tháng 12 2023 ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Tự làm Sirô kháng sinh tự nhiên theo phương pháp Y học cổ truyền tại nhà

Những vị cây cỏ, thảo dược, vừa là rau ăn, vừa là thuốc quý. Đó chính là sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, mà ta thường bỏ quên, coi thường chúng.

Không phải tự nhiên, mà các cụ ta, thường có thói quen ăn kèm các loại rau thơm trong bữa ăn. Gọi rau thơm vì mùi thơm đặc trung của chúng, nhưng chuẩn hơn, nên gọi là “rau thông minh”. Bởi các loại rau đó thường chính là các vị kháng sinh tự nhiên, giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Mở rộng ra, nếu biết cách phối hợp, các vị rau thơm này chính là “kháng sinh tự nhiên” của người Việt. Hôm nay tôi xin chia sẻ cách làm như sau

• Nguyên liệu

 Rau Tía tô: vị cay, tính ấm, vào kinh phế tỳ, giúp chữa cảm, ra mồ hôi, giảm đau, ngộ độc.

Rau Kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế can, giúp cầm máu, giảm dị ứng, an thần, chữa cảm trúng gió.

Rau Húng quế: vị cay, tính nóng, giúp sát trùng, giảm ho, long đờm nhất là viêm phế quản.

Rau Húng chanh, Húng lủi (hoặc bạc hà càng tốt): vị the, tính mát, giúp sát trùng, đặc biệt hiệu quả với các vi khuẩn ở họng, giảm viêm họng.

Rau ngải cứu: Vị đắng cay, tính ấm, giúp kháng khuẩn, giảm ho, cầm máu, hóa đờm.

Củ sả: vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm.

Gừng: vị cay, tính ấm, sát khuẩn

Quất (hoặc chanh): vị chua ngọt, tính bình giúp giải độc, giảm ho, cầm máu. Đặc biệt vỏ vị cay giúp chữa cảm tốt.

Đường phèn (có mật ong tốt hơn): Giúp bài thuốc dễ uống và nên nấu cô đặc thành dạng si rô để có thế giữ lâu ngày phòng trường hợp bị cảm có thể dùng luôn.

Cách làm

  • Các vị rau thơm, lấy lượng bằng nhau, khoảng 100g, rửa sạch, thái nhỏ
  • Sả 3 củ, gừng 1 củ, rửa sạch, thái nhỏ
  • Quất 7 quả, thái nhỏ, bỏ hạt, để cả vỏ
  • Cho tất cả vào nồi, đun kèm 1 lít nước, cô đặc còn khoảng 200ml thì dùng
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong vừa phải. 
  • Để nguội, bảo quản tủ lạnh, dùng trong khoảng 1 tuần.

Cách dùng

  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa 10ml, pha cùng nước ấm, uống trước ăn là tốt nhất.
  • Dùng để phòng bệnh, tăng cường đề kháng, bổ phổi, ấm thận, giảm ho vô cùng hiệu quả.
  • Nam dược trị nam nhân, đừng thấy các loại rau đơn giản mà xem thường. 

Chúc sức khoẻ tới tất cả chúng ta.

Tagged under:

Quy trình sản xuất cao dược liệu

Cao dược liệu là một loại dược phẩm được điều chế từ nhiều loại dược liệu có tác dụng điều trị bệnh và rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng. 

Để điều chế ra cao dược liệu thành phẩm, đóng gói và đưa ra thị trường phục vụ khách hàng cần trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết về cao dược liệu, các loại cao dược liệu được dùng phổ biến và quy trình sản xuất cao dược liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. 

Cao dược liệu là gì? 

Cao dược liệu là sản phẩm được sản xuất, điều chế nên từ nhiều loại thảo dược khác nhau theo phương pháp nấu thành nước, sau đó cô lại thành dạng sệt, đặc hoặc dạng khô tùy vào từng đơn vị sản xuất hoặc nhu cầu sử dụng của khách hàng.  

Để sử dụng cao dược liệu, người dùng cần phải pha với nước, ngâm hoặc sắc tùy vào loại. 

Phân loại cao dược liệu

Cao dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng và thường được có 3 loại: 

Cao lỏng: Loại cao này thể lỏng, tuy nhiên nhìn kỹ sẽ thấy hơi sệt tương tự như siro. Trong cả 3 loại thì cao lỏng là loại ít tốn thời gian điều chế nhất. 

Cao đặc: Là loại cao đã được cô lại và chỉ còn lại khoảng 15 – 20% lượng nước trong tổng thành phần. Khi sờ vào bằng tay, cao đặc không dính. So với cao lỏng, cao đặc dễ bảo quản hơn khá nhiều. 

Cao khô: Là loại cao chỉ còn lại 5% độ ẩm, thường ở dạng bột khô hoặc từng khối. Cao khô khá dễ bảo quản và khi sử dụng cần trải qua các công đoạn chế biến, không thể sử dụng trực tiếp. 


Quy trình sản xuất cao dược liệu dạng lỏng, dạng đặc tiêu chuẩn hiện nay

Quy trình sản xuất cao dược liệu gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi một công đoạn đều có vai trò rất quan trọng để điều chế ra các loại cao dược liệu tốt cho sức khỏe.

Các công đoạn nấu cao dược liệu: 

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu cao

Nguyên liệu sử dụng để nấu cao rất đa dạng. Tùy thuộc vào mục đích bào chế cao để làm gì, sử dụng cho đối tượng là ai mà nguyên liệu, thảo dược sẽ được lựa chọn, cân đo cẩn thận, phù hợp. 

Các nguyên liệu sử dụng để mẫu cao dược liệu phải là nguyên liệu tự nhiên, không bị hư hỏng hay có dấu hiệu hư hỏng, không chứa tạp chất có hại cho sức khỏe. Nguyên liệu sau khi được kiểm tra kỹ lường và đạt đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào các khâu tiếp theo để bào chế cao dược liệu. 

2. Sơ chế nguyên liệu

Nguyên liệu sau khi kiểm định và đảm bảo an toàn sẽ được đưa đi sơ chế, sau đó cân đo các thành phần thảo dược theo định lượng trong công thức. Sau khi chuẩn bị xong tất cả, nguyên liệu sẽ được đưa đi nấu cao. 

3. Nấu cao thành dạng lỏng

Cho nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng nguyên liệu (ngập trên nguyên liệu 5 – 10cm). 

Tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị được cho vào nồi lớn cùng với nước rồi đun sôi trong khoảng 6 tiếng (12 – 36 tiếng nếu bào chế cao làm từ động vật).

4. Lọc bỏ bã 

Sau công đoạn đun sôi là khâu loại bỏ toàn bộ phần cặn bã, chỉ giữ lại phần dung dịch nước cốt đã đun sôi trong nhiều giờ. Đây là phần sẽ sử dụng để làm ra cao dược liệu. 

5. Cô đặc cao

Phần nước dung dịch thu được sau khi đun sôi nguyên liệu trong nhiều giờ liền sẽ được đưa đi cô đặc bằng cách khuấy đều, liên tục phần dung dịch này ở mức nhiệt độ thấp. 

Tùy vào loại cao cần thu về là cao lỏng, cao đặc hay cao khô mà thời gian cô sẽ khác nhau. Thời gian cô càng lâu thì cao càng đặc, khô lại, độ ẩm càng thấp. 

6. Thêm phụ gia

Công đoạn này, cao dược liệu sẽ được cho thêm một số thành phần, nguyên liệu để giúp cho việc bảo quản cao dễ dàng và hạn chế tình trạng cao bị hư hỏng. 

Cao lỏng, cao thuốc thường chỉ để 2 – 3 ngày là sẽ bị mốc nên trong quá trình sản xuất cần cho thêm các chất dung môi như đường, mật ong, cồn acid benzoic 20% để bảo quản. 

Sau khi thêm phụ gia là quy trình sản xuất cao dược liệu đã hoàn tất, cao sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo để tiến hành đóng gói vào bao bì. 

7. Đóng gói cao dược liệu

Cao dược liệu sau khi hoàn thành sẽ được chuyển đến khu vực đóng gói để đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói dạng lỏng chuyên dụng, nhờ đó mà cao sẽ được bảo vệ an toàn bên trong bao bì. 

Việc đóng gói, bảo quản cao dược liệu cũng giúp cho việc bảo quản cao thuận tiện hơn, thời gian bảo quản dài hơn, đồng thời cũng tránh được những tác động của môi trường, các lực va chạm vật lý có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của cao trong quá trình vận chuyển.  


Tagged under:

Cách làm nước rửa chén bồ hòn tại nhà


Nước rửa chén công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy bạn có thể tự làm cho mình nước rửa chén thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng sức khỏe bằng các nguyên liệu tự nhiên như bồ hòn.

Nước rửa chén hóa học độc hại ra sao?

Bạn có bao giờ chú ý tới gian bếp nhà mình đang sử dụng loại nước rửa chén nào không? Và bạn có bao giờ quan tâm tới thành phần trong đó? Và nếu bạn nói rằng, tôi chẳng bao giờ nấu ăn hay rửa chén cả. Vậy khi bạn ăn xong tô phở ven đường, thử ngó xem họ rửa cái bát bạn ăn bằng dung dịch gì nhé. Tôi cá là bạn sẽ bất ngờ hay đúng hơn là sẽ thấy khá shock.

Theo lý thuyết, trong mỗi sản phẩm hàm lượng hóa chất luôn được sử dụng với liều lượng được chấp nhận vì với một lượng nhỏ sẽ không có tác động xấu tới sức khỏe con người. Nhưng trên thực tế, hàng ngày chúng ta tiếp xúc không dưới 100 loại hóa chất khác nhau trong nước uống, thực phẩm, mỹ phẩm, không khí, thuốc  và hóa chất tấy rửa. 

Chúng đi và cơ thể, nằm lại trong máu và nội tạng và bệnh tật cũng từ đó mà phát sinh. Dị ứng, ung thư, suy gan, thận, suy giảm nhận thức…. và hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.

Nguy cơ từ việc sử dụng hóa chất tẩy rửa không nguồn gốc

Và câu chuyện còn nghiệm trọng hơn, một lần tôi mua nước rửa chén sinh học cho mẹ, nhưng về mẹ tôi chê đắt. Bà bảo, ngoài chợ có 10k một chai nước rửa chén 500ml. Tôi rất bàng hoàng về việc đó, chỉ riêng chai lọ tem nhãn vận chuyển tối thiểu cũng phải 5k rồi, chưa kể người bán phải có lời, vậy thử hỏi cái gì chứa trong cái chai kia. Vậy mà người mua xếp hàng nườm nượp.

Hậu quả như thế nào bạn và tôi hẳn đều rõ, nhưng điều quan trọng chính là giải pháp. Làm sao để an toàn nhưng lại tiết kiệm và vẫn mang lại hiệu quả? 

Qua tìm hiểu rất nhiều, tôi đã tìm ra một số công thức tối ưu đó là tự ủ nước rửa chén Bồ hòn cho gia đình. Và bài này chia sẻ với các bạn để cùng làm cho gia đình dùng.

Nước rửa chén bồ hòn là gì và cách làm tại nhà

Quả bồ hòn (Soapnuts/ Soapberries) còn gọi là quả xà phòng, là một loại quả chứa chất saponin có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch cực mạnh nhưng lại không gây kích ứng. Nhờ tác dụng trên từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng quả bồ hòn để giặt dũ và tắm rửa cũng như phục vụ các mục đích tẩy rửa hàng ngày.

Chỉ cần bóp nát hoặc đun sôi pha với nước là có thể sử dụng, nhưng cách làm này lại không thể bảo quản lâu dài và dễ gây mùi chua.

Với công trình nghiên cứu của bà Supocon trong 30 năm về GE, bồ hòn đã được sử dụng để ủ lên men tự nhiên cùng với nguyên liệu hữu cơ khác cho ra sản phẩm enzyme đa công dụng từ giặt đồ, rửa chén bát, làm nước rửa tay, tắm gội, xua đuổi côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật.

Dưới đây là cách hướng dẫn giúp bạn làm được loại nước rửa chén tại nhà.

Có hai hướng để làm là enzyme bồ hòn và IMO bồ hòn.

Enzym bồ hòn đơn giản là ngâm quả bồ hòn để lên men và sau đó dùng làm dung dịch tẩy rửa trong gia đình. Loại enzym này hoàn toàn từ tự nhiên, từ những nguyên liệu gần gũi xung quanh chúng ta. Vì lành tính và không hại môi trường nên được nhiều chị em "săn đón" dữ dội trên mạng xã hội.

IMO là tên viết tắt của Indigenous Microorganism (Vi sinh vật bản địa), sinh sống và phát triển hoàn toàn ngoài môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống. Các vi sinh vật này đang ngày đêm tham gia tích cực vào quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành CO2 và các chất khác cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, một số vi sinh vật còn biến đạm trong không khí thành đạm cho cây trồng hấp thu. IMO cũng để ứng dụng để lên men nhiều sản phẩm cung cấp cho đời sống trong đó có làm nước rửa chén.

Sự khác biệt giữa enzyme và IMO

☘ Ưu điểm của IMO bồ hòn so với enzyme bồ hòn:

Nhanh được sử dụng hơn (Ngâm enzym mất cả tháng, ngâm IMO chỉ mất 5 ngày)

Không có lớp con men vướng víu.

Sạch hơn, bọt nhiều hơn thấy rõ.

Dưới đây là một số công thức để bạn tham khảo:

 1. Công thức dễ làm dễ thành công

  • 1kg bồ hòn
  • 2kg nguyên liệu vỏ quả (dứa, cam, quýt, bưởi chanh, chuối chín). Quan trọng nhất là phải có vỏ dứa.
  • 5lít nước vo gạo (đổ từ từ khi vo gao mỗi ngày đủ số lít dừng lại)
  • 1kg đường vàng (đường nguyên chất không  qua tinh luyện tẩy trắng) hoặc nước mía, mật mía, đường bánh vàng đều được

Cách làm

  • Bồ hòn và vỏ quả rửa sạch.
  • Khuấy 5 lít nước lã với 1kg đường.
  • Bỏ bồ hòn và nguyên liệu vào sâm sấp nước.
  • Mỗi ngày chêm nước vo gạo vào đến khi đủ 10lít dừng. Đồng thời 1 tuần đầu đảo đều và mở nắp cho enzyme thở lần 15- 30 phút 1 lần.
  • Sau đó ngày mở nắp 15phút và đậy kín, không khuấy nữa.
  • Tầm 15 ngày bắt đầu xuất hiện men.
  • 30 ngày là xài được thành phẩm, tuy nhiên để nước được  trong và độ đậm đặc, nhiều xà phòng hơn và hết mùi chua nên để 3 tháng. 
  • Lấy xác lần 1 ngâm lại lần 2 hoặc 3.

2. Công thức Enzym bồ hòn

Công thức nguyên liệu ngâm 1 chum, thùng nhựa tầm 10-15 lít.
  • 1-1,5kg bồ hòn tách hạt, nếu bồ hòn có hạt thì lượng gấp đôi lên.
  • 1kg đường đỏ hoặc 2 lít nước mía
  • 2kg vỏ quả dứa hoặc 2 quả dứa
  • 2 quả chuối tiêu chín nẫu
  • 3-5 củ xả
  • Thêm 1-2 thanh quế

3. Công thức enzyme bồ kết

Công thức nguyên liệu ngâm 1 chum tầm 10-15 lít

  • 1-1,5kg bồ kết
  • 1kg đường đỏ hoặc 2 lít nước mía
  • 2-3 vỏ quả bưởi
  • 10-15 quả chanh (có thể cho hơn)
  • 10-15 củ xả
  • Thêm 1-2 thanh quế
  • Có thể cho thêm lá hương nhu, cỏ mầm trầu hoặc hoa lan, hoa nhài,...

Cách làm

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu. Hòa tan đường vào 10l nước.
  • Bước 2: Cho từng nguyên liệu vào, đầu tiên là bồ hòn, dứa, chanh, chuối (bóc vỏ), xả, quế,...
  • Nếu là bồ kết trước khi cho vào làm phải sao thơm.
  • Tuần đầu đảo liên tục ngày 1 lần đảo, mục đích bồ hòn đc ngập nước. Khi bắt đầu thấy con men xuất hiện dừng việc đảo lại. Đậy nắp hờ hoặc lấy vải mỏng đậy lên tránh các con vật lạ đậu vô. Sau 1 tháng đậy kín nắp thùng.
  • Sau 3 tuần là bắt đầu có thể sử dụng được thành quả. Tuy nhiên nếu để tầm 3 tháng thì con men enzym sẽ kết dày lại và nước enzym sẽ rất trong và đặc. 
  • Ngâm lần 2: chắt nước vào lọ dùng dần. vớt bồ hòn ra bỏ phế phẩm củ đi cho phế phẩm mới vô làm như lần 1 (lần 2 nước loãng hơn).

4. Công thức IMO

Thực hiện:
  • 10-15 lít nước
  • 1 ký bồ hòn đã tách hạt (bỏ hết vào túi lưới cho gọn)
  • 1 ký đường nâu
  • 5 gói men tiêu hóa
  • 3 cục cơm rượu (hoặc men rượu)
  • 3 hộp sữa chua
  • 1kg trái cây hoặc vỏ trái cây tốt nhất là vỏ dứa, chanh tươi...(có thì hiệu quả hơn, không có không sao)
  • Rửa sạch cho hết vào thùng.
  • Để ý chừa 10cm không khí trong bình.
  • Khuấy đều mỗi ngày 1 lần. 5 ngày là dùng được. Để 1 tháng xài đẹp luôn. 
  • Đậy thoáng nhưng đừng để các con vật tiếp cận. 

Cứ chiết ra 1 ca để dùng thì mình châm thêm 1 ca nước vào thùng IMO bồ hòn. Như vậy không hao hụt mà vẫn đậm đặc. 

5. Cách làm nước rửa chén, gội đầu theo kiểu lười

Cách làm: 
  • 1kg nước
  • 300gr: vỏ chanh, bưởi, bồ hòn, bồ kết, cứt lợn, mần trầu, lá khế chua, dâm bụt.... túm lại vườn có lá gì thì bỏ vào lá đấy!
  • 100gr đường nâu hoặc rỉ mật
Tỉ lệ chuẩn: 1lít nước, 3 lạng nguyên liệu, 1 lạng đường
Trộn theo tỷ lệ này 1 tuần là dùng được. Không cần đun nấu tốn gas tốn điện.

Nước gội đầu để tạo độ sánh và bọt thì xay thêm lá và hoa dâm bụt, ép thêm vài quả nhàu chín, tha hồ sánh và bọt!
Dùng thùng nhựa có nắp thôi, đậy kín quá nó bay mất nắp!
Đậy kín nắp thì trong 10 ngày đầu phải xả bớt khí do lên men mạnh! Sau đó khi thấy bình căng thì phải xả khí.
Phải ủ kín thì mới thành enzyme, vi sinh vật hiếm khí! Nếu ủ hở thì vi sv hiếu khí sẽ lấn át
Đóng chai cất tủ lạnh để khỏi bị chua ạ, cả nhà tắm gội đủ 1 tuần.
Nếu ủ 90 ngày trở lên thì có thể để 3 năm rồi vẫn không hư.
Chị mix thêm lá ổi, bàng, nha đam, khế, mần trầu, cây cứt lợn. Kiên trì cách 1 ngày gội 1 lần chị nhé.

6. Thêm 1 công thức lên men bồ hoàn khác cho các bạn tham khảo

Nguyên liệu:
- Bồ hòn: 2kg
- Chanh: 2kg (chanh mình xin ở chợ: chanh hư, chanh dạt, khỏi tốn tiền ☺️☺️)
- Vỏ thơm: 2kg (cũng đi xin ở chợ, cũng khỏi tốn tiền)
- IMO4: 5-7lít

Cách làm:
- Tất cả 3 nguyên liệu (bồ hòn, chanh, vỏ thơm): nấu sôi, để nguội (nấu riêng từng loại)
- Sau khi nguội dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn và đổ chung tất cả vào thùng, quậy đều.
- Cuối cùng đổ IMO4 vào quậy đều thêm lần nữa. Đậy nắp khoảng 5 ngày là a lê hấp… sử dụng thôi (nhớ mở nắp và quậy đều 3lần/ ngày nữa)
Và cứ chiết ra sử dụng, sau mỗi lần chiết thì lại thêm nước và đường vào, thì từ vơi lại đầy.
Ngâm được 4 tháng và cứ thế mà sử dụng, khi nào bớt mùi chanh thì lại thêm chanh vào hay mùi nào bạn muốn.



Sử dụng nước rửa chén bồ hòn như thế nào

  • Lọc lấy phần nước trong và rửa chén bát như thường, để hiệu quả hơn thì có thể sử dụng với nước ấm và xốp tạo bọt. 
  • Đối với giặt quần áo thì pha 100-200ml với nước, ngâm quần áo 15 phút trước khi giặt (đối với 7kg quần áo). Nếu muốn giặt đồ trắng thì nên sử dụng cùng với baking soda.
  • Có thể pha loãng tùy mục đích sử dụng đối với lau nhà, tẩy rửa bồn cầu và các vật dụng khác.

Những lưu ý khi làm

Mathew Nguyen người bỏ công sức 30 năm để nghiên cứu và hoàn thiện công thức để làm GE là Tiến sĩ Rosukon Poompanvong, người Thái Lan. Và công thức chuẩn của bà đưa ra để mọi người đều có thể làm và làm thành công các loại Enzym là: 1 phần đường+ 3 phần nguyên liệu+10 phần là nước. Tất cả được ủ kín trong 90 ngày. Và phương pháp(pp) lên men này là một pp lên men bằng kích hoạt enzym và không vi sinh.




Tagged under:

Cách phân biệt mật ong rừng thật


Có nhiều cách bạn có thể sử dụng để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản và hiệu quả:

Cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi

Mùi Hương: Mật ong rừng thường có mùi thơm tự nhiên và phức tạp hơn so với mật ong nuôi.

Thay Đổi Màu Sắc: Quan sát sự thay đổi màu sắc của mật ong. Mật ong rừng có thể có màu sắc đặc trưng phụ thuộc vào nguồn hoa mà ong lấy mật.

Pha Nước Ấm: Pha một ít mật ong vào nước ấm. Mật ong rừng thường sẽ tỏa ra mùi thơm thanh ngọt hơn khi pha nước ấm.

Quan Sát Bề Mặt: Mật ong rừng có thể có bề mặt độc đáo, có những hạt mịn hoặc tinh thể tự nhiên.

Sự Tạo Bọt: Đặt một chút mật ong vào nước ấm và khuấy đều. Mật ong rừng thường tạo bọt ít hơn so với mật ong nuôi.

Giá Trị Thị Trường: Mật ong rừng thường có giá cao hơn do quá trình sản xuất khó khăn và nguy hiểm hơn.

Có thể làm giả mật ong rừng không?

Có, hiện có thông tin về việc làm giả mật ong rừng bằng cách sử dụng các phương tiện như đường cát, nước, và phụ gia tạo mùi, tạo màu. Một số đối tượng đã sử dụng đường cát và phụ gia để tạo mật ong giả, sau đó bán trên thị trường với nhãn mác "Mật ong rừng nguyên chất". Các phương pháp này không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Cách phân biệt mật ong rừng thật và giả

Quan sát Bề Mặt: Mật ong rừng thật thường có bề mặt không hoàn toàn trong suốt, có thể xuất hiện các tinh thể hoặc bọt nhẹ.

Kiểm Tra Nhiệt Độ: Cho mật ong vào tủ lạnh, nếu đông cứng thì có thể là mật ong giả, vì mật ong rừng thật thường đông ở nhiệt độ thấp hơn.

Sử Dụng Nước Ấm: Cho một ít mật ong vào nước ấm và khuấy đều. Mật ong thật thường tan hoàn toàn trong nước ấm, trong khi mật ong giả có thể tạo thành bọt.

Kiểm Tra Mùi Hương và Vị: Mật ong rừng thật thường có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh, không gắt như vị đường.