Cây nhàu dễ trồng, cho nhiều trái và đặc biệt lại mang nhiều giá trị sức khỏe. Theo đông y, trái nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Anh chị có thể làm cho mình bình rượu nhàu để chữa trị các bệnh dưới đây.
Tác dụng của rượu cốt trái nhàu:
- Hỗ trợ điều trị phòng ngừa bệnh gout, bệnh xương khớp, giảm nhức mỏi và đau cơ xương khớp. Sử dụng rượu trái nhàu giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau xương khớp như: đau vai gáy, nhức lưng, đau lưng,….. Thậm chí, nếu người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức, sưng tấy, viêm khớp,…rượu trái nhàu cũng hỗ trợ giảm bệnh hiệu quả.
- Hỗ trợ điều hoà huyết áp, hạ huyết áp cho người cao huyết áp.
- Giúp lợi tiểu, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
- Hỗ trợ giúp tóc óng mượt, chắc khoẻ hơn, làm sáng đẹp đối với làn da.
- Không ít người vẫn sử dụng loại rượu này như một phương thuốc để giảm các cơn đau. Đặc biệt là bệnh đau cơ, đau xương khớp, đau nửa đầu. Bên cạnh đó, loại rượu nàu còn tốt cho bệnh nhân bị huyết áp, tiểu đường.
1. Cách ngâm rượu trái nhàu tươi tốt nhất cho sức khỏe
Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu
Chọn bình ngâm rượu
Hiện nay các loại rượu đều được ngâm bằng bình thủy tinh. Nó vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Không nên chọn bình ngâm rượu bằng nhựa vì nó chứa nhiều tạp chất có hại.
Lựa chọn rượu để ngâm
Chọn rượu trắng với nồng độ trên 40 độ. Có thể dùng rượu nếp để ngâm vì nó sẽ tạo hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe.
Tiến hành làm trái nhàu ngâm rượu
Có 2 cách làm rượu nhàu là sử dụn trái nhàu khô hoặc trái nhàu tươi. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể từng cách mà các bạn có thể tham khảo.
Ngâm rượu trái nhàu tươi
Bước 1: Sau khi lựa chọn được trái nhàu, bạn rửa sạch qua 2 – 3 nước. Cần rửa nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước hay dập trái nhàu.
Bước 2: Để trái nhàu ráo nước rồi dùng dao bổ dọc trái nhàu giúp rượu ngấm vào trong quả dễ hơn.
Bước 3: Cho trái nhàu sơ chế vào bình rồi đổ rượu theo tỷ lệ 1kg tương ứng với 3 lít rượu. Sau đó đậy nắp ngâm trong 2 tháng là đã có thể sử dụng. Rượu trái nhàu ngâm lâu có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.
2. Cách làm rượu nhàu khô
Bước 1: Dùng rượu trắng hoặc nước trắng để rửa sạch trái nhàu khô rồi để ráo nước.
Bước 2: Sau khi sơ chế cho trái nhàu vào bình ngâm với tỷ lệ 1kg nhàu với 3 – 5 lít rượu nếp hoặc rượu trắng.
Bước 3: Đậy kín và đợi trong vòng 45 ngày là có thể sử dụng.
3. Cách ngâm trái nhau với mật ong lên men
Nguyên liệu:
Cách ngâm mật ong với trái nhàu
Bảo quản rượu trái nhàu như thế nào?
- Không để rượu dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Đặt bình rượu ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm thấp.
- Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản rượu là 25 độ.
Sử dụng rượu trái nhàu thế nào để mang lại hiệu quả?
Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 2 chén rượu trái nhàu vào trước bữa ăn. Uống đều mỗi ngày để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Tuyệt đối không được lạm dụng rượu bởi nó có thể gây ra nhiều nguy hại với sức khỏe người bệnh.
----------------------
Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm: