07/12/20 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

10 giống Sâm Qúy Ở Nước Ta Mang Gía Trị Sức Khỏe



Sâm Việt Nam được biết đến có một số loại giá trị cao gấp 3-4 lần sâm Hàn Quốc như sâm Ngọc Linh nhưng còn rất nhiều loại sâm giá trị cao mà bạn chưa biết.

Nước Việt Nam ta 70% là đồi núi và có vô vàn thảo dược quý ít hoặc chưa được biết đến trong đó có rất nhiều loại sâm Việt Nam giá trị được khoa học chứng minh chẳng thua kém sâm Hàn Quốc trồng mà giá thành có khi chỉ bằng 1/10 sâm Hàn Quốc.

1. Sâm Ngọc Linh – Loại Sâm Việt Nam tốt nhất thế giới chỉ có ở Việt Nam

Sâm Ngọc Linh đây là loại sâm thứ 20 được các nhà khoa học tìm thấy trên thế giới. Cây chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét so với mực nước biển trở lên. Cây được phát hiện lần đâù ở Việt Nam vào năm 1973 trên đỉnh núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).

Cây thân thảo sống lâu năm có nơi đào được cây gần 100 năm, cây cao 40 cm – 100 cm, thân rễ, có các sẹo và các đốt khúc như đốt cây trúc, màu lục hoặc hơi màu tím, kích thước đường kính thân độ 4-8mm.

Sâm Ngọc Linh còn có nhiều tên gọi là sâm Việt Nam, sâm Trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), sâm Khu Năm (sâm K5), củ cây ngải rọm con hay cây thuốc giấu.


Tại sao sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới?

Cây sâm Ngọc Linh các bộ phận của cây được nhiều nhà khoa học đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Rất nhiều nghiên cứu khoa học từ năm 1978 của Bộ Y Tế nước ta, Sâm Ngọc Linh phân tích có số lượng chất Saponin cao hơn rất nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới.

Các nhà khoa học xác định được có 52 loại Saponin trong rễ, thân và lá, trong đó có 26 chất Saponin có cấu trúc hóa học tương tự trong sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, sâm Nhật Bản và 26 chất Saponin có cấu trúc mới, hoàn toàn không tìm thấy trong các loại sâm khác.

Như vậy so với các loại sâm so sánh trên thì Sâm Ngọc Linh là một trong những loại cây sâm có hàm lượng chất Saponin nhiều nhất. Ngoài ra, các bộ phận của sâm như lá, thân (cọng) Sâm Ngọc Linh cũng đã phân lập được 19 Saponin Dammaran và trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới chưa từng được phát hiện.

Các thành phần khác khi phân tích trong Sâm Ngọc Linh cho thấy có tới  20 chất khoáng, vi lượng 17 acid amin và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

2. Sâm Dây Kon Tum 

Sâm dây Ngọc Linh hay còn gọi là Hồng Sâm hay Hồng Đẳng Sâm là 1 loại dược liệu Quý hiếm của vùng đất Ngọc Linh chỉ sau mỗi Sâm Ngọc Linh. Sâm dây Kontum Ngọc Linh cùng họ với đẳng sâm nhìn màu sắc khá giống đẳng sâm rừng Tây Bắc. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu chứng minh Sâm Dây Kontum Ngọc Linh chứa hàm lượng saponin cao hơn hẳn đẳng sâm.

Cây thường mọc trong các cánh rừng thưa dưới những cây to. Đây là một dược liệu quý không thể thiếu trong những thang thuốc “thập toàn đại bổ” đã được nhiều lương y tin dùng suốt hàng nghìn năm qua.


Tác dụng của sâm dây Ngọc Linh

Từ xa xưa, trong Y học cổ truyền các thầy lang y đã biết dùng củ sâm dây phơi khô để dùng trong các thang chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, con người đã biết tách chiết riêng những thành phần có tính chất dược trong củ sâm tạo thành thuốc, hoặc nước uống. Công nghệ tách chiết hoạt chất đã giúp cho việc không phải sử dụng nguyên củ sâm cùng những thành phần không có công dụng chữa bệnh cũng như bồi bổ sức khoẻ.

Trong thành phần của củ sâm dây Kontum Ngọc Linh chứa thành phần chủ yếu là saponin. Ngoài ra còn có: stigmasterol, α-spinasterol, inulin, fructose, choline, caproic acid, enanthic acid, pinen và các alkanloid. Trong củ sâm dây chứa nhiều loại acid amin  (khoảng 17 loại).  Tuy liều lượng không cao nhưng mang đầy đủ các loại acid amin cần thiết cho cơ thể.

Điểm qua những tác dụng tuyệt vời của sâm dây Kontum Ngọc Linh như sau

  • Giúp tăng cường sức khỏe, da dẻ hồng hào
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ngon miệng trong bữa ăn, cải thiện giấc ngủ
  • Giúp tinh thần minh mẫn tăng hiệu quả làm việc
  • Tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan
  • Tốt cho người bị yếu sinh lý, cơ thể suy nhược

Các cách dùng sâm dây Ngọc Linh

Sâm Dây Ngọc Linh được dân chơi đồ ngâm rượu săn lùng và ưa thích ngâm rượu trưng bày trong nhà đẹp không thua kém sâm Hàn Quốc là bao nhiêu. 

Ngoài ra Sâm dây Ngọc Linh dùng sắc nước uống giúp tăng cường sức khỏe và bồi bổ cơ thể, giúp an thần và ăn ngon miệng dễ ngủ hơn.

Có thể nấu cháo với sâm dây tươi hoặc khô – Nấu cùng với chân giò, gà ác, chim câu, gà ta, tim lợn…bồi bổ cơ thể cho người già, người mới ốm dậy, người bị suy giảm sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Cách ngâm sâm ngọc linh với mật ong lên men

3. Đinh lăng nếp lá nhỏ – Loại cây phổ biến trong gia đình Việt

Cây đinh lăng là loại trồng phổ biến trong các gia đình Việt nên cũng được coi là sâm Việt Nam. Cây đinh lăng  không chỉ làm cảnh hay sử dụng làm rau ăn  sống mà còn là một vị thuốc rất tốt có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều trị được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.


Công dụng của đinh lăng

Danh y  Hải Thượng Lãn Ông người đã gọi cây đinh lăng là cây  “sâm của người những nghèo” – sâm Việt Nam vì những giá trị dược tính quý như nhân sâm nhưng lại rẻ và dễ tìm vì được trồng nhiều ở nhà nhiều người dân Việt để làm cảnh và lấy lá ăn sống. 

Củ đinh lăng  có công dụng tăng sức khỏe, bồi bổ cơ thể, giúp bổ thận và tráng dương, giúp hỗ trợ điều trị bệnh sốt lâu ngày, bị háo khát hoặc đau tức ngực, bệnh đau nhức đầu, nước có tiểu vàng hoặc thiếu máu; chữa tắc tia sữa thiếu sữa

Ngoài ra lá cây sâm Việt Nam này cũng có tác dụng chống giật mình cho trẻ em, chữa tắc tia sữa

Phân tích khoa học trong củ đinh lăng tươi có chứa nhiều hoạt chất Saponin có nhiều giống như Nhân sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, và các vitamin quan trọng của cơ thể, ngoài ra củ của cây còn phát hiện có chứa khoảng 13 loại axit amin cơ thể  không thể thay thế rất quan trọng. Do đó sâm Việt Nam – đinh lăng có tác dụng rất tốt để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.

Cây đinh lăng giúp làm tăng trí nhớ cho bộ não và tăng cường sức khỏe cơ thể nên một số đơn vị y dược trong nước đã nghiên cứu và ứng dụng  chiết xuất các hoạt chất từ cây để làm thuốc hoạt huyết dưỡng não bán rất nhiều trên thị trường.

4. Tam thất Bắc – Thảo dược còn được ví là Kim Bất Hoán (Vàng không đổi)

Tam thất bắc thực chất là loại dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được du nhập và trồng nhiều ở Việt Nam cây được xếp vào họ sâm vì các thành phần hóa học phân tích có nhiều hoạt chất saponin là hoạt chất thường có trong nhân sâm.

Ngày xưa khi tam thất bắc chỉ mọc hoang thì loại thảo dược này được ví như quý hơn vàng có tác dụng bồi bổ sức khỏe tuyệt vời không thua kém gì sâm Hàn Quốc ngày nay khi việc trồng phổ biến thì giá trị của củ cũng bớt đi nhưng những củ tam thất hoang chúng tôi phải nói rõ là tam thất hoang loại ruột tím và ruột vàng thì giá trị chẳng thua kém sâm triều tiên là mấy thậm chí nhiều người bán sâm Ngọc Linh giả còn trà trộn để bán làm giả sâm Ngọc Linh

Ở Việt Nam Cây tam thất bắc được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang…ở những nơi có độ cao trên 1500 m so với mực nước biển khí hậu và thổ nhưỡng tốt nhất cho cây phát triển.

Các loại tam thất hoang ruột tím và ruột vàng có giá trị rất cao khoảng 3-5 triệu còn loại tam thất hoang ruột trắng lại không có giá trị gì.


Đọc thêm: Cách ngâm tam thất với mật ong lên men

Tác dụng của củ tam thất bắc

Theo các tài liệu Đông Y: Củ tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, có tính ôn, đi vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng giải nhiệt, làm mát, điều hòa chức năng của tạng và can, giúp hạ huyết áp và an thần.

Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như cao huyết áp, trong hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, chóng mặt hoa mắt, rối loạn tiền đình, …,tai điếc, tai ù tai, viêm họng.

Vì củ thuộc họ sâm nên có công dụng bổ bồi bổ cơ thể giúp tăng cường thể lực dùng cho người mới ốm dậy, những người già. Râu tam thất sử dụng tần gà cho sản phụ hoặc phụ nữ đang mang bầu rất bổ dưỡng.

Theo y học hiện đại tam thất với các thành phần chính là hoạt chất saponin tương tự nhân sâm Rb2, Rb1 nên có công dụng cực kỳ quan trọng giúp ngăn ngừa  và điều trị nhiều bệnh.

Có thể sử dụng dạng ngâm rượu, tẩm mật ong hay sắc thuốc uống đều rất tốt cho sức khỏe

Ngoài ra phải kể như các nguyên tố rất tốt cho sức khỏe mà phân tích trong củ tam thất thấy có Fe, Ca acid amin, sterol, đường.

5. Củ Đẳng Sâm – Bài thuốc giá rẻ thay thế Nhân Sâm

Củ đẳng sâm mọc phổ biến ở các tỉnh phía Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái…


Tác dụng của đẳng sâm rừng

Nhiều nhà khoa học đã thử nghiệm và phấn tích các thành phần của củ đẳng sâm rừng phát hiện các hoạt chất saponin tương tự nhân sâm nhưng ít hơn. Các thầy thuốc Đông y Việt thường sử dụng đẳng sâm để thay thế nhân sâm trong điều trị bệnh thông thường.

Về công dụng của loại sâm Việt Nam này có các tác dụng sau:

  • Đẳng sâm có công dụng chống mệt mỏi và tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường thời tiết nhiệt độ cao và các tác nhân ngoại cảnh khác.
  • Đối với hệ tiêu hóa, củ đẳng sâm có công dụng tăng cường trương lực của hối tràng và tăng cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ sử dụng.
  • Đối với hệ tim mạch: Sâm rừng giúp làm tăng cường độ co bóp của hệ tim, giúp tăng lượng máu cho não, chân và các bộ phận nội tạng.
  • Đối với máu và hệ thống máu: Củ Sâm rừng có công dụng làm tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
  • Ngoài ra, đẳng sâm rừng còn có tác dụng giúp hạ huyết áp.

6. Sâm cau rừng – Thảo dược bổ dương số 1 miền núi

Loại cây sâm Việt Nam này mọc ở vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam như ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái …

Cây dạng cây thân thảo dạng cỏ nhưng sinh trưởng và phát triển lâu năm bộ rễ to, có tên gọi khoa học là Curculigo Orchioides.


Tác dụng của sâm cau theo đông y

Theo Đông Y tiên mao – sâm cau tính ấm, có độc nhẹ, vị cay hơi đắng, đi vào kinh thận có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp cường gân cốt, trừ hàn thấp,chủ trị chứng dương suy và lãnh tinh.

Bổ thận tráng dương với sâm cau rừng

Tác dụng của sâm cau giúp quý ông sung mãn hơn trong chuyện chăn gối

Ở Ấn Độ người dân thường dùng sâm cau rừng làm thuốc bổ ngoài ra được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị ho , trĩ…

Công dụng của sâm cau qua các nghiên cứu hiện đại

Theo nghiên cứu y học hiện đại: Sâm cau rừng có tác dụng giúp tăng cường sức miễn dịch và giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong các điều kiện thiếu ô-xy; giúp trấn tĩnh trung khu thần kinh;

Tác dụng như một loại hormone sinh dục nam (tetoterol)

Thí nghiệm khoa học như sau:  tiêm cồn thuốc chiết suất từ củ sâm cau rừng cho con chuột cống thí nghiệm đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều lượng 10g / kg. Kết quả thu được là trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng

Tác dụng nữa của sâm Việt Nam này là giúp chống đột biến và làm ức chế sự phát triển và hình thành mới của một số loại tế bào ung thư .

7. Sâm Đá – Sâm xuyên đá loại sâm Việt Nam rát quý ít được biết đến

Đây là loại sâm Việt Nam rất quý thường mọc trên vùng núi đá vôi như ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…

Đặc điểm của củ sâm xuyên đá này khá nhỏ, có màu vàng nhạt. Thân nhỏ chỉ bằng cái đũa, nhưng củ của cây to hơn thân cũng chỉ bằng ngón tay trỏ. Mùi vị của củ thơm mát và dễ chịu và đặc trưng của saponin là một hoạt chất thường thấy trong các loại sâm.

Đặc điểm sinh trưởng của loài cây này cũng rất kỳ lạ khi còn nhỏ thì cây dài ra như các cây thân gỗ mọc thẳng tắp nhưng khi càng lớn thì phần ngọn của cây dài ra rồi mềm sau đó phát triển dạng như dây leo và mọc bám vào các cây gỗ lớn

Củ của cây cũng vậy càng lớn càng dài ra chứ không to ra, nếu củ mà to ra thì là củ ít năm tuổi do đó khi thu hoạch sâm này thì người ta chỉ cần nhìn vào củ là đoán được năm tuổi của củ.


Tác dụng của sâm đá – sâm xuyên đá

Theo các nghiên cứu của Cục Quân y Việt Nam đã về loài sâm này từ đã đánh giá hàm lượng chất Saponin tổng hợp rất cao chỉ thấp hơn  Ngọc Linh rừng tự nhiên một chút . Nhưng lại cao hơn sâm ngọc linh trồng 5 năm tuổi và sâm triều tiên trồng.

Đặc biệt là cả thân và lá của cây đều có chứa saponin thậm chí bằng 70% của củ.

Dù chưa có nhiều công trình khoa học công bố về loài sâm này nhưng đối với đồng bào dân tộc thì đây là loại sâm quý vì có khi đi rừng vài ngày mới được vài cân trong khi Trung Quốc lại thu mua rất mạnh loại sâm này có khi 500.000 nghìn đồng/kg mà không có hàng.

Vì có chứa các hoạt chất saponin nên Sâm đá có công dụng tái tạo tế bào mới, giúp cơ thể hồi phục và tăng cường sức khỏe nhanh chóng, giúp thể lực sung mãn và giải độc tố mạnh mẽ.

8. Sâm quy đá hay sâm đá – loại sâm giàu saponin

Sâm quy đá có nguồn gốc Trung Quốc nhưng được trồng rất nhiều ở Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu hay Đà Lạt…nơi có khí hậu mát mẻ nên cũng được xếp vào sâm Việt Nam.

Đặc điểm của sâm quy đá

– Sâm có vỏ ngoài màu đen củ dài

– Sâm quy đá có mùi thơm mạnh, củ vị ngọt, cay tính ấm.

– Sâm quy đá có chứa hàm lượng chất saponin lớn là hoạt chất thường có trong các loại sâm  giúp bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết.


Tác dụng của sâm quy đá

– Hỗ trợ điều trị các bệnh về máu như: thiếu máu, suy nhược  cơ thể.

– Sâm quy đá rất tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp.

– Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa, điều trị hiệu quả bệnh táo bón.

– Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.

– Tác dụng kích thích hoocmon sinh dục nam nữ.

– Sâm quy đá hỗ trợ điều trợ phong thấp, đau nhức xương khớp.

Thận trọng và chống chỉ định khi dùng sâm quy đá: Đầu rễ của củ có công dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu.

Khi dùng phối hợp sâm đá với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu.

Kiêng kỵ: Không dùng sâm quy đá cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.

9. Sâm bố chính – thổ hào sâm – nhân sâm Phú Yên thuốc bổ giá rẻ

Sâm bố chính loại sâm rất giống với sâm Hàn Quốc và đẳng sâm tuy công dụng không bằng nhưng là loại sâm rất tốt cho sức khỏe và được các thầy thuốc đông y ưa dùng để thêm vào các vị thuốc bồi bổ cơ thể, chữa thiếu máu…

Đặc điểm của sâm bố chính

Cây thảo cao 0,3-1m. Rễ mập thành củ to bằng ngón tay cái màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài.

Lá ở gốc hình bầu dục không xẻ, lá giữa và lá ngọn xẻ 5 thuỳ hình dải, cuống lá ngắn hơn phiến, có lông.

Hoa sâm bố chính màu hồng hay nâu đỏ, có pha ít màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá.

Quả hình trứng nhọn, có 5 mảnh vỏ phủ lông ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Hạt hình thận, màu nâu.

Cây ra hoa vào tháng 6-7.


Tác dụng của sâm bố chính

Sâm bố chính có Vị ngọt đắng, tính mát

Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn,

Sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản,

Kinh nguyệt không đều,

Đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư.

10. Sâm Đương Quy – Sâm quý bổ máu, bổ dưỡng cực tốt cho Phụ Nữ

Đương quy cũng có nguồn gốc Trung Quốc nhưng trồng nhiều ở Việt Nam vào những năm 60 nên chúng tôi cũng xếp sâm đương quy vào 1 trong 9 loại sâm Việt Nam.

Sâm đương quy được trồng nhiều ở Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai độ cao trên 1000 m so với mực nước biển nơi có khí hậu mát mẻ.


Tác dụng của sâm đương quy

Sâm đương quy là vị thuốc bổ máu, chữa tiêu hóa, xương khớp, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ rất phổ biến. Sâm đương quy có vị Ngọt, cay và ấm, Quy kinh Can, Tâm Tỳ.

Khoa học phân tích thành phần sâm đương quy thấy rằng loại sâm này chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12…Trong đó Vitamin B12 rất quan trọng trong việc sản sinh ra tế bào nhất là các tế bào máu

Cách dùng sâm đương quy

Có nhiều cách dùng trong đông y thường dùng dạng khô phơi khô dùng trong các bài thuốc chữa hội chứng do thiếu máu, loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, vô kinh, chảy máu tử cung, thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu, trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, trị ra mồ hôi trộm, trị bại liệt tứ chi và đau cột sống…

Ngoài ra sâm đương quy còn được dùng ngâm rượu trong đó nổi tiếng là bài ngâm rượu đương quy tửu hoặc ngâm rượu tươi hoặc ngâm rượu đương quy khô.

Để dễ uống ngâm các loại sâm với mật ong hoặc mật ong lên men sẽ có một sản phẩm bổ dưỡng bồi bổ sức khỏe cho gia đình. 

Chúc các anh chị chọn được loại dược liệu tốt cho cả nhà.