Tác dụng của hoa hồng đối với sức khỏe
Cách ngâm quả dâu tằm làm nước giải khát
Dâu tằm thường chín rộ vào tháng 4 hàng năm, chỉ xuất hiện khoảng 3 – 4 tuần là hết vụ. Dâu tằm cung cấp nhiều sắt, canxi, vitamin A, C, E và K, folate, thiamin, Pyridoxine, Niacin và chất xơ. Theo Đông y, dâu tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng nổi bật nhất của quả dâu tằm là chữa mất ngủ, chống bạc tóc, chữa ho, tốt cho khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ hồng hào…
Theo các chuyên gia, tuy dâu tằm rất tốt với sức khỏe nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Vì trong dâu tằm có tính hàn nên người có dấu hiệu bị hạ đường huyết, lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày… không nên ăn.
Bên cạnh đó, trong dâu có chứa chất tanin nên tuyệt đối không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
Chú ý là khi mua dâu nên chọn những quả chín thẫm và không bị giập. Không nên mua dâu vào sau những hôm trời mưa vì dâu sẽ bị nhạt hơn.
Một số công dụng của dâu tằm đối với sức khỏe:
Hỗ trợ tiêu hóa
Quả dâu tằm chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi và quặn thắt ruột. Bên cạnh đó, chất xơ ở loại quả này còn có khả năng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Chống oxy hóa
Nguồn vitamin C - một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, có nhiều trong dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại những tổn hại gây ra bởi các gốc tự do.
Kiểm soát đường huyết
Một chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong quả dâu tằm là flavonoid, được chứng minh có tác dụng điều chỉnh sự tăng, giảm lượng đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, quả dâu tằm còn chứa các thành phần hữu ích khác, có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
Tăng cường đề kháng cơ thể
Dâu tằm có hàm lượng cao vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Dâu tằm cũng hỗ trợ trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày và viêm gan mãn tính.
Cách ngâm nước dâu tằm thơm ngon
Cách 1 : Chế biến nước si rô dâu cũng không quá phức tạp. Sau khi mua về, dâu tằm rửa sạch, trộn với đường cát. Cứ một lớp dâu phủ một lớp đường (tỉ lệ khoảng 2kg dây với 1kg đường).
Để dâu 1 ngày cho tan hết đường, lọc lấy nước; đun sôi cho đến khi ra nước màu đỏ sền sệt, tỏa mùi thơm. Bắc xuống bếp để nguội, rồi chắt vào lọ để trong tủ lạnh uống dần.
Khi thưởng thức, cho nước dâu ra cốc, thêm nước, khuấy đều, siro sẽ ngon hơn khi cho thêm một vài viên đá.
Phần quả dâu có thể đem xay nhuyễn, làm thành mứt thưởng thức cùng bánh mì hoặc làm nguyên liệu chế biến các loại bánh.
Ưu điểm : Nước trái cây sẽ bị ngọt uống không đã và không để lâu .
Cách 2 : Ngâm dâu tằm với mật ong lên men
Dâu tằm mua về đem rửa sạch nhiều lần với nước, loại bỏ những quả dập nát rồi đem ngâm với nước muối loãng để diệt vi khuẩn và bụi bẩn.
Sau khi ngâm dâu chừng 15-20 phút thì vớt ra rửa sạch vài lần với nước rồi để thật ráo nước. Chú ý nên phơi cho dâu thật khô thì sau này ngâm sẽ không bị lên men.
Cho dâu vào bình thủy tinh, đổ mật ong lên men ngập hết phần dâu và đậy kín bình lại, để nơi thoáng mát. Sau 2 – 3 ngày, khi dâu có dấu hiệu trương phình hoặc lên men nhẹ hãy dùng đũa tre đảo đều dâu và mật ong rồi để vào chỗ thoáng mát hơn. Tránh để nơi có nhiệt độ cao.
Khi ngâm dâu tằm với mật ong lên men được khoảng 10 – 15 ngày bạn dùng rây để lọc lấy nước cốt. Không nên ép kỹ quả để lấy nước cốt vì bạn có thể tận dụng để làm mứt dâu tằm. Bạn chỉ cần thêm đường rồi xào cho cô đặc lại để ăn kèm cùng bánh mỳ sẽ rất ngon.
Phần nước cốt bạn rót sang từng chai 500 ml để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Khi uống bạn chỉ cần rót nước cốt vào cốc, thêm chút nước lọc, khuấy đều, bỏ vào vài viên đá lạnh là đã có thể uống rồi.
Hướng dẫn làm siro lên men
Chúc các nàng thành công!
Mật ong lên men từ góc độ nghiên cứu khoa học
Đứng giữa những luồng tranh luận về mật ong lên men, mình post lên đây tài liệu do thầy Hoàng Công cung cấp để mọi người có cái nhìn đúng hơn về mật ong lên men.
Trích bài viết của thầy Hoàng Công trong Liên Minh Nông Nghiệp Tử Tế:
--------------------------------------------------
"Năm 2013, tôi tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu sơ khai về ứng dụng probiotic trong mật ong qua kênh Unesco. Khi đó, việc đưa probiotic vào mật ong còn là việc của các phòng thí nghiệm của các viện Hàn lâm thế giới.
Cho tới khi đó, việc nhân nuôi lợi khuẩn trong môi trường gia đình vẫn chưa có giải pháp, hoàn toàn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm.
Tới 2016, các nghiên cứu này mới phát triển và rực rỡ nhất là 2019, trước thời điểm Liên Minh ra đời.
----------------------------------------------
Hiện có rất nhiều báo cáo, nghiên cứu khoa học về vấn đề này, song để các bạn ít có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu, tôi chia sẻ 2 tư liệu cơ bản kèm dẫn nguồn.
1. Vai trò của mật ong chứa probiotic trong việc ức chế, tiêu diệt các hại khuẩn đường ruột.
Đây là nghiên cứu từ Trung tâm khoa học hàn lâm Liên Bang Nga, 2016
"Prebiotic và Probiotic trong mật ong"
Của các tác giả Gaifullina L.R., Saltykova E.S. and Nikolenko A.G
Link tài liệu:
Một số điểm đáng chú ý trong tài liệu này:
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mật ong có chứa olygosaccharides và polysaccharides có trọng lượng phân tử thấp thể hiện các đặc tính tiền sinh học. Giống như các prebiotic thương mại nổi tiếng, oligosacarit mật ong không được tiêu hóa ở phần trên của đường tiêu hóa mà được lên men bởi hệ vi sinh vật có lợi trong ruột già của người và động vật và kích thích sự phát triển cũng như hoạt động sống của nó.
Bifidobacteria và Lactobacilli cư trú trong dạ dày mật ong có thể tồn tại trong mật ong trong vòng 2-3 tháng sau khi thu hoạch. Thành phần hệ vi sinh vật của mật ong bao tử và mật ong tươi có thể phụ thuộc vào nguồn gốc thực vật của mật ong, cũng như môi trường sống và phân loài của ong mật.
Các vi sinh vật probiotic có liên quan đến sự phát triển khả năng kháng của ong mật đối với các yếu tố môi trường bất lợi trực tiếp ức chế sự phát triển của mầm bệnh và kích thích các thành phần của hệ thống miễn dịch.
Hoạt động đối kháng của vi khuẩn sinh học chống lại phổ rộng các vi sinh vật gây bệnh cho phép ứng dụng của chúng để phòng ngừa và điều trị các bệnh ở ong mật, cũng như trong y học cho người và thú y.
Mật ong tươi chứa probiotic được ứng dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa thông qua việc sử dụng probiotic ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa ở người. Đồng thời trực tiếp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh và các thành phần kích thích của hệ thống miễn dịch.
Danh mục các probiotic có lợi cho người như L. Acidophilus, L. Casei, L. Bulgaricus, L. Reuteri... và hoạt động của probiotic trong mật ong.
2. Ứng dụng của mật ong lên men (chứa probiotic) đối với việc điều trị bệnh tiểu đường trong 12 tuần.
Đây có lẽ là báo cáo đầu tiên trên thế giới vào năm 2019 do Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ công bố của tác giả Navid Mazruei Arani và cộng sự.
Tài liệu chỉ ra thực nghiệm nghiên cứu sử dụng mật ong có chứa probiotic và mật ong thông thường trên 2 nhóm bệnh nhân tiểu đường.
Liều dùng 25 gram mỗi ngày trong 12 tuần (3 tháng).
Kết luận của nghiên cứu chỉ ra giải pháp mật ong chứa probiotic đã hỗ trợ chức năng kiểm soát insuline trong cơ thể và các chỉ số đã được nêu rất rõ ràng về biến chuyển này.
Trong khi đó, sử dụng mật ong không chứa probiotic không tạo ra kết quả đó.
Đây cũng là báo cáo khoa học có dấu ấn rất lớn đối với tôi khi quyết định sử dụng mật ong lên men cho những người thân mắc bệnh.
Link tài liệu:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30218286/
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0023643817301123
"25 gram là khoảng 20ml/ngày cho bệnh nhân tiểu đường, dùng từ trên 12 tuần".
------------------------------------------
9 năm tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này cùng cộng sự là một đoạn đường dài, gian nan và vô cùng tốn kém.
Người Việt mình ít có điều kiện và thói quen khảo cứu các tiến bộ khoa học nhân loại qua các tài liệu ngoại văn.
Tôi đặt một câu hỏi, liệu bao giờ những nông dân nghèo có thể tìm hiểu, học tập những tri thức này nếu không có cách đơn giản hơn.
Những năm dịch bệnh, tôi và đồng sự quyết định chia sẻ giải pháp bản địa hóa mật ong lên men tới cộng đồng.
Và thực ra, trong Liên Minh cũng như trên trang cá nhân, chính thức tôi chỉ có 2 công thức công bố (một trong hai bài viết đó là bài Mật ong lên men cho mùa Vu Lan).
Tài liệu về vấn đề này sau 2016 đã có đến hàng trăm, các bạn có thể tìm kiếm thêm.
Tuy nhiên, trước sự băn khoăn của một số người tôi yêu quý, tôi khẳng định:
- Uống mật ong lên men (chứa lợi khuẩn) là hữu ích.
- Có thể sử dụng mật ong lên men với liều dùng 25 gram mỗi ngày cho bệnh nhân tiểu đường, kèm theo xét nghiệm, theo dõi cho đến khi khỏi bệnh.
Các ứng dụng khác, tôi sẽ chia sẻ thêm khi có điều kiện."
Hoàng Công.
Đọc thêm về cách làm rượu mật ong, một cách lên men mật ong tạo thành một sản phẩm đường uống chứa cồn.