Câu 1. Mật hôm nay sao đặc vậy? lỏng vậy? màu nhạt vậy? màu đậm vậy? ít thơm vậy?
- Màu sắc và độ đặc lỏng mùi thơm của mật ong phụ thuộc vào loài hoa mà ong hút mật, thời gian lấy mật,thơi tiết vì vậy màu sắc và độ đặc lỏng mỗi loại khác nhau. Nhưng chất lượng và mùi vị không ảnh hưởng, nếm thử mật có vị thơm, ngon, thanh nhẹ thì đó là mật tốt.
Ví dụ: Mật ong hoa café thì màu sáng hơn và đặc hơn so với mật ong hoa nhãn, vải, tràm. Mật bạc hà màu vàng chanh (có nhiều những ánh xanh) mà các loại mật khác ko có.
Mật tràm tiết từ lá sẽ ít thơm hơn mật lấy từ hoa.
Câu 2. Mật ong nhà tui sao mà sủi bọt quá trời
- Sủi bọt là hiện tượng bình thường của mật ong nguyên chất.
Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi khi vừa mới thu hoạch luôn có 1 lượng khí bọt màu trắng. Thường thì mat ong rừng sẽ có nhiều bọt hơn mật nuôi. Mật ong mua trong siêu thị, nó hầu như không có bọt, nhìn rất trong và tinh khiết vì đã được xử lý công nghiệp để lọc hết phấn hoa cũng như nhộng non.
Tuy nhiên mật ong đã qua xử lý nhiệt lại làm mất một lượng dinh dưỡng vô cùng lớn vì không còn những tinh chất quý hiếm như mật ong nguyên chất ban đầu. Vậy nguyên nhân tạo bọt đầu tiên ở đây là do lượng phấn hoa ong cũng như sáp ong còn tồn lại đâu đó trong mật gây nên. Nó không phải phản ứng hóa học độc hại gì nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng mật.
Mật ong chưa qua xử lí còn chứa một số lợi khuẩn gây nên hiện tượng lên men tự nhiên của mật ong. Đây cũng chính là nguyên nhân sinh ra bọt khí.
Đọc thêm: https://www.matongphuongnam.com/2020/06/mat-ong-bi-sui-bot-la-bi-gi.html
Câu 3. Làm sao để nhận biết được mật ong nguyên chất có pha hay không?
Có nhiều phương pháp phân biệt mật ong thật giả như:
- Bỏ vào ngăn đá tủ lạnh (không phải ngăn mát nhé, vì ngăn mát là điều kiện lý tưởng để mật ong kết tinh) mật sẽ không đông, chỉ sệt lại. Để ra ngoài tầm 5 phút mật sẽ về trạng thái ban đầu đó là mật ong không pha. Ví dụ: nếu mật ong có pha nước chẳng hạn thì khi để 1 thời gian nước và mật sẽ tách thành 2 phần khác nhau, vì khối lượng riêng chúng khác nhau, nước trong ngăn đá sẽ bị đông, còn mật thì không
- Quan trọng nhất là khi sử dụng mật ong ngon bạn sẽ thấy vị thơm đặc trưng, ngọt thanh, dễ chịu.
Đọc thêm: Phân biệt mật ong giả thật của người Ấn Độ
Câu 4. Tui mới mua mà mật ong của bạn bị đóng đường, mật này pha đường nhiều quá
- Mật ong vẫn cho ăn đường chứ không phải không có nhưng cho ong ăn vào giai đoạn không có hoa, cho ăn để duy trì sự sống cho ong. Trung bình 1 thùng ong ăn 1 ngày hết khoảng 10kg đường còn có mật phán hoa, sữa bột sữa đặc…Nếu cho ăn như thế để lấy mật và ong tự đi hút mật ong về làm mật thì cách nào kinh tế hơn????
Câu 5. Mật ong thật kiến sẽ ko bu?
Thành phần của mật ong đạt chuẩn thì hàm lượng đường Glucose và Fructose chiếm hơn 60%. Đây là loại đường đơn rất tốt cho sức khỏe và không khiến bạn tăng cân béo phì, giúp ổn định đường huyết. Hơn nữa sự thật mật ong đã có đường thì tất nhiên kiến rất thích. Ngoài ra, khi thử mật ong từ các loại hoa như: hoa nhãn, hoa cà phê, … với hương thơm ngọt ngào, sánh đậm càng khiêu khích loài kiến hơn. Nếu có cơ hội xem quá trình khai thác mật ong bạn để ý kĩ đều sẽ thấy những giọt mật rơi, và không lâu sau sẽ thấy kiến bu rất nhiều, đặc biệt là mật ong trong tự nhiên nguyên chất.
Vậy lý do nào mà kiến không bu mật ong?
Nếu ong có nhiều loài khác nhau thì kiến cũng không ngoại lệ, có ong mật chuyên hút mật hoa nhưng cũng có loài chuyên “ăn thịt” như: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng, ong đất,... Chúng thường hay ăn sâu bọ hoặc săn ong khác làm thức ăn cho chúng. Đó gọi là sự phân hóa theo loài.
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 20 loài kiến. Tùy vào đặc tính của từng loài mà thức ăn của chúng sẽ khác nhau.. Nguồn thức ăn của kiến rất đa dạng, một số ăn hạt giống, nấm (thực vật), động vật (côn trùng) hay có loài chỉ thích ăn những thứ có vị ngọt nên ưa thích đồ ngọt như đường, mía.Vì vậy, kiến không bu khi thử mật ong không có nghĩa là mật ong giả và không đồng nghĩa thử mật ong thật kiến sẽ kéo đến bu đầy. Nhưng cũng đừng vội mừng khi thử mật ong của bạn không bị kiến bu nhé, rất có thể đó là mật ong đã qua xử lí công nghiệp.
Câu 6. Mật ong rừng tốt hơn mật ong nuôi
TS. Phùng Hữu Chính, cho biết, mật ong rừng có hai loại là mật ong sống dã sinh và mật ong đặt nuôi ở rừng.
Tuy nhiên, mật ong sống dã sinh, tự nhiên ở rừng hầu như không còn nữa. Hiện nay, nguồn mật ong rừng chủ yếu lấy từ các đàn ong được đặt nuôi ở rừng, làm mật từ phấn hoa rừng.
- Thực tế thì mật ong rừng và mật ong nuôi chất lượng không khác nhau là mấy. Nếu khác đi chăng nữa là mật ong nuôi lấy từ chuyên 1 loại hoa, mật ong rừng lấy nhiều loài hoa tạp. Nếu người dễ bị dị ứng thì dùng mật ong rừng dễ bị hơn.
- Mình nghĩ mọi người nên dùng mật ong nuôi vi chất lượng không khác nhau. Mặc dù vì mật ong rừng không chủ động nguồn cung nên giá cao, còn mật ong nuôi chủ động nguồn cung nên giá thấp hơn.
Câu 7: Mật ong bị biến thành màu đen là tại sao?
Nhiều người thắc mắc mật ong có màu đen có phải là mật ong nguyên chất hay không.
Khi đề cập đến mật ong có màu sậm đen, chúng ta cần thử mật ong khi mới thu hoạch có màu sậm tự nhiên và mật ong bị sậm màu do để lâu.
Mật ong có nhiều màu sắc khác nhau theo từng loài hoa đặc trưng mà ong hút mật như vàng óng, nâu cánh gián, nâu đen, nâu thẫm,... đồng nghĩa cũng phụ thuộc vào phấn hoa. Dù mật ong có màu gì lúc ban đầu vẫn sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, cho nên mật có màu sậm như màu đen là hết sức bình thường. Vì vậy, không thể đánh giá chất lượng mật dựa vào màu sắc, thậm chí các loại mật sậm màu chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn.
Đọc thêm: Tại sao mật ong bị chuyển màu theo thời gian
Câu 8: Mật Ong để tủ lạnh có bị đông không? có bị đóng đường không?
Thực tế thì phần lớn (hơn 95%) các loại mật ong nguyên chất khi để ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (6 – 20 độ C) sẽ có hiện tượng kết tinh, còn nếu thử mật ong để nhiệt độ lạnh trong một thời gian dài mà không kết tinh (trừ một số loại mật kết tinh chậm như mật keo, mật nhãn…) thì có khả năng cao là đã bị pha trộn xi-rô đường hoặc các chất tương tự.
Đọc thêm: Hiện tượng kết tinh ở mật ong
Hiện tượng kết tinh hay còn gọi là đóng đường là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm cả hạt mịn và hạt to/thô). Đầu tiên mật ong kết tinh ở dạng mịn, sau đó chuyển sang kết tinh dạng hạt. Kết tinh có nhiều hình dạng khác nhau (kết tinh dưới đáy chai, hoặc miệng chai, hoặc cả phần đáy & phần chai).
Đây là một hiện tượng rất bình thường ở mật ong tự nhiên nhưng nếu không hiểu rõ, hiện tượng này dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng: khi thấy mật ong kết tinh, nhiều người nhầm tưởng là mật ong không nguyên chất hoặc bị trộn đường.
Hiện tượng kết tinh hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng mật ong mà còn là dấu hiệu cho biết đó là mật ong nguyên chất và chưa qua xử lý.
Tại sao mật ong lại bị kết tinh?
Đơn giản vì hai thành phần cấu tạo chính của mật ong là đường glucose và fructose (70%), dưới 20% còn lại là nước.
Lưu ý: thành phần của mật ong là đường đơn, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, khác với đường mía sucrose. Nếu đúng mật ong nguyên chất không bị trộn đường hoặc không cho ong ăn đường, tỷ lệ sucrose phải luôn dưới 5%.
Vì vậy, nếu chỉ xét về tính chất hóa học, lượng đường glucose/fructose trong mật lớn hơn nhiều so với thành phần nước để trung hòa. Dưới nhiệt độ lạnh, glucose tách khỏi nước làm hình thành hiện tượng kết tinh.
Những thông tin này một lần nữa khẳng định với bạn: khi thử mật ong kết tinh là hiện tượng rất bình thường ở mật ong nguyên chất tự nhiên, không ảnh hưởng đến chất lượng mật nên bạn không phải lo lắng nhé!
Vì sao tốc độ kết tinh của các loại mật ong khác nhau?
- Nguồn mật hoa: Các loại mật ong khác nhau có tỷ lệ glucose so với fructose khác nhau (tỷ lệ glucose/fructose càng cao thì tốc độ kết tinh càng nhanh), tùy thuộc vào nguồn hoa/lá ong lấy mật. Mật lá (mật cao su) kết tinh ở nhiệt độ thường. Mật hoa (mật café) kết tinh ngay khi bảo quản ngăn mát tủ lạnh, mật nhãn, keo kết tinh ít và chậm hơn.
- Nhiệt độ và độ ẩm khi bảo quản mật:
Dưới 5 độ C: mật ong rất khó kết tinh (ví dụ như để vào ngăn lạnh của tủ lạnh, mật chỉ đặc và dẻo lại, không kết tinh)
Từ 6-20 độ C (chẳng hạn để Ngăn Mát tủ lạnh, hoặc thời tiết mùa Đông của miền Bắc): mật ong rất dễ bị kết tinh
Trên 27 độ C đây là ngưỡng làm cho kết tinh bị tan chảy, nếu bảo quản mật ong ở nhiệt độ này, mật không bị kết tinh. Nhưng nếu bảo quản ở nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật.
Làm thế nào để mật kết tinh trở lại trạng thái ban đầu?
Khi mật ong kết tinh, bạn có thể làm mật ong trở lại trạng thái lỏng bằng cách ngâm nguyên chai mật ong vào nước ấm (40-50 độ C).
Có loại mật ong nào không bị kết tinh không?
Theo lý thuyết thì phần lớn mật ong đều sẽ kết tinh nếu để nhiệt độ lạnh, chỉ là nhanh (vài ngày) hay chậm (hơn 6 tháng), cũng có một số ít mật ong không bị kết tinh do nguồn hoa đặc biệt nhưng số lượng rất hạn chế 5-10%.
Còn nếu mật ong thông thường, đặc biệt mật ong có nguồn gốc nhiệt đới, nếu để nhiệt độ lạnh từ 6 - 20 độ C trong thời gian dài mà không bị kết tinh, có khả năng cao là:
Thử mật ong bị trộn xiro đường hoặc các chất tương tự với tỷ lệ cao. Bạn hãy thử làm 1 thí nghiệm nhỏ là bỏ hũ mạch nha hoặc xiro đường vào ngăn mát tủ lạnh, và bạn sẽ không thấy bị kết tinh lại?
Mật loãng (thủy phần trên 22%, độ đặc tiêu chuẩn để bảo đảm tốt nhất lượng khoáng chất, vitamin và các lợi ích cho sức khỏe là dưới 20%). Nếu khai thác mật non, không đủ độ đậm đặc tiêu chuẩn thì sẽ không bảo quản được mật trong thời gian dài ở nhiệt độ thường. Mật ong càng loãng thì càng khó kết tinh, nhưng sẽ bị lên men (hiện tượng mật có khí gas) làm chua mật và không để lâu được. Đây cũng phần nào lý giải tại sao mật ong rừng không bị kết tinh nhưng rất loãng, khi để lâu, mở chai mật ong có khí gas và có vị chua đặc trưng.