Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa: Các vấn đề về tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Các vấn đề về tiêu hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Các vấn đề về tiêu hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Tagged under:

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột



Sức khỏe đường ruột (Gut health) được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong vài thập kỉ qua vì đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người. 

Đường ruột không khỏe mạnh đặc biệt là hội chứng Leaky Gut có thể gây ra những vấn đề như mắc phải các bệnh tự miễn, bị viêm nhiễm, mụn trứng cá, diễn biến nặng bệnh viêm da cơ địa. Trong bài viết này chúng mình cùng tìm hiểu những cách giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nha.

1. Gut health và hệ vi sinh đường ruột

Gut Microbiome là hệ vi sinh vật chứa hàng tỉ vi khuẩn sống cộng sinh trong đường ruột của con người. Trung bình mỗi người chưas khoảng 200 loài khuẩn, virus và nấm trong đường tiêu hóa, một số có hại cho sức khỏe nhưng nhiều loại trong số chúng có lợi và cực kỳ cần thiết với con người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra hệ khuẩn ruột phong phú giúp giảm nguy cơ tiểu đường, viêm ruột và bệnh viêm khớp vẩy nến.

2. Vai trò của hệ khuẩn ruột với miễn dịch và viêm nhiễm

Lợi khuẩn ở ruột có cơ chế ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (cụ thể là quá trình viêm và kháng viêm) thông qua một vài cơ chế:

– LPS: lớp vỏ của các khuẩn gram âm, nếu lớp vỏ này vỡ ra và đi được vào máu (endotoxaemia) sẽ gây viêm toàn cơ thể do chúng mang tính kích thích viêm và kích hoạt bạch cầu. Thông thường LPS sẽ được ngăn không cho vào máu bởi hệ thành tế bào ruột, tuy nhiên nếu có sự rối loại khuẩn, hoặc chủng khuẩn gây cho các tế bào thành bị “leak”- rò rỉ- sẽ dẫn đến viêm ruột và cả viêm toàn cơ thể nghiên cứu cho thấy  L. Paracasei giảm đc tình trạng này

– SCFA: các lợi khuẩn khi ăn các chất xơ và các carb không tiêu hoá được thì sẽ tạo SCFA. Đáng chú ý nhất trong các SCFA thì có Butyrate tại vì Butyrate có sự kích thích phân giải mỡ, kích thích hoạt động tạo năng lượng của ty thể và chống lại béo phì, đề kháng insulin. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy  Butyrate kháng viêm khá tốt. Ngược lại với Butyrate thì Acetate lại là một SCFA xấu, gây tăng đề kháng insulin và tăng Ghelin, hormone gây đói và thèm ăn.

– Acid mật: sự chuyển hoá từ acid mật “primary” sang “secondary”  được thực hiện bởi hệ khuẩn ruột. Nhưng acid mật secondary có nhiều loại, và nếu hệ khuẩn ruột bị xáo trộn, mất cân bằng thì acid mật cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi và dẫn đến thay đổi cân nặng, nội tiết.

Đọc thêm: Vai trò của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa

3. Gut health – những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột

Thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không lành mạnh đặc biệt là với nhịp sống hiện đại đều ảnh hưởng tiêu cực lên đường ruột. Chúng bao gồm:

  • Bị stress
  • Thiếu ngủ.
  • Nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
  • Nạp nhiều đường.
  • Uống kháng sinh.

4. Những dấu hiệu của một đường ruột không khỏe mạnh

Gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng chụng, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy.

Cân nặng thay đổi: Cân nặng đột nhiên thay đổi cho dù bạn không có sự xáo trộn về chế độ ăn hay tập luyện cũng là dấu hiệu cho thấy đường ruột không khỏe mạnh. Hội chứng kém hấp thu (malabsorption) là nguyên nhân dẫn đến giảm cân và hội chứng này bị gây ra bởi sự gia tặng mạnh của vi khuẩn trong đường ruột (SIBO). Ngược lại, tăng cân, có thể bị gây ra bởi sự kháng Insulin hoặc bị viêm nhiễm.

Mất ngủ, mệt mỏi kinh niên: Các nghiên cứu (2) đã chứng minh mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, do đó dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.

Viêm da, kích ứng da: Những chứng bệnh về da như vẩy nến có thể liên quan tới một số loại khuẩn tồn tại trong đường ruột

Bệnh tự miễn: Nhiều nghiên cứu (3)  đã chỉ ra mối liên quan giữa hội chứng Leaky Gut và các bệnh tự miễn.

Không dung nạp thức ăn: Việc cơ thể không dung nạp một số loại thức ăn, chẳng hạn không dung nạp lactose là do thiếu hụt một số chủng khuẩn trong đường ruột.

5. Gut health và làm gì để cải thiện sức khỏe đường ruột

Hạn chế tình trạng/ mức độ stress: Stress là thứ không thể loại bỏ hẳn trong đời sống của chúng ta nhưng học cách để giảm bớt stress có thể giúp đường ruột khỏe mạnh. Hãy dành thời gian tập thể dục với các bộ môn như kháng lực hay Yoga, thiền.. là những cách rất tốt để giảm stress.

Nạp probiotics và Prebiotics: Ăn một số thực phẩm giàu Probiotics như mật ong lên men, sữa chua, dưa cải muối, các thực giẩm giàu prebiotics như măng tây, Atiso, tỏi… Nếu sử dụng Probiotics dạng uống (thực phẩm chức năng) cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Hiện nay có BioticAAD là một loại lợi khuẩn rất tốt hoặc GastrimunHP.

Hạn chế bia rượu.

Ngủ đủ.

Hạn chế nạp đồ ngọt như bánh bẹo, nước ngọt, trà sữa…

6. Gut health và các thực phẩm tốt cho đường ruột

Tỏi: chứa Inulin là chất xơ thiết yếu dùng làm thức ăn cho nhóm lợi khuẩn quan trọng như Bifidobacteria tạo ra Acid Lactic và Acetic tiêu diệt nấm mốc, đồng thời sản xuất kháng thể IgA cho hệ miễn dịch.

Thực phẩm lên men: Sữa chua, Kefir, kim chi, mật ong lên men… chứa các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Đọc thêm: Mối Tương Quan Giữa Thực Phẩm Lên Men, Hệ Vi Sinh Vật Trong Cơ Thể Người Và Sức Khỏe Tinh Thần

Thực phẩm giúp tăng Collagen: Nước hầm xương (xương gà, xương bò), da cá hồi giàu Collagen và Gelatin rất tốt cho đường ruột. Nước hầm xương bò còn có tác dụng cải thiện tình trạng Leaky Gut.

Chế độ ăn cân bằng, giàu đạm từ thịt, cá, trứng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn nghèo nàn Protein khiến đường ruột dần bị ảnh hưởng.

Sử dụng thêm dầu dừa (ép lạnh): dầu dừa chứa MCT giúp cân bằng lại hệ vinh sinh đường ruột, giúp cải thiện hội chứng Leaky Gut.

7. Kết luận

Đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe tổng thể của mỗi người. Vì vậy mỗi chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi lành mạnh, cân bằng để duy trì đường ruột khỏe.

Đọc thêm: Ruột không khỏe ảnh hưởng đến sức khỏe bạn như thế nào

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

------------------------------------------

Reference:

(1) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6682904/

(2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32668369/

(3) https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/17474124.2018.1517044

(4)https://journals.lww.com/co-pediatrics/Abstract/2016/12000/The_role_of_the_gut_microbiota_in_food_allergy.14.aspx

(5): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8512487/

(6) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6627858/

(7) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8151984/

Tagged under:

Táo bón ở người già, làm sao để cải thiện?



Ở người già, hệ tiêu hóa đã bị thoái hóa dần dần. Bởi vậy, những vấn đề về tiêu hóa càng dễ gặp hơn. Có người bị phân lỏng nhưng có người lại bị táo bón nặng. 

Vậy nguyên nhân và giải pháp cải thiện vấn đề này như thế nào?

Nguyên nhân người già hay bị táo bón

Táo bón xảy ra khi vì một lý do nào đó khiến khối phân di chuyển trong ruột già quá chậm chạp làm cho phân bị hấp thụ nước nhiều hơn bình thường và trở nên cứng khi đến hậu môn.
Một trong những nguyên nhân có thể kể:

Hoạt động thể chất bị suy giảm

Hầu hết người cao tuổi đã nhận thức được vận động làm cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động đều đặn, nhưng có một số trường hợp vì lý do nào đó nên việc ít vận động phải bị hạn chế như: Đau khớp gối mạn tính, đau lưng, chân yếu khó đi lại thì rất dễ xảy ra táo bón người già.

Do uống ít nước

Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết người cao tuổi, nhất là những người có bệnh lý ở hệ thống thận tiết niệu hoặc các người cao tuổi có u xơ tiền liệt tuyến nên nảy sinh tâm lý không muốn uống nước. Uống ít nước cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng táo bón.

Và thêm nữa, nhu cầu cơ thể đòi hỏi uống nước giảm dẫn đến các cụ quên cả uống nước.


Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Đặc biệt là chế độ ăn ít rau xanh và hoa quả tươi, một số khác là do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức; ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được sự phản xạ co bóp của đại tràng. Một số người cao tuổi khác lại ăn những loại thức ăn có nhiều thành phần chứa chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, cay, nóng.

Do tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc có chất tanin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng, do dùng nhiều quá không có tác dụng nhuận tràng như mong muốn nên dẫn tới việc người già khó đi cầu.

Bệnh trĩ

Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ gây ra tình trạng giảm phản xạ đại tiện dẫn đến tích trữ phân nên sẽ bị táo bón. Khi càng bị táo bón, việc đại tiện càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện thì táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn một nguyên nhân cần hết sức lưu tâm khi người già bị táo bón đó là các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa hoặc cơ quan lân cận, nhất là bệnh lý ung thư đại trực tràng hoặc do một số tổn thương khác làm chít hẹp lòng đại tràng.

Hậu quả khi để táo bón ở người già kéo dài

  • Sự nêm chặt phân ở đại trực tràng do táo bón, khi đó người già phải rặn nhiều dẫn đến tim đập nhanh, người mệt mỏi, thậm chí là bất tỉnh hoặc đột tử do nhồi máu cơ tim.
  • Tuổi cao sức yếu, khi người già khó đi cầu phải gắng sức nhiều nên có thể sẽ làm vỡ các phế nang.
  • Khi người già bị táo bón không thể đi đại tiện được khiến phân có thể chèn lên bàng quang gây bí tiểu tiện dẫn tới thận ứ nước và lâu dài có thể biến chứng suy thận.
  • Rặn nhiều lần có thể dẫn tới sa trực tràng, nguy cơ trĩ nội và trĩ ngoại (mỗi lần đi ngoài ra máu tươi trong hoặc sau khi đi ngoài), táo bón kinh niên có thể là nguy cơ đưa đến ung thư ruột già và trực tràng.
  • Táo bón ở người già cũng có thể là yếu tố nguy cơ ở người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim...

Phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở người già như thế nào

Phải tìm ra nguyên nhân gây ra táo bón để điều trị và phòng ngừa. Nguyên nhân nào thì giải quyết vấn đề do nguyên nhân đó gây ra.

Nếu táo bón do dùng thuốc thì thay thế thuốc khác để phù hợp hơn.

Nếu táo bón do ít vận động thì cần tăng cường vận động, tập dưỡng sinh.Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Luyện tập giờ đi vệ sinh đúng một giờ nào đó. Tránh để bỏ quên gây tắc nghẽn phân. 

Ngồi tư thế đúng để đi dễ dàng. Tư thế đại tiện đúng nhất là dùng ghế nhỏ kê dưới hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 45 độ.

Ăn thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước: Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô. Chất xơ không những tạo thành chất bã mà còn đào thải những chất độc hại ra cơ thể, thu hút nước để tăng lượng phân, kích thích hoạt động của tế bào dịch nhầy và tăng nhu động ruột. Rau quả và ngũ cốc toàn phần không chỉ cung cấp nhiều chất xơ mà còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, phòng chống ung thư và nâng cao hệ miễn dịch.



Giữ tinh thần thoải mái: Trong chăm sóc sức khỏe, yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì, đẩy lùi bệnh tật. Vì vậy bạn hãy giữ một tinh thần lạc quan, tránh lo lắng, muộn phiền, giận dữ, mất ngủ.

Về phần thuốc:

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ nhuận tràng cho các cụ. Táo bón ở người cao tuổi có thể dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân, hỗ trợ khi không thể đi ngoài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này bởi có thể khiến táo bón ngược. 
Bởi vậy giải pháp dùng các loại sản phẩm tự nhiên được ưu tiên.

Các sản phẩm tự nhiên ưu tiên:

Các thức ăn như chuối, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bắp... là những thức ăn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. 

Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan và cũng hỗ trợ giảm tình trạng táo bón.

Đặc biệt bổ sung thêm mật ong lên men uống vào mỗi buổi sáng khi thức dậy cùng với một ly nước ấm là giải pháp hiệu quả. Nhưng nhớ phải kết hợp với việc tăng cường chất xơ cho đường ruột.

Mật ong lên men không phải là thuốc và cũng không thay thế thuốc chữa bệnh. Mật ong lên men là một giải pháp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa ở ruột già tốt hơn, đẩy phân đi dễ hơn.

Mật Ong lên men Phương Nam
Mật Ong Lên Men Phương Nam được lên men liên tục trong 3 tháng


Mật ong lên men chứa các lợi khuẩn. Chúng sống bám trên các lông nhung ở thành ruột, tiết ra chất nhầy phủ đều thành ruột, bảo vệ niêm mạc ruột. Lợi khuẩn ấy sẽ đi qua hệ thống tiêu hóa từ dạ dày đến ruột non rồi đến ruột già. Chúng hô trợ tiêu hóa các chất xơ ở đây. Chất xơ chính là thức ăn của các lợi khuẩn. Tác dụng của lợi khuẩn có thể kể đến: 

- Tiết ra kháng sinh nội sinh, bảo vệ và làm lành nhanh các vết thương trong ruột và đại tràng.

- Kích thích cơ thể tự sản xuất enzyme tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn khó tiêu và giúp đẩy các chất thải, độc tố ra ngoài, làm mềm và ổn định phân, tạo khuôn phân mềm mượt, dễ đẩy ra ngoài.

- Tiêu diệt, đào thải những vi khuẩn có hại, giúp đường ruột hoạt động trở lại theo đúng chức năng của nó, làm giảm các bệnh đường ruột.

- Lợi khuẩn sống bám lên các lông nhung, giữ lại độc tố không cho ngấm vào máu, đào thải độc tố và chất thải theo phân.
Như vậy đối với người già, việc dùng mật ong lên men ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe nhờ các chất dinh dưỡng trong mật ong lên men thì còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa nhờ các lợi khuẩn.

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng táo bón. Điều chú ý quan trọng nhất đó là phải tăng cường chất xơ. Muốn đi cầu dễ, ăn đủ khối lượng rau củ quả mỗi ngày. Với người lớn là 300 gr rau xanh, 100-200 gr hoa quả. 

Chúc cho các cụ có thể sống an vui tuổi già. 


Tagged under: ,

Mối Tương Quan Giữa Thực Phẩm Lên Men, hệ vi sinh vật trong cơ thể người và sức khỏe tinh thần


Thực phẩm lên men đã ra đời từ lâu để nhằm tăng thời gian bảo quản, tăng giá trị dinh dưỡng và cả vị giác. 

Lên men làm biến đổi các thành phần trong chế độ ăn uống trước khi tiêu thụ. Theo đó là thay đổi các con đường trong đó quá trình lên men làm gia tăng các hóa chất (ví dụ lactoferrin, các peptide sinh học) và những hóa chất thực vật mới hình thành (ví dụ các flavonoid độc nhất). 

Việc tiêu thụ những thực phẩm lên men có thể liên quan đặc biệt đến nghiên cứu nổi bật mà liên kết lối ăn uống truyền thống với sức khỏe tinh thần tích cực. Hệ vi sinh vật trong cơ thể người có thể kiểm soát làm giảm đi tình trạng viêm và mất cân bằng oxi hóa. 

Lên men được kiểm soát thích đáng thì có thể gia tăng hàm lượng hóa chất thực vật và dưỡng chất đặc trưng của thực phẩm. Giá trị sau cùng của chúng có thể liên quan đến sức khỏe tinh thần. Hơn nữa vi sinh vật (chẳng hạn như loài Lactobacillus Bifidobacteria) liên quan đến thực phẩm lên men cũng có thể ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của não bộ thông qua những con đường trực tiếp và gián tiếp.

Dù không có kiến thức về vi sinh vật, tổ tiên của chúng ta theo thời gian đã nhận ra được sự ngon miệng, khả năng bảo quản, tác dụng giảm đau và các tính chất an thần cùng với kích thích tâm thần của những loại đồ ăn và thức uống lên men. Lên men trái cây, gạo hay đồ uống mật ong đã là cách làm phổ biến trong gần 10.000 năm. Khi nông nghiệp mở rộng, thì các kỹ thuật lên men có chủ đích cũng phát triển theo.

Những tiến bộ hiện đại trong việc bảo quản thực phẩm bằng hóa chất, đông lạnh và hiệu suất vận chuyển vẫn chưa làm xóa sổ các loại thực phẩm lên men. Ít nhất trong lối ăn uống truyền thống, thì những loại đồ ăn thức uống lên men vẫn thịnh hành, mà hiện chiếm xấp xỉ một phần ba chế độ ăn uống của con người trên toàn cầu. Bởi vì những lợi ích của nó mang lại. 

Lên men có thể gia tăng hàm lượng dưỡng chất thực vật và dưỡng chất đặc trưng của thực phẩm. Giá trị sau cùng của chúng có liên quan đến sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, vi sinh vật liên quan đến thực phẩm lên men cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ thông qua những con đường trực tiếp và gián tiếp.

Hệ vi sinh vật trong cơ thể người và sức khỏe tinh thần

Một thập kỷ trước, trước khi có các giả thuyết khoa học của Logan và các cộng sự, ý niệm về việc chủ đích thao túng hệ vi sinh vật ruột có thể đem lại giá trị trị liệu đối với tình trạng trầm cảm và mệt mỏi của con người. Trong những năm kế tiếp, người ta đã nghiên cứu thực nghiệm được vi sinh vật có lợi có thể ảnh hưởng đến tâm trạng hoặc tình trạng stress bởi Logan và cộng sự đề xuất. Hệ vi sinh có những lợi ích:
  • Bảo vệ trực tiếp hàng rào ruột;
  • Ảnh hưởng tình trạng chống oxi hóa cục bộ và toàn cơ thể, giảm peoxy hóa lipid (lipid peroxidation);
  • Sản sinh trực tiếp hóa chất thần kinh do vi sinh vật sinh ra, như là axit gamma-aminobutyric (GABA);
  • Ảnh hưởng gián tiếp đến việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh hoặc peptide thần kinh;
  • Ngăn ngừa biến đổi do stress ở hệ vi sinh vật chung trong ruột;
  • Kích hoạt trực tiếp các đường dẫn thần kinh giữa ruột và não bộ;
  • Hạn chế sản xuất cytokine viêm (inflammatory cytokine);
  • Điều biến các hóa chất nuôi dưỡng thần kinh (neurotrophic chemical), bao gồm yếu tố dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (brain-derived neurotrophic factor);
  • Hạn chế kém hấp thu carbohydrate;
  • Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, như là các axit béo omega 3, khoáng chất và hóa chất thực vật trong thực phẩm;
  • Hạn chế tăng sinh vi khuẩn trong ruột non;
  • Giảm gánh nặng độc tố ure huyết và amin;
  • Hạn chế các mầm bệnh trong ruột hoặc dạ dày (ví dụ là Helicobacter pylori);
  • Đặc tính làm giảm đau.

Tác dụng của thực phẩm lên men

Năm 1938, Lloyd Arnold, MD, một giáo sư y học dự phòng và vi khuẩn học thông minh ở trường Đại học Illinois, đã suy nghĩ về chế độ ăn uống cổ đại, thực phẩm lên men và tác dụng của chúng đối với “hệ vi khuẩn trong ruột” cùng quy tụ đến mức độ nào để tăng cường sức khỏe.

Từ lâu người ta đã cho rằng với chế độ ăn uống truyền thống, việc lên men có thể gia tăng chất lượng đạm và hiệu dụng sinh học của các vitamin nhóm B, magie và kẽm điều hòa tâm trạng. Tác dụng của chế độ ăn uống đối với hệ vi sinh vật ruột có thể vươn đến nồng độ vitamin D.

Khi được uống thì các chủng Lactobacillus plantarum phân lập từ thực phẩm lên men truyền thống của Trung Quốc đem đến tác dụng bảo vệ chống oxi hóa mạnh mẽ ở động vật. Lên men trái cây và sinh tố thảo mộc bằng Lactobacillus plantarum và các chủng khác đã được chứng minh là bảo toàn các hợp chất polyphenolic và vitamin C.

Sữa đậu nành lên men cũng có khả năng chống oxi hóa rõ rệt hơn so với sữa đậu nành không lên men, và hoạt tính này còn được gia cố thêm bởi ứng dụng đồng vận của cả vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn bifido cùng nhau với chỉ một mình chủng Lactobacilli hoặc Bifidobacterium.

Lên men những thành phần thực phẩm giàu chất xơ trong các chế độ ăn uống truyền thống như là mầm đậu nành, mầm lúa mỳ, cám gạo hoặc bánh mỳ làm thông qua kỹ thuật lên men truyền thống, đã được chứng tỏ là sản xuất các hợp chất sinh học mới có khả năng tạo ra những hoạt tính chống viêm, đường huyết và miễn dịch có lợi.

Việc uống dịch chiết cám gạo lên men làm giảm stress và mỏi mệt. Lên men cám gạo và những thực phẩm truyền thống khác, như là đậu xanh, mầm lúa mạch và đậu lăng, được xác định là làm tăng đáng kể hàm lượng GABA sẵn có.

Nghiên cứu đã ghi nhận giá trị của việc uống GABA có nguồn gốc từ lên men Lactobacillus hilgardii trong việc giảm chứng lo âu ở người và hoạt tính chống trầm cảm thông qua sử dụng men gạo đỏ giàu GABA.

Để xác định những thực phẩm lên men là đáng được bàn luận về những ích lợi tâm thần và nhận thức, thì cũng đáng cân nhắc nghiên cứu đối chiếu so sánh mới đây mà bao gồm những thực phẩm lên men và không lên men cùng những nguyên liệu thảo dược. 

Nghiên cứu tương tự cũng đã được khảo chứng với những thảo mộc lên men và không lên men dùng cho các rối loạn đường tiêu hóa. Đó là, hoạt tính kháng viêm rõ ràng hơn và tối thiểu hóa biểu hiện gien do LPS với phối liệu lên men.

Mối liên hệ giữa sản phẩm từ sữa lên men và sự tăng sinh vi sinh vật có lợi trong ruột đã được mô tả kỹ càng. Tuy nhiên, kết quả rằng những thực phẩm và thảo mộc (không có nguồn gốc từ sữa) lên men có thể có ảnh hưởng tích cực đối với hệ vi sinh vật ruột thì là quan trọng về mặt có thể có ảnh hưởng đến truyền nhận thông tin giữa não bộ và ruột thời gian dài hơn. Ví dụ, người ta đã tìm thấy isomalto-oligosaccharide trong những thực phẩm truyền thống (như là mật ong lên men, rượu sake, miso và nước tương) và đã chứng minh ở động vật và trên người là chất này có tác dụng đẩy mạnh tăng sinh Bifidobacteria Lactobacilli

Những thực phẩm lên men mà thường có trong thực hành ăn uống truyền thống có khả năng ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của não bộ thông qua gần như chỉ là tác dụng của hệ vi sinh vật.

Nguồn: Fermented foods, microbiota, and mental health: ancient practice meets nutritional psychiatry.



Tagged under:

Có phải tất cả các bệnh đều bắt nguồn từ ruột?


Hơn 2.000 năm trước, Hippocrates - cha đẻ của y học hiện đại - cho rằng tất cả bệnh tật bắt đầu từ ruột.

Bài viết này cho bạn biết tất cả những gì bạn cần biết về mối liên hệ giữa đường ruột và nguy cơ mắc bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh và ruột của bạn

Mặc dù Hippocrates đã không chính xác khi cho rằng tất cả các bệnh bắt đầu từ ruột của bạn, bằng chứng cho thấy nhiều bệnh chuyển hóa mãn tính làm.

Vi khuẩn đường ruột của bạn và tính toàn vẹn của niêm mạc ruột ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của bạn. 

Theo nhiều nghiên cứu, các sản phẩm vi khuẩn không mong muốn được gọi là endotoxin đôi khi có thể rò rỉ qua niêm mạc ruột của bạn và xâm nhập vào máu của bạn.

Hệ thống miễn dịch của bạn sau đó nhận ra các phân tử lạ này và tấn công chúng - dẫn đến viêm mãn tính.

Một số giả thuyết cho rằng tình trạng viêm do chế độ ăn kiêng này có thể kích hoạt kháng insulin và leptin - yếu tố thúc đẩy bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì, tương ứng. Nó cũng được cho là gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Ít nhất, tình trạng viêm đã được liên kết chặt chẽ với nhiều tình trạng nghiêm trọng nhất của thế giới.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lĩnh vực nghiên cứu này đang phát triển nhanh chóng, và các lý thuyết hiện tại có thể được đại tu trong tương lai.

TÓM LƯỢC
Mặc dù không phải tất cả các bệnh bắt đầu từ ruột, nhiều tình trạng chuyển hóa mãn tính được đưa ra giả thuyết là gây ra hoặc ảnh hưởng bởi viêm ruột mãn tính.

Tác dụng của viêm mãn tính

Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với những kẻ xâm lược, độc tố hoặc tổn thương tế bào nước ngoài.

Mục đích của nó là giúp cơ thể bạn tấn công những kẻ xâm lược không mong muốn này và bắt đầu sửa chữa các cấu trúc bị hư hỏng.

Viêm cấp tính (ngắn hạn), thường được coi là một điều tốt. Không có nó, mầm bệnh như vi khuẩn và vi rút có thể dễ dàng chiếm lấy cơ thể bạn, gây bệnh hoặc thậm chí tử vong.

Tuy nhiên, một loại viêm khác - được gọi là viêm mãn tính, mức độ thấp hoặc viêm toàn thân - có thể có hại, vì về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn và tấn công không đúng cách các tế bào của cơ thể bạn.

Ví dụ, các mạch máu của bạn - chẳng hạn như các động mạch vành - có thể bị viêm, cũng như các cấu trúc trong não của bạn.

Viêm mãn tính, toàn thân hiện được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu của một số tình trạng nghiêm trọng nhất thế giới.

Chúng bao gồm béo phì, bệnh tim, tiểu đường loại 2, hội chứng chuyển hóa, bệnh Alzheimer, trầm cảm và nhiều người khác.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của viêm mãn tính hiện chưa được biết.

TÓM LƯỢC
Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với những kẻ xâm lược, độc tố và tổn thương tế bào nước ngoài. Viêm mãn tính - liên quan đến toàn bộ cơ thể của bạn - được cho là gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng.

Nội độc tố và rò rỉ ruột

Ruột của bạn chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn - được gọi chung là hệ thực vật đường ruột của bạn.

Trong khi một số vi khuẩn này có lợi, một số khác thì không. Do đó, số lượng và thành phần của vi khuẩn đường ruột của bạn có thể ảnh hưởng lớn đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Thành tế bào của một số vi khuẩn đường ruột của bạn - được gọi là vi khuẩn gram âm - có chứa lipopolysacarit (LPS), các phân tử lớn còn được gọi là endotoxin.

Những chất này có thể gây ra phản ứng miễn dịch ở động vật. Khi bị nhiễm vi khuẩn cấp tính, chúng có thể dẫn đến sốt, trầm cảm, đau cơ và thậm chí là sốc nhiễm trùng.

Ngoài ra, những chất này đôi khi có thể rò rỉ từ ruột vào máu - liên tục hoặc ngay sau bữa ăn.

Nội độc tố có thể được đưa vào lưu thông máu của bạn cùng với chất béo trong chế độ ăn uống, hoặc chúng có thể rò rỉ qua các mối nối chặt chẽ được cho là để ngăn các chất không mong muốn đi qua niêm mạc ruột của bạn.

Khi điều này xảy ra, họ kích hoạt các tế bào miễn dịch. Mặc dù số lượng của chúng quá nhỏ để gây ra các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, nhưng chúng đủ cao để kích thích viêm mãn tính, gây ra các vấn đề theo thời gian.

Do đó, tăng tính thấm ruột - hoặc ruột bị rò rỉ - có thể là cơ chế chính của viêm mãn tính do chế độ ăn kiêng.

Khi nồng độ endotoxin trong máu tăng lên gấp 2 lần 3 lần so với bình thường, tình trạng này được gọi là nhiễm độc nội bào chuyển hóa.

TÓM LƯỢC
Một số vi khuẩn trong ruột của bạn có chứa các thành phần thành tế bào được gọi là lipopolysacarit (LPS) hoặc nội độc tố. Những thứ này có thể rò rỉ vào cơ thể bạn và gây ra viêm.

Chế độ ăn uống không lành mạnh và nội độc tố

Nhiều nghiên cứu về nội độc tố tiêm nội độc tố vào máu của động vật thử nghiệm và người, được chứng minh là gây ra tình trạng kháng insulin nhanh chóng - một đặc điểm chính của hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.

Nó cũng dẫn đến sự gia tăng ngay lập tức các dấu hiệu viêm, cho thấy phản ứng viêm đã được kích hoạt.

Ngoài ra, cả nghiên cứu trên động vật và người đều chỉ ra rằng chế độ ăn uống không lành mạnh có thể khiến nồng độ nội độc tố tăng cao.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo lâu dài có thể gây ra nhiễm độc nội độc tố, cũng như viêm, kháng insulin, béo phì và bệnh chuyển hóa.

Tương tự, trong một nghiên cứu kéo dài 1 tháng ở 8 người khỏe mạnh, chế độ ăn phương Tây điển hình dẫn đến tăng 71% nồng độ nội độc tố trong máu, trong khi mức độ giảm 31% ở những người có chế độ ăn ít chất béo.

Nhiều nghiên cứu khác ở người cũng quan sát thấy rằng mức độ nội độc tố tăng lên sau bữa ăn không lành mạnh bao gồm kem nguyên chất, cũng như các bữa ăn giàu chất béo và chất béo vừa phải.

Tuy nhiên, vì hầu hết các chế độ ăn kiêng hoặc bữa ăn nhiều chất béo cũng chứa carbs tinh chế và các thành phần chế biến, những kết quả này không nên được khái quát thành chế độ ăn lành mạnh, giàu chất béo, ít carb dựa trên thực phẩm thực tế và bao gồm nhiều chất xơ.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng carbs tinh chế làm tăng vi khuẩn sản xuất nội độc tố, cũng như tính thấm của ruột - khuếch đại phơi nhiễm nội độc tố.

Một nghiên cứu dài hạn ở khỉ trên chế độ ăn nhiều fructose tinh chế ủng hộ giả thuyết này.

Gluten cũng có thể làm tăng tính thấm của ruột do ảnh hưởng của nó đối với phân tử tín hiệu zonulin.

Các nguyên nhân chế độ ăn uống chính xác của endotoxemia hiện chưa được biết. Trên thực tế, nhiều yếu tố có khả năng chơi - liên quan đến các thành phần ăn kiêng, thiết lập vi khuẩn đường ruột của bạn và nhiều yếu tố khác.

TÓM LƯỢC
Các nghiên cứu ở cả động vật và con người cho thấy chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ nội độc tố trong máu của bạn - có thể dẫn đến bệnh chuyển hóa.
Điểm mấu chốt
Nhiều bệnh chuyển hóa mãn tính được cho là bắt đầu từ ruột, và viêm lâu dài được cho là một động lực.

Viêm gây ra bởi nội độc tố vi khuẩn có thể là mối liên kết bị thiếu giữa chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì và các bệnh chuyển hóa mãn tính.

Tuy nhiên, viêm mãn tính là vô cùng phức tạp và các nhà khoa học mới bắt đầu khám phá cách viêm và chế độ ăn uống có thể được kết nối.

Có vẻ như sự lành mạnh chung của chế độ ăn uống và lối sống của bạn ảnh hưởng đến nguy cơ viêm mãn tính và các tình trạng liên quan đến nó, chứ không phải là một nguyên nhân ăn kiêng.

Vì vậy, để giữ cho bản thân và đường ruột khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên tập trung vào lối sống lành mạnh tổng thể với nhiều bài tập, giấc ngủ ngon và chế độ ăn kiêng dựa trên thực phẩm thực tế, nhiều chất xơ prebiotic và một ít đồ ăn vặt chế biến sẵn.



Tagged under: ,

Các kết nối mạnh mẽ giữa ruột với bộ não của bạn



Hầu hết mọi người không nhận ra đường ruột đúng nghĩa chính là bộ não thứ hai, và ngoài việc để tiêu hóa thức ăn nó có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến:

  • Tâm thần
  • Tâm trạng
  • Hành vi của bạn.

Điều này không được biết rộng rãi hoặc là một sự thật nổi trội. Nhưng các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng một đường ruột khỏe mạnh giúp bạn có nhân sinh quan lạc quan và hành vi tích cực. Trái lại trầm cảm và một loạt các vấn đề hành vi có liên quan đến sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt các vi khuẩn nơi đường ruột.

Ví dụ, một nghiên cứu động vật công bố mới đây trên tạp chí Neurogastroenterology & Motility, thấy rằng các con chuột thiếu vi khuẩn đường ruột hoạt động khác với các con chuột bình thường, nó tham gia vào những "hành vi có nguy cơ cao". Hành vi thay đổi kèm theo những thay đổi chất dẫn truyền thần kinh (neurochemical) trong não chuột.

Theo các tác giả, vi sinh vật trong ruột của bạn (gut flora) đóng một vai trò trong giao tiếp giữa ruột và bộ não, và:

"Tiếp nhận các vi sinh vật đường ruột trong giai đoạn vừa sinh ra, ngay lập tức có tác động định hình sự phát triển và chức năng của các hệ thống: tiêu hóa, miễn dịch, thần kinh nội tiết và trao đổi chất. Ví dụ, sự hiện diện của vi sinh vật đường ruột “thiết lập” cho trục hoạt động đồi thị-tuyến yên-tuyến thượng thận (hypothalamic-pituitary-adrenal HPA). "

Do đó, phát hiện độc đáo này không chỉ trùng khớp với lý thuyết cho rằng hệ vi sinh nơi ruột có thể là một yếu tố, thứ bổ dưỡng cho bạn, nó còn giúp giải thích làm thế nào mà chế độ ăn uống và vi sinh vật đường ruột của bạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, làm cho nó tốt lên hoặc tồi tệ hơn.

Hãy nhớ rằng, chế độ ăn uống chịu trách nhiệm phần lớn cho sức khỏe đường ruột của bạn, và khi cung cấp năng lượng cho cơ thể nó được thiết lập sao cho, hệ vi sinh vật đường ruột có thể duy trì sự cân bằng tối ưu, sau đó hỗ trợ tối ưu cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Các kết nối bên trong giữa ruột - não trở nên dễ hiểu hơn một khi biết rằng não bộ và đường ruột của bạn thực sự được tạo ra từ cùng một loại mô. Trong quá trình bào thai phát triển, một phần biến thành hệ thần kinh trung tâm, trong khi phần kia phát triển thành hệ thần kinh ruột. Hai hệ thống được kết nối thông qua các dây thần kinh phế vị (**vagus nerve); những sợi thần kinh thứ mười chạy từ não xuống vùng bụng. Đây là những gì kết nối hai thứ não của bạn với nhau.

Ruột và não thực sự làm việc như một cặp, ảnh hưởng lẫn nhau.

Đây là lý do vì sao sức khỏe đường ruột có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần của bạn, và ngược lại. Giải thích rất hay và thú vị một cách nôm na về các kết nối ruột / não, theo bài báo của Sandra Blakeslee (New York Times 1996) “Tính phức tạp và tiềm ẩn của não bên trong ruột làm đau dạ dày và tâm trạng bồn chồn”(Complex and Hidden Brain in Gut Makes Stomachaches and Butterflies).

Thậm chí, bây giờ, còn thú vị hơn đó là chất dẫn truyền thần kinh, như serotonin, có thể được tìm thấy trong đường ruột của bạn; trong thực tế, lượng lớn serotonin tập trung- tham gia vào kiểm soát tâm trạng, trầm cảm và gây hấn, cũng được tìm thấy trong ruột của bạn, chứ không nhiều ở não! Ruột chứa khoảng 100 triệu tế bào thần kinh-nhiều hơn trong cột sống hoặc hệ thống thần kinh ngoại biên của chính bạn.

Một bài viết xuất sắc của Adam Hadhazy, xuất bản trong Scientific American năm ngoái, giải thích các kết nối nội tại giữa đường ruột và cũng là tình trạng hạnh phúc, lành mạnh về mặt tâm lý của bạn.

Hadhazy viết:

"Hệ thống này là con đường phức tạp được tiến hóa chỉ để làm cho mọi thứ chắc chắn di chuyển ra ruột già," theo ông Emeran Mayer, giáo sư sinh lý học, tâm thần học và khoa học biobehavioral tại Trường Y David Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA). Ví dụ, các nhà khoa học đã thấy sốc khi biết rằng khoảng 90% các sợi thần kinh nội tạng cơ bản, các phế vị, mang thông tin từ ruột lên não và không có con đường nào khác…

Bộ não thứ hai thông báo trạng thái tinh thần của chúng ta theo những cách khác khó hiểu hơn, cũng như "Phần lớn những cảm xúc của chúng ta có lẽ chịu ảnh hưởng của các dây thần kinh trong ruột của chúng ta", Mayer nói ...

Do tính chất chung của hai bộ não, những phương pháp điều trị trầm cảm hướng mục tiêu vào tâm thần có thể vô tình làm ảnh hưởng đến đường ruột. Hệ thống thần kinh ruột sử dụng hơn 30 dẫn truyền thần kinh, giống như não, và trong thực tế, 95% serotonin của cơ thể được tìm thấy trong ruột. Bởi vì thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) / nồng độ serotonin gia tăng; đôi chút ngạc nhiên theo đây là: dùng thuốc- có nghĩa là để làm thay đổi hóa chất trong tâm trí thường gây ra các vấn đề /GI * như là một tác dụng phụ".

Tất cả nói lên rằng, cần nuôi dưỡng vi sinh vật đường ruột của bạn nhằm đạt chức năng serotonin tối ưu, vì nó có thể có một tác động sâu sắc đến tâm trạng, sức khỏe tâm lý, và hành vi của bạn.

* Vấn đề đường ruột cũng liên kết với rối loạn não bộ.

Có không ít bằng chứng về sự tham gia của hệ tiêu hóa trong một loạt các chứng bệnh thần kinh, bao gồm bệnh tự kỷ, vì vậy theo cách hiểu đó một số thiệt hại tổn thương do thuốc chủng ngừa cũng có thể giải thích được.

Dr. Andrew Wakefield chỉ là một trong nhiều người đã điều tra mối liên hệ giữa các chứng rối loạn phát triển và bệnh đường ruột. Ông đã xuất bản khoảng 130-140 bài nghiên cứu có chia sẻ ý kiến phản biện của đồng nghiệp xem xét cơ chế và nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường ruột, và có nhiều điều tra kết nối não-ruột trong bối cảnh của trẻ có rối loạn phát triển như chứng tự kỷ.

Ví dụ, không dung nạp gluten thường là một nét đặc trưng của chứng tự kỷ, và nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ sẽ cải thiện khi tuân theo một chế độ ăn uống kiểm soát nghiêm ngặt không-gluten. Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ cũng có xu hướng cải thiện khi dùng chế phẩm sinh học, hoặc ở dạng thực phẩm lên men, bổ sung probiotic.

Một số lớn các nghiên cứu lặp lại đã được thực hiện trên thế giới, xác nhận mối liên kết kỳ lạ giữa các rối loạn não và rối loạn chức năng tiêu hóa, chẳng hạn như chứng tự kỷ.

Theo Michael Gershon, chủ tịch của Department of Anatomy and Cell Biology tại New York-Presbyterian Hospital / Trung tâm Y khoa Đại học Columbia, một chuyên gia neurogastroenterology(***) và là tác giả của “Não bộ thứ hai (The Second Brain)”, có cùng các gen làm cho các khớp thần kinh hình thành trong não cũng tham gia hình thành các khớp thần kinh trong ruột của bạn. Do đó, nếu các gen này bị tác động trong bệnh tự kỷ, nó có thể giúp giải thích các bất thường của nhiều trẻ tk bị tổn thương GI, cũng như làm cho ruột tăng mức tạo ra serotonin vào trong máu của họ.

----------------------------------------------------------

(*) GI Gastrointestinal: thuộc về ruột-dạ dày.

(**) thần kinh phế vị (vagus nerve); . Các dây thần kinh phế vị có nguồn gốc trong tủy não, một phần của thân não. Tất cả 12 dây thần kinh sọ não, các dây thần kinh phế vị nổi lên từ hoặc nhập vào hộp sọ (các hộp sọ), trái với các dây thần kinh cột sống từ cột sống mà ra.

(***) Neurogastroenterology là một khu vực nghiên cứu trong lĩnh vực Gastroenterology có liên quan đến tương tác của hệ thống thần kinh trung ương và đường ruột.

Trungnguyen dịch và giới thiệu theo: The Powerful Connection between Your Gut and Brain của Dr.Mercola.
--------------------------------
Tác giả: Tiến sỹ Mercola
 



Tagged under:

Táo Bón Và Hướng Giải Quyết


Táo bón không phải là bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng đến tâm lí và chất lượng cuộc sống. Táo bón để lâu ngày có thể sinh ra các bệnh liên đới khác. Bởi vậy việc giải quyết vấn đề táo bón thực sự cần thiết.

Khi nào bị gọi là táo bón?

  • Đại tiện dưới 3 lần một tuần
  • Phân cứng, khô hoặc thành cục
  • Gặp khó khăn hoặc đau đớn khi tống phân ra khỏi cơ thể
  • Cảm giác phân chưa ra hết
Tuy nhiên, mọi người có thể có những kiểu đại tiện khác nhau, và chỉ có bản thân họ mới biết thế nào là bình thường.

Mức độ phổ biến của táo bón?

Táo bón phổ biến trong mọi lứa tuổi và mọi nhóm dân số ở Mỹ. Cứ trong 100 người trưởng thành thì khoảng 16 người có những triệu chứng táo bón. Cứ trong 100 người trưởng thành trên 60 tuổi thì khoảng 33 người có các triệu chứng táo bón.
Táo bón - Nỗi niềm của nhiều người

Đối tượng nào dễ bị táo bón?

Những đối tượng dễ bị táo bón là:
  • Phụ nữ, đặc biệt trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con
  • Người cao tuổi
  • Trẻ em lười ăn rau, củ quả
  • Người không thuộc chủng người da trắng 
  • Người ăn ít hoặc không ăn chất xơ
  • Người sử dụng những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nhất định
  • Người gặp phải những vấn đề sức khỏe nhất định gồm cả những rối loạn chức năng tiêu hóa
Sau sinh là thời điểm dễ bị táo bón

Táo bón có những biến chứng gì?

Những người bị táo bón thời gian ngắn thường không gặp phải biến chứng. Tuy nhiên táo bón kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng, gồm
  • Trĩ 
  • Nứt hậu môn
  • Sa trực tràng
  • Vón phân

Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ nếu những triệu chứng không biến mất sau khi đã tự chữa tại nhà hoặc gia đình bạn có tiền sử bị ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng.

Bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức nếu táo bón có những triệu chứng dưới đây.
  • Chảy máu trực tràng
  • Phân có máu
  • Đau bụng liên tục
  • Không thể xì hơi được
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Đau thắt lưng
  • Sút cân không chủ đích

Nguyên nhân gây ra táo bón?

Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón và táo bón có thể đồng thời do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể là:
  1. Phân di chuyển chậm qua kết tràng
  2. Kết tràng trì hoãn tống phân do các rối loạn sàn chậu, đặc biệt ở phụ nữ và do phẫu thuật cắt ruột kết
  3. Những rối loạn chức năng tiêu hóa như là hội chứng ruột kích thích
  4. Thuốc và thực phẩm chức năng nhất định
  5. Thay đổi sinh hoạt
  6. Táo bón có thể xuất hiện khi bạn thay đổi cuộc sống hoặc thói quen hàng ngày của bản thân. Ví dụ như, vấn đề đại tiện của bạn có thể thay đổi:
  • Nếu bạn mang thai
  • Khi tuổi tác tăng
  • Khi bạn đi du lịch
  • Khi bạn nhịn đại tiện
  • Nếu bạn đổi loại thuốc đang sử dụng
  • Nếu bạn đổi lượng và loại thức ăn

Những vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe nhất định

Những vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe nhất định có thể gây ra táo bón là:
  • Không ăn đủ chất xơ
  • Không uống đủ chất lỏng, hoặc bị mất nước
  • Không vận động thể chất đủ
  • Bệnh celiac
  • Những rối loạn ảnh hưởng đến não bộ và cột sống, như là bệnh Parkinson
  • Tổn thương não bộ hoặc dây cột sống
  • Những bệnh ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể như là tiểu đường
  • Những bệnh ảnh hưởng đến hormones như là cường giáp trạng 
  • Tình trạng viêm liên quan đến bệnh viêm túi thừa hoặc viêm ruột thẳng
  • Tắc ruột gồm khối u và chặn nghẽn hậu môn trực tràng 
  • Các dị tật cấu tạo của đường tiêu hóa 

Làm sao để chữa được bệnh táo bón?

Bạn hầu hết thường có thể tự chữa táo bón tại nhà bằng cách làm theo những điều dưới đây:
  • Thay đổi đồ ăn thức uống: Thay đổi những đồ bạn ăn uống có thể làm phân mềm hơn và dễ di chuyển ra khỏi cơ thể hơn. Để giúp giảm các triệu chứng táo bón thì:
  • Hãy ăn thêm những thực phẩm chứa nhiều chất xơ
  • Hãy uống nhiều nước và các loại chất lỏng khác nếu bạn ăn thêm chất xơ hoặc uống thuốc bổ sung chất xơ. 

  • Đọc về những đồ bạn nên ăn và uống để hỗ trợ giảm triệu chứng táo bón. Tùy vào lứa tuổi và giới tính, người trưởng thành nên hấp thu 25 đến 31 gam chất xơ một ngày.
  • Thường xuyên vận động
  • Thử tập ruột: Bác sĩ có thể sẽ đề xuất bạn cố tập đại tiện vào cùng thời điểm mỗi ngày để khiến việc đi đại tiện của bạn trở nên đều đặn hơn. Ví dụ là hãy cố gắng đại tiện vào 15 đến 45 phút sau bữa sáng có khả năng đem lại tác dụng tốt, bởi vì việc ăn uống giúp ruột kết của bạn di chuyển phân. 
  • Dừng uống những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nhất định: Nếu bạn cho rằng những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào đó là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón thì hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc đề xuất loại thuốc khác không gây táo bón. Đừng đổi hay dừng bất cứ loại thuốc điều trị hoặc thuốc bổ sung nào mà không có sự tư vấn của chuyên gia y tế.
  • Uống thuốc không kê đơn: Chuyên gia y tế có thể khuyến nghị bạn dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian ngắn. Họ sẽ cho bạn biết loại thuốc nhuận tràng nào là thích hợp với bạn nhất.
  • Bổ sung thêm mật ong lên men vào sáng và tối trước khi đi ngủ cũng giúp cải thiện táo bón.

Bác sĩ điều trị táo bón bằng cách nào?

Nếu các biện pháp tự chữa không có tác dụng, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc cho bạn để điều trị táo bón. Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn hoặc thuốc bổ sung mà có thể gây ra táo bón, bác sĩ có thể đề xuất bạn nên dừng sử dụng, thay đổi liều lượng hoặc đổi sang một loại thuốc khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi hoặc dừng bất cứ lọai thuốc nào.

- Thuốc kê đơn

- Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật để điều trị khối chặn nghẽn hậu môn trực tràng (anorectal) do sa trực tràng gây ra nếu các biện pháp khác không có tác dụng. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ ruột kết nếu các cơ ruột kết không hoạt động bình thường.

Làm sao để có thể phòng tránh được táo bón?

Bạn có thể hỗ trợ phòng tránh táo bón bằng cách thực hiện những cách tương tự việc chữa trị táo bón:
  • Ăn uống đủ chất xơ
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác ví dụ mật ong lên men
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hàng ngày cố gắng đại tiện vào cùng thời điểm

Ăn uống, ăn kiêng, & dinh dưỡng

Ăn đủ chất xơ. Uống nhiều chất lỏng để giúp chất xơ hoạt động hiệu quả hơn.

Chất xơ

Tùy vào tuổi tác và giới tính, người trưởng thành nên hấp thu 25 đến 31 gam chất xơ một ngày. Người lớn tuổi thỉnh thoảng không hấp thu đủ chất xơ vì có thể họ mất hứng thú với đồ ăn.

Hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như một chuyên gia dinh dưỡng, để lên kế hoạch các bữa ăn sao cho có đủ lượng chất xơ. Hãy chắc chắn là bạn đưa từng ít một chất xơ vào chế độ ăn của mình như vậy cơ thể bạn có thể sẽ quen với sự thay đổi.

Các nguồn chất xơ phong phú gồm có:
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mỳ và mỳ ống nguyên cám, bột yến mạch và bánh ngũ cốc ăn sáng làm từ cám lúa mỳ hoặc yến mạch
  • Các cây họ đậu như là đậu lặng, đậu đen, đậu tây, đậu tương và đậu gà
  • Trái cây như là quả mọng, táo ăn cả vỏ, cam và lê
  • Rau củ, như là cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan xanh và cải rổ
  • Quả hạch như là hạnh nhân, lạc và hạt hồ đào

Uống nhiều nước

Bạn nên uống nước và các chất lỏng khác, như là các loại nước ép trái cây và rau củ ngọt tự nhiên và các loại súp nước trong, để hỗ trợ chất xơ hoạt động tốt hơn. Bằng sự thay đổi này phân sẽ mềm và dễ đi ra ngoài hơn.

Uống đủ nước và các chất lỏng khác cũng là một cách tốt để tránh mất nước. Cơ thể đủ nước nói chung tốt cho sức khỏe của bạn và có thể giúp bạn tránh bị táo bón. Tham khảo ý kiến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lượng chất lỏng bạn nên uống mỗi ngày căn cứ vào kích thước cơ thể, sức khỏe, mức độ hoạt động và nơi sinh sống của bạn.

Mách bạn cách điều trị táo bón hiệu quả mà lại tốt cho sức khỏe đó là Uống mật ong lên men

Mật ong lên men là một probiotics giúp cung cấp hệ lợi khuẩn, bộ máy tiêu hóa thứ hai giúp cho cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chỉ cần uống đều đặn mỗi ngày thì bạn sẽ chấm dứt được tình trạng táo bón. 

Cách uống rất đơn giản là mỗi sáng hòa 2 muỗng mật ong lên men với 250ml nước ấm nhẹ và uống ngay sau khi tỉnh dậy sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón của bạn.


Tại sao mật ong lên men lại giúp giải quyết tình trạng táo bón? Mời bạn đọc thêm bài viết: https://www.matongphuongnam.com/2020/06/an-ban-song-lau.html

Có nhiều cách uống mật ong lên men khá ngon mà bạn có thể thử. 

Tôi nên tránh ăn uống những gì nếu bị táo bón?

Để giúp phòng tránh hoặc làm thuyên giảm tình trạng táo bón, tránh những thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ, như là:
  • Khoai tây chiên
  • Đồ ăn nhanh
  • Thịt
  • Những thực phẩm làm sẵn như là những món ăn đông lạnh và các đồ ăn vặt
  • Những thực phẩm chế biến sẵn như là bánh mỳ kẹp xúc xích hot dog hoặc những món ăn tối làm sẵn khi ăn chỉ cần dùng lò vi sóng
Táo bón ở trẻ em phải làm sao? 
(Theo NIDDK, Hoa Kỳ – Người dịch: Trần Tuyết Lan, nhóm dịch: Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)
Tagged under:

Táo Bón Ở Trẻ Em Và Cách Cải Thiện

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị.


1. Nguyên nhân nào khiến cho trẻ em bị táo bón?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

Nguyên nhân thực thể bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột...

  • Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
  • Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
  • Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
  • Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

Nguyên nhân chức năng bao gồm:

  • Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
  • Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
  • Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
  • Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
  • Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón?

Khi trẻ em bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn lâu dần khi các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.

Táo bón ở trẻ em là tình trạng con bạn có thể:

  • Đại tiện ít hơn hai lần một tuần
  • Phân cứng, khô, thành cục
  • Khó khăn hoặc đau đớn khi cơ thể đẩy phân ra ngoài
  • Con cũng có thể nói cho bạn biết rằng trẻ có cảm giác là chưa ra hết phân.

Trong các trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện đau ngứa thậm chí là máu tươi trong phân nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn.Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.

Các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,... có thể xảy ra do tình trạng táo bón nặng gây nên.

Đặc biệt khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa thậm chí có thể gây chảy máu.

3. Điều trị táo bón ở trẻ

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nặng cần cho trẻ uống đủ nước, rau. Ngoài ra nên dạy cho trẻ có thói quen đi vệ sinh không được nhịn. Bên cạnh việc bổ sung nước cũng như chất xơ. Cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Đối với trẻ đang bú mẹ: thì nên cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước... Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.
  • Đối với trẻ ăn dặm: Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc... thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến bé bị táo bón.
  • Trẻ lớn hơn: Nên tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau củ quả cũng như tránh việc nhịn đi ngoài để đảm bảo trẻ không bị táo bón. Mật Ong Lên Men (MOLM) là một trong những sản phẩm hỗ trợ cho các bé có thể cải thiện được tình trạng táo bón. Nhưng MOLM chỉ dùng cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên. 

Bé dùng mật ong lên men có thể cải thiện tình trạng táo bón ngay ở ngày hôm sau. 

Cho trẻ vận động thường xuyên

Điều trị táo bón
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Với trẻ sơ sinh thì tập cho các bé các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân.

Với trẻ lớn hơn thì khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tham gia các môn thể thao, tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.

Cho trẻ đi khám bác sĩ

Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu... Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.