09/03/23 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Cách làm men ngải quế


Dưới đây là cách làm men ngải quế giúp chữa một số bệnh như xương khớp, đau đầu, giãn tính mạch, đau bụng kinh, hỗ trợ phục hồi sau tai biến.

I. Thành phần cụ thể của men ngải quế

1. Ngải cứu

- Tên khoa học: Artemisia vulgaris

- Tên tiếng Anh: MUGWORT

Công dụng chữa bệnh của ngải cứu bao gồm:

- Bệnh đau đầu.

- Da.

- Tóc.

- Đau bụng phụ nữ.

- Đau cơ, xương, khớp, chấn thương...

Đây là thành phần quan trọng nhất và cần có dược tính mạnh.

Ngải cứu mọc hoang, không hoặc hạn chế sử dụng phân bón sẽ tốt hơn rất nhiều ngải cứu trồng với phân bón vô cơ (giảm dược tính).

Vùng trồng là phía Bắc hoặc những vùng núi cao, nơi mà chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có biên độ lớn. 

Ngải cứu ở các tỉnh phía Nam không có vị đắng, hiệu quả không rõ ràng.

Thời điểm thu hoạch ngải cứu tốt nhất là trong buổi sáng, sau những ngày nắng. Thu hoạch sau mưa, ngải cứu chứa nhiều nước.

Ngải cần dùng loại bánh tẻ hoặc già, đã có chút thân gỗ. Miễn sao nếm thấy thật đắng là được.

2. Vỏ quế

Quế hay còn được gọi là Quế Đơn, Quế Thanh, Mạy Quẻ, Ngọc Thụ, thuộc họ Long não với danh pháp khoa học là Lauraceae. 

Trong y học, Quế có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kháng viêm mạnh, chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, loại bỏ mùi hôi khi thở. Đặc biệt quế có nhiều trong bài thuốc bổ thận tráng dương, chữa vô sinh, hiếm muộn cả ở nam và nữ đều có thể dùng.

Thành phần Cinnamomum cassia được biết đến phổ biến và rộng rãi có vai trò điều trị bệnh viêm thấp khớp. Cây quế có tính chất chống viêm và chống viêm khớp là do có sự hiện hữu của aldehyd cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Những hợp chất này có công dụng tốt trong việc giảm sưng và đau vai, đau khớp.

Lý tưởng nhất là vỏ quế tươi. 

Vỏ quế tươi được ngâm trong rượu nồng độ cao để lấy tinh chất.

Tinh dầu quế cũng rất tốt, nhưng khi chế biến cần lưu ý tránh bị bỏng. Cần pha loãng trong dung môi là rượu hoặc cồn. Dùng rượu thì có thể dùng để xịt họng khi cần.

3. Mật ong lên men

Mật ong là chất dẫn để tạo quá trình lên men.

Thêm đường vàng để hỗ trợ.

Các dòng lợi khuẩn (probiotics) sử dụng men tiêu hóa, chủ đạo là các vi khuẩn Lactobacillus và nấm men Saccharomyces Ceravisie/Boulardii...

4. Muối nano salt Epsom 

Muối Epsom có thành phần chủ yếu là Magie Sunfat (MgSO4), có khả năng thẩm thấu nhanh. 

Các bạn có thể tìm mua trên shopee hoặc tìm mua muối Epsom nhập khẩu.

5. Rượu gạo nồng độ cao 

Chọn rượu đảm bảo chất lượng từ gạo chứ không phải pha cồn hoặc không rõ nguồn gốc.

6. Khối lượng và tỉ lệ nguyên liệu 

- Ngải cứu sạch, thu lúc già, vào buổi sáng: 1kg

- Mật ong lên men: 20ml 

- Đường mía (đường cát vàng): 500 gram

- Muối Epsom: 10 gram

- Cồn quế/Rượu quế: 10ml (dùng 3 giọt tinh dầu quế pha với 10ml cồn thực phẩm hoặc ngâm vỏ quế trong rượu mạnh/cồn trong vài ngày)

Nếu không có muối Epsom hoặc Quế thì bạn cần tăng lượng ngải cứu và kéo dài thời gian sấy/chườm nóng. 

-----------------

II. CÁCH LÀM MEN NGẢI QUẾ

1. Rửa sạch ngải cứu. Phơi hơi tái. Xay nhuyễn ngải cứu hoặc giã tay.

2. Trộn đường 

3. Trộn mật ong lên men.

4. Cho vào hộp/lọ bịt kín và phơi nắng từ trên 5 ngày, hàng ngày đảo để tránh lên men rượu trên bề mặt (nếu có meo trắng thì vẫn an toàn vì đó là men rượu).

Nhiệt độ lên men lý tưởng là từ 30oC đến 45oC.

5. Trộn muối Epsom vào hỗn hợp, lên men tiếp 1 - 2 ngày. (Thời điểm này đã có thể dùng).

Để đạt chất lượng cao, thời gian lên men này có thể kéo dài 15 - 30 ngày.

Cần thời gian lên men kỹ để đường/ hoặc mật ong chuyển hóa thành rượu và acid hữu cơ, tránh cảm giác dính khó chịu trên da hoặc bị kiến tìm đến.

6. Ép/vắt tách nước. 

- Phần dung dịch nước, pha tiếp dung dịch cồn/rượu quế. Đóng chai xịt. Bảo quản điều kiện thường.

- Phần xác bã dùng đế đắp chỗ đau hoặc ngâm chân. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh, trộn đảo hàng ngày.

7. Yêu cầu thành phẩm.

Dung dịch có màu vàng nâu, có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu và quế. Khi xịt lên da, không bị nóng rát (có thể vẫn bị dị ứng với người bị mẫn cảm với quế). Khi xoa sẽ tan hết trong vài phút.

Khi pha vào nước ấm, uống vào sẽ thấy người nóng nhẹ. Xịt họng bên trong và bên ngoài vùng cổ ngực, giảm ho nhanh.

Thành phẩm có màu xanh sậm và có mùi thơm nồng của quế


Xịt thử lên tóc và da đầu thấy nhẹ nhõm, sảng khoái và sạch chân tóc, không cần gội đầu lại.

Giảm đau nhanh trong 30 phút.

Sản phẩm lỗi khi:

- Làm ẩu, không rửa sạch nguyên liệu.

- Thiếu thời gian lên men.

Cách dùng men ngải quế

- Đối với đau đầu, đau nửa đầu: xịt ướt chân tóc rồi chải lược sau đó sấy ấm trong 10 phút.
- Rối loạn tiền đình: xịt ướt da dầu và vùng vai gáy sau đó xoa bóp nhẹ nhàng và sấy nóng 10 phút (60 lần/ tháng).
- Đau mỏi cổ, gáy, thắt lưng: xịt ướt vùng cột sống và vùng lân cận sau đó xoa bóp từ giữa cột sống sang hai bên. Rồi kết hợp sấy nóng 5 phút.
- Đau khớp: xịt ướt toàn bộ vùng khớp và lân cận. Sau đó xoa bóp từ vùng khớp trong 10 phút.
- Giãn tĩnh mạch chi: Xịt toàn bộ vùng giãn tĩnh mạch sau đó chà vuốt theo chiều dọc của tay, chân. Hơ nóng 30 phút (3 lần/ ngày).
-  Đau bụng kinh: Xịt ướt vùng bụng dưới rốn và phần thắt lưng. Sau đó xoa bóp theo hình xoáy tròn và hơ nóng 10 phút.
- Hỗ trợ phục hồi sau tai biến: xịt ướt toàn bộ nửa thân người bị tê liệt. Sau đó xoa bóp từ trên đầu xuống chân. Rồi hơ nóng 10 phút.
- Giảm nguy cơ tai biến khi có dấu hiệu phình mạch: Xịt ướt phần cổ gáy và toàn bộ da đầu. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng bằng ngón tay. Sau đó hơ nóng 10 phút. 

Bài này của thầy Hoàng Công- Liên Minh Nông Nghiệp Tử tế. Mình sẽ bổ sung những cập nhật khi làm ở dưới bài này cho mọi người tham khảo.