trà từ lá Mãng cầu có khả năng ngừa ung thư. Trong lá Mãng cầu có một thành phần rất nổi bật chính là nhóm hợp chất acetogenin. Nhóm thành phần này có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa rất nhiều bệnh ung thư như:

  • Ung thư vú
  • Ung thư gan
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư tuỵ
  • Ung thư phổi
  • Ung thư kết tràng

Tuy nhiên, các thí nghiệm này phần lớn được thực hiện trong ống nghiệm. Các thí nghiệm trên động vật hoặc người vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, đây cũng là tin vui và hướng đi mới để các nhà khoa học nghiên cứu là thuốc điều trị các bệnh ung thư trên.

Trà Mãng cầu giúp giảm huyết áp

Trong một nghiên cứu từ năm 2012, các nhà khoa học tại Nigeria cho thấy chiết xuất từ lá cây Mãng cầu có thể làm giảm huyết áp. Tác dụng này được hình thành bởi một số hoạt chất có trong lá Mãng cầu. Công dụng này giúp cho những người mắc chứng cao huyết áp, đau tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ có thể cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Điều trị viêm khớp

Tình trạng viêm khớp rất phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng tay chân sưng tấy ở các khớp. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau và khó khăn trong việc di chuyển, cầm nắm. Từ một số thí nghiệm trên động vật năm 2010, các nhà khoa học đã kết luận chiết xuất từ trà Mãng cầu có thể giảm các triệu chứng viêm khớp một cách đáng kể.

Làm đẹp da

Trong trà Mãng cầu có rất nhiều thành phần vitamin C tốt cho sức khỏe. Ngoài ra Vitamin C cũng có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp da. Uống trà Mãng cầu thường xuyên giúp giảm các tình trạng như mụn hoặc một số bệnh ngoài da khác.

Các chiết xuất từ Mãng cầu có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, hạn chế nếp nhăn trên da. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Uống trà Mãng cầu giúp giảm stress

Tại Nam Mỹ, lá Mãng cầu từ lâu đã là một vị thuốc điều trị chứng mất ngủ rất tốt. Chiết xuất lá Mãng cầu cho chúng ta một số hoạt chất giúp não bộ giảm bớt căng thẳng. Từ đó giúp giấc ngủ của người dùng ngon và sâu hơn. Uống trà Mãng cầu thường xuyên cũng giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm.

Hỗ trợ giảm đường huyết

Một trong các công dụng vô cùng đáng chú ý của trà Mãng cầu chính là giảm đường huyết. Thí nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột bị tiểu đường sau khi được chích chiết xuất lá Mãng cầu đã giảm được lượng đường trong máu rất đáng kể. 

Từ đó, y học đã bắt đầu thử nghiệm và nghiên cứu sử dụng lá Mãng cầu trong việc chữa trị bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ giảm cân

Trong trà Mãng cầu có chứa khá nhiều vitamin B. Loại vitamin này giúp quá trình trao đổi chất được tăng cường. Điều này sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo một cách hiệu quả hơn ngay cả khi bạn không vận động nhiều. Đồng thời vẫn cung cấp cho cơ thể một phần năng lượng nhất định. Từ đó quá trình giảm cân, cải thiện vóc dáng của bạn sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

Đọc thêm: Trà mãng cầu có giúp giảm cân không?

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C có trong mãng cầu có tác dụng rất lớn trong việc kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu.. Đây là loại tế bào có khả năng tăng sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh mẽ. Đồng thời vitamin C còn có chức năng giống với chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ stress các mô và cơ quan. Điều này giúp cho các cơ quan bên trong cơ thể có thể hoạt động hiệu quả hơn cũng như phòng tránh được nhiều bệnh tật.

Đọc thêm: Tác dụng của mãng cầu xiêm

Hướng dẫn làm trà lá mãng cầu

Cách làm trà mãng cầu cũng khá đơn giản. Dưới đây là các bước làm trà mãng cầu từ trái mãng cầu:

  • Bước 1: Lựa những trái bánh tẻ, già vừa phải. Mãng cầu được chọn phải đạt khoảng 5 độ chín (khoảng 3 tháng tuổi từ khi đậu trái), tức là trái mãng cầu đã già, nhưng chưa chín, khi búng tay vào thì nghe tiếng giòn mới được. Đây là bước quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm.


  • Bước 2: Gọt bỏ vỏ nếu vỏ xấu, bị nám. Tiếp đến xắt miếng thật mỏng, rồi sau đó xắt lại sợi dọc theo múi mãng cầu. Lấy hạt ra khỏi thịt quả. Sau khi xắt xong thì đem đi phơi khoảng 2 nắng (2 ngày), tiếp đó đem lên chảo rang đều. 


  • Bước 3: Rang mãng cầu đã phơi. Rang mãng cầu phải chú ý là lửa nhỏ, rang từ từ, đảo đều cho mãng cầu khô hẳn, rang cho đến khi có màu vàng, dậy mùi thơm là được. Sau khi rang xong sẽ sàng lại, loại bỏ những cọng trà mãng cầu bị bể hoặc xấu, chỉ lấy những cọng trà có màu vàng đạt chuẩn, có mùi thơm và đặc biệt phải giòn.


Thành quả khi rang xong:



  • Lưu ý: Trong quá trình làm trà, tất cả đều làm bằng thủ công và không sử dụng các phẩm màu hay chất bảo quản. Cho nên để trữ được trà lâu và đạt chất lượng thì cần phơi đủ nắng và lựa chọn sợi trà tỉ mỉ. 
Đối với người làm bán thì họ có thể không qua bước rang mà thay vào đó là sấy thăng hoa thật khô để giữ được màu sắc và các chất trong trà mãng cầu. Thời gian phơi 2 ngày kết hợp với sấy 4 tiếng để ra thành quả có thể bán được. 
Phơi và sấy trà mãng cầu




Pha trà mãng cầu

Thông thường bạn chỉ cần lấy 4-6g trà cho vào 150-200ml nước sôi, đợi trong vòng 3-5 phút là có thể dùng ngay. Nếu không uống ấm hết bạn có thể để nguội hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống lạnh. 

Ngoài ra nếu bạn muốn thử dùng trà với cảm giác khác lạ hơn bạn có thể cho thêm đường phèn hoặc mật ong và đá vào trà, khuấy đều rồi thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm đá và nhớ bổ sung chút mật ong cho ngọt ngào.

Sau khi đã mở túi trà bạn cần cho vào hộp và đậy kín nắp để tránh để trà bị ẩm, mốc ảnh hưởng đến chất lượng.

Những đối tượng không nên dùng trà Mãng cầu

Mặc dù rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng dùng trà Mãng cầu được. Nếu sử dụng không đúng đối tượng sẽ có thể gây ra những nguy cơ đáng tiếc. Sau đây là một số đối tượng được khuyên không nên dùng trà Mãng cầu do Trung tâm Ung thư Tưởng niệm Sloan Kettering khuyến cáo:

  • Người đang sử dụng thuốc huyết áp
  • Người mắc bệnh gan hoặc thận
  • Người đang chụp hình cộng hưởng từ
  • Người sử dụng thuốc điều trị tiểu đường
  • Người có số tiểu cầu thấp, bị giảm tiểu cầu
  • Không nên dùng quá nhiều trà Mãng cầu để tránh nguy cơ ngộ độc gan

Ngoài ra, việc dùng trà Mãng cầu quá liều lượng cũng có thể gây nguy cơ ngộ độc gan, thận. Mãng cầu còn gây ra tác dụng phụ là rối loạn vận động cùng chứng myeloneuropathy làm ảnh hưởng tủy sống, và một số triệu chứng giống như bệnh Parkinson. 

Chính vì vậy nên trước khi sử dụng loại trà này bạn cần chắc chắn tình trạng sức khỏe của mình. Nếu mang trong mình một bệnh lý nào đó, bạn cần xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng.

Có thể thấy trà Mãng cầu xiêm là thức uống rất dễ chế biến và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần uống trà với liều lượng vừa phải. 

-------------------------------------------------

Với điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, mình cũng làm một sản phẩm trà mãng cầu Nguyễn Phượng để cung cấp ra thị trường. Nếu anh chị có nhu cầu trà mãng cầu thì có thể ủng hộ sản phẩm của Nguyễn Phượng ạ.

Link sản phẩm trên shopee

Giới thiệu sơ qua về quá trình chế biến trà mãng cầu Nguyễn Phượng

Được làm trực tiếp từ những trái mãng cầu tươi ngon tại vườn. Với đặc tính trồng xen canh trong các vườn cà phê, tiêu, sầu riêng, bơ... cho nên mãng cầu thường được bỏ tự nhiên cho sinh trưởng và phát triển. Đó cũng chính là lí do khiến trà mãng cầu lại trở thành một loại trái cây sạch.

Trà mãng cầu Nguyễn Phượng được làm từ những trái mãng cầu bánh tẻ (không quá già và quá non). Đây là giai đoạn tích lũy vật chất đầy đủ và để tư nhiên cũng có thể chín được. 

Sau khi hái trái thì được rửa sạch và xắt sợi.

Tiếp đó đến quá trình phơi nếu có nắng và sau đó sấy thăng hoa. Việc sấy thăng hoa khiến cho các dưỡng chất được giữ lại trong trà nhiều nhất. Đồng thời mùi thơm cũng dậy lên thơm lừng. 

Qúa trình sơ chế đều thực hiện thủ công. Hạt của mãng cầu cũng được nhặt sạch sẽ.





Đặc điểm trà mãng cầu Nguyễn Phượng

- Chế biến thủ công
- Làm khô bằng cách kết hợp giữa phơi tự nhiên và sấy thăng hoa
- Màu vàng bắt mắt
- Được nhặt sạch cả hạt.
- Không chứa chất bảo quản.
- Hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng, vị thanh mát dễ uống, ngọt hậu đặc trưng.


Lợi ích sức khỏe

1. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Trà mãng cầu xiêm xanh có chứa vitamin B giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp đốt cháy chất béo nhiều hơn ngay cả khi nghỉ ngơi. Nhờ đó sẽ có thể giảm cân và cải thiện vóc dáng dễ dàng.

2. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Uống một cốc trà mãng cầu xiêm với hương thơm tự nhiên vào những lúc tâm trạng uể oải sẽ giúp bạn thương dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.  Bên cạnh đó, một ly trà mãng cầu ấm mỗi ngày còn hỗ trợ cải thiện tinh thần, nâng cao hiệu suất công việc, học tập . 

3. Làm đẹp da

Sử dụng trà mãng cầu với liều lượng phù hợp là giải pháp healthy cho không chỉ cơ thể mà còn tốt cho làn da. Hỗ trợ chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa,... bạn thương phải rinh ngay trà mãng cầu về nhà để làn da dần được tươi trẻ đó nha!

4. Món uống mát lành cho thực đơn healthy của bạn



Hướng dẫn sử dụng

Đưa trà vào ấm, đổ nước sôi theo tỉ lệ 5gr/150ml nước sôi, chờ 3- 5 phút là sử dụng được. Anh chị có thể bổ sung thêm mật ong hoặc ít đường phèn cho thêm đậm vị ngọt.

Bảo quản

Đậy kín sau khi lấy trà. Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng.

Cảm ơn anh chị đã đọc. Nếu cần sản phẩm thì anh chị có thể ghé cửa hàng trên shopee hoặc nhắn zalo cho em nhé ạ. 
Cảm ơn anh chị.