2020 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Nguồn gốc của mật ong lên men

 


Câu chuyện về mật ong lên men (MOLM) bắt đầu từ “lọ mật ong nhỏ xíu nhưng chứa rất nhiều vi sinh vật cổ có lợi” 

Khi khai quật Kim Tự Tháp, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy: Lượng vi sinh vật cổ có lợi trong lọ mật ong đó rất nhiều đang ở chế độ ngủ đông. Khi phục sinh những lợi khuẩn này thì thấy sinh khí nhiều, mật ong có vị chua, ngọt dịu hơn, thơm hơn hẳn và uống rất ngon. Từ đó Mật ong lên men ra đời.

Nhiều năm sau đại học Queensland của Úc bắt tay vào nghiên cứu chuyên sâu về Mật Ong và Mật ong lên men. Đặc biệt là công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí "Khoa học và Công nghệ thực phẩm" năm 2017: Lợi Ích của hỗn hợp Sữa Chua Dê và Mật Ong

“Bản thân trong mật ong có rất nhiều lợi khuẩn và dinh dưỡng. Khi ta phơi mật ong là đang dùng nhiệt độ để phá vỡ các liên kết của các chất đặc biệt là chuyển hoá đường trong mật ong. Nhiệt độ tốt và các chất hậu hữu cơ làm thức ăn cho lợi khuẩn phát triển ....”

Hiểu được cơ chế nguyên lí nên các giáo sư của đại học Queensland đã tạo ra công thức làm MOLM hiện nay. Và từ đó tạo nên cuộc cách mạng trong ngành men vi sinh: TẠO MÀNG NHẦY CHO LỢI KHUẨN .

Công thức đó được thầy Hoàng Công, hiện đang làm trưởng ban truyền thông của Unessco về sức khoẻ và nông nghiệp đã dùng 1 sáng chế của mình trao đổi (lúc trao đổi họ chỉ nói nguyên lí là có MOLM đơn chủng - mật ong trộn sữa chua). Và Thầy chọn nghiên cứu đa chủng khuẩn.

Sau này, một số anh chị em đã được thầy truyền thừa. Màng nhầy lợi khuẩn giúp vi khuẩn cư trú và sinh sống được ở ruột, mà không bị đào thải ra ngoài. Từ đó Mật ong lên men trở thành loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột hữu hiệu. 

Mình cũng có cơ duyên được học hỏi từ thầy Hoàng Công và tự nghiên cứu phát triển sản phẩm mật ong lên men Phương Nam. 

Điều gì đặc biệt ở mật ong lên men mà mọi người nên chọn Mật Ong Lên Men để cấp lợi khuẩn cho đường ruột bên cạnh những cách thông thường như ăn sữa chua hay uống men vi sinh? Đó chính là vì mật ong lên men không chỉ cung cấp các dưỡng chất quý giá từ mật ong mà còn là chất dinh dưỡng và tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn di chuyển đi xa hơn trong hệ tiêu hóa. Chúng có thể vượt qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày và ruột non nhờ môi trường mật ong. 

Mật ong vừa là thức ăn cho lợi khuẩn sinh sôi và phát triển, vừa là môi trường giúp bảo vệ lợi khuẩn. Mật ong cũng chính là một prebiotics.

Nếu có nhu cầu về Mật Ong Lên Men, anh chị có thể đặt mua tại:

http://nguyenphuongsouthern.com/san-pham/mat-ong-len-men-phuong-nam/

Hoặc trên Shopee: https://bit.ly/2X041Zd


>>> Đọc thêm: Mật Ong Lên Men tốt hơn mật ong bình thường ở điểm nào?

Tagged under:

Mật ong - Siêu thực phẩm được cả thế giới ưa chuộng

 

Vì sao mật ong được dán nhãn siêu thực phẩm? Các chuyên gia sẽ giải thích những lợi ích tuyệt vời của mật ong với sức khỏe.

Cách đây không lâu, mật ong chỉ là món dùng để phết lên bánh mì nướng.

Sau đó, các thử nghiệm cho thấy nó hiệu quả hơn các loại thuốc trị ho không kê đơn - và Cơ quan Y tế Công cộng Anh bắt đầu khuyến nghị dùng thử mật ong trị ho trước khi đi khám bác sĩ.

Giờ đây, mật ong được gọi là siêu thực phẩm và nổi tiếng với nhiều lợi ích, từ chữa lành vết thương đến điều trị mụn trứng cá, theo một bài viết trên tạp chí Anh Healthy for Men.

Sự hấp dẫn của mật ong không phải điều gì mới mẻ.

Mật ong là chất tạo ngọt đầu tiên được con người sử dụng - những bức tranh hang động 8.000 năm tuổi ở Tây Ban Nha đã mô tả người kiếm mật ong để ăn.

Trong y học cổ truyền Ayurvedic của Ấn Độ, mật ong được sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa. Người Ai Cập cổ đại đã áp dụng mật ong như một loại thuốc mỡ trị loét da.

Ngày nay, doanh số bán mật ong trên toàn thế giới trị giá 7,58 tỷ bảng Anh (~10,25 tỷ USD) và mật ong đang chiếm lĩnh nhiều thị trường, từ mỹ phẩm đến dược phẩm.

Dưới đây là những lợi ích của mật ong đã được kiểm chứng:





Tagged under:

Các loại thảo dược thiên nhiên bổ gan


Gan có vai trò quan trọng trong cơ thể, vì vậy việc tăng cường chức năng gan là rất cần thiết. Bên cạnh các thuốc bổ gan được bán ngoài thị trường, một số loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng cải thiện và hỗ trợ điều trị các tình trạng về gan.

Gan, một trong những cơ quan lớn trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng, trong đó có xử lý các chất độc ra khỏi cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và sản xuất các protein quan trọng. Một số tình trạng có thể gây tổn hại cho sức khỏe gan và cản trở gan thực hiện những chức năng quan trọng như xơ gan, viêm gan và ung thư gan. Bên cạnh các thuốc bổ gan, một số loại thảo dược cũng có thể cải thiện chức năng gan và có tác dụng bổ trợ cho việc điều trị thông thường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cây kế sữa

Cây kế sữa là một trong những loại thuốc bổ gan từ thiên nhiên rất có hiệu quả. Các lợi ích cũng đã được ghi nhận trong các tài liệu nghiên cứu phương Tây. Theo một chuyên gia, cây kế sữa giúp bảo vệ gan khỏi các độc tố và tăng khả năng tái tạo các tế bào khỏe mạnh. Bạn nên dùng thảo dược này nếu bị viêm gan và các vấn đề khác ở gan. Cây kế sữa có thể có tác dụng tốt nhất cho những người có các vấn đề gan tiến triển chậm. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa khi bạn dùng lần đầu tiên.

Schizandra Berries

Schizandra Berries đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc để hỗ trợ chức năng gan. Theo một chuyên gia, sau khi theo dõi các bệnh nhân viêm gan C sử dụng chất này cùng cây kế sữa, tình hình bệnh được cải thiện rõ. Viêm gan C có thể là một tình trạng rất nghiêm trọng, vì vậy nếu bạn muốn theo một chế độ điều trị bằng các thuốc bổ gan từ thiên nhiên, hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết. Điều này cũng đúng đối với các vấn đề về gan khác.

Nấm

Thuốc Đông y sử dụng nấm để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có gan. Theo một nghiên cứu, nấm Linh Chi có thể đem lại lợi ích để điều trị các tình trạng viêm gan và xơ gan.

Cam thảo

Cam thảo có thể hỗ trợ các tình trạng như xơ gan, viêm gan và các vấn đề sức khỏe khác về gan. Tuy nhiên, tránh dùng cam thảo nếu bạn có huyết áp cao, dùng thuốc làm loãng máu, steroid, digoxin hoặc thuốc lợi tiểu hoặc nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.


SAM-e

Các chất chống oxy hóa S-adenosyl-L-methionine hay SAM-e đóng vai trò quan trọng trong chức năng gan. Nếu bạn có bệnh gan, bạn có thể có mức SAM-e thấp, làm giảm khả năng xử lý các chất độc của gan. Nghiên cứu chỉ ra bổ sung các chất chống oxy hóa này có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn còn nhỏ và chưa có kết quả rõ ràng.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo được biết đến là dược liệu vô cùng quý hiếm với giá trị y học rất cao. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ và chống suy nhược cơ thể với sự góp mặt của 17 loại acid amin, các nguyên tố vi lượng; giúp kích thích hệ miễn dịch với hoạt chất selen; giúp kiểm soát tiểu đường, ổn định đường huyết; giảm Cholesterol trong máu, rất tốt cho những người bị mỡ máu cao. Đông trùng hạ thảo còn tác động tốt đến hệ tim mạch do chứa các chất adenosine, deoxy-adenosine, nucleotide adenosine và các loại nucleotide tự do hỗ trợ điều chỉnh và ổn định nhịp tim; giúp cải thiện chức năng sinh lý, bổ thận tráng dương, điều hòa nội tiết tố ở nữ giới. Đông trùng hạ thảo cũng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, thận như suy giảm chức năng thận, suy thận mãn tính, viêm gan virus… Riêng với chị em phụ nữ, đông trùng hạ thảo còn giúp chống lão hóa và tái tạo làn da, góp phần giảm nếp nhăn, giảm sạm nám hiệu quả.

Đông trùng hạ thảo còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Một số nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy nhiều bệnh nhân bị các chứng ung thư khác nhau được tiêm 6g đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hóa trị trong vòng 2 tháng đã giảm đáng kể kích thước khối u.


Đông Trùng Hạ Thảo

Cà gai leo

Một số công trình nghiên cứu công dụng của cây cà gai leo cho kết quả rất tốt làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, trong khi thuốc tây chữa bệnh này thường quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.

Bộ phận dùng là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng). Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Cà gai leo giúp mát gan giải độc


Thành phần hóa học chính như rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid.Dây có alcaloid. Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe.

Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Ngày dùng 16 - 20g dưới dạng thuốc sắc.

Một số công trình nghiên cứu công dụng của cây cà gai leo cho kết quả rất tốt làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, trong khi thuốc tây chữa bệnh này thường quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.

Ngoài ra còn có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng... Đồng thời, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn trên thực nghiệm và lâm sàng.

Atiso


Thảo dược này có nhiều công dụng y học và gần như không có tác dụng phụ. Nó thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan. Người ta cho rằng công dụng này sẽ giúp giảm triệu chứng ợ nóng và xây xẩm sau khi say xỉn.

Không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, tác dụng của atiso còn mở rộng sang phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu.

Ngoài ra, hoa atiso có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, giúp hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Nó còn có tính năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.

Nhìn chung, các tác dụng của atiso về mặt sức khỏe bao gồm:

  • Điều trị cholesterol cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật
  • Thiếu máu, hạ huyết áp
  • Giữ nước (phù)
  • Viêm khớp
  • Nhiễm trùng bàng quang, giúp lợi tiểu
  • Các vấn đề về gan
  • Trị rắn cắn
  • Dùng như nước dưỡng da hoặc kích thích làm lành da.
Khả năng giảm chất béo, chẳng hạn như giảm cholesterol trong máu, là nhờ hai thành phần cynarin và luteolin của loại hoa này.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của hoa aitiso. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Hai tính năng bảo vệ gan và trị các chứng khó tiêu ở hệ tiêu hóa của cây đang được nghiên cứu.

Mã đề

Cây mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá hình thìa, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt.
Cây mã đề

Công dụng:

  • Khử nhiệt, mát máu, thông mồ hôi và làm mắt sáng.
  • Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu.
  • Điều trị viêm thận, viêm bàng quang, viêm phế quản, …
  • Thường được dùng làm canh để giải tỏa thanh nhiệt.
  • Giàu canxi và khoáng chất bổ sung dinh dưỡng và mát gan bổ thận.

Lưu ý: 

Cẩn thận với phụ nữ đang mang thai.
Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.

Tagged under:

Các câu hỏi thường gặp về mật ong


Câu 1. Mật hôm nay sao đặc vậy? lỏng vậy? màu nhạt vậy? màu đậm vậy? ít thơm vậy?

- Màu sắc và độ đặc lỏng mùi thơm của mật ong phụ thuộc vào loài hoa mà ong hút mật, thời gian lấy mật,thơi tiết vì vậy màu sắc và độ đặc lỏng mỗi loại khác nhau. Nhưng chất lượng và mùi vị không ảnh hưởng, nếm thử mật có vị thơm, ngon, thanh nhẹ thì đó là mật tốt. 

Ví dụ: Mật ong hoa café thì màu sáng hơn và đặc hơn so với mật ong hoa nhãn, vải, tràm. Mật bạc hà màu vàng chanh (có nhiều những ánh xanh) mà các loại mật khác ko có.

Mật tràm tiết từ lá sẽ ít thơm hơn mật lấy từ hoa.

Câu 2. Mật ong nhà tui sao mà sủi bọt quá trời

 - Sủi bọt là hiện tượng bình thường của mật ong nguyên chất. 

Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi khi vừa mới thu hoạch luôn có 1 lượng khí bọt màu trắng. Thường thì mat ong rừng sẽ có nhiều bọt hơn mật nuôi. Mật ong mua trong siêu thị, nó hầu như không có bọt, nhìn rất trong và tinh khiết vì đã được xử lý công nghiệp để lọc hết phấn hoa cũng như nhộng non. 

Tuy nhiên mật ong đã qua xử lý nhiệt lại làm mất một lượng dinh dưỡng vô cùng lớn vì không còn những tinh chất quý hiếm như mật ong nguyên chất ban đầu. Vậy nguyên nhân tạo bọt đầu tiên ở đây là do lượng phấn hoa ong cũng như sáp ong còn tồn lại đâu đó trong mật gây nên. Nó không phải phản ứng hóa học độc hại gì nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng mật. 

Mật ong chưa qua xử lí còn chứa một số lợi khuẩn gây nên hiện tượng lên men tự nhiên của mật ong. Đây cũng chính là nguyên nhân sinh ra bọt khí. 

Đọc thêm: https://www.matongphuongnam.com/2020/06/mat-ong-bi-sui-bot-la-bi-gi.html

Câu 3. Làm sao để nhận biết được mật ong nguyên chất có pha hay không? 

Có nhiều phương pháp phân biệt mật ong thật giả như: 

- Bỏ vào ngăn đá tủ lạnh (không phải ngăn mát nhé, vì ngăn mát là điều kiện lý tưởng để mật ong kết tinh) mật sẽ không đông, chỉ sệt lại. Để ra ngoài tầm 5 phút mật sẽ về trạng thái ban đầu đó là mật ong không pha. Ví dụ: nếu mật ong có pha nước chẳng hạn thì khi để 1 thời gian nước và mật sẽ tách thành 2 phần khác nhau, vì khối lượng riêng chúng khác nhau, nước trong ngăn đá sẽ bị đông, còn mật thì không 

- Quan trọng nhất là khi sử dụng mật ong ngon bạn sẽ thấy vị thơm đặc trưng, ngọt thanh, dễ chịu.

Đọc thêm: Phân biệt mật ong giả thật của người Ấn Độ

Câu 4. Tui mới mua mà mật ong của bạn bị đóng đường, mật này pha đường nhiều quá

- Mật ong vẫn cho ăn đường chứ không phải không có nhưng cho ong ăn vào giai đoạn không có hoa, cho ăn để duy trì sự sống cho ong. Trung bình 1 thùng ong ăn 1 ngày hết khoảng 10kg đường còn có mật phán hoa, sữa bột sữa đặc…Nếu cho ăn như thế để lấy mật và ong tự đi hút mật ong về làm mật thì cách nào kinh tế hơn????

Câu 5. Mật ong thật kiến sẽ ko bu?

Thành phần của mật ong đạt chuẩn thì hàm lượng đường Glucose và Fructose chiếm hơn 60%. Đây là loại đường đơn rất tốt cho sức khỏe và không khiến bạn tăng cân béo phì, giúp ổn định đường huyết. Hơn nữa sự thật mật ong đã có đường thì tất nhiên kiến rất thích. Ngoài ra, khi thử mật ong từ các loại hoa như: hoa nhãn, hoa cà phê, … với hương thơm ngọt ngào, sánh đậm càng khiêu khích loài kiến hơn. Nếu có cơ hội xem quá trình khai thác mật ong bạn để ý kĩ đều sẽ thấy những giọt mật rơi, và không lâu sau sẽ thấy kiến bu rất nhiều, đặc biệt là mật ong trong tự nhiên nguyên chất.

 Vậy lý do nào mà kiến không bu mật ong?


Nếu ong có nhiều loài khác nhau thì kiến cũng không ngoại lệ, có ong mật chuyên hút mật hoa nhưng cũng có loài chuyên “ăn thịt” như: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng, ong đất,... Chúng thường hay ăn sâu bọ hoặc săn ong khác làm thức ăn cho chúng. Đó gọi là sự phân hóa theo loài. 

Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 20 loài kiến. Tùy vào đặc tính của từng loài mà thức ăn của chúng sẽ khác nhau.. Nguồn thức ăn của kiến rất đa dạng, một số ăn hạt giống, nấm (thực vật), động vật (côn trùng) hay có loài chỉ thích ăn những thứ có vị ngọt nên ưa thích đồ ngọt như đường, mía.Vì vậy, kiến không bu khi thử mật ong không có nghĩa là mật ong giả và không đồng nghĩa thử mật ong thật kiến sẽ kéo đến bu đầy. Nhưng cũng đừng vội mừng khi thử mật ong của bạn không bị kiến bu nhé, rất có thể đó là mật ong đã qua xử lí công nghiệp. 

Câu 6. Mật ong rừng tốt hơn mật ong nuôi 

TS. Phùng Hữu Chính, cho biết, mật ong rừng có hai loại là mật ong sống dã sinh và mật ong đặt nuôi ở rừng.

Tuy nhiên, mật ong sống dã sinh, tự nhiên ở rừng hầu như không còn nữa. Hiện nay, nguồn mật ong rừng chủ yếu lấy từ các đàn ong được đặt nuôi ở rừng, làm mật từ phấn hoa rừng.

- Thực tế thì mật ong rừng và mật ong nuôi chất lượng không khác nhau là mấy. Nếu khác đi chăng nữa là mật ong nuôi lấy từ chuyên 1 loại hoa, mật ong rừng lấy nhiều loài hoa tạp. Nếu người dễ bị dị ứng thì dùng mật ong rừng dễ bị hơn.

- Mình nghĩ mọi người nên dùng mật ong nuôi vi chất lượng không khác nhau. Mặc dù vì mật ong rừng không chủ động nguồn cung nên giá cao, còn mật ong nuôi chủ động nguồn cung nên giá thấp hơn. 

Câu 7: Mật ong bị biến thành màu đen là tại sao?

Nhiều người thắc mắc mật ong có màu đen có phải là mật ong nguyên chất hay không.

Khi đề cập đến mật ong có màu sậm đen, chúng ta cần thử mật ong khi mới thu hoạch có màu sậm tự nhiên và mật ong bị sậm màu do để lâu.

Mật ong có nhiều màu sắc khác nhau theo từng loài hoa đặc trưng mà ong hút mật như vàng óng, nâu cánh gián, nâu đen, nâu thẫm,... đồng nghĩa cũng phụ thuộc vào phấn hoa. Dù mật ong có màu gì lúc ban đầu vẫn sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, cho nên mật có màu sậm như màu đen là hết sức bình thường. Vì vậy, không thể đánh giá chất lượng mật dựa vào màu sắc, thậm chí các loại mật sậm màu chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn. 

Đọc thêm: Tại sao mật ong bị chuyển màu theo thời gian

Câu 8: Mật Ong để tủ lạnh có bị đông không? có bị đóng đường không?

Thực tế thì phần lớn (hơn 95%) các loại mật ong nguyên chất khi để ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (6 – 20 độ C) sẽ có hiện tượng kết tinh, còn nếu thử mật ong để nhiệt độ lạnh trong một thời gian dài mà không kết tinh (trừ một số loại mật kết tinh chậm như mật keo, mật nhãn…) thì có khả năng cao là đã bị pha trộn xi-rô đường hoặc các chất tương tự. 

Đọc thêm: Hiện tượng kết tinh ở mật ong

Hiện tượng kết tinh hay còn gọi là đóng đường là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm cả hạt mịn và hạt to/thô). Đầu tiên mật ong kết tinh ở dạng mịn, sau đó chuyển sang kết tinh dạng hạt. Kết tinh có nhiều hình dạng khác nhau (kết tinh dưới đáy chai, hoặc miệng chai, hoặc cả phần đáy & phần chai). 

Đây là một hiện tượng rất bình thường ở mật ong tự nhiên nhưng nếu không hiểu rõ, hiện tượng này dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng: khi thấy mật ong kết tinh, nhiều người nhầm tưởng là mật ong không nguyên chất hoặc bị trộn đường.

Hiện tượng kết tinh hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng mật ong mà còn là dấu hiệu cho biết đó là mật ong nguyên chất và chưa qua xử lý.

Tại sao mật ong lại bị kết tinh?

Đơn giản vì hai thành phần cấu tạo chính của mật ong là đường glucose và fructose (70%), dưới 20% còn lại là nước. 

Lưu ý: thành phần của mật ong là đường đơn, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, khác với đường mía sucrose. Nếu đúng mật ong nguyên chất không bị trộn đường hoặc không cho ong ăn đường, tỷ lệ sucrose phải luôn dưới 5%.

Vì vậy, nếu chỉ xét về tính chất hóa học, lượng đường glucose/fructose trong mật lớn hơn nhiều so với thành phần nước để trung hòa. Dưới nhiệt độ lạnh, glucose tách khỏi nước làm hình thành hiện tượng kết tinh.

Những thông tin này một lần nữa khẳng định với bạn: khi thử mật ong kết tinh là hiện tượng rất bình thường ở mật ong nguyên chất tự nhiên, không ảnh hưởng đến chất lượng mật nên bạn không phải lo lắng nhé!

Vì sao tốc độ kết tinh của các loại mật ong khác nhau?

- Nguồn mật hoa: Các loại mật ong khác nhau có tỷ lệ glucose so với fructose khác nhau (tỷ lệ glucose/fructose càng cao thì tốc độ kết tinh càng nhanh), tùy thuộc vào nguồn hoa/lá ong lấy mật. Mật lá (mật cao su) kết tinh ở nhiệt độ thường. Mật hoa (mật café) kết tinh ngay khi bảo quản ngăn mát tủ lạnh, mật nhãn, keo kết tinh ít và chậm hơn.

- Nhiệt độ và độ ẩm khi bảo quản mật: 

Dưới 5 độ C: mật ong rất khó kết tinh (ví dụ như để vào ngăn lạnh của tủ lạnh, mật chỉ đặc và dẻo lại, không kết tinh)

Từ 6-20 độ C (chẳng hạn để Ngăn Mát tủ lạnh, hoặc thời tiết mùa Đông của miền Bắc):  mật ong rất dễ bị kết tinh

Trên 27 độ C đây là ngưỡng làm cho kết tinh bị tan chảy, nếu bảo quản mật ong ở nhiệt độ này, mật không bị kết tinh. Nhưng nếu bảo quản ở nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật.

Làm thế nào để mật kết tinh trở lại trạng thái ban đầu?

Khi mật ong kết tinh, bạn có thể làm mật ong trở lại trạng thái lỏng bằng cách ngâm nguyên chai mật ong vào nước ấm (40-50 độ C). 

Có loại mật ong nào không bị kết tinh không?

Theo lý thuyết thì phần lớn mật ong đều sẽ kết tinh nếu để nhiệt độ lạnh, chỉ là nhanh (vài ngày) hay chậm (hơn 6 tháng), cũng có một số ít mật ong không bị kết tinh do nguồn hoa đặc biệt nhưng số lượng rất hạn chế 5-10%.

Còn nếu mật ong thông thường, đặc biệt mật ong có nguồn gốc nhiệt đới, nếu để nhiệt độ lạnh từ 6 - 20 độ C trong thời gian dài mà không bị kết tinh, có khả năng cao là:

Thử mật ong bị trộn xiro đường hoặc các chất tương tự với tỷ lệ cao. Bạn hãy thử làm 1 thí nghiệm nhỏ là bỏ hũ mạch nha hoặc xiro đường vào ngăn mát tủ lạnh, và bạn sẽ không thấy bị kết tinh lại?

Mật loãng (thủy phần trên 22%, độ đặc tiêu chuẩn để bảo đảm tốt nhất lượng khoáng chất, vitamin và các lợi ích cho sức khỏe là dưới 20%). Nếu khai thác mật non, không đủ độ đậm đặc tiêu chuẩn thì sẽ không bảo quản được mật trong thời gian dài ở nhiệt độ thường. Mật ong càng loãng thì càng khó kết tinh, nhưng sẽ bị lên men (hiện tượng mật có khí gas) làm chua mật và không để lâu được. Đây cũng phần nào lý giải tại sao mật ong rừng không bị kết tinh nhưng rất loãng, khi để lâu, mở chai mật ong có khí gas và có vị chua đặc trưng. 


Tagged under:

Vài cách người Ấn Độ kiểm tra mật ong thật hay giả


 Ấn Độ là nước tiêu thụ mật ong lớn nhất thế giới. Đối với người Ấn Độ thì mật ong là thứ không thể thiếu trong đời sống. 

Hầu hết chúng ta thường sử dụng mật ong như một sự thay thế lành mạnh cho đường tinh luyện. Mật ong không có chất béo, không có cholesterol, không có natri và chất lỏng này được gọi đúng là mật hoa ngọt tự nhiên. Ấn Độ là một trong những nước tiêu thụ mật ong lớn nhất thế giới. Chất lỏng đặc sệt ngọt ngào này được so sánh không kém gì tiên dược đối với người dân tại Ấn Độ. 

Để tận hưởng những lợi ích của mật ong, bạn phải hiểu được độ tinh khiết của mật ong. Mật ong có thể bị trộn với dung dịch glucose, siro ngô có hàm lượng fructose cao và nhiều thành phần khác mà người tiêu dùng không biết. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định dùng mật ong để chuyển sang lối sống lành mạnh hơn, trước tiên bạn phải kiểm tra độ nguyên chất của nó trước khi mua. Sau đây là những biện pháp tại nhà giúp bạn phân biệt giữa mật ong nguyên chất hay bị pha tạp chất:

Kiểm tra với ngón tay cái

Thoa một lượng nhỏ mật ong lên ngón tay cái, kiểm tra xem nó có bị chảy ra như bất kỳ chất lỏng nào khác không, nếu có thì mật ong của bạn không phải là mật thật. Mật ong phải đặc và không nhỏ giọt.

Kiểm tra với nước

Trong một cốc nước, cho một thìa mật ong vào, nếu mật ong của bạn hòa tan trong nước, đó là mật ong giả. Mật ong nguyên chất có kết cấu đặc sẽ đọng lại dưới đáy cốc, ly.


Kiểm tra với giấm

Pha vài giọt mật ong vào nước giấm, nếu hỗn hợp bắt đầu sủi bọt, chứng tỏ mật ong của bạn là giả.

Kiểm tra với nhiệt

Mật ong không bắt lửa. Để thử nhiệt, bạn hãy nhúng que diêm vào mật ong rồi châm lửa. Nếu nó cháy, mật ong của bạn đã bị pha tạp chất. 

Kiểm tra bằng âm thanh

Nếu bạn đang cố gắng mở một lọ mật ong mới và bạn nghe thấy một âm thanh nhỏ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy mật ong trên thực tế đã bị pha tạp chất. Điều này xảy ra khi quá trình lên men diễn ra bên trong lọ.

Trên thực tế, bạn cũng có thể nhận ra sự khác biệt bằng mắt thường. Mật ong nguyên chất có mùi thơm ngọt đặc trưng và mật ong thô khi uống để lại cảm giác ngứa ran trong cổ họng. Như chúng ta đã biết, nguồn mật tốt nhất là từ ong. Nếu bạn muốn mua mật ong, bạn cũng cần phải tìm hiểu các thuật ngữ bao gồm mật ong nguyên chất, tự nhiên, mật ong rừng hoặc mật ong hữu cơ.../.


Đọc thêm: Mật ong hoa cà phê nguyên chất thơm ngon xứ sở Daklak

Tagged under: , ,

Cách làm rượu mật ong (mead) thơm ngon


Rượu mật ong (gọi chung là mead) là thức uống có cồn được lên men từ mật ong. Đây là quá trình lên men gồm nước, mật ong, và men. Ngoài ra còn rất nhiều biến thể bằng cách bổ sung các loại trái cây để tạo hương vị riêng cho rượu. 

Mật ong (đặc biệt là fructose và glucose monosacarit) là một sản phẩm ngọt do ong thu được từ mật hoa. Hàm lượng đường cao của nó là một nguồn tốt để sản xuất rượu, carbon dioxide và cho quá trình lên men. Rượu mật ong (mead) được tạo ra các loại rượu khác nhau, với các kỹ thuật lên men khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ, thời gian, men, và các phụ gia khác ...

Rượu mật ong rất phong phú bởi sản phẩm được tạo ra sẽ khác nhau tùy vào người làm. 

Rượu mật ong được đề cập trong thần thoại Bắc Âu, khi thần Odin gia tăng sức mạnh của mình bằng cách uống rượu mật ong từ bầu ngực của dê thần khi nhỏ. 

Rượu mật ong có tác dụng cải thiện đường ruột, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên rượu mật ong khác với mật ong được lên men bởi vì các chủng vi sinh dùng trong lên men là khác nhau. 

Qúa trình lên men rượu sử dụng các nấm men rượu. Vì vậy một lượng alcohol được tạo ra. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già không nên dùng rượu mật ong. Nhưng mật ong lên men thì có thể phù hợp với nhiều đối tượng không thể dùng cồn trong sản phẩm.

Chú thích thuật ngữ: Rượu mật ong = mead = đồng cỏ

Cơ sở khoa học để làm rượu mật ong

Trước khi lên men rượu, mật ong được pha loãng và mật ong thu được chứa tới 17% ethanol. Loại đồ uống có cồn này nổi tiếng khắp thế giới với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như metheglin, hydromel, aguamiel, medovukha, và ogol, và cũng được dùng để sản xuất giấm.

Quá trình lên men hèm và đồng cỏ cần một khoảng thời gian dài từ vài tháng đến nhiều năm tùy thuộc vào nồng độ cuối cùng cần thiết. Hơn nữa, những khó khăn trong quá trình lên men có thể xảy ra do nồng độ axit cao, cũng như thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của nấm men. Vì những lý do này, các nghiên cứu được tiến hành để tối ưu hóa quy trình sản xuất các loại đồ uống này.

Việc sản xuất mật ong truyền thống có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại mật ong, thành phần của mật ong, các chất dinh dưỡng thiết yếu có sẵn và các chủng nấm men được sử dụng.

Một vấn đề lớn trong sản xuất cỏ là quá trình lên men chậm. Khó khăn này phản ánh mức độ thấp của các chất khoáng và nitơ từ mật ong, cần thiết cho sự phát triển của nấm men và độ pH axit của nước dùng lên men, ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình. 

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm cuối cùng là lượng nitơ, có thể tạo ra các hợp chất tạo mùi thơm khó chịu. Một số nghiên cứu đã đánh giá các đặc tính cảm quan của mật ong, tập trung vào việc bổ sung mật ong hoặc phấn hoa để tăng hương thơm. 

Mặc dù được làm từ mật ong, nước và men, nhưng mật ong có thể được thêm hương vị bằng nhiều chất phụ gia khác nhau, chẳng hạn như gia vị, hỗn hợp thơm của thực vật hoặc trái cây (nước táo, nước ép nho, dâu tằm, v.v.). 

Trong rượu mật ong truyền thống, một lượng nhỏ trái cây, gia vị và thảo mộc được thêm vào, chú ý cẩn thận để không che lấp hương vị và mùi thơm ban đầu của mật ong. 

Theo phương pháp sản xuất, đồng cỏ có thể được phân loại như sau: pyments, cysers, melomels và metheglin, bao gồm việc bổ sung các loại trái cây (nho, táo, v.v.) và gia vị tương ứng. Những thành phần này được sử dụng để thêm hương vị cho mật ong, trong khi các loại thảo mộc cụ thể được thêm vào trong các loại thuốc.

Một yếu tố quan trọng khác đối với chất lượng của đồng cỏ là các chủng nấm men được sử dụng. Men từ chủng S. cerevisiae, được sử dụng trong sản xuất rượu vang và bia, cũng được sử dụng làm chất khởi động trong sản xuất rượu cỏ. 

S. cerevisiae chuyển hóa fructose và glucose trong con đường Embden–Meyerhof tạo thành 2 mol pyruvate/1 mol hexose. Pyruvate bị khử carboxyl thành acetaldehyde, sau đó bị khử thành ethanol cùng với quá trình oxy hóa đồng enzyme NADH (glyceraldehyde 3-phosphate thành axit 1,3-diphosphoglyceric). 

Sản lượng ethanol hiệu quả phụ thuộc vào chủng và môi trường lên men (nhiệt độ và thành phần). Ngoài ethanol, S. cerevisiae tạo ra một lượng nhỏ glycerol, rượu bậc cao, diacetyl, acetoin, 2,3-butanediol, axit succinic và một lượng nhỏ axit axetic, axit lactic và acetaldehyd, có tác động đến thành phần hương thơm và hương vị cuối cùng.

Gần đây, Pereira et al. đánh giá khả năng sản xuất mật ong của các chủng S. cerevisiae, được phân lập từ mật ong Bồ Đào Nha. Các tác giả đã chỉ ra rằng kết quả sản xuất mật ong phụ thuộc vào thành phần mật ong và các chất bổ sung. 

Hơn nữa, nghiên cứu của Sroka và Tuszynski cho thấy rằng trong quá trình lên men mật ong, sự hình thành axit succinic và axetic làm giảm độ pH và dẫn đến tăng hàm lượng axit béo. Điều này dẫn đến một lượng lớn axit béo chuỗi trung bình và quá trình lên men chậm hoặc ngừng lại.

Nói chung, có thể thu được 5 lít rượu mật ong từ khoảng 1 kg mật ong. Nó được hình thành bằng cách thêm ammonium sulfate và ammonium phosphate vào xi-rô nước ép mật ong. Sau đó, S. cerevisiae (4 g/L) được cấy vào và quá trình sản xuất etanol được thực hiện trong 84 giờ ở nhiệt độ phòng. 

Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Ilha et al. (2000) đã báo cáo rằng mật ong thu được chứa 17,11% tổng lượng đường ( w/v ) và 8% cồn ( v/v ). Hiệu suất của quá trình lên men rượu được xác định là 81,34%. 

Roldan và cộng sự cho thấy rằng các chất kích hoạt lên men nước ép nho khác nhau đã được sử dụng như một phương tiện để cải thiện quá trình lên men mật ong, chẳng hạn như thiamine chlorhydrate, chiết xuất men, BCP và sữa ong chúa. Kết quả của họ cho thấy rằng phấn hoa là chất kích hoạt tốt nhất cũng giúp cải thiện động học lên men. 

Pereira và cộng sự cũng chỉ ra rằng khó khăn phổ biến nhất trong sản xuất đồng cỏ là nỗ lực lên men mật ong với hàm lượng phấn hoa thấp hơn.

Một thông số quan trọng đối với chất lượng của đồng cỏ là nhiệt độ lên men. Tốc độ phản ứng hóa học, đặc biệt là của các enzyme S. cerevisiae, được biết là tăng cùng với nhiệt độ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xử lý nhiệt làm tăng quá trình lên men và giữ lại các đặc tính của sản phẩm. 

Ngược lại, lên men ở nhiệt độ cao hơn và điều kiện bảo quản không phù hợp có thể có tác động tiêu cực đến việc sản xuất các hợp chất thơm mong muốn và chất lượng sản phẩm cuối cùng. Hiệu suất lên men tốt nhất đã được báo cáo là kết quả của việc vi sinh vật sử dụng tốt hơn đường fructose. 

Nhược điểm của quá trình gia nhiệt là dẫn đến sự hình thành 5-hydroxymethylfurfural (HMF), có thể ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. 

Gần đây, Kahoun et al. lần đầu tiên giới thiệu ảnh hưởng của điều kiện xử lý nhiệt và bảo quản đối với những thay đổi tiềm ẩn trong các hợp chất phenolic và hoạt tính chống oxy hóa bằng một số kỹ thuật chiết xuất. 

Kết quả của họ cho thấy hàm lượng hợp chất giảm nhẹ trước khi xử lý nhiệt. Ngược lại, bảo quản ở nhiệt độ phòng (20–25 °C, ánh sáng ban ngày) làm tăng hàm lượng axit phenolic so với bảo quản lạnh, đặc biệt là trong axit gallic, protocatechuic và vanillic. 

Hơn nữa, sự khác biệt đáng kể đã được quan sát thấy trong hàm lượng HMF tăng lên khi xử lý nhiệt và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Không có thay đổi đáng kể nào được quan sát thấy trong hoạt tính chống oxy hóa bằng cách xử lý nhiệt hoặc điều kiện bảo quản.

Tác dụng của rượu mật ong đối với sức khỏe (mead)

Từ thời cổ đại, con người đã đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình các loại đồ uống làm từ mật ong lên men, chẳng hạn như rượu mật ong và giấm. Nói chung, đồng cỏ có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất và đặc biệt là tiêu hóa, có lợi ích sinh lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ngoài các chức năng dinh dưỡng cơ bản.

Bên cạnh đó còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Hoạt tính kháng khuẩn của nó được quy cho bốn yếu tố chính là áp suất thẩm thấu cao, độ axit (pH), hàm lượng hydro peroxide và các yếu tố không peroxide (hóa chất thực vật). Các khía cạnh bổ sung bao gồm hàm lượng protein thấp và khả năng oxy hóa khử, độ nhớt, defensin-1 của ong và cảm ứng tăng hoạt động thực bào và tế bào lympho.

Các sản phẩm thực phẩm lợi khuẩn là các công thức có chứa đủ số lượng vi sinh vật sống được chọn lọc (10 6 –10 7 CFU/mL) có thể thay đổi một cách có lợi hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ. 

Fiorda và cộng sự đã đánh giá việc sử dụng một số chất nền (chiết xuất thủy phân đậu nành, sữa non và mật ong) để tạo ra đồ uống lợi khuẩn mới sử dụng hạt kefir làm môi trường nuôi cấy ban đầu. Kết quả của họ cho thấy nước giải khát kefir làm từ mật ong có hoạt tính chống oxy hóa cao. Hơn nữa, sản phẩm cuối cùng chứa hàm lượng LAB và quần thể nấm men cao (trên 10 6 CFU/mL) bao gồm các chủng lợi khuẩn tiềm năng, chủ yếu là Bacillus megateriumLachancea fermentatiLactobacillus statsumensisLeuconostoc mesenteroides, và Saccharomyces cerevisiae.

Các nguyên liệu làm rượu mật ong

1. Mật ong

Mật ong là nguồn nguyên liệu rất quan trọng để làm rượu mật ong. Vì mật ong bạn chọn sẽ ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của sản phẩm sau cùng. 

Bạn nên tìm mua tại các nơi bán uy tín để có một mật nguyên chất, đảm bảo.

Thông thường ong mật sẽ di chuyển trong bán kính 4km để tìm kiếm nguồn thức ăn. Nếu xung quanh đó có thảm thực vật phong phú thì mật sẽ là hỗn hợp của nhiều loại hoa khác nhau. 

Với mật hoa cà phê thì độ thuần khá cao bởi mùa hoa cà phê nở rộ trên một diện tích rộng. Lúc này ong tha hồ hút mật hoa cà phê. Bởi vậy mật hoa cà phê có mùi thơm đặc trưng  dịu ngọt, thơm nhẹ.

2. Nước

Nước có khi chiếm 65% thể tích sản phẩm. Nên sử dụng nước sạch, có vị ngọt, và loại bỏ Clo khỏi nước trước khi trộn với mật ong. Có thể thay thế bằng một phần nước trái cây sẽ giúp có mùi vị thơm ngon.

3. Men

Mật ong dạng thô thì thường chứa một lượng men. Trong khi sản xuất rượu mật ong người ta sẽ thêm sulfite để loại bỏ các vi khuẩn và các loại men tự nhiên có trong mật ong. Sau đó mới tiến hành lên men.

Lên men rượu (tức là lên men ethanol) là một quá trình sinh học trong đó nấm men thu được năng lượng thông qua việc chuyển đổi các loại đường khác nhau thành ethanol và carbon dioxide. Loài nấm men chính chịu trách nhiệm cho quá trình lên men là Saccharomyces cerevisiae, loại nấm men này đã được sử dụng trong hàng nghìn năm để sản xuất cả đồ uống có cồn và các sản phẩm nướng.

Trước đây rượu mật ong lên men truyền thống thì chỉ chứa 3 thành phần. Nhưng ngày nay rượu mật ong còn được thêm các loại hoa quả để làm đa dạng hương vị. Các gia vị cũng được thêm vào nhưng không quá 0.1 gram/lít.

Dụng cụ cần có

  1. Bình thủy tinh 5 lít
  2. Đồ khoắng
  3. Mật Ong Hoa cà phê: 1.35 lít
  4. Nước: 1.9 lít
  5. Men (Men Lavin mua trên Amazon): 1 gói hoặc bạn có thể chọn mua men tại Men Thực Phẩm
  6. Cồn khử trùng (mua ở hiệu thuốc, chai cồn 1 lít)

Công thức làm rượu mật ong cơ bản

- Đổ nước vào bình chứa 5 lít

- Đổ mật ong vào và khuấy đều

- Bổ sung thêm ammonium sulfate và ammonium phosphate

- Đổ men vào sau cùng. Qúa trình lên men sẽ diễn ra trong vòng 84h.

- Nếu có thể thì cho thêm nho khô giúp cung cấp một số vitamin cho men hoạt động.

Đặt bình ở nơi mát mẻ (không lạnh). Tránh ánh nắng trực tiếp lên men. 

Thời gian lên men kéo dài 3-6 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ. Để đóng chai cho an toàn thì để khoảng 6 tuần để không xảy ra vụ nổ chai nào.

Dưới đây là một video của nước ngoài làm rượu mật ong (mead): 



Công thức làm mead có thể biến đổi rất nhiều tùy thuộc vào từng nhu cầu và cách làm của từng người sản xuất. Bởi vậy có rất nhiều sản phẩm rượu mật ong (mead) trên thị trường. 

Dấu hiệu lên men của rượu mật ong

Qúa trình lên men 




Tuy nhiên không phải lúc nào làm mead cũng có thể thành công. Bởi vậy bạn nên thử mẻ nhỏ. Bên cạnh đó còn những thông số cần phải đo và kiểm soát trong quá trình làm mead như dưới đây.

Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra rượu mật ong để đảm bảo quá trình lên men diễn ra

pH làm rượu mật ong

  • pH trong quá trình lên men rượu mật ong có vai trò quan trọng, giúp theo dõi được quá trình lên men. 
  • pH đúng sẽ giúp cho rượu có màu sắc đẹp và hương vị thơm ngon, đồng thời an toàn khi sử dụng.
  • pH thấp dưới 4.6 sẽ hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại. Nhưng thấp quá thì lại khiến men bị ức chế dẫn đến quá trình lên men chậm hoặc ngưng lại và tạo thành các sản phẩm phụ không mong muốn.

Mật ong thông thường có pH xấp xỉ 3.9, và thang phù hợp cho quá trình lên men là 3.7 - 4.0.

Ngoài ra còn có các thông số khác về acid, chuẩn độ sulfur dioxide, formol...



Trên đây là cách làm rượu mật ong đơn giản nhất. Các bạn có thể tự làm cho mình những chai rượu mật ong ở mức độ phức tạp hơn và thơm ngon hơn nhờ việc bổ sung thêm trái cây và hượng vị. 

------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://www.growforagecookferment.com/how-to-make-a-gallon-of-mead/

https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-r%C6%B0%E1%BB%A3u-m%E1%BA%ADt-ong

https://www.mdpi.com/2227-9717/8/9/1081




Tagged under:

Tại sao mật ong chuyển màu nâu theo thời gian?



Mật ong khi mua về, để một thời gian có hiện tượng bị chuyển màu nâu và có thể là sậm dần hơn nữa theo thời gian mình bảo quản. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc liệu mật ong chuyển màu còn dùng được không? Và vì sao mật ong bị chuyển màu.

Vì sao mật ong chuyển màu?

Trong mật ong chứa một lượng đường lớn. Trong đó 70% là đường Fructose và glucose. Đường bị caremen hóa theo thời gian. Cũng tương tự như khi bạn thắng đường lên đến 70 độ C thì đường chuyển dần sang màu cánh gián. Tuy nhiên vì trong mật ong ngoài đường còn có các chất khác nên mật ong bị caramen ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Qúa trình này diễn ra một cách từ từ. 

Chất lượng mật ong sẽ bị giảm theo thời gian. Bởi vậy không thể nói càng để lâu càng ngon được. Mật ong bảo quản ở nhiệt độ thường tốt nhất sử dụng trong vòng 2 năm. 

Một số dấu hiệu cho thấy mật ong đã bị hỏng và ảnh hưởng chất lượng, không nên dùng như: 

  • Màu sắc: như hình ảnh trên mật ong có rất nhiều màu, mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi.
  • Ngửi: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Nếm: mật ong nguyên chất có vị ngọt, Nếu mật ong có vị chua lè hay vị đắng thì mật ong đa số đã bị biến đổi chất bên trong và dẫn tới mật ong đã bị hỏng.

Màu sắc của mật ong quyết định bởi gì?

Màu sắc của mật được quyết định bởi mật hoa mà ong hút. Bên cạnh đó, màu mật còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Cụ thể mật ong ở vùng lạnh sẽ có màu vàng đẹp mắt hơn. 

Mật hoa cà phê ở xứ sở Cao Nguyên cũng có một màu vàng khá bắt mắt bởi được hút từ hoa cà phê và nhiệt độ ở đây khá mát mẻ.

Mật Ong Hoa Cà Phê

>>> Tìm hiểu thêm về mật ong hoa cà phê

Mật ong màu đen là thường mật ong hoa keo, hoa tràm. Mật ong này không bị biến đổi chất thì các bạn vẫn dùng bình thường nhé. Khi mua mật ong trong siêu thị các bạn nên xem ngày đóng chai là ngày nào và hạn sử dụng của mật ong là bao lâu.

Có những chai mật thu về đã có màu nâu

Mật ong có màu gì là tốt nhất

Màu của mật ong phụ thuộc vào loài hoa nào, vì thế mà mỗi vùng miền sẽ có các loài hoa khác nhau và màu mật ong cũng khác nhau. Ví dụ như mật ong hoa cà phê có màu vàng sậm, mật ong hoa nhãn có màu càng trong, mật ong hoa bạc hà có màu vàng chanh, mật ong hoa rừng có màu vàng sậm, mật ong rừng tây bắc có màu vàng đục, mật ong rừng tây nguyên có màu vàng trong….

Mật ong có rất nhiều màu như vậy vì thế mà ta không thể nói mật ong có màu nào là tốt nhất, ngon nhất cả.

Mật ong chuyển màu nâu có dùng được không?

Mật ong chuyển màu nâu có thể dùng được nếu mật ong đó không có vị chua, vị đắng và mùi hôi. Nếu xuất hiện các hiện tượng vừa nêu thì có thể mật ong đã bị hỏng, quá hạn sử dụng. Chúng ta cũng không nên chủ quản mà dùng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra ngộ độc..

Các tốt nhất để biết mật ong màu đen có dùng được không thì bạn nên nếm thử mật ong nếu mật ong còn ngon thì bạn dùng bình thường nhé.

Riêng đối với các loại mật thu về đã nâu đen như mật hoa keo, hoa tràm thì không ảnh hưởng chất lượng bạn nhé. Mật hoa keo, hoa tràm để khoảng 5 tháng là đã chuyển sang màu nâu đen rồi. Mật ong bạn vẫn có thể dùng trong vòng 2 năm mà không sợ ảnh hưởng chất lượng. 

Đọc thêm: Mật ong kết tinh có phải mật giả


Tagged under:

Táo bón ở người già, làm sao để cải thiện?



Ở người già, hệ tiêu hóa đã bị thoái hóa dần dần. Bởi vậy, những vấn đề về tiêu hóa càng dễ gặp hơn. Có người bị phân lỏng nhưng có người lại bị táo bón nặng. 

Vậy nguyên nhân và giải pháp cải thiện vấn đề này như thế nào?

Nguyên nhân người già hay bị táo bón

Táo bón xảy ra khi vì một lý do nào đó khiến khối phân di chuyển trong ruột già quá chậm chạp làm cho phân bị hấp thụ nước nhiều hơn bình thường và trở nên cứng khi đến hậu môn.
Một trong những nguyên nhân có thể kể:

Hoạt động thể chất bị suy giảm

Hầu hết người cao tuổi đã nhận thức được vận động làm cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động đều đặn, nhưng có một số trường hợp vì lý do nào đó nên việc ít vận động phải bị hạn chế như: Đau khớp gối mạn tính, đau lưng, chân yếu khó đi lại thì rất dễ xảy ra táo bón người già.

Do uống ít nước

Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết người cao tuổi, nhất là những người có bệnh lý ở hệ thống thận tiết niệu hoặc các người cao tuổi có u xơ tiền liệt tuyến nên nảy sinh tâm lý không muốn uống nước. Uống ít nước cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng táo bón.

Và thêm nữa, nhu cầu cơ thể đòi hỏi uống nước giảm dẫn đến các cụ quên cả uống nước.


Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Đặc biệt là chế độ ăn ít rau xanh và hoa quả tươi, một số khác là do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức; ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được sự phản xạ co bóp của đại tràng. Một số người cao tuổi khác lại ăn những loại thức ăn có nhiều thành phần chứa chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, cay, nóng.

Do tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc có chất tanin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng, do dùng nhiều quá không có tác dụng nhuận tràng như mong muốn nên dẫn tới việc người già khó đi cầu.

Bệnh trĩ

Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ gây ra tình trạng giảm phản xạ đại tiện dẫn đến tích trữ phân nên sẽ bị táo bón. Khi càng bị táo bón, việc đại tiện càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện thì táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn một nguyên nhân cần hết sức lưu tâm khi người già bị táo bón đó là các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa hoặc cơ quan lân cận, nhất là bệnh lý ung thư đại trực tràng hoặc do một số tổn thương khác làm chít hẹp lòng đại tràng.

Hậu quả khi để táo bón ở người già kéo dài

  • Sự nêm chặt phân ở đại trực tràng do táo bón, khi đó người già phải rặn nhiều dẫn đến tim đập nhanh, người mệt mỏi, thậm chí là bất tỉnh hoặc đột tử do nhồi máu cơ tim.
  • Tuổi cao sức yếu, khi người già khó đi cầu phải gắng sức nhiều nên có thể sẽ làm vỡ các phế nang.
  • Khi người già bị táo bón không thể đi đại tiện được khiến phân có thể chèn lên bàng quang gây bí tiểu tiện dẫn tới thận ứ nước và lâu dài có thể biến chứng suy thận.
  • Rặn nhiều lần có thể dẫn tới sa trực tràng, nguy cơ trĩ nội và trĩ ngoại (mỗi lần đi ngoài ra máu tươi trong hoặc sau khi đi ngoài), táo bón kinh niên có thể là nguy cơ đưa đến ung thư ruột già và trực tràng.
  • Táo bón ở người già cũng có thể là yếu tố nguy cơ ở người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim...

Phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở người già như thế nào

Phải tìm ra nguyên nhân gây ra táo bón để điều trị và phòng ngừa. Nguyên nhân nào thì giải quyết vấn đề do nguyên nhân đó gây ra.

Nếu táo bón do dùng thuốc thì thay thế thuốc khác để phù hợp hơn.

Nếu táo bón do ít vận động thì cần tăng cường vận động, tập dưỡng sinh.Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Luyện tập giờ đi vệ sinh đúng một giờ nào đó. Tránh để bỏ quên gây tắc nghẽn phân. 

Ngồi tư thế đúng để đi dễ dàng. Tư thế đại tiện đúng nhất là dùng ghế nhỏ kê dưới hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 45 độ.

Ăn thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước: Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô. Chất xơ không những tạo thành chất bã mà còn đào thải những chất độc hại ra cơ thể, thu hút nước để tăng lượng phân, kích thích hoạt động của tế bào dịch nhầy và tăng nhu động ruột. Rau quả và ngũ cốc toàn phần không chỉ cung cấp nhiều chất xơ mà còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, phòng chống ung thư và nâng cao hệ miễn dịch.



Giữ tinh thần thoải mái: Trong chăm sóc sức khỏe, yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì, đẩy lùi bệnh tật. Vì vậy bạn hãy giữ một tinh thần lạc quan, tránh lo lắng, muộn phiền, giận dữ, mất ngủ.

Về phần thuốc:

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ nhuận tràng cho các cụ. Táo bón ở người cao tuổi có thể dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân, hỗ trợ khi không thể đi ngoài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này bởi có thể khiến táo bón ngược. 
Bởi vậy giải pháp dùng các loại sản phẩm tự nhiên được ưu tiên.

Các sản phẩm tự nhiên ưu tiên:

Các thức ăn như chuối, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bắp... là những thức ăn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. 

Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan và cũng hỗ trợ giảm tình trạng táo bón.

Đặc biệt bổ sung thêm mật ong lên men uống vào mỗi buổi sáng khi thức dậy cùng với một ly nước ấm là giải pháp hiệu quả. Nhưng nhớ phải kết hợp với việc tăng cường chất xơ cho đường ruột.

Mật ong lên men không phải là thuốc và cũng không thay thế thuốc chữa bệnh. Mật ong lên men là một giải pháp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa ở ruột già tốt hơn, đẩy phân đi dễ hơn.

Mật Ong lên men Phương Nam
Mật Ong Lên Men Phương Nam được lên men liên tục trong 3 tháng


Mật ong lên men chứa các lợi khuẩn. Chúng sống bám trên các lông nhung ở thành ruột, tiết ra chất nhầy phủ đều thành ruột, bảo vệ niêm mạc ruột. Lợi khuẩn ấy sẽ đi qua hệ thống tiêu hóa từ dạ dày đến ruột non rồi đến ruột già. Chúng hô trợ tiêu hóa các chất xơ ở đây. Chất xơ chính là thức ăn của các lợi khuẩn. Tác dụng của lợi khuẩn có thể kể đến: 

- Tiết ra kháng sinh nội sinh, bảo vệ và làm lành nhanh các vết thương trong ruột và đại tràng.

- Kích thích cơ thể tự sản xuất enzyme tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn khó tiêu và giúp đẩy các chất thải, độc tố ra ngoài, làm mềm và ổn định phân, tạo khuôn phân mềm mượt, dễ đẩy ra ngoài.

- Tiêu diệt, đào thải những vi khuẩn có hại, giúp đường ruột hoạt động trở lại theo đúng chức năng của nó, làm giảm các bệnh đường ruột.

- Lợi khuẩn sống bám lên các lông nhung, giữ lại độc tố không cho ngấm vào máu, đào thải độc tố và chất thải theo phân.
Như vậy đối với người già, việc dùng mật ong lên men ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe nhờ các chất dinh dưỡng trong mật ong lên men thì còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa nhờ các lợi khuẩn.

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng táo bón. Điều chú ý quan trọng nhất đó là phải tăng cường chất xơ. Muốn đi cầu dễ, ăn đủ khối lượng rau củ quả mỗi ngày. Với người lớn là 300 gr rau xanh, 100-200 gr hoa quả. 

Chúc cho các cụ có thể sống an vui tuổi già. 


Tagged under: , ,

Cách ngâm tam thất với mật ong lên men

 


Tam thất được biết là một loại cây dược liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tam thất vị đắng nên xem ra cũng khó dùng. 

Đối với các anh thì có thể ngâm rượu để uống. Nhưng các chị thì tam thất ngâm mật ong lên men sẽ vô cùng phù hợp và hiệu quả. Phụ nữ dùng tam thất vừa lợi cho sức khỏe, vừa lợi cho làm đẹp. 

Bởi vậy nếu được thì chị em đừng bỏ qua vị thuốc tốt này nhé.

Công dụng của Tam Thất Bắc ngâm mật ong lên men

  1. Giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe
  2. Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch
  3. Hỗ trợ điều trị chứng suy nhược cơ thể
  4. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giúp tăng cường chức năng tim, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
  5. Giúp bổ máu, máu huyết lưu thông
  6. Giúp làm đẹp da, da dẻ hồng hào, mờ thâm nám, trị tàn nhang
  7. Giúp cầm máu, tan vết bầm
  8. Giúp giảm đau, kháng viêm
  9. Giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan
  10. Tăng cường trí nhớ cho người lớn tuổi
  11. Giúp tăng cường sinh lực cho phái mạnh
  12. Giúp cải thiện chứng rong kinh
  13. Hỗ trợ điều trị ho ra máu
  14. Hỗ trợ điều trị ho mãn tính, lâu ngày không khỏi
  15. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
  16. Chống lão hóa, chống oxy hóa
  17. Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày và tá tràng
  18. Giúp nhuận trường, cải thiện hệ tiêu hóa
  19. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  20. Phòng ngừa ung thư phổi
  21. Ngăn ung ung thư ruột kết
  22. Tăng cường tuổi thọ
  23. Giúp ăn được, ngủ ngon và sâu giấc hơn, chống stress

Tại sao lại chọn mật ong lên men để ngâm

Tam thất có thể dùng để ngâm rượu, ngâm với mật ong nguyên chất và tốt hơn cả là với mật ong lên men.

Mật ong lên men với những tác dụng không thể bỏ qua thì mật ong lên men cũng là môi trường tốt để chiết xuất các chất trong tam thất hòa tan vào mật ong.


Để tìm mua mật ong lên men ở đâu bạn có thể tham khảo: 

https://www.matongphuongnam.com/2020/10/mua-mat-ong-len-men-o-dau.html

Cách ngâm tam thất với mật ong lên men

Chuẩn bị:

- Chọn mua nguyên liệu gồm củ tam thất và mật ong lên men tại những cơ sở uy tín. 

- Sau đó củ tam thất được làm sạch kỹ càng trước khi mang vào chế biến.

- 1 kg tam thất ngâm với 2 lít mật ong lên men

- 1 bình thủy tinh 3 lít

Chế biến:

- Đối với tam thất tươi thì rửa sạch, để ráo nước, xắt lát

- Đối với tam thất khô đem về ngâm nước cho nở ra rồi thái xắt lát. Nhớ để ráo nước thì mới ngâm.

- Cho tam thất đã được thái lát vào bình thủy tinh.

- Đổ mật ong lên men vào hũ thủy tinh chứa tam thất sao cho mật ong lên men ngập tam thất một đốt ngón tay.

- Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng.

- Sau 3 ngày tiến hành đảo đều để cho mật ong lên men thấm vào tam thất và để các dưỡng chất trong tam thất có thể thấm ra ngoài.

- Sau 1-2 tháng có thể dùng là tốt nhất.




Sử dụng tam thất với mật ong lên men sao cho hiệu quả

Các bạn dùng Tam Thất Bắc ngâm mật ong vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ sẽ vô cùng tuyệt vời, giúp ăn được, ngủ ngon, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Các chuyên gia khuyên nên dùng vào lúc đói bụng là tốt nhất.

Trên đây là hướng dẫn cách ngâm tam thất với mật ong lên men. Mong là sẽ hữu ích cho mọi người. Mọi thắc mắc có thể để dưới phần bình luận. Mình sẽ  trả lời sớm ạ.