Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa: Chế biến thực phẩm

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế biến thực phẩm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế biến thực phẩm. Hiển thị tất cả bài đăng
Tagged under:

Cách làm mật táo cô đặc tại nhà

Nàng đã từng nghe đến mật táo chưa?

Mật táo chính là việc cô đặc nước táo từ những trái táo tươi mát, ngon lành tạo thành từng giọt vàng nâu óng ánh nơi đầu lưỡi. Vị ngọt của táo, vị chua nhẹ của vitamin C giúp lan tỏa khắp các giác quan. 

Lịch sử ra đời

Trong lịch sử, “mật táo” ra đời do người nông dân sau mỗi mùa thu hoạch táo bội thu rất cần 1 phương pháp chế biến và lưu trữ để ăn dần quanh năm. Bằng cách cô đặc những trái táo thơm ngon nhất, bạn sẽ có được một hũ mật táo 100% được làm từ táo tươi, có màu nâu vàng sánh óng ả. Thơm ngọt tới từng giọt. Hoàn toàn nguyên chất, không cần thêm đường hay bất cứ nguyên liệu nào khác. Mật táo có thể sử dụng thay thế cho đường kính để tạo vị ngọt nhưng rất thanh, khiến cho món ăn lành mạnh và thơm dịu rất ấn tượng.

Và hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tự làm mật táo cực dễ ngay tại nhà, hoàn toàn nguyên chất. Hãy làm thử mật táo, rồi dùng nó để chế biến thật nhiều món ăn khác thay cho đường, bạn sẽ thấy, món ăn được nâng tầm mùi vị lên rất nhiều. Các lớp mùi vị dày dặn thơm ngon quyến rũ hơn rất nhiều chứ không chỉ là vị “ngọt” phẳng lặng như đường thông thường. 

Ví dụ như khi bạn dùng mật táo để làm salad. 

Bạn sẽ cảm nhận được mùi vị của táo quyện trong từng lá xà lách và nguyên liệu khác bởi bạn dùng mật táo để làm xốt trộn, quyện cùng cả những lát táo tươi chín mọng thơm ngon vô cùng.

Hay trong món đồ uống mùa hè mát lịm này, mật táo khiến vị trà dày dặn hơn, mùi táo thơm ngào ngạt, vị chua dịu dàng của táo xanh, vị ngọt của táo chín đều “nằm trong” phần nước trà rất sâu sắc, thay vì chỉ là mùi vị của táo tươi được “infuse” cùng trà trong chốc lát!

Bí mật nhà nghề của một đầu bếp đấy, giờ mình chia sẻ với bạn 2 công thức tuyệt đỉnh này nha!

Đảm bảo Ăn là TỈNH! Mà muốn TỈNH hãy ăn TÁO =))))

Còn giờ thì cùng vào bếp với mình nhé. 

Các bước làm mật táo:

Bước 1: Trước hết là cân lấy 3kg táo 

Những trái táo giòn thơm chỉ cần rửa sạch, giữ nguyên vỏ và cắt thành các miếng nhỏ, bỏ hết lõi hạt.

Nếu bạn chưa biết thì vỏ táo chứa rất nhiều pectin - là chất xơ tự nhiên với thuộc tính tạo gel, đóng vai trò quan trọng giúp tạo độ sánh và được ứng dụng trong cô đặc mật táo, mứt táo, bơ táo đấy. Ngoài ra, trong y học, pectin còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa & đường ruột.

Bước 2: Ép lấy nước và lọc

Sau khi ép thì sẽ có rất nhiều bọt bã nên mình sẽ để bình nước ép nghỉ độ 5 phút để phần bọt bã này nổi hết lên trên, khi đó chỉ cần hớt bỏ đi, lát sên mật bao trong luôn

“Cẩn thận lọc lại bằng rây cho chắc”.


Bước 3: Sên dung dịch táo

Phần nước ép táo này bạn rây rồi rót vào một cái chảo chống dính rộng nha.

Chảo càng rộng thì nấu càng nhanh.

Đun ở lửa vừa cho đến khi nước táo sôi lăn tăn.

Không quên hớt tiếp bọt bã để thành phẩm mật trong vắt như nắng mới vừa lòng. 

Tiếp tục đun ở lửa vừa rồi hạ dần để cô đặc từ từ phần nước ép này. Lâu lâu dùng phới dẹt khuấy chảo để không bị bén đáy. Mình sên đâu đấy khoảng 1h là xong.

À đến lúc này thì “công trình nghệ thuật” của mình thành công thật rồi.

Mật sánh mướt, óng ả như màu nắng!!

Giải mã bí kíp để có màu mật táo siêu đẹp đây.



Mật táo này bạn trữ trong ngăn mát tủ lạnh ăn được quanh năm luôn.

Làm xốt salad, pha trà hay ướp thịt nướng, thịt kho phải gọi cực phẩm luôn. 


                                                                                                                Nguyễn Phượng Handmade


Tagged under:

Cách làm dầu màu điều đơn giản tại nhà

 


Nguyên liệu:

  • 50g hạt điều màu (hạt cà ri)
  • 150ml dầu ăn (dầu thực vật hoặc dầu dừa)
  • 2-3 tép tỏi (tùy chọn)

Dụng cụ:

  • Chảo chống dính
  • Rây
  • Lọ/bình thủy tinh

Cách làm:

  • Hạt điều màu chọn loại tươi, hạt mẩy đều nhau, không bị mốc hay đổi màu.
  • Rửa sạch hạt điều màu và để ráo nước hoàn toàn.
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập.
  • Thắng dầu điều: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng trên lửa vừa. Khi dầu nóng, cho hạt điều màu vào và khuấy đều tay liên tục.
  • Ban đầu, hạt điều sẽ lắng xuống đáy chảo, bạn cần khuấy đều để hạt điều chín đều và không bị cháy.
  • Khi hạt điều chuyển sang màu vàng nâu sẫm và bắt đầu nổi lên trên mặt dầu, bạn có thể tắt bếp.

Lọc dầu:

  • Dùng rây lọc bỏ hạt điều ra khỏi chảo, chỉ lấy phần dầu.
  • Cho dầu điều vào lọ/bình thủy tinh đã được khử trùng.
  • Thêm tỏi (tùy chọn): Nếu bạn muốn dầu điều có mùi thơm hơn, bạn có thể cho thêm tỏi vào. Cho tỏi đã đập dập vào chảo dầu điều còn nóng, khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Để dầu nguội hoàn toàn trước khi đậy nắp lọ/bình.



Lưu ý:

Nên chọn loại hạt điều màu tươi, hạt mẩy đều nhau để có màu đẹp nhất.

Khi thắng dầu điều, cần khuấy đều tay liên tục để hạt điều chín đều và không bị cháy.

Dầu điều có thể bảo quản trong tủ lạnh được 2-3 tháng.

Cách sử dụng:

  • Dầu điều được sử dụng để tạo màu cho các món ăn như: xôi, bún, phở, thịt kho, cá kho, …
  • Chỉ cần cho một ít dầu điều vào món ăn là bạn đã có thể tạo được màu vàng cam đẹp mắt.

Mẹo:

Để dầu điều có màu đẹp hơn, bạn có thể rang hạt điều màu trước khi thắng dầu.

Bạn có thể thêm một ít bột ớt vào chảo dầu điều khi thắng để tạo màu đỏ đẹp mắt.

Tagged under:

Sữa gạo lứt lên men siêu dinh dưỡng


Phương pháp lên men lactic từ gạo lứt không dùng sữa mà dùng gạo lứt làm nguyên liệu, vì vậy có thể tận dụng khả năng chữa bệnh của gạo lứt kết hợp hoạt động có lợi cho đường ruột của vi khuẩn lactic để tạo thành một loại thực phẩm chức năng dùng cho người bệnh. 

Hiện nay giá nguyên liệu sữa ngày càng cao, nên đây sẽ là một giải pháp nhằm thay thế nguyên liệu từ sữa để lên men sữa chua, tạo ra giá thành sản phẩm thấp hơn nhiều lần nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. 

Quy trình kỹ thuật đơn giản cũng như trang thiết bị rẻ tiền, có thể áp dụng ở gia đình, quy mô vừa và nhỏ cũng như quy mô công nghiệp.

Cách 1: Làm sữa gạo lên men lactic ở quy mô công nghiệp

Rửa sạch tạp chất, dùng máy xay truyền thống (hai thớt đá thẳng đứng) hay máy xay kiểu mới (blender) hoặc máy xay sinh tố để xay, lượng nước khi xay bằng 3 - 5 lần lượng gạo (trường hợp dùng blender thì tỷ lệ nước - gạo là 4: 1). Tiến hành lọc sơ bộ qua lớp vải lọc nhằm loại bỏ một phần tạp chất. Sau khi lọc xong, bổ sung nước với tỷ lệ nhất định rồi gia nhiệt lên 100 độ C trong 45 phút. Sau đó đem dung dịch đi xay một lần nữa. Cuối cùng là công đoạn lọc tinh nhằm giúp cho sản phẩm khi hoàn thành có màu sắc trong và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất.

Đổ đường và pectin vào nước, hòa tan hoàn toàn dung dịch và lọc qua tấm vải để loại bỏ phần cặn. Sau đó lấy phần dịch bổ sung vào dịch gạo sau khi đã lọc xong với một tỷ lệ nhất định. Dịch nước gạo sau khi lên men xong thì đem bổ sung thêm đường, hương liệu và một số màu thực phẩm thích hợp để tăng tính cảm quan của sản phẩm. 

Sản phẩm sau đó được đem đi rót chai trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Trước khi rót chai, dịch gạo phải được kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý và cảm quan. Chế độ thanh trùng thường là 75 độ C trong vài phút. Nếu thanh trùng quá mức có thể làm mất màu, mất mùi sản phẩm và các vi sinh vật có lợi. Sau khi thanh trùng sản phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 - 60C trong tủ lạnh.

Lưu ý đối với từng loại sản phẩm lên men lactic thì người ta dùng các chủng khác nhau để đảm bảo cho sản phẩm của mình có mùi vị đặc trưng. Quá trình lên men có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: 0 - 80 giờ chủ yếu là sinh khối, đường tiêu hao chậm, acid lactic tích tụ ít.

- Giai đoạn 2: 80 - 135 giờ là giai đoạn tạo acid lactic mạnh nhất, vì vậy lượng đường tiêu hao rất nhanh.

- Giai đoạn 3: là giai đoạn lên men cuối cùng của sản phẩm, tốc độ lên men chậm vì lượng acid sản sinh ra nhiều ức chế lại sự hoạt động của vi khuẩn lactic. Quá trình lên men luôn giữ nhiệt độ phòng. Tổng thời gian lên men từ 135 - 150 giờ. 


Cách 2: Ứng dụng trong lên men sữa gạo lứt tại nhà

Nguyên liệu làm sữa gạo lứt lên men

- Gạo lứt  500gam (gạo tím thảo mộc càng tốt);

- Mật ong lên men (MOLM) 1 lít (nếu không có MOLM thì thay thế bằng: mật ong 700ml, bia 300ml);

- Men tiêu hoá có 2 chủng Lactobacillus AcidophilusBacillus subtilis tầm 3-5 gói.

Cách làm sữa gạo lứt lên men

- Ngâm gạo lứt cho nẩy mầm (tầm 2 ngày), sau đó nấu chín, xới tơi cơm để cơm nguội hẳn (hoặc hơi ấm nhẹ, sờ cả bàn tay vào cơm thấy ấm nhẹ tầm 35-37 độ C);

- Lấy cơm đã nấu chín cho vào hũ thuỷ tinh hoặc chum sành dung tích tối thiểu tầm 3 lít;

- Đổ MOLM (hoặc mật ong, bia), men tiêu hoá vào hũ cơm đảo đều, sau đó đậy kín tầm 3-5 ngày.

Quan sát thấy hiện tượng hạt gạo đang được “nghiền nhỏ dần”, sau 3-5 ngày mở ra đánh đều ngày 2 lần. 

Sau 7-9 ngày dùng máy ép chậm để ép (dùng lõi ép sữa hạt để ép), hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc, hoặc dùng rây để chà như chà bột cho em bé. Chúng ta sẽ thu được tầm 1,2-1,5 lít sữa gạo lứt lên men.



Cách dùng

- Lấy 50-100ml sữa gạo pha, bỏ đá vào uống.

- Dùng sữa gạo để pha với các bột ngũ cốc để tăng sự hấp thu và uống cũng ngon hơn.

- Kết hợp với yến, táo đỏ, kỷ tử thành thực phẩm hồi phục cơ thể cấp tốc.

- Pha uống với các nước ép rau hoặc bột rau sấy lạnh vừa ngon, vừa chữa bệnh... mà không lo tăng cân.

Nhưng thử hình dung trước mỗi bữa ăn tầm 30 phút đến 1 tiếng chúng ta có 1 cốc Sữa gạo lứt pha đá (nếu mùa hè) hoặc Sữa gạo lứt thêm chút MOLM gừng (nếu mùa đông) thì chắc chắn cơ thể chúng ta sẽ luôn đủ dinh dưỡng. 

Chúc các anh chị thành công!

-----------------

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

Tagged under: ,

Cách chế biến yến sào ngâm mật ong lên men

 


Yến sào có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tính ra khá đắt đối với nhiều gia đình. Dưới đây là cách hướng dẫn chị em chế biến yến sào bổ dưỡng ít chi phí hơn và cho cả nhà dùng được nha.

Nguyên liệu làm yến sào ngâm mật ong lên men

  • Mật ong lên men 2 lít
  • Yến: 3 tai
  • Táo đỏ: 100g
  • Kỷ tử: 100g

Cách làm yến sào ngâm mật ong lên men

- Ngâm yến trong nước tầm 15-30 phút sau đó đun sôi, để nguội

- Bỏ yến vào 1lít mật ong lên men và ngâm trong hũ thuỷ tinh có dung tích 2lit trong 5 ngày.

Chị em quan sát sự thay đổi của sợi yến qua từng giờ, tùng ngày nhé.

- Ngâm táo đỏ, kỷ tử với 1 lít mật ong lên men còn lại trong 5 ngày.

- Đổ hũ đựng mật ong lên men + táo đỏ+ kỷ tử vào hũ yến mật ong lên men và có thể dùng được rồi.

Ai nên dùng yến sào ngâm mật ong lên men

Nếu có điều kiện thì cả gia đình dùng đều rất tốt nhé ạ. Còn nếu không thì có thể ưu tiên cho người già, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ trên 2 tuổi, phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh.

Ngoài ra những người ốm dậy cần hồi phục sức khỏe dùng cũng rất tốt ạ.

Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư, tiểu đường, viêm loét dạ dày

Cách dùng

- Ngày 02 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ 1 tiếng, tốt nhất là 7-8h sáng và 19-20h tối.

Dùng liên tục 15-30 ngày để cảm nhận, sau đó dừng 1-2 tháng và lặp lại!

- Có thể thêm chút MOLM gừng khi dùng cho cân bằng hàn-nhiệt (do yến hơi lạnh)!

Chúc các anh chị dùng yến tiết kiệm mà lại hiệu quả. 

-----------------------------------------

Nếu cần mật ong lên men thơm ngon, bổ dưỡng thì anh chị ủng hộ sản phẩm bên em làm nhé ạ. 

Đi đến nơi bán mật ong lên men Phương Nam

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

Tagged under:

Cách làm chanh muối mật ong gừng

 

Chanh, muối, mật ong, gừng đều là những nguyên liệu gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nhưng cách kết hợp chúng để tạo thành một sản phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe thì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn làm. 

Bài viết này mình sẽ cập nhật theo quá trình mình hoàn thiện sản phẩm. Mình cũng đang vô cùng háo hức bởi muốn làm ra một sản phẩm uống giải khát mùa hè thơm ngon, bổ dưỡng và đầy kì công.

Tác dụng của chanh muối mật ong gừng

  • Tiêu đờm, phòng và hỗ trợ điều trị viêm họng, các bệnh về hô hấp.
  • Kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, tiêu hóa kém, kiềm hóa dịch vị dạ dày ợ hơi khó tiêu.
  • Làm ấm thận, tăng dương khí cho cơ thể.
  • Bổ sung vitamin, muối khoáng, giải cảm, bù điện giải khi đi nắng và nóng sốt, có hiệu quả giảm sốt rõ rệt mà không cần dùng thuốc.
  • Hỗ trợ thải độc cơ thể, tăng sức đề kháng tự nhiên, làm đẹp, dưỡng thần, giúp da dẻ hồng hào.
  • Giúp giảm cân.

Cách làm chanh muối mật ong gừng

Giai đoạn 1: Hướng dẫn làm chanh muối

Nguyên liệu:

  • Chanh: 1 kg
  • Muối 1 kg
  • Bình ủ

Các bước làm cách anh chị có thể theo dõi video này


Bước 1: Chà chanh với muối 15 phút cho tinh dầu bị loại ra

Bước 2: Chà chanh với đường và muối thêm 15 phút nữa để thêm lần nữa loại tinh dầu đi.

Bước 3: Ủ 30 phút rồi rửa sạch

Bước 4: Chần chanh với nước ấm 80 độ C trong 2 phút.

Bước 5: Vớt chanh ra và ngâm đá 30 phút.

Bước 6: Vớt ra phơi ra cho ráo nước.

Bước 7: Đun nước muối tỉ lệ 1 lít nước: 250g muối hạt

Bước 8: Lọc nước muối và cho chanh vào.

Bước 9: Đặt vật đè chanh xuống cho ngập nước muối.

Bước 10: Phơi 15 ngày dưới nắng liên tiếp và ủ thêm 1 tháng thì dùng được. Riêng mình ủ chanh 6 tháng mới lấy ra làm nguyên liệu cho phần 2.

Giai đoạn 2: Làm chanh muối mật ong gừng

Nguyên liệu 


Cách làm
  • Rim đường, gừng, vỏ cam hữu.
  • Thêm mật ong vào tạo thành dạng sệt
  • Thêm chanh vào.


Các bước này nói thì đơn giản nhưng cũng ngồi cặm cụi mới cho ra được mẻ chanh muối mật ong gừng vàng, dẻo, thơm lừng.




Cách uống chanh muối mật ong gừng

– Sử dụng hàng ngày để phòng, trị ho và viêm họng: ngày 2 lần mỗi lần 1 thìa cafe vào buổi sáng và tối. Có thể pha với nước ấm để uống.

– Bù điện giải: pha 1 – 2 thìa nước chanh với 200ml nước uống dần chút một, thay nước điện giải khi bị ốm sốt, mất nước.

– Khi bị ho, viêm họng, có đờm: ngày dùng 4 – 5 lần mỗi lần cách nhau 3 tiếng kết hợp ngậm 1/3 miếng chanh

Uống chanh muối mật ong gừng giúp giảm cân

Uống sáng sớm và có thể giảm nhu cầu ăn giảm và giúp giảm cân. Đồng thời gừng giúp quá trình chuyển hóa năng lượng nhanh hơn và giúp giảm mỡ.

Giải đáp một số thắc mắc trong quá trình làm

1. Tại sao ngâm chanh muối bị nổi váng?

Do nhạt quá nên nổi váng. Cách khắc phục là hớt váng và bổ sung nước muối. 

2. Chanh muối bị sủi bọt là do bị làm sao?

Nhạt quá nên quá trình chuyển hóa bị hư. Vì thế có thể phải bỏ đi.

3. Chanh muối làm bị đắng do làm sao?

Tình dầu ở lớp vỏ gây đắng. Do vậy lần sau làm cần làm mỏng vỏ chanh hơn. 
Tagged under:

Quy trình sản xuất nước trái cây ở quy mô công nghiệp


Nước ép trái cây tiện dụng cho tất cả mọi người và cũng chứa nhiều dinh dưỡng. Trên thị trường có rất nhiều loại nước ép khác nhau. Vậy các sản phẩm nước trái cây trên thị trường được sản xuất như thế nào, mời các anh chị cùng tham khảo quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp như thế nào?

Mục đích chế biến nước ép trái cây

Thời hạn sử dụng dài và bảo quản nước trái cây tươi

Trái cây tươi chỉ bảo quản được 2-3 ngày, nhưng nước trái cây thì khác, có thể bảo quản vài tháng đến một năm trong thùng chưa mở nắp. Vì các sản phẩm này đã được thanh trùng nên bạn có thể bảo quản và sử dụng trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Giải quyết tình trạng dư thừa mùa cao điểm và thiếu hụt vào trái vụ

Khi vào mùa, trái cây nếu không ăn sẽ bị nhũn và hư. Để giải quyết vấn đề này, người ta ép lấy nước. Đó là lý do tại sao mặc dù trái cây bạn muốn không có sẵn trên thị trường vào thời điểm trái mùa hoặc giá quá đắt, bạn vẫn có thể thưởng thức loại trái cây đó thông qua sản phẩm nước ép.

Giúp thị trường đa dạng hóa thực phẩm

Sự ra đời của sản phẩm này đã làm phong phú thị trường nước giải khát và mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Đây cũng là một yếu tố thú vị trong quá trình sản xuất lon nước trái cây.

Mang đến sự tiện lợi cho người dùng và tiết kiệm thời gian

Thông thường, nếu muốn uống nước ép, bạn phải mua trái cây tươi và tự ép, rất tốn thời gian và công sức. Nhưng bạn quá bận rộn không có nhiều thời gian cho bản thân.

Để giải quyết vấn đề này giúp bạn giải quyết vấn đề này nước trái cây đóng hộp đã ra đời, với sản phẩm này bạn không còn mất thời gian để ép trái cây, mở nắp là có thể uống ngay.



Quy trình sản xuất nước ép trái cây cơ bản

Vậy quy trình sản xuất trái cây gồm những bước nào? Từ trái cây tươi đến nước trái cây đóng hộp, chúng trải qua nhiều bước.



Nguyên liệu – nguồn cung trái cây

Hầu hết các nhà máy chế biến được đặt gần các vùng trồng cây ăn quả để chế biến chúng càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch, vì quả sẽ nhanh hỏng ở nhiệt độ cao, và một số nhà máy nằm trong vùng trồng cây có múi. Mặt khác, sản phẩm trái cây được cho phép sản xuất dưới dạng lưu trữ trong thời gian dài và vận chuyển trên một quãng đường dài.

Lựa chọn và phân loại nguyên liệu đầu vào

Trước hết để làm nước ép ngon thì trái cây đầu vào phải tươi ngon nhất. Tùy theo từng loại trái cây mà người sản xuất sẽ có cách phân loại khác nhau, thương lái có thể phân loại bằng máy hoặc thủ công để lọc ra những trái không đạt chất lượng.

Rửa sạch và chần hơi

Sau khi chọn được những quả đạt tiêu chuẩn, chúng ta đem đi rửa sạch. Độ cứng của nước rửa không được vượt quá 2mg/l, clo dư trong nước rửa từ 3-5mg/l theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Sau khi nguyên liệu được rửa sạch, chúng được chần ở nhiệt độ 75-100°C trong 3-5 phút, sau đó làm nguội nhanh. Quá trình này làm ngừng các quá trình sinh hóa.

Nghiền các thành phần

Trong quy trình sản xuất nước trái cây đóng hộp, công đoạn nghiền này giúp cho quá trình ép hiệu quả hơn và thu được nhiều nước trái cây hơn. Trái cây được nghiền bằng thiết bị inox nên vẫn đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng của nguyên liệu.

Ép nước từ thực phẩm

Sau khi nguyên liệu được nghiền nhỏ, phần nguyên liệu này sẽ được đem đi ép. Hiệu suất nghiền phụ thuộc vào hiệu quả của quá trình nghiền trước, vì vậy các nhà sản xuất cần chú ý đến các thông số vận hành của máy nghiền nguyên liệu.

Lọc và đồng nhất nước ép

Đối với nước ép quả trong, sử dụng phương pháp lọc mịn, và đối với nước ép đục, sử dụng phương pháp lọc thô. Sau khi lọc, nước này được thêm vào đường và siro và đồng hóa dưới áp suất cao để tạo thành sản phẩm có độ đặc phù hợp, ít phân lớp, mịn và không vón cục.

Bài khí và tiệt trùng

Sau khi quá trình đồng nhất hoàn tất, việc tiếp theo cần làm là bài khí, một quá trình giúp hoàn thiện và chuẩn bị cho bước thanh trùng.

Thanh trùng là một phương pháp được sử dụng để khử trùng nhanh hỗn hợp nước. Cách làm này áp dụng công nghệ UHT, giúp nhà sản xuất tiết kiệm nhiên liệu do không cần làm lạnh.

Chiết rót và đóng chai

Khi hoàn thành các bước trên, chúng sẽ được đưa đến máy chiết rót định lượng, tại đây nước ép được rót vào chai với các thông số định sẵn về thể tích mong muốn. Cuối cùng, sau khi chiết rót, chúng được chuyển sang máy đóng nắp tự động.

Bài khí và tiệt trùng

Sau khi quá trình đồng nhất hoàn tất, việc tiếp theo cần làm là bài khí, một quá trình giúp hoàn thiện và chuẩn bị cho bước thanh trùng.

Thanh trùng là một phương pháp được sử dụng để khử trùng nhanh hỗn hợp nước. Cách làm này áp dụng công nghệ UHT, giúp nhà sản xuất tiết kiệm nhiên liệu do không cần làm lạnh.

Chiết rót và đóng chai

Khi hoàn thành các bước trên, chúng sẽ được đưa đến máy chiết rót định lượng, tại đây nước ép được rót vào chai với các thông số định sẵn về thể tích mong muốn. Cuối cùng, sau khi chiết rót, chúng được chuyển sang máy đóng nắp tự động.

Cuối cùng, tùy vào từng sản phẩm, và quy cách của nhà sản xuất, thông thường các sản phẩm chai nước ép sẽ được co màng nắp chai, hoặc co màng lốc chai nước bằng máy bọc màng co.

Phân loại các sản phẩm nước ép trái cây

Theo tiêu chuẩn bảo quản

Nước ép thanh trùng: Nước ép được đóng gói kín khí và thanh trùng bằng nhiệt (có thể thanh trùng trước hoặc sau khi đóng gói).

Nước ép làm lạnh: Nước trái cây được bảo quản lạnh hoặc đông lạnh.

Nước ép có khí CO2: nước trái cây được thêm (trộn) với CO2 để ức chế sinh vật.

Nước ép có cồn: Nước ép được pha với lượng rượu etylic vừa đủ để ức chế sinh vật.

Nước ép sulfite hóa: Bảo quản bằng hóa chất vô cơ có chứa SO2 (axit sunfuro và các muối của nó). Nước trái cây sulfite được coi là nước trái cây bán chế phẩm và phải được xử lý lại trước khi sử dụng.

Theo cấp độ tự nhiên

Nước ép tự nhiên: Được làm từ trái cây không thêm đường hay bất kỳ chất phụ gia nào khác.

Nước ép hỗn hợp: Nó được làm bằng cách trộn hai hoặc nhiều loại nước ép trái cây. Lượng nước quả thêm vào không được vượt quá 35% lượng nước quả chính.

Nước trái cây pha thêm đường: Nước trái cây pha thêm đường để bổ sung dinh dưỡng, và axit thực phẩm có thể được thêm vào để tăng thêm độ chua.

Nước trái cây cô đặc: Nước trái cây được chế biến bằng cách cô đặc.

Theo trạng thái sản phẩm

Đây cũng là tiêu chí phân loại chính của nước quả.

Nước ép trong: Được chế biến bằng cách tách dịch tế bào ra khỏi mô quả bằng cách ép. Sau đó để lắng hoặc lọc để loại bỏ hết bã. Thịt quả trong suốt và không có cặn lắng đọng ở đáy bao bì. Tùy theo độ trong mà chúng ta cũng có nước ép trong vừa và trong suốt. Sự khác biệt giữa nước ép trong và nước ép trong vừa là ngoài việc loại bỏ các thành phần trong bã còn được tách các chất keo biến tính.

Nước ép dạng đục: Tương tự như nước ép trong, chỉ khác là không lắng và được lọc kỹ như nước ép trong. Sản phẩm nước ép đục vẫn còn một lượng bã trong sản phẩm.

Nước quả nghiền (Nectar): Thường được gọi là Nectar, được tạo ra bằng cách nghiền mịn mô quả với dịch tế bào và thêm các phụ gia thực phẩm như đường và axit ăn được.

Ở nước ta, nước ép đục thường là dứa, cam bưởi, chanh… Nước ép trong thường là táo, nho… và nước ép nát thường là ổi, chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu xiêm…


Xu hướng phát triển của ngành chế biến trái cây

Sự phát triển của ngành chế biến trái cây có quan hệ mật thiết với chủng loại, giống và sản lượng trái cây nguyên liệu. Nhân giống và phát huy chất lượng và năng suất cao làm cơ sở sản xuất nguyên liệu thô. Cải tiến giống là hướng phát triển trong tương lai của ngành chế biến trái cây.

Do kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và dễ vận chuyển, nước ép trái cây chất lượng cao sẽ tiếp tục phát triển về chủng loại, sản lượng, đóng gói và công nghệ chế biến.

Công nghệ đóng gói vô trùng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nước ép trái cây vì nó có thể giữ lại màu sắc, hương thơm, mùi vị và chất dinh dưỡng ban đầu của trái cây và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển.

Là một cơ sở đồ uống, nhiều loại nước trái cây cô đặc giàu chất dinh dưỡng sẽ được phát triển. Để thu được sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng, công nghệ sản xuất có xu hướng áp dụng quy trình cô đặc thẩm thấu ngược và quy trình bay hơi màng chân không đa hiệu ứng.

Phát triển và sử dụng hợp lý các loại trái cây dại có hàm lượng vitamin cao như cili, hắc mai biển, táo gai, kiwi.

Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng, việc sản nước trái cây có xu hướng giảm hàm lượng đường.


Đọc thêm: Hướng dẫn cách làm trái cây lên men tại nhà

Tagged under: ,

Bột Collagen ngoài những tác dụng liên quan đến làm đẹp

 


Collagen là một loại protein thường được kết hợp với các sản phẩm làm đẹp và làm săn chắc, trẻ trung cho làn da. Nhưng gần đây, collagen đã mở rộng ra ngoài danh mục sức khỏe làn da và sắc đẹp và hiện nay đã nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường khác, bao gồm dinh dưỡng thể thao, sức khỏe xương khớp và sức khỏe tiêu hóa.

Collagen là gì?

Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể bạn. Điểm độc đáo của nó so với các loại protein khác ở chỗ nó chứa rất nhiều ba loại axit amin: glycine, proline và hydroxyproline. Các axit amin này lặp lại theo một trình tự và gấp lại thành cấu trúc ba xoắn để cung cấp một protein dạng sợi không hòa tan, cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các mô liên kết của cơ thể bạn, bao gồm xương, da, sụn, dây chằng và gân.

Nó cũng có nhiều trong mạch máu, ruột, giác mạc và ngà răng. Trên thực tế, cái tên collagen bắt nguồn từ từ “kόla” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là keo. Nếu không có sự hỗ trợ cấu trúc của collagen, các mô này trở nên mỏng manh. Sản xuất collagen suy giảm theo tuổi tác và tiếp xúc với các yếu tố lối sống như hút thuốc và tia UV. Bên cạnh những yếu tố này, chế độ dinh dưỡng kém có thể làm cơ thể bạn mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất collagen.

Bột protein collagen

Mặc dù collagen từ lâu đã được sử dụng trong các ứng dụng làm đẹp tại chỗ như kem dưỡng da, kem và bột đắp mặt, các ứng dụng có thể ăn được và uống - đặc biệt là bột protein - đang trở thành phương tiện phổ biến cho collagen.

Bột protein collagen có nguồn gốc từ các mô liên kết của bò, lợn, gà và cá. Chúng thường trải qua quá trình thủy phân, một phản ứng hóa học phá vỡ collagen thành các mảnh nhỏ hơn gọi là peptit, để dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh chóng. Khi bị biến tính ở nhiệt, collagen tạo thành gelatin, một thành phần thực phẩm phổ biến được tìm thấy trong các món tráng miệng bằng gelatin, kẹo dẻo, kem và sữa chua.

Phần lớn các nghiên cứu điều tra tác động của collagen đối với sức khỏe làn da và các lợi ích sức khỏe khác đã sử dụng chất bổ sung protein collagen.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ 2,5-10 gam mỗi ngày trong 8-24 tuần có thể làm tăng độ đàn hồi của da, hydrat hóa và mật độ collagen ở da. Hơn nữa, các nghiên cứu sơ bộ cho thấy bổ sung collagen cũng có thể hữu ích cho việc chữa lành vết thương. 1


Hơn cả sức khỏe làn da

Là một thành phần của các mô cấu trúc của cơ thể, collagen có tiềm năng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung 5 gam protein collagen mỗi ngày trong một năm so với giả dược làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cả cột sống thắt lưng và cổ xương đùi của phụ nữ sau mãn kinh với sự suy giảm mật độ khoáng xương do tuổi tác. 2

Một nghiên cứu khác đã khảo sát tác động của việc bổ sung 15 gam protein collagen kết hợp với luyện tập sức đề kháng trong 12 tuần đối với thành phần cơ thể ở những người đàn ông cao tuổi bị chứng suy nhược cơ, một tình trạng đặc trưng bởi mất khối lượng cơ. Trong khi cả hai nhóm đều có sự gia tăng đáng kể về khối lượng cơ và sức mạnh cũng như giảm khối lượng chất béo, những người bổ sung protein collagen có kết quả tốt hơnTuy nhiên, sự khác biệt này có thể được cho là do lượng protein sau khi tập luyện sức bền, được biết là làm tăng tổng hợp protein cơ bắp. 3

Điều đó nói rằng, các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên bổ sung là cần thiết để hỗ trợ lợi ích tiềm năng của collagen đối với sự phát triển và sức mạnh của cơ bắp, đặc biệt là so với các loại protein khác như protein sữa, whey và casein.

Nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bổ sung collagen có thể hữu ích để cải thiện các triệu chứng của viêm xương khớp, giảm đau khớp và tăng cường sức khỏe tim mạch4,5

Triển vọng tăng trưởng

Theo một báo cáo nghiên cứu thị trường do MarketsandMarkets công bố, thị trường collagen ước tính đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2%, đạt 4,6 tỷ USD vào năm 2023. 6

Phân khúc thủy sản và gia cầm được dự báo là những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn dự báo.

Các chất bổ sung và dinh dưỡng thể thao được kỳ vọng sẽ dẫn đầu các ứng dụng collagen trong nhiều năm tới. Dạng thanh và bột là định dạng phổ biến và thông dụng nhất cho các ứng dụng collagen trong các sản phẩm dinh dưỡng thể thao.

Collagen cũng có vị trí đặc biệt để đáp ứng nhu cầu lão hóa lành mạnh, điều này tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm đến các chất bổ sung cho sức khỏe của da, khớp và xương.

Các sản phẩm mới lạ vẫn là một cơ hội thích hợp cho collagen và có nhiều loại từ đồ uống có cồn đến nước collagen cho đến bỏng ngô.

Là một thành phần quan trọng trong các mặt hàng bánh kẹo như kẹo dẻo, kẹo dẻo và đồ ăn nhẹ trái cây, collagen trong gelatin được kỳ vọng sẽ vẫn là một thành phần thực phẩm chức năng quan trọng. Nó cũng được ngành công nghiệp sữa sử dụng rất nhiều để làm sữa chua, kem, pho mát và các món tráng miệng đặc biệt.

Sự tăng trưởng về số lượng người tiêu dùng thuần chay và ăn thực vật cùng với những hạn chế về văn hóa do sử dụng da động vật, được cho là sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường collagen. 6

Điểm mấu chốt

Collagen là một loại protein cấu trúc cho phép liên kết, đàn hồi và tái tạo các mô liên kết, bao gồm da, sụn, dây chằng và xương.

Các nghiên cứu đã chứng minh một số lợi ích khi bổ sung collagen đối với sức khỏe của xương, khối lượng cơ và giảm đau khớp.

Nhu cầu về collagen dự kiến ​​sẽ tăng lên khi các nghiên cứu tiếp tục làm sáng tỏ các ứng dụng và lợi ích của collagen, đặc biệt là đối với sức khỏe làn da và quá trình lão hóa lành mạnh.

Collagen Ever Số 1 Hàn Quốc


Tài liệu tham khảo

  1. Choi FD, Sung CT, Juhasz ML, Mesinkovsk NA. Bổ sung Collagen bằng đường uống: Đánh giá có hệ thống về các Ứng dụng Da liễu. J Thuốc Dermatol. Năm 2019; 18 (1): 9-16.
  2. Konig D, Oesser S, Scharla S, Zdzieblik D, Gollhofer A. Collagen Peptide cụ thể cải thiện mật độ khoáng của xương và các dấu hiệu của xương ở phụ nữ sau mãn kinh - Một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên. Các chất dinh dưỡng. Năm 2018; 10 (1): 97.
  3. Zdzieblik D, Oesser S, Baumstark MW, Gollhofer A, Konig D. Bổ sung collagen peptide kết hợp với rèn luyện sức đề kháng giúp cải thiện thành phần cơ thể và tăng sức mạnh cơ bắp ở nam giới cao tuổi: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Br J Nutr. Năm 2015; 114 (8): 1237-1245.
  4. Garcia-Coronado JM, Martinez-Olvera L, Elizondo-Omana RE, et al. Hiệu quả của việc bổ sung collagen đối với các triệu chứng viêm xương khớp: một phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược. Int Orthop. Năm 2019; 43 (3): 531-538.
  5. Tomosugi N, Yamamoto S, Takeuchi M, et al. Tác dụng của Collagen Tripeptide đối với chứng xơ vữa động mạch đối với sức khỏe con người. J Huyết khối vô mạch. Năm 2017; 24 (5): 530-538.
  6. Thị trường Collagen theo loại sản phẩm (Gelatin, Collagen thủy phân và Collagen tự nhiên), Nguồn, Ứng dụng (Thực phẩm & Đồ uống, Dược phẩm & Chăm sóc sức khỏe) và Khu vực (Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương và Hàng) - Dự báo toàn cầu đến năm 2023. MarketsandMarkets trang mạng. https://www.marketsandmarkets.com/Market-Reports/collagen-market-220005202.html . Xuất bản tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2019.



Tagged under:

Thực phẩm đông lạnh: Lợi ích sức khỏe và chế biến



Cũng như nhiều kỹ thuật bảo quản thực phẩm, đông khô được phát hiện một cách tình cờ. Phương pháp sấy đông lạnh được cho là đã được sử dụng lần đầu tiên cách đây hàng nghìn năm ở vùng núi Andes, khi những người Peru bản địa phát hiện ra rằng việc để khoai tây đông lạnh trong nhiệt độ lạnh qua đêm sau đó nhanh chóng làm khô chúng dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt trong ngày sẽ làm chậm sự hư hỏng một cách đáng kể. 1 Phương pháp này đã được nhân rộng và cải tiến để sử dụng hiện đại trong việc tạo ra các sản phẩm ổn định trong hạn sử dụng.

Sử dụng các thiết bị hiện đại ngày càng tinh vi, ngành công nghiệp thực phẩm đông khô ngày càng phát triển. Tính đến năm 2016, thị trường thực phẩm đông khô toàn cầu trị giá 46,9 tỷ đô la, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 7,01% từ 2019-2023. 2 Điều này có nghĩa là cơ hội ngày càng lớn cho các nhà sản xuất. Hơn nữa, với sự gia tăng sử dụng đông khô cho dược phẩm sinh học, nghiên cứu sâu hơn về các chi tiết của quy trình và các điều kiện tối ưu cho đông khô đang trở nên sẵn có, cũng như các công nghệ tiên tiến cho quá trình đông lạnh và sấy khô. 

Lợi ích của thực phẩm đông khô

Có một số lý do tại sao thực phẩm đông khô có thể là lựa chọn tối ưu để bảo quản: 1

  • Các sản phẩm như quả mọng có thể được thu hoạch và đông khô ở độ chín cao nhất để thu được giá trị dinh dưỡng tối đa. Điều này làm cho các sản phẩm đông khô thậm chí còn bổ dưỡng hơn một số sản phẩm tươi cùng loại do mất chất dinh dưỡng trong quá trình thu hoạch và vận chuyển sớm.
  • Phương pháp khử nước truyền thống cũng dẫn đến sản phẩm khô, ổn định trong hạn sử dụng, tuy nhiên, phương pháp bảo quản thực phẩm này có thể làm hỏng hoặc mất một số chất dinh dưỡng như vitamin A và C.
  • Sữa chua đông khô giữ lại các lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe thông qua quá trình đông khô, để các lợi khuẩn này có thể tồn tại và có lợi cho người tiêu dùng trong suốt thời hạn sử dụng của sữa chua.


Cân nhắc về công thức chế biến

Mặc dù chắc chắn có chỗ cho các nhà sản xuất tạo ra một thị trường ngách trong thị trường thực phẩm đông khô, nhưng có một số khía cạnh cần xem xét:

  • Sấy đông đòi hỏi một lượng lớn năng lượng so với các phương pháp bảo quản thực phẩm khác. Đây có thể là mối lo ngại đối với một số người tiêu dùng cuối cùng có ý thức về môi trường, tùy thuộc vào loại năng lượng được sử dụng trong sản xuất. 5
  • Nhiệt độ và tốc độ đông lạnh ảnh hưởng đến cả thời gian sấy và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Cần xem xét loại sản phẩm đang bảo quản để có những điều chỉnh phù hợp. 3
  • Các chất phụ gia có thể thay đổi độ ổn định của thời hạn sử dụng. Ví dụ, cà phê thường được đông khô, nhưng để đạt được hương thơm mà người tiêu dùng mong muốn vốn có từ cà phê mới pha, dầu hạt cà phê được thêm vào cà phê đông khô. Vì dầu không được loại bỏ trong quá trình sấy, khả năng dầu bị ôi làm cho thời hạn sử dụng của cà phê đông khô ngắn hơn so với thời gian sử dụng. 6
  • Trong khi các mặt hàng thực phẩm thường được đông lạnh riêng lẻ trước đây, một nhà sản xuất ở Israel đang nghiên cứu các sản phẩm có nhiều thành phần được đông khô cùng nhau thành một sản phẩm cuối cùng - cụ thể là bánh snack. 7 Kỹ thuật kết hợp các thành phần để làm đông khô này mở ra vô số khả năng.
  • Bao bì đối với thực phẩm đông khô phải kín khí để ngăn sản phẩm hút ẩm từ không khí và không khí từ bên trong bao gói phải được hút chân không hoặc thay thế bằng khí trơ như nitơ.
  • Rõ ràng là thị trường thực phẩm đông khô có thể chào đón các nhà sản xuất và sản phẩm mới. Trong khi khái niệm thực phẩm đông khô có thể gợi nhớ đến thực phẩm công nghiệp, các sản phẩm thực phẩm đông khô cho người tiêu dùng cuối cùng đang trở nên sẵn có và được chấp nhận nhiều hơn, đồng thời các công nghệ và nghiên cứu đang giúp cải tiến phương pháp bảo quản thực phẩm này (8).

Nguồn tham khảo

  1. http://www.mercerfoods.com/2016/03/08/health-benefits-of-freeze-dried/
  2. https://www.marketwatch.com/press-release/freeze-dried-food-market-2019-worldwide-overview-by-industry-size-market-share-future-trends-growth-factors-and-leading- người chơi-nghiên cứu-báo cáo-phân tích-2019-06-19
  3. https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1081/PDT-56308?src=recsys&journalCode=iphd20
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6161129/
  5. https://www. queenjones.com/media/2011/07/freeze-dried-food-glenn-beck-tea-party/
  6. http://www.madehow.com/Volume-2/Freeze-Dried-Food.html
  7. https://www.foodnavigator.com/tag/keyword/Food/freeze%20dried
  8. https://maysaythanghoa.com/kien-thuc-chung/nguyen-ly-say-dong-kho-phuong-phap-say-duoc-ap-dung-nhu-the-nao
Tagged under: , ,

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÁI CÂY LÊN MEN TẠI NHÀ

PHẦN 1 : TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH LÊN MEN

1. Vì sao trái cây sau khi lên men sẽ tốt hơn?

Lên men là một trong những quá trình được sử dụng để bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Không chỉ vậy, nó còn là quá trình gia tăng lượng vi khuẩn tốt cần thiết cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bạn.

Về cơ bản, quá trình lên men đơn giản là đặt trái cây vào hộp đựng mà bạn đã chuẩn bị sẵn và có thể cho thêm đường, một ít men, mật ong lên men hoặc váng sữa (có thể thay bằng rượu gạo).

Sau đó, đậy nắp kín để không khí không thể lọt vào và bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 2 đến 10 ngày. Trong thời gian này, men sẽ chuyển đổi đường thành rượu và khí CO2 sẽ sinh ra tạo thành lớp bong bóng ở phía trên của hộp đựng.

Sau khi lên men, trái cây sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi và có thể sử dụng như là một món tráng miệng hay là nguyên liệu nấu ăn dành cho món salad yêu thích của bạn.

2. Chọn trái cây

Hầu hết các loại trái cây có thể lên men. Nhiều người thích trái cây đóng hộp hay một số người khác lại thích trái cây tươi hơn. Nếu chọn trái cây tươi, bạn cần chọn quả đã chín, không có vết bầm hay sâu.

Trái cây như mận, đào, là một một sự lựa chọn có thể xem là phù hợp nhất. Vì sau khi lên men, nó vẫn giữ được màu sắc và vị ngon ban đầu. Rửa sạch trái cây, gọt vỏ và bỏ hạt.

Trái cây như xoài, dứa lên men xong sẽ được sử dụng như một loại tương (có thể thay thế tương cà chua) vì nó có vị chua và ngọt vừa phải, Gọt vỏ và cắt thành khối có kích thước nhỏ trước khi sử dụng.

Nho có thể được lên men, nó sẽ tạo thành chất lỏng có vị nồng gần giống vị rươu, hơi ngọt. Bạn có thể dùng nó để thay cho rượu khi tổ chức tiệc tại nhà.

, táo gọt vỏ, thái nhỏ. Nhưng nó sẽ chuyển sang màu nâu, nhìn không hấp dẫn mặc dù hương vị của nó rất tuyệt.

Chuối tạo một loại nước uống ngon tuyệt và nhiều bổ dưỡng. 

Sấu tạo một loại nước thanh mát mùa hè.

3. Sử dụng men

Đơn giản là nuôi vi khuẩn có lợi trong trái cây mà bạn đã chuẩn bị.

Các loại men phổ biến nhất là nấm men, mật ong lên men hay sữa chua.

Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng một viên Probitic, cho vào lọ trái cây đã chuẩn bị. Bạn có thể mua viên nang này từ hiệu thuốc tây.

Để thực hiện “rượu trái cây”, bạn có thể sử dụng men là rượu gạo, rượu vang hay đơn giản là rượu rum. Hãy chọn loại trái cây chứa nhiều nước để đạt được hiệu quả như mong muốn. Bạn có thể chọn mua men thực phẩm.

4. Bảo quản trái cây lên men ở nhiệt độ phù hợp

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Bạn có thể giữ trái cây lên men ở trong tủ lạnh nếu thời tiết nóng, nhưng nó sẽ làm chậm quá trình lên men.

Khi trái cây đã lên men hoàn toàn, bạn nên lưu trữ nó trong tủ lạnh, sẽ bảo quản được khoảng 2 tháng.

Hãy nhớ khi lên men sẽ có vị chua dịu. Nếu sau khi lên men, quả không ở hình dạng ban đầu, có mùi hôi thì hãy đổ đi, vì nó đã hư.

PHẦN 2: LÊN MEN TRÁI CÂY ĐÓNG HỘP

1. Chọn loại trái cây đóng hộp yêu thích. Mở hộp ra, loại bỏ hoàn toàn chất lỏng trong đó.

2. Cho toàn bộ nguyên liệu vào một cái hộp có nắp đậy kín. Thêm một lượng đường vừa đủ, một ít men, khuấy đều.

  • Khuấy đều cho đến khi đường tan (không cần thêm nước vì trái cây đã có độ ẩm đủ để làm tan đường).
  • Để phần không gian trống phía trên của lọ tầm 2cm.
  • Nắp cần đủ để khí CO2 thoát nhưng đủ kín để ngăn chặn côn trùng vào.

3. Đặt trái cây lên men ở một nơi tối, mát mẻ

  • Trái cây sẽ lên men trong vòng 24-48 tiếng, nếu muốn có vị nồng hơn, gần giống rượu thì phải để từ 2-3 tuần.
  • Thời gian lên men khác nhau sẽ cho ra hương vị khác nhau. Bạn có thể làm nhiều lọ cùng một lúc và trong khoảng thời gian khác nhau, thử xem bạn sẽ thích hương vị thế nào hơn để lần sau rút kinh nghiệm


PHẦN 3: LÊN MEN TRÁI CÂY TƯƠI

1. Lên men nước đường trước khi cho vào trái cây

Khi lên men trái cây tươi (ngược lại với trái cây đóng hộp), hãy lên men nước đường vài ngày trước khi cho nó vào trái cây.

Làm nước đường với tỷ lệ 1 chén đường và 2 chén nước, một ít men.

Khuấy đều hỗn hợp này cho đến khi đường tan hoàn toàn.

2. Để hỗn hợp lên men trong khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng và không cho nó tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Sau đó cho nó vào trong hộp có sẵn trái cây đã cắt nhỏ, làm sạch.

3. Tiếp tục để hộp trái cây đó vào chỗ thoáng mát

Sau 3-4 ngày bạn sẽ hoàn thành món trái cây lên men tốt cho sức khỏe để tráng miệng, ăn nhẹ…

4. Xem cụ thể một số công thức lên men với các loại trái cây ở link này: 

https://www.matongphuongnam.com/2020/09/cong-thuc-lam-cac-loai-nuoc-trai-cay-len-men.html

Chúc các anh chị thành công với món nước trái cây lên men của mình. 

Nếu có gì cần hỗ trợ, anh chị cứ nhắn cho mình. Mình hỗ trợ được thì mình sẽ cố gắng hết sức.


PHẦN 4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC TRÁI CÂY CÔNG NGHIỆP

Mời anh chị theo dõi phần 4 ở một bài viết sau.

------------------------------------------


Đọc thêm: Cách làm chanh muối mật ong gừng