tháng 9 2023 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Cách ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong và saffron



Đông trùng hạ thảo, saffron và mật ong đều được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Sự kết hợp của 3 loại này càng làm phát huy công dụng vốn có và mang đến nhiều tác dụng cho người dùng. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách pha đông trùng hạ thảo mật ong saffron qua bài viết sau đây.

Các tác dụng của đông trùng hạ thảo mật ong saffron

Đông trùng hạ thảo mật ong saffron là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu vô cùng quý hiếm và tốt cho sức khỏe của con người. Sử dụng hỗn hợp này thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của đông trùng hạ thảo mật ong saffron.

  • Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Trị chứng khó ngủ, mất ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.
  • Trị cảm cúm, viêm họng…

Cách làm saffron ngâm mật ong đông trùng hạ thảo

Để phát huy công dụng của saffron, mật ong và đông trùng hạ thảo một cách tối đa, bạn cần phải biết cách làm hỗn hợp này như sau.

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị một hũ thủy tinh có nắp đậy kín, 1 gram saffron, nửa lít mật ong nguyên chất, 5-10g sợi đông trùng hạ thảo khô. Bạn hãy làm sạch hũ thủy tinh bằng cách cho vào nước đun sôi để tiệt trùng, tiếp theo vớt hũ ra rồi dùng khăn sạch lau thật khô. 

Cho 1 gram saffron và đông trùng hạ thảo vào trong hũ thủy tinh rồi rót mật ong vào hũ một cách từ từ. Cuối cùng đậy nắp hũ thủy tinh lại thật chặt rồi dốc ngược lại một lần để hỗn hợp saffron, mật ong và đông trùng hạ thảo quyền vào với nhau. Để vào bình vào nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp trong 4 – 5 ngày là có thể đem sử dụng. 

Khi ngâm saffron mật ong đông trùng hạ thảo bạn cần phải lưu ý về nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu. Cần đảm bảo nguyên liệu có chất lượng tốt thì mới phát huy được công dụng thực sự. Bên cạnh đó, ngoài 3 nguyên liệu cơ bản là saffron, mật ong và đông trùng hạ thảo thì bạn có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu quý khác nếu có như tinh bột nghệ, nhân sâm, chanh đào. 

Cách pha saffron ngâm mật ong đông trùng hạ thảo

Sau khi ngâm đông trùng hạ thảo mật ong saffron được 4 đến 5 ngày là bạn có thể sử dụng. Hỗn hợp ngâm rất đặc vì vậy khi sử dụng nên pha ra để uống. Cách pha hỗn hợp này cụ thể như sau.

Dùng thìa sạch để lấy ra 1 đến 2 thìa saffron ngâm mật ong đông trùng hạ thảo cho vào một cốc nước ấm (nhiệt độ thích hợp khoảng 70 – 80 độ C). Sau đó dùng thìa khuấy nhẹ và chờ trong khoảng 2 đến 3 phút là có thể uống được luôn. Để phát huy được công dụng rõ rệt, nên duy trì thói quen uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Đối với những người bị đau dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày nên lấy ra 1 đến 2 thìa hỗn hợp saffron ngâm đông trùng hạ thảo và mật ong rồi cho vào một cốc nước ấm. Tiếp theo cho thêm vào cốc 1 thìa tinh bột nghệ. Dùng thìa khuấy cho đều rồi chờ khoảng 2 đến 3 phút là có thể uống được. 

Để phát huy được công dụng, bạn nên uống 2 – 3 cốc mỗi ngày. Thời điểm uống thích hợp là vào buổi tối trước khi ăn khoảng nửa tiếng.

Đối với những người bị viêm họng, cảm cúm

Để trị chứng cảm cúm, viêm họng thì cách pha đông trùng hạ thảo mật ong saffron cụ thể như sau: Đầu tiên đem giã nát 3 – 4 lát gừng tươi rồi cho vào một cốc nước ấm. Tiếp theo cho thêm 1 đến 2 thìa đông trùng hạ thảo mật ong saffron vào khuấy đều và đợi khoảng 2 phút rồi uống. 

Ngoài ra có thể cho thêm vài lát chanh, cam hoặc thêm chút quế vào cốc nước cho thơm và có thêm công dụng. Nên uống đều đặn hàng ngày vào mỗi buổi sáng tối để thấy được tác dụng rõ rệt.

Đối với những người muốn giảm cân

Nếu muốn giảm cân với đông trùng hạ thảo mật ong saffron thì thực hiện pha như sau: Đầu tiên chuẩn bị khoảng nửa lít nước lọc (có thể dùng nước lạnh hoặc nước ấm tùy theo sở thích), tiếp theo cho thêm khoảng 5 đến 6 thìa nước cốt chanh vào. Sau đó cho thêm 2 đến 3 thìa đông trùng hạ thảo mật ong saffron vào bình nước. Cuối cùng cho thêm 4 đến 5 lát chanh hoặc táo, cam cho thơm. 

Mỗi ngày duy trì thói quen uống khoảng 2 bình nước như vậy sẽ góp phần giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý như bổ sung thêm hoa quả, rau xanh và hạn chế đồ mỡ, ngọt, đồ ăn chiên, rán…

Đông trùng hạ thảo, saffron và mật ong đều là những món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. 


Nếu bạn cần sản phẩm này có thể ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY ạ.


Tagged under:

Các cách chế biến đông trùng hạ thảo

 

Lựa chọn đúng loại đông trùng hạ thảo phù hợp 

Trước khi tiến hành chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn, thức uống phục vụ cho nhu cầu tăng cường sức khỏe, bạn cần chú ý lựa chọn đúng loại đông trùng hạ thảo phù hợp. Hiện nay, thị trường Việt Nam khá phổ biến các loại đông trùng hạ thảo tự nhiên đến nuôi cấy.

 Nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn có thể chọn sử dụng đông trùng hạ thảo Tây Tạng. Đây là loại có dược chất cao nhất, hoàn toàn từ thiên nhiên, hấp thu đầy đủ các tinh túy của đất trời. Còn nếu muốn tiết kiệm hơn thì đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong môi trường nhân tạo vẫn là lựa chọn phù hợp để sử dụng hằng ngày. Mặc dù giá thành khá rẻ nhưng chất lượng cũng không quá nhiều khác biệt so với loại tự nhiên.

Liều lượng và tần suất sử dụng phù hợp

Không chỉ riêng đông trùng hạ thảo mà bất kỳ loại dược liệu nào cũng chỉ phát huy hiệu quả tốt và an toàn nhất khi được sử dụng đúng liều lượng với tần suất phù hợp. Việc sử dụng quá liều với mong muốn phục hồi sức khỏe nhanh chóng rất dễ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. 

Trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo, người dùng nên tham khảo qua ý kiến của chuyên gia hay bác sĩ để được tư vấn liều lượng hợp lý. Không nên tự ý sử dụng bừa bãi để tránh tiền mất tật mang. Trong quá trình dùng, bạn cũng nên tự theo dõi những thay đổi của cơ thể để có sự cân chỉnh liều lượng phù hợp.

Các phương pháp chế biến đông trùng hạ thảo

Cách chế biến đông trùng hạ thảo tươi 

Sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp. Đông trùng hạ thảo tươi cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp bồi bổ, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, phù hợp với người suy nhược, mới ốm, mới phẫu thuật, sinh lý yếu,…

Hãy chuẩn bị nước ấm và khoảng 5g – 10g đông trùng hạ thảo tươi. Rửa sạch dược liệu với nước sạch, ngâm trực tiếp đông trùng hạ thảo cùng nước nóng 60 độ C trong 10 phút hoặc đến khi mềm thì mang ra nhai trực tiếp.

 Cách chế biến đông trùng hạ thảo khô 

Trước khi dùng, bạn cần sơ chế đông trùng hạ thảo khô thật sạch, kết hợp cùng các nguyên liệu khác tuỳ từng cách chế biến. Trùng thảo khô phù hợp cho người mới ốm dậy, người muốn nâng cao sức đề kháng, nam giới muốn tăng sức khoẻ,... Sản phẩm này đặc biệt phù hợp với người có hệ tiêu hóa kém, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người sử dụng.

 Một vài cách cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con phổ biến nhất hiện nay là: 

✧ Trà đông trùng hạ thảo: Giúp tráng dương ích khí, sinh tinh bổ thận,…

✧ Hầm chung với thịt: Nên chọn thịt lợn, dê, gà, bò, vịt,… sẽ tạo nên các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. 

✧ Cháo đông trùng hạ thảo: Có tác dụng giúp người ốm dậy lẫn người bình thường cải thiện vị giác, bồi bổ cơ thể. 

✧ Đông trùng hạ thảo ngâm dược tửu: Thích hợp cho các quý ông, giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện bản lĩnh.

 ✧ Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Đây là bài thuốc Đông y hiệu nghiệm mang đến những công dụng tuyệt vời như: tăng cường sinh lực, làm lành vết thương, giúp da dẻ hồng hào, giảm kích ứng phần họng, tăng cường sức khỏe tim mạch,…

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 20g loại khô. 1 lít mật ong rừng nguyên chất. Bình thủy tinh sạch có nắp đậy

Cách thực hiện rất đơn giản. Đầu tiên rửa sạch đông trùng hạ thảo rồi để ráo nước. Tiếp theo cho trùng thảo vào bình thủy tinh đã tiệt trùng, rồi đổ mật ong vào. Đóng kín miệng bình, bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ. Ngâm khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng. 

 ✧ Canh dưỡng nhan đông trùng hầm gà ác

Món ăn này có công thức khá đơn giản nhưng mùi vị lại rất hấp dẫn và còn mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. Chỉ với một chén canh dưỡng nhan mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ huyết, cải thiện lão hóa, giảm mệt mỏi và làm cho da dẻ hồng hào, trắng mịn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 con gà ác, trùng thảo, 100g hồ đào, 5 quả táo đỏ, 1 nhánh gừng tươi, cùng gia vị. Cách thực hiện như sau: Gà ác làm thịt, bỏ nội tạng và để nguyên con, rửa sạch để ráo nước. Đông trùng hạ thảo rửa sạch, hồ đào tách hạt chỉ lấy phần thịt. Sau đó mang táo đỏ, hồ đào gừng tươi thái lát nhét vào bụng gà, dùng kim khâu bụng gà lại, nêm gia vị vừa đủ. Cuối cùng cho vào nồi đất hầm lửa nhỏ khoảng 1 giờ đến khi gà chín mềm.

Cách nấu cháo đông trùng hạ thảo tươi

Đây được xem là một trong những món ăn ngon từ đông trùng hạ thảo giúp chăm sóc sức khỏe và tăng sức đề kháng hiệu quả. Các công dụng khác có thể kể đến như: bổ tỳ phế, cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh về phổi. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ phòng ngừa khối u, nâng cao chất lượng giấc ngủ, bảo vệ thận,… 

Các chị em nội trợ có thể chế biến đông trùng hạ thảo theo nhiều cách khác nhau như nấu canh, nấu súp cháo nguyên con. Để tăng hương vị, bạn có thể bỏ vào táo đỏ, gà, cá nước ngọt, đường phèn,… đồng thời giúp món ăn càng bổ dưỡng hơn.


Tagged under:

Công dụng chữa bệnh của lá trầu không


Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau), lá trầu không còn được sử dụng như một phương thốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da…

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Làm thuốc giảm đau

Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… 

Cách làm: Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

2. Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. 

Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.

3. Khắc phục tình trạng khó tiêu

Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

4. Hạn chế các cơn đau do đầy hơi

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi. Hơi gas sẽ thoát ra bên ngoài trong quá trình co thắt và giản nở của cơ vòng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược a-xít lên thực quản, gây ra các cơn đau khó chịu.

5. Tăng cảm giác đói

Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu. Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

7. Chữa ho

Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. 

Cách làm thuốc ho từ lá trầu không như sau:

- Đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.

- Lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.

8. Chữa viêm phế quản

Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

9. Khử trùng

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

10. Trị nấm

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

Ứng dụng lá trầu không trong cuộc sống

Lau sàn: 100gr lá trầu không, rửa sạch, để ráo, vò nát. 1 lít rượu 40 độ trở lên đổ vào. Sau 3 tiếng có thể dùng được. Pha tỉ lệ 1-20 để lau sàn. Xịt khử khuẩn tay. Chà rửa nhà vệ sinh.

Xoa bóp, đánh cảm: Xay, vắt pha rượu ngon tỉ lệ 1 trầu: 4 rượu giúp xoa bóp, đánh cảm.

Sát khuẩn, xúc miệng: Lá trầu không nấu nước hoặc chưng cất lôi cuốn hơi nước, thêm chút muối để súc họng hàng ngày khá hiệu quả với chứng ngứa, rát cổ, đau họng, sát khuẩn vết thương.

Ngâm chân: Hái lá già cho vài hạt muối đun ngâm chân tốt cho khớp và ngủ ngon.

Nấu cao: Nấu cao trầu không sau đó dùng với các mục đích khác nhau.

Làm nước tắm cho trẻ: Đun lá trầu không với lá tắm cho trẻ sơ sinh.

Chữa đau mắt đỏ: Lá trầu không 3 cái, lá dâu 10 cái. Hai thứ này vò nát, cho vào ca, đổ nước sôi rồi đưa mắt bị đau sát tới miệng ca để xông hơi nóng bốc lên trong 3 phút. Ngày làm như vậy 2 lần. Sau đó lấy nước này để rửa mặt.

Chữa nấm kẽ chân: Lá trầu không 8 g, lá ráy 50 g, phèn chua 20 g. Tất cả đem sắc lấy nước ngâm chân trong 15 phút.

Chữa đau họng: Lá trầu xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu. Nếu uống được nước này thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

Giảm đau lưng: Dùng lá trầu hơ nóng hoặc nước cốt lá trầu trộn với dầu dừa rồi đắp thắt lưng.

Trị cảm mạo: Vò nát lá trầu, bọc trong miếng vải, nhúng nước sôi, đánh gió ở hai bên sống lưng.

Lưu ý khi dùng lá trầu: 

Không nên dùng quá nhiều trầu một lần vì có thể làm khô môi, mất vị giác.

Tagged under:

Cách làm men ngải quế


Dưới đây là cách làm men ngải quế giúp chữa một số bệnh như xương khớp, đau đầu, giãn tính mạch, đau bụng kinh, hỗ trợ phục hồi sau tai biến.

I. Thành phần cụ thể của men ngải quế

1. Ngải cứu

- Tên khoa học: Artemisia vulgaris

- Tên tiếng Anh: MUGWORT

Công dụng chữa bệnh của ngải cứu bao gồm:

- Bệnh đau đầu.

- Da.

- Tóc.

- Đau bụng phụ nữ.

- Đau cơ, xương, khớp, chấn thương...

Đây là thành phần quan trọng nhất và cần có dược tính mạnh.

Ngải cứu mọc hoang, không hoặc hạn chế sử dụng phân bón sẽ tốt hơn rất nhiều ngải cứu trồng với phân bón vô cơ (giảm dược tính).

Vùng trồng là phía Bắc hoặc những vùng núi cao, nơi mà chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có biên độ lớn. 

Ngải cứu ở các tỉnh phía Nam không có vị đắng, hiệu quả không rõ ràng.

Thời điểm thu hoạch ngải cứu tốt nhất là trong buổi sáng, sau những ngày nắng. Thu hoạch sau mưa, ngải cứu chứa nhiều nước.

Ngải cần dùng loại bánh tẻ hoặc già, đã có chút thân gỗ. Miễn sao nếm thấy thật đắng là được.

2. Vỏ quế

Quế hay còn được gọi là Quế Đơn, Quế Thanh, Mạy Quẻ, Ngọc Thụ, thuộc họ Long não với danh pháp khoa học là Lauraceae. 

Trong y học, Quế có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kháng viêm mạnh, chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, loại bỏ mùi hôi khi thở. Đặc biệt quế có nhiều trong bài thuốc bổ thận tráng dương, chữa vô sinh, hiếm muộn cả ở nam và nữ đều có thể dùng.

Thành phần Cinnamomum cassia được biết đến phổ biến và rộng rãi có vai trò điều trị bệnh viêm thấp khớp. Cây quế có tính chất chống viêm và chống viêm khớp là do có sự hiện hữu của aldehyd cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Những hợp chất này có công dụng tốt trong việc giảm sưng và đau vai, đau khớp.

Lý tưởng nhất là vỏ quế tươi. 

Vỏ quế tươi được ngâm trong rượu nồng độ cao để lấy tinh chất.

Tinh dầu quế cũng rất tốt, nhưng khi chế biến cần lưu ý tránh bị bỏng. Cần pha loãng trong dung môi là rượu hoặc cồn. Dùng rượu thì có thể dùng để xịt họng khi cần.

3. Mật ong lên men

Mật ong là chất dẫn để tạo quá trình lên men.

Thêm đường vàng để hỗ trợ.

Các dòng lợi khuẩn (probiotics) sử dụng men tiêu hóa, chủ đạo là các vi khuẩn Lactobacillus và nấm men Saccharomyces Ceravisie/Boulardii...

4. Muối nano salt Epsom 

Muối Epsom có thành phần chủ yếu là Magie Sunfat (MgSO4), có khả năng thẩm thấu nhanh. 

Các bạn có thể tìm mua trên shopee hoặc tìm mua muối Epsom nhập khẩu.

5. Rượu gạo nồng độ cao 

Chọn rượu đảm bảo chất lượng từ gạo chứ không phải pha cồn hoặc không rõ nguồn gốc.

6. Khối lượng và tỉ lệ nguyên liệu 

- Ngải cứu sạch, thu lúc già, vào buổi sáng: 1kg

- Mật ong lên men: 20ml 

- Đường mía (đường cát vàng): 500 gram

- Muối Epsom: 10 gram

- Cồn quế/Rượu quế: 10ml (dùng 3 giọt tinh dầu quế pha với 10ml cồn thực phẩm hoặc ngâm vỏ quế trong rượu mạnh/cồn trong vài ngày)

Nếu không có muối Epsom hoặc Quế thì bạn cần tăng lượng ngải cứu và kéo dài thời gian sấy/chườm nóng. 

-----------------

II. CÁCH LÀM MEN NGẢI QUẾ

1. Rửa sạch ngải cứu. Phơi hơi tái. Xay nhuyễn ngải cứu hoặc giã tay.

2. Trộn đường 

3. Trộn mật ong lên men.

4. Cho vào hộp/lọ bịt kín và phơi nắng từ trên 5 ngày, hàng ngày đảo để tránh lên men rượu trên bề mặt (nếu có meo trắng thì vẫn an toàn vì đó là men rượu).

Nhiệt độ lên men lý tưởng là từ 30oC đến 45oC.

5. Trộn muối Epsom vào hỗn hợp, lên men tiếp 1 - 2 ngày. (Thời điểm này đã có thể dùng).

Để đạt chất lượng cao, thời gian lên men này có thể kéo dài 15 - 30 ngày.

Cần thời gian lên men kỹ để đường/ hoặc mật ong chuyển hóa thành rượu và acid hữu cơ, tránh cảm giác dính khó chịu trên da hoặc bị kiến tìm đến.

6. Ép/vắt tách nước. 

- Phần dung dịch nước, pha tiếp dung dịch cồn/rượu quế. Đóng chai xịt. Bảo quản điều kiện thường.

- Phần xác bã dùng đế đắp chỗ đau hoặc ngâm chân. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh, trộn đảo hàng ngày.

7. Yêu cầu thành phẩm.

Dung dịch có màu vàng nâu, có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu và quế. Khi xịt lên da, không bị nóng rát (có thể vẫn bị dị ứng với người bị mẫn cảm với quế). Khi xoa sẽ tan hết trong vài phút.

Khi pha vào nước ấm, uống vào sẽ thấy người nóng nhẹ. Xịt họng bên trong và bên ngoài vùng cổ ngực, giảm ho nhanh.

Thành phẩm có màu xanh sậm và có mùi thơm nồng của quế


Xịt thử lên tóc và da đầu thấy nhẹ nhõm, sảng khoái và sạch chân tóc, không cần gội đầu lại.

Giảm đau nhanh trong 30 phút.

Sản phẩm lỗi khi:

- Làm ẩu, không rửa sạch nguyên liệu.

- Thiếu thời gian lên men.

Cách dùng men ngải quế

- Đối với đau đầu, đau nửa đầu: xịt ướt chân tóc rồi chải lược sau đó sấy ấm trong 10 phút.
- Rối loạn tiền đình: xịt ướt da dầu và vùng vai gáy sau đó xoa bóp nhẹ nhàng và sấy nóng 10 phút (60 lần/ tháng).
- Đau mỏi cổ, gáy, thắt lưng: xịt ướt vùng cột sống và vùng lân cận sau đó xoa bóp từ giữa cột sống sang hai bên. Rồi kết hợp sấy nóng 5 phút.
- Đau khớp: xịt ướt toàn bộ vùng khớp và lân cận. Sau đó xoa bóp từ vùng khớp trong 10 phút.
- Giãn tĩnh mạch chi: Xịt toàn bộ vùng giãn tĩnh mạch sau đó chà vuốt theo chiều dọc của tay, chân. Hơ nóng 30 phút (3 lần/ ngày).
-  Đau bụng kinh: Xịt ướt vùng bụng dưới rốn và phần thắt lưng. Sau đó xoa bóp theo hình xoáy tròn và hơ nóng 10 phút.
- Hỗ trợ phục hồi sau tai biến: xịt ướt toàn bộ nửa thân người bị tê liệt. Sau đó xoa bóp từ trên đầu xuống chân. Rồi hơ nóng 10 phút.
- Giảm nguy cơ tai biến khi có dấu hiệu phình mạch: Xịt ướt phần cổ gáy và toàn bộ da đầu. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng bằng ngón tay. Sau đó hơ nóng 10 phút. 

Bài này của thầy Hoàng Công- Liên Minh Nông Nghiệp Tử tế. Mình sẽ bổ sung những cập nhật khi làm ở dưới bài này cho mọi người tham khảo.