Tắm nước gừng là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng cho trẻ em trong mùa đông nhằm làm ấm cơ thể.
Gừng là một loại gia vị có tác dụng chữa được một số bệnh liên quan về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy hay cảm lạnh. Ngoài ra, gừng còn có khả năng giãn mạch, kích thích tiết mồ hôi, giảm đau nhức đầu và giảm triệu chứng ho.
Nước cốt gừng có tác dụng làm giảm đau nhức các bệnh về khớp, làm ẩm, lưu thông tuần hoàn ngoại biên, hạn chế tối đa sự tê dại cóng buốt ngón tay và ngón chân.
Ngâm chân, tay bằng nước ấm hòa cùng nước cốt gừng hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn có nhiều ích lợi cho cơ thể như làm dịu cơn cao huyết áp, tạo kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho não.
Thành phần
- Gừng ta
- Muối hồng
- Tinh dầu tràm trà nguyên chất. Trong cây tràm trà có chứa chất α-Terpineol một chất có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên giúp ngừa cảm mạo, trúng gió, trị ho, ức chế virus… Xuất phát từ công dụng của chất α-Terpineol có trong cây tràm trà người ta đã dùng chất này làm thành phần chế biến ra nhiều loại thuốc có tác dụng ức chế virus cúm H5N1 và một số loại thuốc được sử dụng phổ biến đặc biệt trong mùa cao điểm của dịch cúm, sốt....
- Tinh dầu tỏi nguyên chất
Công dụng
- Hỗ trợ giữ ấm cơ thể
- Hỗ trợ phòng tránh các vấn đề về đường hô hấp
- Hỗ trợ phòng viêm mũi, sổ mũi, tiêu đờm, hạ sốt.
- Hỗ trợ ngăn ngừa mẩn ngứa, rôm sảy.
- Giúp ngủ ngon, chống giật mình, cứng xương khớp.
Cách làm
Gừng ta rửa sạch, để ráo nước.
Thái mỏng và cho vào máy xay nghiền lấy nước
Cách dùng
- Pha với nước ấm để tắm hoặc ngâm chân ( tỷ lệ: 20-30ml cốt với 10-15 lít nước ấm)
- Với trẻ dưới 5 tháng tuổi pha 2 nắp chai cho 10-15 lít nước ấm
Bảo quản
- Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Đậy nắp kỹ sau khi sử dụng.
Lưu ý khi tắm
Tuy nước cốt gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi thực hiện tắm cho bé thì phụ huynh cũng cần ghi nhớ một số điều sau để đạt hiệu quả tối ưu nhất:
Hạn chế thời gian tắm: Thời gian tắm cho bé tốt nhất là từ 5 - 10 phút nhằm đảm bảo lỗ chân lông trẻ giãn nở. Kéo dài thời gian tắm có thể gây nhiễm nước và tăng nguy cơ bị bệnh nghiêm trọng hơn.
Sử dụng lượng gừng vừa đủ: Đối với làn da nhạy cảm của bé, đặc biệt là bé sơ sinh, không nên sử dụng quá nhiều gừng để tránh làm nóng da bé, gây khó chịu và dị ứng.
Uống nước trước khi tắm: Nếu bé bị cảm, sốt, hãy cho bé uống một cốc nước ấm hoặc nước ấm có thêm một lát gừng trước khi tắm. Điều này giúp điều hòa cơ thể bé, kích thích hệ tiêu hóa và bổ sung lượng nước cần thiết.
Ngâm chân cho bé bằng nước gừng: Nếu bé không thể tắm, có thể cho bé ngâm chân trong nước gừng ấm trong khoảng 20 phút để giúp chữa cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu và giải độc cho bé.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi tắm nước gừng cho bé, nếu bé mắc bệnh hoặc phụ huynh không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của bé, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Duy trì tắm nước gừng vào mùa lạnh: Trong mùa lạnh, bé dễ mắc bệnh và giảm nhiệt cơ thể. Do đó, nên duy trì tắm nước gừng cho bé 2 lần/tuần để tăng sức đề kháng và giữ ấm cho cơ thể bé.