06/19/20 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under: ,

Kiểm Nghiệm Mật Ong Ở Đâu?


1. Tại sao phải kiểm nghiệm mật ong

Kiểm nghiệm mật ong là công việc bắt buộc cần phải làm của một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa, tiến hành thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, hay công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Kiểm nghiệm mật ong là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm, giúp nhà nước quản lý nguồn hàng trên thị trường cũng như giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng mật ong và các sản phẩm từ mật ong.

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong theo quy chuẩn hiện hành

Hiện nay, toàn bộ các quy định, tiêu chuẩn về kiểm nghiệm mật ong đều dựa vào TCVN 5267-2:2008 và TCVN 5267:1990  là hai trong những tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về mật ong liên quan đến kiểm tra chất lượng mật ong

2.1 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu cảm quan:

Mật ong được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên loại hoa mà ong lấy mật. Khi xét tới chỉ số cảm quan của mật người ta thường đánh giá qua 3 yếu tố là: Màu sắc, mùi vị, trạng thái. Theo đó:

Phân loại

(Dựa vào loại hoa mà ong lấy mật)

Chỉ tiêu màu sắc

Chỉ tiêu Mùi vị

Chỉ tiêu trạng thái

Mật ong hỗn hợp

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên màu sắc từ vàng nhẹ đến vàng sẫm

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên vị từ ngọt nhẹ tới khé

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa cao su

Từ vàng sáng đến vàng nâu

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa rừng

Từ vàng đến sẫm nâu

Vị thơm hắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa café hoặc hoa chôm chôm

Từ vàng sáng đến vàng sẫm

Vị ngọt sắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa vãi hoặc nhãn

Từ vàng đến vàng nâu

Vị hoa vải, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa sú vẹt

Vàng sảnh đến vàng chanh

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa tràm

Vàng đậm đến nâu

Vị ngọt nhẹ

Lỏng sánh nhưng không trong

Hoa cỏ lào

Vàng nhạt đến vàng sậm

Vị thơm sắc

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng xốp

Hoa bạc hà

Màu vàng chanh đặc trưng

Hoa bạc hà, ngọt khé

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng mỡ

Hoa chôm chôm

Vàng nhạt đến sẫm màu

Vị ngọt khé

Lỏng-sánh, trong

Hoa táo

Vàng tới nâu sẫm

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa bạch đàn

Màu nâu đỏ đặc trưng

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa vải

Màu vàng chanh

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa nhãn

Màu vàng nhạt

Vị ngọt sắc

Lỏng-sánh, trong

Chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong

2.2 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu hóa lý:

Các chỉ tiêu hóa lý liên quan tới đánh giá chất lượng của mật ong dựa trên các chỉ tiêu sau:

  • Độ ẩm sản phẩm mật ong từ 20-23%
  • Hàm lượng nước tối đa chiếm 21-23% khối lượng mật
  • Hàm lượng đường khử tự do tối thiểu chiếm 65-70% khối lượng
  • Đường Sacaroza chiếm không quá 5% khối lượng
  • Độ axit trong mật ong  không quá 5
  • Độ NaOH 1N/kg không quá 5
  • Chỉ số diataza tối thiểu từ 7 tới 8 (đơn vị Gote)
  • Hàm lượng HMF tối đa từ 20 tới 40 (mg/kg)
  • Lượng chất rắn không tan trong nước tối đa 0.1% khối lượng

Ngoài ra, thành phần hóa lý của mật ong bao gồm hai loại đường chính là fructoza và glucoza cùng với các loại axit hữu cơ, các loại enzyme và các hạt rắn trong quá trình thu gom mật và mật ong khi được kiểm nghiệm không được phép pha trộn bất cứ chất nào, hương vị, mùi thơm không được có mùi lạ, mùi hư hỏng hấp thụ từ bên ngoài. Mật ong không được lên men hoặc bị sủi bọt. Phải tinh khiết không chứa phấn hoa hoặc các thành phần lạ trong quá trình thu gom mật.

2.3 Kiểm nghiệm mật ong – các chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh:

Dưới đây là 8 chỉ tiêu vi sinh phổ biến khi kiểm nghiệm mật ong thường áp dụng là:

STT

Tến chỉ tiêu

1

TPC

2

Coliforms

3

E.coli

4

S.aureus

5

Cl.perfringens

6

Salmonella

7

V.parahaemolyticus

8

Tổng số nấm men, nấm mốc

Kiểm nghiệm giám định mật ong năm 2019


Địa chỉ kiểm nghiệm mật ong tin cậy: ĐỊA ĐIỂM KIỂM NGHIỆM MẬT ONG


Tagged under:

Táo Bón Ở Trẻ Em Và Cách Cải Thiện

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị.


1. Nguyên nhân nào khiến cho trẻ em bị táo bón?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

Nguyên nhân thực thể bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột...

  • Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
  • Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
  • Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
  • Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

Nguyên nhân chức năng bao gồm:

  • Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
  • Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
  • Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
  • Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
  • Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón?

Khi trẻ em bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn lâu dần khi các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.

Táo bón ở trẻ em là tình trạng con bạn có thể:

  • Đại tiện ít hơn hai lần một tuần
  • Phân cứng, khô, thành cục
  • Khó khăn hoặc đau đớn khi cơ thể đẩy phân ra ngoài
  • Con cũng có thể nói cho bạn biết rằng trẻ có cảm giác là chưa ra hết phân.

Trong các trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện đau ngứa thậm chí là máu tươi trong phân nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn.Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.

Các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,... có thể xảy ra do tình trạng táo bón nặng gây nên.

Đặc biệt khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa thậm chí có thể gây chảy máu.

3. Điều trị táo bón ở trẻ

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nặng cần cho trẻ uống đủ nước, rau. Ngoài ra nên dạy cho trẻ có thói quen đi vệ sinh không được nhịn. Bên cạnh việc bổ sung nước cũng như chất xơ. Cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Đối với trẻ đang bú mẹ: thì nên cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước... Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.
  • Đối với trẻ ăn dặm: Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc... thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến bé bị táo bón.
  • Trẻ lớn hơn: Nên tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau củ quả cũng như tránh việc nhịn đi ngoài để đảm bảo trẻ không bị táo bón. Mật Ong Lên Men (MOLM) là một trong những sản phẩm hỗ trợ cho các bé có thể cải thiện được tình trạng táo bón. Nhưng MOLM chỉ dùng cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên. 

Bé dùng mật ong lên men có thể cải thiện tình trạng táo bón ngay ở ngày hôm sau. 

Cho trẻ vận động thường xuyên

Điều trị táo bón
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Với trẻ sơ sinh thì tập cho các bé các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân.

Với trẻ lớn hơn thì khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tham gia các môn thể thao, tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.

Cho trẻ đi khám bác sĩ

Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu... Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.