tháng 4 2022 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Cách làm siro mận Bắc

 


Mùa mận đến, những trái mận ngoài việc ăn trực tiếp chúng ta có thể làm siro mận làm nước giải khát mát lành lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của những trái mận và cách để làm ra một loại siro ngon tuyệt cho cả nhà.

Những tác dụng tuyệt vời đến từ quả mận

Mận chắc hẳn là món ăn yêu thích của rất nhiều bạn gái. Không chỉ thơm ngon, mận còn mang lại rất nhiều lại ích cho sức khỏe như:

  • Tốt cho xương khớp, giúp làm tăng mật độ khoáng xương ở cột sống, cẳng tay
  • Cải thiện trí nhớ: Mận chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng phục hồi tế bào não, cải thiện trí nhớ.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
  • Kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Ngăn ngừa ung thư.
  • Cải thiện thị lực.

Các bước làm siro mận

Để làm được loại siro ngon thì quan trọng nhất là bạn nên chọn được những trái mận ngon, chín vừa đến, không quá chín mà cũng không quá xanh. Bên cạnh đó nếu được bạn chuẩn bị thêm 100ml mật ong lên men nhé, Đây là thành phần giúp cho quá trình lên men tự nhiên của siro diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1kg mận
  • 700g đường cát trắng
  • 100 ml mật ong lên men
  • 3 muỗng cà phê muối
  • Dao, thớt, bếp, nồi, hũ đựng,...

Tức tỉ lệ sẽ là 1 mận: 0.7 đường: 0.1 mật ong lên men

Cách làm

Bước 1: Mận rửa sạch và ngâm với nước muối trong vòng 10 phút. Sau đó để ráo và cắt nhỏ thành từng miếng và bỏ hạt đi.

Bước 2: Cho mận vào hộp sạch, rải đều lên trên bề mặt một lớp đường 700g lên trên. Cứ lần lượt cho xen kẽ mận và đường tới khi hết. Sau đó, rót 100ml mật ong lên men vào đậy kín. Để 2 ngày rồi thực hiện bước tiếp theo.

Bước 3: Bắc nồi lên bếp rồi rồi cho mận đường đã được ngâm trước đó vào nấu lửa liu riu. Nấu tới cho khi đường tan hết và phần siro sôi lăn tăn và hơi sệt lại thì tắt bếp. 







Sau khi đun xong, phần mận ngâm đang còn nóng, bạn hãy để hỗn hợp nguội rồi mới cho vào hũ thủy tinh để bảo quản trong tủ lạnh. 

Hũ mận sau khi ngâm sẽ rất đặc hay còn gọi là siro mận. Vì vậy mỗi khi làm nước uống bạn nên cho một ít siro mận ra cốc và thêm 1 ít nước lọc, (tùy khẩu vị từng người uống đậm hay nhạt để cho nước vừa đủ). Sau đó bạn có thêm ít đá là đã có thể thưởng thức được rồi.

Vậy là đã xong món siro mận rồi. Từng miếng mận ngâm đậm đà ăn kèm với nước uống rất ngon nhờ vị chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác vô cùng. Đây cũng là một thức uống bổ dưỡng và có thể giữ nguyện vẹn dưỡng chất kể cả sau khi chế biến, lũ trẻ nhà bạn cũng có thể uống vô tư nhé!


Nguyễn Phượng Handmade
Tagged under:

Lên men acetic trong thực phẩm



Hiện nay có khoảng 20 loại vi khuẩn có khả năng lên men acetic. Những vi khuẩn này được gọi chung là vi khuẩn acetic. Chúng dễ dàng được tìm thấy trong không khí, đất, nước, dịch đường… 

Vi khuẩn Acetic là gì?

Vi khuẩn acetic là các trực khuẩn, không sinh bào tử, có hình que, bầu dục, kích thước: 0,8.(1,0-3,0) 𝜇m, có dạng đơn, sợi, chuỗi, một số có dạng xoắn, dạng cầu, que phình ra, hình chuỳ,… các vi khuẩn này có loài chuyển động được nhờ tiêm mao, có loài không chuyển động được. Khi tế bào còn non là vi khuẩn Gram âm, khi già chúng có thể thay đổi Gram.

Chúng hầu hết là Catalase dương tính, không có oxydase, thường tạo sắc tố. Một số chủng tạo váng màu hồng nhờ Parphyrens. Vi khuẩn acetic thuộc nhóm hiếu khí. Tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh. Trong 12 giờ một tế bào có thể sinh sản thành 17 triệu tế bào. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển chúng tạo thành acid acetic. Acid có nồng độ thấp sẽ kích thích sự phát triển của chúng.

Vi khuẩn acetic có khả năng đồng hóa các nguồn cacbon khác nhau như: Etanol, glucose, fructose, sacharose, maltose, glycerin, lactose,… có khả năng đồng hóa được đạm hữu cơ. Còn nguồn khoáng, vitamin thì đòi hỏi phải có acid pantothenic và các chất khoáng (K, Ca, Fe, S, P,…) mới đồng hóa được.

Các loài vi khuẩn acetic sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 5 – 40oC. Ở nhiệt độ 25 – 40oC thúc đẩy chúng sinh sản khá nhanh. Chúng có khả năng chịu được ở môi trường acid cao. Một số có thể phát triển ở pH=5,6 – 6,2, pH tối ưu là ở 4,5 – 5,5. Những vi khuẩn acetic có đặc điểm là dễ thay đổi hình dạng tế bào. Trong những điều kiện sinh trưởng không bình thường tế bào có dạng sợi to và dài, phình trương lên hoặc có những hình thù kỳ lạ.

Phân loại vi khuẩn acetic

Hiện nay trên thế giới đã tìm ra trên 20 loài vi khuẩn acetic gọi chung là Acetobacter. Chúng là một loại trực khuẩn khá lớn thuộc loại hiếu khí bắt buộc. Khoảng nhiệt độ cho chúng phát triển là từ 20 – 38oC.

Vi khuẩn acetic thuộc hai giống Acetobacter (chu mao) và Acetomonas (tiêm mao ở đầu). Nhiều loại khi phát triển lâu trong môi trường dễ dàng sinh ra những dạng có hình thái đặc biệt. Những tế bào có thể phình to hay kéo dài, có thể phân nhánh. Vi khuẩn Acetobacter phân bố rộng trong tự nhiên. Chúng thường có trong thực phẩm, hoa quả, không khí. Nhiều trường hợp có thể phát triển đồng thời với nấm men trên cơ chất thực vật có nhiều đường.

Dưới đây giới thiệu một số loài vi khuẩn acetic có nhiều ý nghĩa thực tế:

Acetobacter acetic: Hình que ngắn, không sinh bào tử, thường kết với nhau thành chuỗi dài. Tế bào chất được nhuộm bằng iot cho màu vàng. Giống này có thể phát triển ở nồng độ rượu 11% và tích tụ trong môi trường tới 6% acid acetic. Nhiệt độ tối thiểu cho sinh trưởng là 34oC.

Acetobacter pteurianum: Hình que ngắn, tế bào chết nhuộm iot cho màu xanh.

Acetobacter orleameuse: Hình que nhỏ, hai đầu hơi nhọn, phát triển thành màng mỏng nhưng vững chắc trên bề mặt dịch nuôi cấy. Tế bào chết nhuộm iot cho màu vàng. Loại vi khuẩn này có thể phát triển ở dung dịch 10 – 12% rượu và tạo thành được 9,5% acid acetic.

Acetobacter xylium: Có khả năng tạo thành màng mạnh và đôi khi màng khá dày. Màng nhuộm bằng iot và acid sunphuric cho màu xanh. Loại này tích tụ được 4,5% acid acetic. Đôi khi chúng được dùng với nấm men để sản xuất đồ uống có nồng độ rượu thấp.

Acetobacter schilitzenbachii: Hình que tương đối dài kết hợp thành chuỗi, không sinh bào tử, không chuyển động, gram âm. Các tế bào già tạo thành màng chặt nhưng không chắc. Vì vậy giống này có thể dùng để sản xuất dấm theo phương pháp chìm và có thể tạo thành 11,5 – 12% acid acetic trong dịch nuôi cấy.

Acetobacter curvum: Trong thực tế lên men acetic, người ta thường giữ ở nhiệt độ 32 – 34oC đối với vi khuẩn Acetic Curvum.

Acetobacter suboxydans: Vi khuẩn này được dùng nhiều trong công nghiệp vitamin để sản xuất acid ascorbic (vitamin C). Trong lên men, nhờ các chủng vi khuẩn suboxydans, acid acetic được tích tụ và giữ lại trong môi trường không bị oxy hóa tiếp. Các loài có khả  năng oxy hóa cao tiếp tục chuyển acid acetic được xếp vào nhóm peroxydans, như Acetobacter suboxydans, Acetobacter pasteurianum.

Quá trình lên men Acetic trong thực phẩm

Lên men acetic là quá trình oxy hóa ethanol thành acid acetic, trong điều kiện hiếu khí, với tác nhân gây chuyển hóa là vi khuẩn acetic.


Phương trình tổng quát chuyển hóa ethanol thành acid acetic:

C2H5OH + 3O2 = 2CH3COOH + 4H2O + 2CO2




Thực chất của quá trình oxy hóa ethanol thành acid acetic là các phản ứng liên tiếp nhau được xảy ra trong điều kiện hiếu khí. 

Ethanol và oxy không khí phải được tế bào vi khuẩn hấp thụ vào bên trong và sau đó acid acetic được hình thành sẽ thoát ra ngoài. 

Trong tế bào vi khuẩn, đầu tiên ethanol bị oxy hóa thành acetaldehyde, chất này chuyển thành hydratacetaldehyde, sau đó hydratacetaldehyde bị oxy hóa thành acid acetic.


Điều kiện thích hợp cho sự lên men acetic là môi trường pH = 3, nhiệt độ 28 – 30oC nồng độ ethanol khoảng 6 – 12% (trong môi trường dinh dưỡng có glucose). 

Tùy từng loại vi khuẩn, khi nồng độ ethanol trong môi trường không đủ thì sẽ xảy ra sự tổn thất acid acetic do phản ứng oxy hóa acid acetic bởi vi khuẩn:

CH3COOH + O2 → 2CO2 + 2H2O

Tác nhân vi sinh vật chủ yếu trong quá trình lên men acetic là vi khuẩn acetic, được xếp vào giống Acetobacter. Chúng là những trực khuẩn tương đối lớn, không chuyển động không có bào tử, hô hấp hiếu khí bắt buộc, nhiệt độ thích hợp là 30 – 35oC.

Vi khuẩn acetic và quá trình oxy hóa ethanol thành acid acetic. Chúng được ứng dụng rộng rãi để sản xuất dấm ăn, nước giải khát, bánh mì đen, vitamin C,… 

Tuy nhiên, vi khuẩn acetic có thể nhiễm vào nhiều công đoạn trong chế biến thực phẩm. Chúng gây hư hại nhiều cho nguyên liệu và thành phẩm. Đặc biệt là trong công nghiệp sản xuất rượu, bia, bánh mì, đồ hộp,…

Đọc thêm về lên men Lactic
Tagged under:

Dùng tinh bột nghệ đúng cách





Tinh bột nghệ là gì? Cách phân biệt tinh bột nghệ và bột nghệ

Tinh bột nghệ chính là thành phẩm cuối cùng sau khi đã sàng lọc chất sơ, loại bỏ các tạp chất và tách tinh dầu ra khỏi bột nghệ - vốn làm từ củ nghệ tươi.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng công nghệ nano trong quá trình sản xuất tinh bột nghệ để tạo ra tinh bột nghệ có hàm lượng dưỡng chất cao nhất có thể.

Tinh bột nghệ: thường có màu nhạt và độ mịn cao hơn; mùi thơm dễ chịu (không bị gắt).

Bột nghệ: thường có màu sậm hơn (tùy mỗi loại nghệ mà có màu vàng, màu đỏ hay màu đen); mùi khá gắt.

Chọn loại tinh bột nghệ phù hợp

Hiện nay có 3 loại tinh bột nghệ:

Tinh bột nghệ vàng: được chiết suất từ củ nghệ vàng; mùi nghệ thoang thoảng; vị đắng nhẹ.

Tinh bột nghệ đỏ: được chiết suất từ củ nghệ có màu vàng cam, vàng đỏ; mùi nghệ hơi nặng; vị hơi đắng.

Tinh bột nghệ đen: được chiết suất từ củ nghệ đen (gọi là Nga truật); mùi hơi bị hăng; vị đắng.

Mỗi loại tinh bột nghệ sẽ phù hợp với đối tượng và cho hiệu quả sử dụng khác nhau, nên bạn cần chú ý đến việc chọn loại tinh bột nghệ phù hợp cũng là một trong những cách uống tinh bột nghệ đúng cách!

Ví dụ: Người bị bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày thì nên uống tinh bột nghệ đen – được pha với mật ong nước ấm) trước bữa ăn. Vì nghệ đen kích thích hệ tiêu hóa và tăng trương lực ống tiêu hóa, đồng thời lượng Curcumin cũng ít so với tinh nghệ vàng, nên sẽ tác dụng nhẹ nhàng lên hệ tiêu hóa.

Nếu muốn làm đẹp thì bạn nên chọn tinh nghệ vàng vì hàm lượng Curcumin nhiều hơn – nghĩa là nó thúc đẩy quá trình đẹp da nhanh hơn.

Hệ quả của việc uống tinh bột nghệ sai cách

Sử dụng quá liều lượng: làm cho cơ thể dễ bị tiêu chảy, nóng trong người, hay đổ nhiều mồ hôi,…
Không bổ sung thêm các vitamin tổng hợp (nhất là có chứa chất piperine) để tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ tinh bột nghệ.

Không chú ý đến đối tượng sử dụng tinh bột nghệ. Chẳng hạn, phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang bị rong kinh hay đang phải dùng thuốc liên quan đến máu, thì không nên dùng tinh bột nghệ. Vì nó sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng máu khó đông do chất acid và nhựa có trong tinh nghệ.

Làm sao để uống tinh bột nghệ đúng cách?

  • Chọn thời điểm uống tinh bột nghệ
  • Nên uống vào buổi sáng.
  • Uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
  • Nếu uống sau bữa ăn thì khoảng hơn 1 tiếng mới uống.
  • Nếu uống sau bữa ăn nhẹ (thường gọi bữa ăn dặm), thì khoảng chừng 20 phút.
  • Điều chỉnh liều lượng tinh bột nghệ tiêu thụ
Bạn chỉ nên dùng khoảng 2 ly tinh bột nghệ được pha vào mỗi ngày.

Mách bạn: 1/2 muỗng cà phê tinh bột nghệ + 250 ml nước ấm.

Vì nếu sử dụng quá liều, cơ thể sẽ phải chịu ảnh hưởng tác dụng phụ của tinh bột nghệ như tiêu chảy, bị thiếu sắt (đối với những ai mẫn cảm), buồn nôn

Lưu ý: 

Tránh dùng chung với thuốc tây

Tránh dùng khi bị bệnh liên quan đến máu

Bài viết mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề đặc biệt liên quan đến sức khỏe xin hãy hỏi trực tiếp bác sĩ.