tháng 4 2021 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Cách làm nước chuối lên men tốt cho sức khỏe




Nước chuối lên men là một loại nước giàu dinh dưỡng, và được đánh giá là tốt cho sức khỏe với những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Nước chuối lên men được chiết xuất từ nguồn trái chuối tươi ngon tự nhiên, được bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, giàu dưỡng chất, cho cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm: Sản phẩm trong, mùi thơm của chuối tươi tự nhiên, ngọt hài hòa đặc trưng của trái chuối.

Đây là cách làm của riêng mình, bạn có thể tham khảo để làm một loại nước cho gia đình uống giải khát và tăng cường sức khỏe. Bởi vì chuối vốn có rất nhiều các vitamin có lợi cho sức khỏe. 

Dưới đây là bảng thành phần minh chứng cho điều mình nói:




Chuẩn bị: 

- Dụng cụ: Chai, hũ thủy tinh 10 lít, dao, thớt được làm sạch cẩn thận

- Nguyên liệu: 

  • Chọn mua những buồng chuối già để chín tự nhiên.
  • Đường phèn: 5 kg chuối, 1 kg đường phèn.
  • Mật ong lên men nếu có 150 ml (để lấy nguồn men từ mật ong lên men). 

Cách làm:

  • Chuối chín đều vàng, lọt vỏ, xắt đều tay thành lát.
  • Rải 1 lớp đường bên dưới hũ thủy tinh, 1 lớp chuối dày 3cm rồi tiếp tục lặp lại cho đến khi đầy hũ. 
  • Đổ mật ong lên men vào 
  • Đậy nắp và đật hũ ở nơi tối, mát.



Thành quả:

Sau 3-7 ngày ủ, món chuối đã có thể chắt ra để làm nước uống. 

Chắt và lọc chuối cho vào chai sạch, sau đó cho vào tủ lạnh.

Bạn chú ý không để quá trình lên men diễn ra quá lâu vì có thể khiến chuối biến thành giấm luôn nha.


Tại sao lại để vào tủ lạnh?

Đó là vì để quá trình lên men không chuyển hóa tiếp thành rượu rồi thành giấm chua. Vì thế bạn nhớ cho nước chuối bảo quản ngăn mát nhé.

Nước chuối này bạn có thể hòa cũng đá để uống giải khát vào mùa nắng nóng. Đây là thứ nước dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chứ không đơn thuần chỉ mang tính giải khát. 

Nguyễn Phượng

Tagged under:

Cách ngâm hoa atiso đỏ làm nước giải khát



Hoa atiso đỏ được trồng nhiều ở Việt Nam, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, phù hợp làm các món nước giải khát ngon.

Hoa atiso đỏ (hoa bụt giấm) là gì?

Hoa atiso đỏ hay còn biết đến với cái tên khác là bụp giấm có nguồn gốc ở Tây Phi, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm.

Hiện nay, bụp giấm được nhập trồng nhiều nơi ở Việt Nam và trên thế giới. Cây trồng để lấy sợi, làm thuốc, màu thực phẩm, nấu canh chua thay giấm. Cách dùng quen thuộc nhất với chúng ta hiện nay là dùng phần đài để làm si-rô, pha nước uống giải khát vì chúng có vị chua đặc trưng và màu đỏ rất đẹp.

Tác dụng của hoa atiso đỏ

- Chữa bệnh về gan bởi tác dụng dọn sạch độc tố trong gan, phục hồi chức năng gan.

- Hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa. 

- Giúp lợi tiểu, cải thiện chức năng của túi mật.

- Làm đẹp da nhờ một cơ thể khỏe manh, lá gan sạch độc tố, thanh mát giải nhiệt cơ thể.



Nguyên liệu làm Atiso đỏ ngâm đường

 Hoa Atiso đỏ giấm 3 kg

 Đường trắng 2.5 kg

Nếu có Mật ong lên men thì thêm 150ml. Nếu không có thì có thể bỏ qua. Nhưng mật ong lên men sẽ giúp tăng giá trị của sản phẩm và cả tác dụng lợi tiêu hóa. 

Chú ý tỉ lệ: cứ 1kg hoa thì cần 800g đường

Dụng cụ thực hiện

Dao, chậu, hũ nhựa, đũa,... đều phải sạch để tránh nhiễm khuẩn.

1. Sơ chế nguyên liệu

Hoa khi mua về bạn đem rửa sạch. Sau đó, tách riêng cánh hoa ra khỏi đài hoa. Bạn có thể tách bằng cách dùng dao cắt phần đế đi rồi dùng đũa đẩy phần nhụy hoa từ dưới lên.


Tiếp đến, phần nhụy có thể mang phơi khô, hãm nước uống hoặc ngâm với rượu. Còn phần cánh để riêng rửa lại bằng nước muối, sau đó tráng lại bằng nước sôi để nguội.


2. Ngâm hoa atiso đỏ với đường

Khi cánh hoa đã khô nước thì mang ngâm với đường, bạn cho lớp hoa vào trước. Sau đó rải một lớp đường lên trên. Cứ làm thế cho đến hết.

Đổ lượng mật ong lên men vào hũ (nếu có).

Đóng chặt nắp lại, để nơi thoáng mát.



3. Thành phẩm

Sau 5 ngày đường tan hết. Bạn có thể sử dụng nước này uống luôn hoặc đun lên thành si-rô.

Nếu muốn đun thì tách riêng phần cái ra và chỉ lấy nước để đung nhẹ thành sirô. Phần cái có thể rim lên thành mứt.  




Mẹo thực hiện thành công

- Lọ dùng để ngâm phải rửa sạch, tráng nước sôi khử trùng và để khô ráo.

- Khi làm si-rô, bạn chắt nước ra cho nồi đun sôi, vặn lửa nhỏ liu riu. Như vậy, si-rô sẽ trong, không bị nổi váng mà bảo quản được lâu.

- Đối với si-rô hoa atiso đỏ khi để nguội, bạn cho vào trong lọ, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Bạn có thể pha nước uống, làm thạch hoặc làm bánh.

Còn một cách khác để biến nước này thành một thứ lợi tiêu hóa đó là bổ sung thêm mật ong lên men ở ngay giai đoạn đầu ngâm. Chỉ cần 50ml mật ong cho một mẻ ngâm để kích thích quá trình lên men mạnh mẽ hơn. Sau đó chỉ việc chắt nước ra và cho vào chai sạch bảo quản trong tủ lạnh và uống dần. Chú ý khi dùng mật ong lên men thì không đun vì đun sẽ làm chết các lợi khuẩn có lợi. 

Chúc các bạn làm được một món nước giải khát vừa tốt cho sức khỏe lại thanh mát, giải độc.

Tagged under:

Cách lên men mơ với mật ong lên men


Nước mơ lên men là một thức uống bổ dưỡng, thanh mát.  Mơ còn giúp tiêu hóa tốt, giúp ăn ngon và trị ho; chúng còn chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng cho cơ thể, chống oxi hóa và tăng cường hệ miễn dịch. 

Đông y gọi quả mơ là mai tử, có vị chua, tính bình, không độc, đi vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, đường, muối khoáng. Quả mơ tươi ngâm đường làm nước giải khát giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng. Nhân hạt mơ với tên thuốc là hạnh nhân trị chứng viêm phế quản thể hen.

Để làm thuốc, quả mơ được chế biến thành mơ muối (bạch mai) hoặc kết hợp với gừng tươi, cam thảo, muối làm ô mai cam thảo. Ô mai mơ ngậm giảm ngứa họng, buồn nôn, ho có đờm; Riêng mơ muối (bạch mai) có trong nhiều bài thuốc chữa cảm mạo, các bệnh đường hô hấp, chữa ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường tiết niệu, chứng tiểu đường, viêm túi mật, thiếu máu, chóng mặt, ù tai

Thực ra, việc ngâm mơ với muối, đường thì mọi người đã rất quen thuộc, nhưng nhược điểm là rất lâu mới dùng được. Cách làm truyền thống là ủ muối (có thể thêm đường) vào quả mơ và chờ đợi quá trình lên men từ quả mơ, có khi đến cả năm mới dùng được.

Dưới đây là cách lên men mơ với mật ong lên men giúp ngắn quá trình đồng thời giúp tạo ra một sản phẩm thơm ngon hơn.

1. Chọn mơ

Mơ chọn loại mơ sạch, rõ nguồn gốc. Mùa này Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình đều có mơ. Mua không quá khó.

Chọn những trái những trái chín, vỏ còn lớp lông mỏng và căng mịn. Loại bỏ hết trái hư dập, trái xanh và phải đảm bảo rằng độ chín của những trái mơ là tương tương nhau. Nếu bạn ngâm một hỗn hợp mơ có trái chín trái xanh lẫn lộn thì chất lượng sẽ bị giảm sút, mùi vị không đồng đều và dễ lên men rượu.

Nếu e dè việc có thuốc sâu, bạn có thể hòa mật ong lên men vào nước để ngâm khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch, khô nước.

Phơi mơ trên các mẹt, hong cho thật khô, thật là khô, kiểm tra xem có trái nào bị dính nước thì phải làm cho khô hết. Đảm bảo mơ khô ráo, không còn tí ti nước dính trên trái mơ. Kỹ lưỡng như vậy thì thành quả của hũ mơ với nước mơ trong vắt.

2. Muối mơ cơ bản

Một lớp mơ, một lượt muối mỏng (muối hạt nguyên chất).

Tỉ lệ mơ và muối:  3 kg mơ: 1 kg muối
 
Sau đó, được 2/3 bình thì xếp đường phèn lên trên cùng.
Nếu cứ để nguyên, cũng sẽ có mơ muối như truyền thống sau 1 năm.

Chú ý: Bổ sung gừng để trở thành một loại thuốc  ho. Đập dập 0.5kg gừng cho mỗi kg mơ. Xếp lên trên cùng. 

Có cách bảo ngâm mơ 1 tháng rồi đem mơ phơi liên tục 5 ngày cho mơ héo nhẹ lại, sáng phơi tối đem vào ngâm rồi cuối cùng thì chọn cách bảo quản mơ khô (tách riêng mơ ra  1 hũ, nước dấm mơ 1 hũ), hoặc cách bảo quản mơ ướt (cho mơ vào dấm mơ ngâm tiếp).

Muốn muối mơ : muối : đường thì theo tỉ lệ: mơ 1kg + đường 1kg + muối 150gr. 

4. Ngâm mơ lên men với mật ong lên men

Trong mật ong lên men có rất nhiều lợi khuẩn probiotic đang hoạt động. Do đó, tăng cường lợi khuẩn cấp tốc từ đầu sẽ cho kết quả rất kinh ngạc. Đó là chỉ sau 3 ngày, nước mơ tiết ra nhanh chóng và ngập mặt mơ. Đây là điều khác biệt.

Sau ba ngày, nước từ lọ mơ đã ủ có thể trở thành "men mồi" cho lọ kế tiếp.
Nghĩa là nếu muối 3 lọ, thì lọ có mật ong lên men sẽ nhanh ra nước nhất. Dùng nước đó chia sang 2 lọ còn lại để thúc đẩy lên men.

Ảnh lọ mơ đính kèm sau đây là tôi làm với mơ xanh. Quả tiết nước, nhăn nheo và đổi màu vàng. Mùi thơm rất đặc trưng, có thể chắt nước dùng ngay rất ngon và dịu.





Chúc các anh chị thành công. 

Tổng hợp từ bài của Hoàng Công 

Tagged under:

Những tác dụng của tinh nghệ đen


Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển về những loại cây dược liệu trong khu vực Đông Nam Á lẫn Thế giới. Theo kết quả mới nhất của Bộ Y tế (năm 2016), nước ta đã có trên 5000 loài thực vật quý được dùng để bào chế thuốc chữa bệnh theo hướng Đông Y. Một trong những loại cây dược liệu quý có công dụng chữa nhiều bệnh nhiều là nghệ đen.

Nghệ đen là một loại cây thảo, thân rễ to, có nhánh phân nhánh thành nhiều củ, rất dễ tìm kiếm và dễ trồng ở nước ta.

Tên khác: Nga truật, tam nại, ngải xanh, nghệ tím, nghệ đăm, bồng nga truật, xú thể khương, thanh khương, phá quan phủ, thuật dược.

Tên khoa học: Cucurma caesia

Họ: Gừng ( Zingiberales )

Nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lưu huyết, thông kinh, đau bụng kinh, … Đó là nhờ vào những tác dụng vật lý của nghệ đen. Điển hình là vị đắng, cay, mùi hăng, tính ấm (ôn). Song song đó, trong củ nghệ đen còn chứa một thành phần hóa học hết sức quan trọng có tên là Curcumin. Đây là thành phần sẽ giúp nghệ đen chữa được nhiều bệnh khác nhau.

Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của nghệ đen:

Nghệ đen chữa bệnh đau dạ dày

Thực tế, nghệ đen chữa được bệnh đau dạ dày là nhờ vào hợp chất chất Curcumin. Bời vì thành phần này có khả năng thúc đẩy sự co bóp túi mật và không làm tăng tiết axit dạ dày. Đối với các khối u ở các bộ phận này thì Curcumin trong nghệ đen sẽ ức chế được các khối u. Vì vậy đối với các bệnh nhân bị đau dạ dày thì nghệ đen là một “thần dược” điều trị bệnh rất tốt.

Hơn nữa, nếu bạn kết hợp giữa nghệ đen với mật ong lên men để điều trị đau dạ dày thì kết quả sẽ rất tuyệt vời! Lý do là vì các nghiên cứu Y học tiên tiến trên Thế giới đã minh chứng, mật ong có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên.

Do đó, nguyên liệu này có khả năng làm giảm axit, đẩy lùi và tiêu diệt khuẩn H.pylori (mầm móng của căn bệnh đau dạ dày), giúp làm dịu niêm mạc bị kích thích của dạ dày. Qua đó, làm giảm các cơn đau dạ dày.

Bộ đôi mật ong lên men và tinh bột nghệ đen hỗ trợ chữa bệnh dạ dày

Nghệ đen gián tiếp chữa bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo từng lứa tuổi. Bệnh có nguy cơ tử vong cao và là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, …

Mặc dù mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp là thế. Nhưng theo các chuyên gia trong y học, có đến 90% các trường hợp cao huyết áp lại không rõ nguyên nhân. Và họ chỉ mới thống kê lại những nguyên nhân gián tiếp thường gặp. Đó là sử dụng nhiều rượu bia, chế độ ăn uống không phù hợp, béo phì, ít vận động, tuổi tác. Và nghệ đen được dùng để chữa bệnh cao huyết áp.

Mặt khác, nghệ đen còn có tác dụng làm tăng tuần hoàn ngoại biên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm tăng thể tích tuần hoàn của mình. Theo quy luật tự nhiên, khi thể tích tăng thì áp lực của nó sẽ giảm. Một số nghiên cứu của y học thế giới đã chứng minh tác dụng chữa bệnh cao huyết áp bằng nghệ đen là có thật:

+ Điển hình là một công bố vào 11/2009 từ tạp chí Circulation đã trích dẫn: “Chất curcumin có công dụng ngăn ngừa những thiệt hại gây ra áp lực máu cao của các tế bào về tim”.

+ Song song đó, Đại học Trung tâm Y tế Maryland cũng cho rằng nghệ đen có thể làm giảm cholesterol và ngăn ngừa hình thành mảng bám trong động mạch. Điều này có thể giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định.

+ Trước đó 2 tháng (tức vào tháng 07/2009), một nghiên cứu của Tạp chí  Ethnopharmacology cũng rất có ý nghĩa. Nghiên cứu này chỉ ra rằng: “Chiết xuất methanol của chất curcumin còn làm giãn các mạch máu trong các thử nghiệm trên động vật”. Dù chỉ là thí nghiệm trên động vật nhưng từ những kết quả đó, nó có thể giúp họ tiếp tục tiến hành những thí nghiệm chuyên sâu trên cơ thể con người trong tương lai.

Nghệ đen chữa bệnh ung thư

Ung thư là một căn bệnh nan y từ trước đến nay. Yêu cầu của thuốc trị ung thư là ức chế sự phát triển và biệt hóa các tế bào ung thư nhằm chặn đứng sự phát triển và di căn của ung thư.

Tuy nhiên nhược điểm chung của đại đa số các thuốc trị ung thư hiện nay là không có sự chọn lọc cao, đều dễ bị lờn thuốc và hệ số an toàn giảm dần theo thời gian sử dụng. Ngoài ra chúng có thể gây độc cho các tế bào lành và gây ra các tác dụng phụ như: rụng tóc, buồn nôn… Vì vậy việc tìm ra một hoạt chất có tác dụng chống ung thư nguồn gốc từ tự nhiên và tăng hoạt tính của các hoạt chất đó đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Quy trình chữa bệnh ung thư cơ bản nhất đó là sử dụng các tác nhân đa mục tiêu. Cụ thể, tác nhân đó sẽ tập trung vào nhiều hơn một đợt tín hiệu gây ung thư do gen điều tiết bất thường và do có nhiều gen bị biến đổi trong một dạng ung thư nào đó. Kết quả đã chứng minh, sử dụng thành phần curcumin trong củ nghệ đen có khả năng điều chỉnh những loại gen gây nên tế bào ung thư.

PGS. Gautam Sethi của ĐH Curtin – Tây Úc còn đưa ra một số kết quả quan trọng khác mà trang Medical Xpress đã kịp thời ghi nhận cho đến ngày nay. Đó là, Curcumin tập trung vào các protein gây ung thư như NF-kB, STAT3, AP-1. Do đó, Curcumin thật sự có tác dụng đối với một số dạng u tủy và đặc biệt là một dạng ung thư tuyến tụy.

Hơn nữa, một nghiên cứu khác (năm 1993) đến từ Mỹ và Đài Loan đã chứng minh hoạt chất curcuminoid trong củ nghệ đen có khả năng kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ dày, ruột,..

Tuy nhiên, một tác dụng phụ không mong muốn của Curcumin đó là làm loãng máu. Cho nên, chống chỉ định sử dụng Curcumin lẫn nghệ đen trong các trường hợp phẫu thuật.

Nghệ đen chữa bệnh gì hiệu quả nhất?

Đối với bệnh cao huyết áp lẫn bệnh ung thư thì các nhà khoa học vẫn đang tiến hành những thí nghiệm khác nhau cho hợp chất Curcumin có chiết xuất từ củ nghệ đen. Mà những thí nghiệm này, hiện tại chỉ được thực hiện trên cơ thể động vật để đưa ra kết quả. Cho nên, vẫn chưa có một báo cáo chính xác 100% nào cho rằng, nghệ đen hoàn toàn chữa hết bệnh ung thư hay bệnh cao huyết áp.

Dù vậy, công dụng của nghệ đen trong việc điều trị bệnh đau dạ dày là không có gì để bàn cãi! Giới y học phương Đông lẫn phương Tây đã có những bài thuốc cho riêng họ trong việc dùng nghệ đen để chữa bệnh đau dạ dày. Kết quả rất tích cực khi mà cơn đau dạ dày của những bệnh nhân này ngày càng giảm bớt. Và cũng vì thế mà dân gian ta từ xưa đến nay đã ví von nghệ đen là “thần dược” quý hiếm trong việc bào chế thành những đơn thuốc chữa bệnh dạ dày, đường tiêu hóa.

Cách dùng nghệ đen mật ong chữa đau dạ dày

Để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, các bạn cần dùng kết hợp với mật ong. Bởi vì ngoài thành phần Curcumin có trong nghệ đen thì mật ong lại chứa nhiều vitamin như B1, B2, B6, E Kali, Magiê,… Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa và giảm tiết axit trong dạ dày.

Nguyên liệu cần có:

Nghệ đen 12g

Mật ong hoặc mật ong lên men 6g



Cách dùng:

Lấy nghệ đen và mật ong hoặc mật ong lên men rồi đem trộn đều. Sau đó, vo thành viên và uống trong một ngày. Nhớ phải chia đều ra làm 3 lần uống và uống trước khi ăn 15 phút nhé.

Bạn có thể sử dụng cách uống này trong vòng hai tuần là hết một đợt liệu trị. Dừng một thời gian xong rồi lại tiếp tục tới khi bệnh khỏi hẳn thì thôi.

Tuy nhiên, bất cứ một loại dược liệu nào thì cũng chỉ có công dụng ở một mức độ nhất định. Dùng nghệ đen để điều trị đau dạ dày là ĐÚNG khi mà bệnh chỉ ở mức độ đau nhẹ, trung bình. Trường hợp ở mức độ nặng hơn là bị viêm loét dạ dày mãn tính thì nghệ đen sẽ không giúp ích được gì cho tình huống này.

Điều cần lưu ý trước khi dùng nghệ đen để chữa bệnh

Một là, không dùng chung với những loại thuốc tây. Bởi vì nghệ đen có tính chất tuần hoàn máu huyết nên những ai đã dùng nghệ rồi mà tiếp tục dùng thêm thuốc tây nữa thì sẽ dẫn đến phá vỡ các mạch máu trong cơ thể.

Hai là, những người mang thai tuyệt đối không dùng nghệ đen. Vì trong củ nghệ có tính phá máu ứ, máu bầm trong cơ thể nữa.

Ba là, những người bị thiếu máu cũng tương tự. Không nên dùng nghệ đen. Vì đã thiếu máu rồi mà còn dùng nghệ sẽ dẫn đến thiếu máu thêm. Làm cho chúng ta bị say sẩm khuôn mặt hơn là lúc chưa dùng nghệ.

Bốn là, phụ nữ bị rong kinh không được uống nghệ đen vì nghệ đen có tác dụng hành khí, phá huyết.

Năm là, nếu có dùng nghệ đen để chữa bệnh thì hãy không được dùng quá 12g nghệ/ngày. Bởi vì chất Curcumin trong củ nghệ đen dù có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.

Nghệ đen có làm đẹp da mặt hay không?

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, nghệ đen còn có nhiều công dụng hữu ích khác trong làm đẹp. Nhất là khi dùng nghệ đen mật ong để làm đẹp da mặt. Có 2 cách để chúng ta làm đẹp từ nghệ đen và mật ong hoặc mật ong lên men để tăng cường tác dụng:

Cách 1: Dùng nghệ đen mật ong uống đẹp da

Theo y học phương Đông, nếu như chúng ta dùng 1 muỗng cafe bột nghệ đen với 1 muỗng cafe mật ong nguyên chất hoặc mật ong lên men pha để uống (dùng trước khi ăn 15 phút), không những giúp làm giảm những cơn đau dạ dày mà đây còn là “vị thuốc” cải thiện sắc tố da bên ngoài. Da bạn sẽ trở nên trắng mịn, làm chậm quá trình lão hóa da, trị nám và trị tàn nhang.

Cách 2: Đắp mặt nạ tinh bột nghệ đen và mật ong

Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà bạn không muốn dùng nghệ đen để uống, chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp đắp mặt nạ để thay thế quá trình làm đẹp. Cách làm này sẽ tốt hơn rất nhiều dành cho những bạn đang bị mụn trứng cá trị hoài không hết!

Cho 1 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong nguyên chất hoặc mật ong lên men hòa trộn lại với nhau trong một bát nhỏ. Khuấy thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, rửa sạch khuôn mặt thật kỹ bằng nước ấm. Thoa hỗn hợp nghệ mật ong lên những vùng da mặt. Nằm thư giãn trong vòng 20 phút để chờ hỗn hợp khô lại. Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa sạch mặt thêm lần nữa.

Thực hiện liên tục trong khoảng 2 tuần, mỗi tuần 3 lần thì những vết mụn trên da sẽ nhanh chóng bị phai mờ. Lưu ý rằng, các bạn nên đắp mặt nạ nghệ đen mật ong vào buổi tối để da hấp thụ tốt những dưỡng chất từ thiên nhiên các bạn nhé!

Một số bài thuốc sử dụng nghệ đen

1. Chữa ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi

Chuẩn bị 25g nghệ đen và một quả tim lợn

Sơ chế tim lợn sạch sẽ, thái miếng vừa ăn

Nghệ đen cũng đem thái lát mỏng rồi nấu chung với tim lợn

Nêm nấm gia vị cho vừa miệng, dọn ăn kèm với cơm

Dùng liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần giúp ăn uống dễ tiêu hơn và cải thiện các triệu chứng khó chịu khác ở bụng.


2. Chữa nôn trớ ở trẻ khi bú sữa ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị 4g nghệ đen, 4 hạt muối ăn, ngưu hoàng lượng cỡ bằng hạt gạo

Hòa nghệ đen với sữa và muối, nấu sôi trong khoảng 5 phút

Tiếp tục thêm ngưu hoàng vào quậy tan ra

Chia uống vài lần trong ngày.


3. Chữa ăn uống không ngon miệng, hoa mắt, chóng mặt

Chuẩn bị một thang thuốc gồm: Đương quy, đào nhân, ngưu tất, hà thủ ô, sài hồ (mỗi vị 20g), lô hội (25g), nghệ đen và hoàng kỳ (mỗi vị 30g), long đởm thảo và đại hoàng (mỗi vị 10g).

Đem thuốc sao vàng, thái nhỏ

Cho tất cả vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập mặt thuốc rồi ngâm trong 2 tuần.

Khi sử dụng mỗi lần uống 20ml x 2-3 lần/ngày.


4. Trị đau bụng kinh

Thành phần của bài thuốc gồm 20g nghệ đen, 8g ngải cứu và 16g ích mẫu

Cho 3 vị thuốc vào ấm sắc cùng 500ml nước, sắc cạn còn 200ml thì ngưng

Chia thuốc làm 2 lần uống, mỗi lần 100ml. Dùng trước bữa ăn chính 

**Lưu ý: Cần sử dụng bài thuốc này trước kỳ kinh khoảng 5 – 7 ngày.


5. Chữa đau bụng từng cơn do bị nhiễm lạnh

Chuẩn bị: Mộc hương 50g, củ nghệ đen 100g

Tán cả 2 thành bột mịn, cho vào hũ có nắp đậy kín để bảo quản được lâu.

Mỗi lần uống 2g. Dùng nước giấm pha loãng để uống thuốc.


6. Bồi bổ khí huyết, chữa thiếu máu, suy nhược, da dẻ xanh xao, hấp thu kém

Nguyên liệu cho bài thuốc gồm: 40g nghệ đen, 40g xuyên khung, 40g cam thảo, 40g đỗ nhược, 40g hồi hương, 40g đương quy, 40g địa hoàng thán, 40g bạch thược.

Tán tất cả các vị thuốc trên thành bột mịn, vo thành viên hoàn nhỏ

Mỗi ngày uống 8 – 12g


7. Trị nứt gót chân

Chuẩn bị bột nghệ đen và dầu dừa hoặc dầu thầu dầu

Trộn 2 nguyên liệu để được hỗn hợp hơi sền sệt

Đắp lên gót chân bị nứt vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ

Để 15 phút rồi rửa sạch lại


8. Làm mờ vết thâm, sẹo rỗ trên da, giúp nhanh lành vết thương

Chuẩn bị củ nghệ đen tươi

Rửa sạch vùng da cần điều trị. Sau đó thái nghệ đen thành lát mỏng rồi đắp lên da

Để 20 – 30 phút. Lặp lại mỗi ngày khoảng 2 lần


9. Điều trị đau dạ dày, viêm đại tràng

Chuẩn bị 2 thìa bột nghệ đen, 1 thìa mật ong nguyên chất

Pha 2 nguyên liệu đã chuẩn bị với 200ml nước ấm

Uống ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng mỗi ngày.


10. Chữa tắc kinh, ứ huyết, đau bụng trong thời kỳ hành kinh

Chuẩn bị cây nghệ đen và ích mẫu mỗi vị 15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang trong 3 tuần liên tục.


11. Chữa biếng ăn, đi ngoài phân thối, suy dinh dưỡng, bệnh cam tích ở trẻ em

Chuẩn bị 6g nghệ đen và 4g hạt muồng trâu

Sắc lấy nước đặc uống hàng ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện

Ngày dùng 1 thang.


12. Trị nhiễm nấm mãn tính đường ruột, ăn lâu tiêu, mệt mỏi, chướng hơi, lạnh bụng

Chuẩn bị: Nghệ đen, tam lăng và củ gấu mỗi vị 160g, đinh hương và đăng tâm mỗi vị 16g, cốc nha, thanh mộc hương và thanh bì mỗi vị 20g, hạt cau, khiên ngưu mỗi vị 40g.

Tán hỗn hợp thành bột, vo viên hoàn

Tùy theo tình trạng bệnh mỗi ngày uống 8 – 12g với nước sắc gừng.


13. Chữa thâm nám, tàn nhang, làm sáng da

Chuẩn bị tinh bột nghệ đen, mật ong, sữa chua

Uống 1 thìa tinh bột nghệ đen với mật ong vào mỗi buổi sáng.

Kết hợp dùng mặt nạ nghệ đen và sữa chua không đường đắp lên da để cải thiện các sắc tố đen sạm. Mỗi tuần đắp mặt nạ 2 – 3 lần.


14. Chữa rậm lông mặt

Chuẩn bị bột đậu xanh và bột nghệ đen

Trộn lẫn 2 thành phần trên theo tỷ lệ 1:1 và pha với một ít nước để làm mặt nạ

Đắp lên toàn bộ da mặt trong 20 phút

Thực hiện mỗi tuần 2 lần sẽ giúp ức chế sự phát triển của lông mặt.


15. Chữa tổn thương da do bỏng

Chuẩn bị bột nghệ đen và gel lô hội

Trộn 2 nguyên liệu với nhau và đắp lên khu vực da bị bỏng mỗi ngày giúp kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh tốc độ lên da non.


16. Chữa bệnh viêm dạ dày mãn tính

Chuẩn bị 1kg củ nghệ đen, 300g ô tặc cốt, 200g trúc diệp sài hồ, mật ong nguyên chất.

Sài hồ sao vàng, đem nghiền thành bột mịn cùng với các vị còn lại.

Trộn đều bột thuốc với mật ong

Mỗi lần uống 20g x 2 lần/ngày trước bữa ăn nửa tiếng.


17. Chữa vàng da do mắc viêm gan

Chuẩn bị củ nghệ đen, uất kim, quả tắc non, củ gấu. Tất cả dùng dạng khô liều lượng bằng nhau.

Nghiền các vị trên thành bột mịn và trộn đều với mật ong

Mỗi ngày uống 2g


18. Chữa bệnh đại tràng co thắt, đại tiện ra máu, táo bón

Chuẩn bị 1kg bột nghệ đen, 500g cồ nốc mảnh, 40g đại hoàng, 200g mè đen

Trộn các vị trên với mật ong

Ngày uống 20g


19. Ngăn ngừa và làm mờ vết rạn da sau sinh

Chuẩn bị củ nghệ đen và gừng tươi lượng bằng nhau

Giã nát 2 vị thuốc rồi đem ngâm rượu

Thoa hỗn hợp rượu gừng nghệ lên những vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, hông ngày 1 – 2 lần.


20. Chữa các chứng đau có nguyên nhân do lãnh khí xung tâm

Chuẩn bị 60g nghệ đen, 30g mộc hương, giấm

Đem cả 2 tán thành bột

Mỗi lần uống 1,5g với giấm


21. Chữa co thắt tiểu trường

Chuẩn bị: Bột nghệ đen, 3g hành

Uống chung với rượu lúc đói bụng


22. Chữa đau bụng co quắp ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị 15g củ nghệ đen, 3g a ngụy

Giã nát rồi đắp xung quanh bụng, để hỗn hợp khô

Kết hợp uống nước tử tô để đạt được hiệu quả tốt hơn.


23. Chữa đau sườn dưới

Chuẩn bị 15g kim linh tử; 1,15g nghệ đen; 1,15g tam lăng; 1,15g nhũ hương; 1,15g mộc dược.

Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.


24. Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng ở trẻ em

Chuẩn bị nghệ đen, tam lăng, hồ tiêu và la bặc tử mỗi vị 5g, chế hương phụ, chỉ thực, thanh bì mỗi vị 6g, trần bì 10g, sa nhân và lô hội, hồ hoàng liên mỗi vị 3g.

Tán thuốc thành bột, trộn chung với hồ, vo viên hoàn.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 6g. Uống với rượu gạo ấm

Kiêng cho trẻ dùng thức ăn chưa được nấu chín, thực phẩm có tính lạnh trong quá trình điều trị.


25. Điều trị bệnh tâm thần

Chuẩn bị bột củ nghệ đen, thược dược, đại hoàng. Cứ 10g nghệ đen thì dùng 3g thược dược và 3g đại hoàng.

Trộn chung 3 vị thuốc và chế thành viên nặng khoảng 8g

Khi sử dụng lấy 6 – 8 viên uống, mỗi ngày 3 lần

Một liệu trình uống liên tục 30 ngày


Kiêng kỵ khi sử dụng

Tránh dùng nghệ đen trong các trường hợp bị khí huyết hư, có thai

Nghệ đen có tính phá huyết nên không thích hợp sử dụng nếu bị rong kinh

Những trường hợp cơ thể hư yếu mà có tích muốn dùng nghệ đen thì cần phối hợp với một số vị như Sâm, Truật theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Uống nghệ đen có thể làm chậm quá trình đông máu. Vì vậy, cần ngưng dùng trước và sau khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần.

Hy vọng bài viết nghệ đen chữa bệnh gì hiệu quả nhất sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho các bạn!


Bài viết sưu tầm và tổng hợp.