Có khoảng 13.000 loại hoa cúc khác nhau: từ cúc vàng, cúc trắng, cúc tổ ong, cúc cánh mai, cúc đại đóa… Bên cạnh việc dùng để làm đẹp sân vườn, hoa cúc còn được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các trà hoa cúc.
Tác dụng trà hoa cúc
Hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt, rất tốt cho tiêu hóa.
Y học hiện đại còn dùng trà hoa cúc để làm đẹp, an thần, có tác dụng ngăn tế bào ung thư phát triển. Hãy cùng Trà thảo dược Arlo tìm hiểu về một số loại hoa cúc làm trà trên thị trường hiện nay nhé!
Bên cạnh trà sen, trà mạn thì trà hoa cúc được xem là một thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa thưởng trà của người Việt. Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính là hoa cúc khô, ngoài ra có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như kỷ tử, táo đỏ, mật ong... tùy vào khẩu vị, sở thích của mỗi người.
Trà hoa cúc có chứa vitamin A và nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, canxi, sắt, đồng, magie. Nhờ những lợi ích cho sức khỏe mà loại trà này đã được sử dụng từ hàng ngàn đời nay.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc có chứa nhiều flavonoid, đây là chất đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng giàu chất chống oxy hóa và cũng có đặc tính chống viêm. Chính vì vậy, loại trà này có tác dụng rất lớn để duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Cải thiện sức khỏe đôi mắt
Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho "cửa sổ tâm hồn" của bạn, trong đó có tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ hoặc có tầm nhìn yếu. Ngoài ra, với những người mắt hay bị nhức mỏi, khô hoặc đỏ do làm việc nhiều với máy tính thì trà hoa cúc chính là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Điều trị chứng mất ngủ
Từ xa xưa, trà hoa cúc đã được mệnh danh là "liều thuốc ngủ tự nhiên" tốt nhất cho con người. Loại trà này có tác dụng làm dịu và an thần, đồng thời tạo cơn buồn ngủ. Nếu sử dụng trà hoa cúc thường xuyên thì bạn sẽ có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Trà hoa cúc có thể ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc làm ổn định lượng đường trong máu. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân tiểu đường.
Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú
Một số loại flavonoid trong hoa cúc như apigenin, hesperidin là những chất có khả năng chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống trà hoa cúc hằng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người không uống. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc thường xuyên cũng có thể giúp bạn thu nhỏ các khối u ung thư, đồng thời ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.
Giảm căng thẳng, lo âu
Hoạt chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư giãn, làm dịu các dây thần kinh, do đó làm giảm cảm giác lo lắng, bất an. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu thì hãy pha ngay một tách trà hoa cúc và thưởng thức nhé.
Chữa đau bụng kinh
Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ "đèn đỏ", từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, thoa các loại dầu chiết xuất từ hoa cúc lên vùng bụng cũng giúp bạn làm dịu cơn đau rất hiệu quả nữa đấy.
Giải nhiệt
Trà hoa cúc có tác dụng giải nhiệt hiệu quả, thích hợp sử dụng cho những người thường xuyên bị nhiệt miệng, nóng trong người. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp loại trà này cùng trà xanh hay hoa hòe để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp thanh nhiệt, làm sáng mắt và phòng ngừa chứng nhức đầu do sốc nhiệt gây ra.
Tiêu độc, nhuận gan
Trà hoa cúc kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa sẽ là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp trà hoa cúc với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn và làm da sáng mịn, trẻ trung.
Điều trị cảm lạnh
Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là điều trị cảm lạnh cực tốt. Khi có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, ho... bạn có thể uống ngay một tách trà hoa cúc nóng nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy trà hoa cúc để xông mũi, hơi nước và chất chamomile trong hoa cúc sẽ làm giảm bớt hiện tượng tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Chăm sóc da tốt hơn
Chamomile kết hợp cùng các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có tác dụng chống lại các gốc tự do. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây nên mụn trứng cá để từ đó giúp cải thiện làn da của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng trà hoa cúc hằng ngày thì làn da sẽ được giữ ẩm và nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giúp bạn có được làn da mịn màng, tươi trẻ, đầy sức sống.
Các giống cúc phổ biến
Hoa kim cúc (hoa cúc chi, cúc tiến vua):
Là loại hoa cúc nhỏ, màu vàng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, đan chặt vào nhau, thường nở từ tháng 10 -12 dương lịch. Ở Việt Nam, hoa cúc chi được trồng phổ biến ở làng dược liệu Nghĩa Trai, Hưng Yên và SaPa, Lào Cai. Với hàm lượng dược tính cao, người ta cũng xem hoa cúc chi là một trong những giống hoa tốt nhất để làm trà.
Hoa cúc mâm xôi (hoa hoàng cúc)
Đây là loại hoa cúc được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh Việt Nam. Hoa cúc có bông to, cánh hoa lớn, màu vàng, được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh chơi tết hoặc ngâm trà, bào chế dược liệu.
Hoa cúc trắng (bạch cúc)
Là loại hoa cúc phổ biến được dùng để pha trà và được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Việt Nam. Hoa có màu trắng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, thường được thu hoạch từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Khi pha trà, hoa cúc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng xen lẫn vị ngọt.
Trà hoa cúc Hymalaya
Là loại hoa cúc vàng hoặc cúc trắng, bông đơn, được trồng trên dãy núi Hymalaya của Ấn Độ ở độ cao 3300 – 4800m. Hoa cúc Hymalaya thường ra hoa vào tháng 6-8 dương lịch và được nhập khẩu về Việt Nam, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Trà hoa cúc La Mã
Là loại cúc được phân bố ở châu Âu, các vùng ôn đới của Bắc Á. Đây là loại cúc cánh đơn, nhụy to, được nhập khẩu từ Ai Cập về Việt Nam, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.
Trà hoa cúc Trung Quốc
Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam hiện nay còn xuất hiện nhiều loại trà hoa cúc nhập khẩu từ Trung Quốc như cúc Hàm Hương, cúc Kim tiền, cúc Hoàng Sơn, cúc Vô Ưu, Cúc Đại Đóa, Cúc Bách Nhật,.. Những loại hoa cúc này được bày bán trên nhiều cửa hàng thảo dược, trà hoa trên cả nước.
|
Cúc Hàm hương |
|
Cúc kim tiền |
|
Cúc bách nhật |
|
Cúc đại đóa |
|
Cúc vô ưu |
|
Cúc Hoàng Sơn |
Trà hoa cúc loại nào tốt nhất?
Trong các loại trà hoa cúc kể trên, trà hoa cúc được làm từ hoa kim cúc, hoa hoàng cúc và bạch cúc là những loại trà hoa cúc phổ biến nhất. Chính vì thế, giá trà hoa cúc loại này này cũng cao hơn hẳn so với các loại trà hoa cúc thông thường.
Giá trị dược liệu của trà hoa cúc là cực kỳ cao, nó có chức năng nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực, làm sạch tim và làm săn chắc thận, làm dịu cơn đau và làm dịu cơn gió mùa hè, làm dịu cơn gió mùa hè, làm dịu cơn gió mùa hè. Dưới đây là hai loại hoa cúc làm trà phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay.
Trà hoa cúc trắng
Hoa cúc trắng tháng 7 có vị hơi đắng và hương hơi nồng hơn so với hoa cúc tiến vua. Vị đắng nhẹ của trà hoa cúc tháng 7 có công dụng lớn trong việc giải độc, thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
Đúng theo tên gọi, loài hoa cúc trắng bông nhỏ được hái vào tháng 7 âm lịch. Trà được làm từ hoa cúc trắng tháng 7 là sự lựa chọn tin dùng của phái đẹp bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc của trà giúp ngăn ngừa khả năng hình thành mụn và làm đẹp da, sáng da hiệu quả.
Cũng thuộc họ hoa cúc trắng, loài hoa cúc trắng có bông nhụy to (gần giống như hoa hướng dương) cũng được những người thưởng trà yêu thích bởi tác dụng làm tiêu độc tố, giúp tăng cường khả năng thị lực. Trà được làm từ loài hoa này có mùi hương nồng hơn cả và vị khá đắng.
Tuy vậy, nhưng với những người có thói quen uống trà buổi sáng và tối thì trà làm từ hoa cúc trắng hướng dương luôn nhận được những lời đánh giá, tin tưởng.
Trà hoa cúc vàng
Cúc hoa hay hoa cúc là một vị thuốc được sử dụng đã từ lâu đời. Tuy nhiên hoàng cúc tức hoa cúc vàng có tên khoa học Chrysanthemum indicum, thường được sử dụng trong Đông y hơn. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học cũng rất quan tâm đến giá trị dược học của loài hoa này.
Cây thuộc loại thân thảo cao, chia nhiều cành nơi gần ngọn. Thân cây đứng thẳng, nhẵn, có rãnh. Lá mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên, có răng ở mép. Hoa có nhiều lớp cánh như hình lưỡi, màu vàng tươi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại có mùi thơm mát. Bộ phận làm thuốc là quả và hoa.
Trong cúc vàng rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác. Một nghiên cứu khác lại cho thấy uống trà hoa cúc sẽ tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.
Cách uống trà hoa cúc
Thời điểm thích hợp nhất để bạn uống trà hoa cúc đó chính là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Cách pha trà hoa cúc ngon khó cưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 3 gam trà hoa cúc sấy khô (bạn có thể lựa chọn loại hoa cúc yêu thích như Bạch cúc, Hoàng cúc, cúc chi Hưng Yên...)
- 5ml mật ong nguyên chất
- 2 - 3 lá cỏ ngọt khô
- Kỷ tử và táo đỏ thái lát
- 250ml nước sôi (khoảng 90 độ C)
Cách pha trà hoa cúc
Bước 1: Bạn cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ và cỏ ngọt vào ấm, sau đó rót nước sôi đã chuẩn bị vào rồi đậy nắp ấm lại.
Bước 2: Chờ khoảng 5 phút, sau đó bạn rót nước trà hoa cúc ra cốc và cho thêm mật ong, khuấy đều lên và thưởng thức thôi.
Lưu ý: Nước để pha trà khoảng 90 độ C, bạn không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm mất hương vị cũng như dược tính của hoa cúc.
Những lưu ý khi uống trà hoa cúc
Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc: Lý do là vì axit tannic có trong trà hoa cúc có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc cũng như làm giảm tác dụng của thuốc.
Chống chỉ định với phụ nữ có thai: Mặc dù có nhiều công dụng, tuy nhiên trà hoa cúc lại không thích hợp để sử dụng cho phụ nữ có thai. Lý do là vì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy giảm, lá lách và dạ dày cũng yếu hơn, nếu uống trà hoa cúc thì họ rất dễ bị kích thích dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy và một loạt các triệu chứng nguy hiểm khác.
Không uống trà hoa cúc khi bụng đang đói: Khi bạn đói bụng cũng chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Nếu uống trà vào thời điểm này thì sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hóa, thậm chí bị "say trà" với các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu, hoa mắt, bồn chồn...