Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Giới thiệu về men sữa chua thuần chay

 


Mình cũng khá loay hoay trong việc chọn men để làm các sản phẩm. Và cuối cùng mình tìm thấy em này. Trong cấc bài viết về làm nước trái cây lên men và các bài viết về làm mật ong lên men. Các anh chị có thể dùng men này để đưa vào dùng nhé.

Hôm nay mình sẽ giới thiệu về men sữa chua thuần chay đến với mọi người để mọi người có thể đưa vào làm sản phẩm cho gia đình.

Thành phần men sữa chua thuần chay

Men sữa chua thuần chay được làm hoàn toàn từ những nguyên liệu tinh túy của dải đất hình chữ S như hạt Điều cổ Bình Phước, Cốt dừa hữu cơ Bến Tre Vietcoco, Thốt Nốt truyền thống Ngon Lành An Giang. Sản phẩm được lên men tự nhiên chứa dồi dào lợi khuẩn Bacillus subtilis, Lactobacilus, Bifidobacteria,… và không chứa phụ gia, hóa chất bảo quản.

Điểm khác biệt của men sữa chua thuần chay

  • Nguyên liệu Việt thuần chay
  • Sản phẩm được lên men tự nhiên
  • Nhiều ứng dụng: làm sữa chua, mật ong lên men, kem dưỡng da,…
  • Giá rẻ hơn rất nhiều sản phẩm nhập khẩu


Công dụng

Làm sữa chua thuần chay từ sữa hạt, củ quả, rau xanh; Làm mật ong lên men; Làm Cider; Làm kem dưỡng da/kem đánh răng thiên nhiên; Muối Dưa Cà; Ủ vi sinh…

Cách dùng

Theo nhà sản xuất thì dưới đây là cách đưa men vào một số sản phẩm. Mọi người có thể thử và góp ý giúp mình nhé. Hi vọng là có ích trong thử nghiệm của chị em.

Làm sữa chua: hòa men sữa chua thuần chay với 1-1.2 lít sữa hạt/sữa mẹ/sinh tố rau/ sinh tố hoa quả, ủ nhiệt độ thường từ 6-8-10-12-14h tùy thời tiết. Trời càng nóng ấm thì ủ men càng nhanh và ngược lại. Thành phẩm đạt có thể dùng ngay hoặc trữ ngăn mát tủ lạnh dùng trong 2-3 ngày. Sữa chua thành phẩm có thể bớt lại để làm mồi cho mẻ sau.



Làm mật ong lên men: 100ml mật ong + 300ml sữa hạt (Điều/ Hạnh nhân/ Óc chó,…) + 1 gói men. Khuấy đều hỗn hợp cho vào hũ thủy tinh dung tích 1lit vặn nắp chặt. Mỗi ngày mở ra đảo 2-3 lần. Khoảng 2-4 ngày có thể dùng được. Nên trữ tủ lạnh dùng dần.



Làm Cider: 1kg hoa quả + 200gr Thốt Nốt/đường cát ngà/đường mật +  1 gói men. Đựng hỗn hợp vào hũ thủy tinh, đảo đều rồi nắp kín lại. Mỗi ngày mở ra đảo 2-3 lần. Khoảng 2-3 ngày thu được thành phẩm Cider.

Muối dưa cà: hòa 1 gói men 5gr với 1.5 lít nước ấm và bỏ rau, dưa cần muối. Nêm đường và muối tùy khẩu vị.

Làm kem dưỡng da: 300ml sữa hạt sánh đặc (Hạnh nhân/Điều Cốt dừa/Macca/Sachi,…) + 1 gói men sữa chua + 50ml mật ong + 150ml nước cốt cam chua. Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh ủ 1-2 ngày, sau đó thấy hiện tượng kết tủa. Hớt phần kem phía trên và cho vào rây lọc có lót khăn xô để lọc sạch nước. Kem thu được cho vào hũ để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.


Chú ý:

Bảo quản nơi thoáng mát.

Không đưa men vào dung dịch nóng.

Chú ý hạn sử dụng trên bao bì.


Tagged under: ,

Cách ngâm táo đỏ, kỉ tử với mật ong lên men dưỡng nhan, bổ dưỡng


Táo đỏ, kỉ tử là 2 loại quả được ví là 2 loại thuốc quý dùng bồi bổ sức khỏe, bổ máu, dưỡng nhan từ ngàn đời xưa.

Nay nhờ probiotic trong Mật ong lên men (MOLM) phân giải tối ưu toàn bộ dược tính quý trong táo đỏ kỉ tử mà chúng ta dùng sẽ tiết kiệm nguyên liệu hơn rất nhiều còn hiệu quả thì cũng nhờ đó mà nâng cao.

Về mùi vị MOLM táo, kỉ tử rất nhẹ nhàng và ngon. Vừa thưởng vị chua ngọt dịu dàng, vừa nhai miếng táo đỏ,kỉ tử mềm ngọt. Mùa đông này là nhâm nhi như thưởng trà.

Bạn nào đang rụng tóc như mùa thu rụng lá thì nên bổ sung thêm món này giúp bổ máu nuôi tóc, dưỡng nhan. Tóc là đại diện cho máu nếu tóc bị rụng nghĩa là nguồn máu bị âm lạnh nên giảm nguồn dinh dưỡng nuôi tóc.

Bổ sung cách này bổ máu mà không lo bị táo bón.

Cách ngâm táo đỏ, kỉ tử với mật ong lên men

Cách làm MOLM: 1lít mật ong + 400ml nước dừa (nước ép dứa, táo, cam, mía...) + 1 gói men sữa chua thuần chay. Cho lên men nước dừa với gói men trước 24h. Rồi cho mật ong vào sau đó khuấy đều hàng ngày, đậy nắp kín. Sau 3-5 ngày có thể đạt để ngâm dược liệu.

Hoặc tham khảo thêm cách làm mật ong lên men tại đây.

Khi đã có MOLM đạt rồi: với hũ 400ml MOLM như hình mình ngâm với 10 quả táo đỏ+ 15-20 kỉ tử. Ngâm 3-5 ngày tùy thời tiết có thể dùng được.

Thành phẩm sau khi làm

Cách dùng táo đỏ, kỉ tử ngâm MOLM

- Ngày 02 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ 1 tiếng, tốt nhất là 7-8h sáng và 19-20h tối.

Dùng liên tục 15-30 ngày để cảm nhận, sau đó dừng 1-2 tháng và lặp lại!

Chúc cả nhà khỏe, da dẻ hồng hào, xinh đẹp với món tủ này nha.

                                                                                                                    Nguyễn Phượng Handmade


-------------------------------------------------


KHUYẾN MÃI MẬT ONG LÊN MEN GIÁ HẤP DẪN


Tagged under:

Các giống cúc dùng làm trà



Có khoảng 13.000 loại hoa cúc khác nhau: từ cúc vàng, cúc trắng, cúc tổ ong, cúc cánh mai, cúc đại đóa… Bên cạnh việc dùng để làm đẹp sân vườn, hoa cúc còn được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Từ nhiều năm nay, cả hoa cúc khô và tươi đều được dùng để chế biến thành các trà hoa cúc.

Tác dụng trà hoa cúc

Hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt, rất tốt cho tiêu hóa. 

Y học hiện đại còn dùng trà hoa cúc để làm đẹp, an thần, có tác dụng ngăn tế bào ung thư phát triển. Hãy cùng Trà thảo dược Arlo tìm hiểu về một số loại hoa cúc làm trà trên thị trường hiện nay nhé!

Bên cạnh trà sen, trà mạn thì trà hoa cúc được xem là một thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa thưởng trà của người Việt. Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính là hoa cúc khô, ngoài ra có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như kỷ tử, táo đỏ, mật ong... tùy vào khẩu vị, sở thích của mỗi người.

Trà hoa cúc có chứa vitamin A và nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, canxi, sắt, đồng, magie. Nhờ những lợi ích cho sức khỏe mà loại trà này đã được sử dụng từ hàng ngàn đời nay.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trà hoa cúc có chứa nhiều flavonoid, đây là chất đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng giàu chất chống oxy hóa và cũng có đặc tính chống viêm. Chính vì vậy, loại trà này có tác dụng rất lớn để duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Cải thiện sức khỏe đôi mắt

Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho "cửa sổ tâm hồn" của bạn, trong đó có tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ hoặc có tầm nhìn yếu. Ngoài ra, với những người mắt hay bị nhức mỏi, khô hoặc đỏ do làm việc nhiều với máy tính thì trà hoa cúc chính là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

Điều trị chứng mất ngủ

Từ xa xưa, trà hoa cúc đã được mệnh danh là "liều thuốc ngủ tự nhiên" tốt nhất cho con người. Loại trà này có tác dụng làm dịu và an thần, đồng thời tạo cơn buồn ngủ. Nếu sử dụng trà hoa cúc thường xuyên thì bạn sẽ có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trà hoa cúc có thể ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc làm ổn định lượng đường trong máu. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân tiểu đường.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú

Một số loại flavonoid trong hoa cúc như apigenin, hesperidin là những chất có khả năng chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống trà hoa cúc hằng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người không uống. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc thường xuyên cũng có thể giúp bạn thu nhỏ các khối u ung thư, đồng thời ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.

Giảm căng thẳng, lo âu

Hoạt chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư giãn, làm dịu các dây thần kinh, do đó làm giảm cảm giác lo lắng, bất an. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu thì hãy pha ngay một tách trà hoa cúc và thưởng thức nhé.

Chữa đau bụng kinh

Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ "đèn đỏ", từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, thoa các loại dầu chiết xuất từ hoa cúc lên vùng bụng cũng giúp bạn làm dịu cơn đau rất hiệu quả nữa đấy.

Giải nhiệt

Trà hoa cúc có tác dụng giải nhiệt hiệu quả, thích hợp sử dụng cho những người thường xuyên bị nhiệt miệng, nóng trong người. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp loại trà này cùng trà xanh hay hoa hòe để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp thanh nhiệt, làm sáng mắt và phòng ngừa chứng nhức đầu do sốc nhiệt gây ra.

Tiêu độc, nhuận gan

Trà hoa cúc kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa sẽ là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp trà hoa cúc với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn và làm da sáng mịn, trẻ trung.

Điều trị cảm lạnh

Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là điều trị cảm lạnh cực tốt. Khi có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, ho... bạn có thể uống ngay một tách trà hoa cúc nóng nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy trà hoa cúc để xông mũi, hơi nước và chất chamomile trong hoa cúc sẽ làm giảm bớt hiện tượng tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Chăm sóc da tốt hơn

Chamomile kết hợp cùng các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có tác dụng chống lại các gốc tự do. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây nên mụn trứng cá để từ đó giúp cải thiện làn da của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng trà hoa cúc hằng ngày thì làn da sẽ được giữ ẩm và nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giúp bạn có được làn da mịn màng, tươi trẻ, đầy sức sống.

Các giống cúc phổ biến

Hoa kim cúc (hoa cúc chi, cúc tiến vua):

Là loại hoa cúc nhỏ, màu vàng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, đan chặt vào nhau, thường nở từ tháng 10 -12 dương lịch. Ở Việt Nam, hoa cúc chi được trồng phổ biến ở làng dược liệu Nghĩa Trai, Hưng Yên và SaPa, Lào Cai. Với hàm lượng dược tính cao, người ta cũng xem hoa cúc chi là một trong những giống hoa tốt nhất để làm trà.



Hoa cúc mâm xôi (hoa hoàng cúc)

Đây là loại hoa cúc được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh Việt Nam. Hoa cúc có bông to, cánh hoa lớn, màu vàng, được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh chơi tết hoặc ngâm trà, bào chế dược liệu.


Hoa cúc trắng (bạch cúc)

Là loại hoa cúc phổ biến được dùng để pha trà và được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Việt Nam. Hoa có màu trắng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, thường được thu hoạch từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Khi pha trà, hoa cúc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng xen lẫn vị ngọt.



Trà hoa cúc Hymalaya

Là loại hoa cúc vàng hoặc cúc trắng, bông đơn, được trồng trên dãy núi Hymalaya của Ấn Độ ở độ cao 3300 – 4800m. Hoa cúc Hymalaya thường ra hoa vào tháng 6-8 dương lịch và được nhập khẩu về Việt Nam, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.



Trà hoa cúc La Mã

Là loại cúc được phân bố ở châu Âu, các vùng ôn đới của Bắc Á. Đây là loại cúc cánh đơn, nhụy to, được nhập khẩu từ Ai Cập về Việt Nam, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.



Trà hoa cúc Trung Quốc

Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam hiện nay còn xuất hiện nhiều loại trà hoa cúc nhập khẩu từ Trung Quốc như cúc Hàm Hương, cúc Kim tiền, cúc Hoàng Sơn, cúc Vô Ưu, Cúc Đại Đóa, Cúc Bách Nhật,.. Những loại hoa cúc này được bày bán trên nhiều cửa hàng thảo dược, trà hoa trên cả nước.

Cúc hàm hương
Cúc Hàm hương




Cúc kim tiền


Cúc bách nhật

Cúc đại đóa

Cúc vô ưu

Cúc Hoàng Sơn


Trà hoa cúc loại nào tốt nhất?

Trong các loại trà hoa cúc kể trên, trà hoa cúc được làm từ hoa kim cúc, hoa hoàng cúc và bạch cúc là những loại trà hoa cúc phổ biến nhất. Chính vì thế, giá trà hoa cúc loại này này cũng cao hơn hẳn so với các loại trà hoa cúc thông thường.

Giá trị dược liệu của trà hoa cúc là cực kỳ cao, nó có chức năng nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực, làm sạch tim và làm săn chắc thận, làm dịu cơn đau và làm dịu cơn gió mùa hè, làm dịu cơn gió mùa hè, làm dịu cơn gió mùa hè. Dưới đây là hai loại hoa cúc làm trà phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay.

Trà hoa cúc trắng

Hoa cúc trắng tháng 7 có vị hơi đắng và hương hơi nồng hơn so với hoa cúc tiến vua. Vị đắng nhẹ của trà hoa cúc tháng 7 có công dụng lớn trong việc giải độc, thanh nhiệt, làm mát cơ thể.

Đúng theo tên gọi, loài hoa cúc trắng bông nhỏ được hái vào tháng 7 âm lịch. Trà được làm từ hoa cúc trắng tháng 7 là sự lựa chọn tin dùng của phái đẹp bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc của trà giúp ngăn ngừa khả năng hình thành mụn và làm đẹp da, sáng da hiệu quả.

Cũng thuộc họ hoa cúc trắng, loài hoa cúc trắng có bông nhụy to (gần giống như hoa hướng dương) cũng được những người thưởng trà yêu thích bởi tác dụng làm tiêu độc tố, giúp  tăng cường khả năng thị lực. Trà được làm từ loài hoa này có mùi hương nồng hơn cả và vị khá đắng.

Tuy vậy, nhưng với những người có thói quen uống trà buổi sáng và tối thì trà làm từ hoa cúc trắng hướng dương luôn nhận được những lời đánh giá, tin tưởng. 

Trà hoa cúc vàng

Cúc hoa hay hoa cúc là một vị thuốc được sử dụng đã từ lâu đời. Tuy nhiên hoàng cúc tức hoa cúc vàng có tên khoa học Chrysanthemum indicum, thường được sử dụng trong Đông y hơn. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học cũng rất quan tâm đến giá trị dược học của loài hoa này.

Cây thuộc loại thân thảo cao, chia nhiều cành nơi gần ngọn. Thân cây đứng thẳng, nhẵn, có rãnh. Lá mặt dưới có lông và trắng hơn mặt trên, có răng ở mép. Hoa có nhiều lớp cánh như hình lưỡi, màu vàng tươi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại có mùi thơm mát. Bộ phận làm thuốc là quả và hoa.

Trong cúc vàng rất giàu chất chống oxy hóa và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hiệu quả. Vì vậy, nó có tác dụng giữ cho da bạn không bị mụn trứng cá hoặc các loại mụn nhọt khác. Một nghiên cứu khác lại cho thấy uống trà hoa cúc sẽ tăng lượng glycine trong nước tiểu, một hợp chất giúp ổn định sự co thắt cơ giúp giảm các chứng chuột rút trong kì kinh nguyệt.

Cách uống trà hoa cúc

Thời điểm thích hợp nhất để bạn uống trà hoa cúc đó chính là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Cách pha trà hoa cúc ngon khó cưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 3 gam trà hoa cúc sấy khô (bạn có thể lựa chọn loại hoa cúc yêu thích như Bạch cúc, Hoàng cúc, cúc chi Hưng Yên...)
  • 5ml mật ong nguyên chất
  • 2 - 3 lá cỏ ngọt khô
  • Kỷ tử và táo đỏ thái lát
  • 250ml nước sôi (khoảng 90 độ C)

Cách pha trà hoa cúc

Bước 1: Bạn cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ và cỏ ngọt vào ấm, sau đó rót nước sôi đã chuẩn bị vào rồi đậy nắp ấm lại.

Bước 2: Chờ khoảng 5 phút, sau đó bạn rót nước trà hoa cúc ra cốc và cho thêm mật ong, khuấy đều lên và thưởng thức thôi.

Lưu ý: Nước để pha trà khoảng 90 độ C, bạn không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm mất hương vị cũng như dược tính của hoa cúc.



Những lưu ý khi uống trà hoa cúc

Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc: Lý do là vì axit tannic có trong trà hoa cúc có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc cũng như làm giảm tác dụng của thuốc.

Chống chỉ định với phụ nữ có thai: Mặc dù có nhiều công dụng, tuy nhiên trà hoa cúc lại không thích hợp để sử dụng cho phụ nữ có thai. Lý do là vì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy giảm, lá lách và dạ dày cũng yếu hơn, nếu uống trà hoa cúc thì họ rất dễ bị kích thích dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy và một loạt các triệu chứng nguy hiểm khác.

Không uống trà hoa cúc khi bụng đang đói: Khi bạn đói bụng cũng chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Nếu uống trà vào thời điểm này thì sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hóa, thậm chí bị "say trà" với các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu, hoa mắt, bồn chồn...


Tagged under:

Mật ong - Siêu thực phẩm trong Yoga để nạp năng lượng



Mật ong có thành phần giống với máu của con người. Nó giữ cho các chất hóa học trong máu ở một mức cân bằng nhất định thì chắc chắn sẽ giữ được máu trong sạch. 

Nếu nó được dùng nguyên chất thì nó có một kiểu tác động. Nếu nó được dùng với nước lạnh nó có một kiểu tác động khác. Nếu nó được dùng với nước ấm sẽ có một kiểu tác động khác. Tuyệt đối không dùng với nước sôi hoặc nấu chín mật ong vì sẽ sinh ra các chất không có lợi cho sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ em (từ 2 tuổi trở lên) trong việc tăng cường trí năng cho trẻ chính là việc cho trẻ uống mật ong hàng ngày.

Những người đi tìm mật ong ở trong rừng ở Ấn Độ, họ dùng 3/4 lít mật ong mỗi ngày mà không ăn gì cả. Nhưng việc này lại giúp họ có thể lực tốt để leo trèo và đi bộ rất xa trong rừng. Sau một ngày họ vẫn rất khỏe và năng động.

Mật ong là thứ tốt nhất mà bạn có thể tiêu thụ. Nó khiến cho tâm lý ổn định và cơ thể khỏe khoắn, sức sống tràn trề và tất cả những điều này đều có thể tăng cường mạnh mẽ đơn giản chỉ bằng việc dùng mật ong hàng ngày.

Những lợi ích của mật ong

Mật ong là chất duy nhất được tìm thấy trên hành tinh này có thành phần hóa học rất giống với máu của con người. Nếu bạn thay đổi vài thứ, nó gần như là máu.

Dùng mật ong hàng ngày có thể giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn đặc biệt là những người có vấn đề dư thừa chất nhày. 

Nó rất tốt cho tim mạch của bạn.

Nó cũng rất tốt cho não của bạn, nó giúp tâm trí bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Vì vậy, ăn uống mật ong hàng ngày có thể rất có lợi.

Đặc biệt nếu bạn có con đang tuổi trưởng thành, chúng phải dùng mật ong hàng ngày. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trí thông minh của chúng và mọi thứ.

Ngay cả việc kết hợp bí đao với mật ong sẽ tạo nên một thực đơn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ trong việc tăng cường khả năng trí tuệ của chúng. 

Chúng ta nên dùng mật ong như thế nào?

Nếu bạn nấu mât ong, chúng sẽ trở thành chất độc. Vì vậy không nên nấu chín mật ong. 

Phần nào đó trong mật ong có xu hướng trở nên độc hại nếu bạn nấu nó.

Bạn nên cho vào nước ấm, không nên cho vào nước sôi. Nếu bạn cho nó vào nước nóng, nó tạo một loại enzyme nhất định hoạt động theo một cách nào đó trong mật ong khiến nó có xu hướng làm cho cơ thể giảm cân.

Nếu bạn cho nó vào nước lạnh, nó sẽ hoạt động theo cách khác và theo đó nó gây tăng cân.

Không phải vài thìa mật ong mà bạn đang uống đang gây nên trọng lượng cho cơ thể bạn mà nó chỉ tạo ra một phản ứng nhất định trong hệ thống cơ thể bạn khiến cho tỉ lệ hấp thụ của bạn tăng lên. Vì thế gây tăng cân.

Mật ong nó có những cách tác động khác nhau đến hệ thống tùy theo cách dùng của mỗi người. Tuy nhiên cách dùng tốt nhất là với nước ấm vì nó giúp cho hệ thống mở ra. Nếu bạn muốn hệ thống tích hợp lại vì lí do sức khỏe thì ai đó sẽ cảm thấy thiếu máu. Thiếu máu có nghĩa là một mức độ nào đó thiếu sắt. Bạn bị mất đi sức mạnh trong cơ thể, bạn sẽ cảm thấy kiệt sức, chỉ đơn giản là kiệt sức. Bởi vì khả năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể kém đi. Điều đó có nghĩa là trái tim, bộ não của bạn ... Mọi thứ sẽ hoạt động ở mức độ thấp hơn vì bạn không đủ oxy. 

Cho nên uống mật ong sẽ là một cách đơn giản để giải quyết vấn đề này. Chỉ cần pha với nước ấm uống hàng ngày và bạn sẽ thấy hàm lượng RBC (hồng cầu) tăng lên từ từ.

Nếu có nhiều oxy trong máu hơn, đột nhiên bạn cảm thấy bùng nổ năng lượng. Mọi thứ đột nhiên được kích hoạt. Hệ thống phục hồi trong cơ thể sẽ được xây dựng lên. Các tế bào nhanh chóng được thay thế. Mức độ trì trệ mà bạn cảm thấy trong cơ thể thấp hơn rất nhiều.

Vì vậy tiêu thụ mật ong mang lại sự cân bằng nhất định cho hệ tuần hoàn. Việc giữ cho thành phần hóa học trong máu ở mức cân bằng nhất định, giữ cho máu tinh khiết chắc chắn diễn ra khi uống đều đặn mật ong mỗi ngày. Và việc  này rất cần thiết đối với người tập yoga.

Và nghệ cũng làm được những điều tương tự. Nó làm sạch máu và mang lại sự trong suốt nhất định cho năng lượng của bạn.

Mật ong làm cho bạn tràn đầy sức sống hơn. Nghệ thì lại giúp êm dịu và làm bạn dễ chịu. 

Buổi sáng uống một chút mật ong và bột nghệ, bột neem pha loãng với nước sẽ như một cách tuyệt vời để làm sạch hệ thống. Làm giãn nở hệ thống và mang lại sự linh hoạt cho cơ bắp. Từ đó mà tạo nên sức mạnh của cơ bắp.

Nếu bạn muốn mang lại một sự linh hoạt mới thì rất nhiều độc tính phải được thải ra khỏi hệ thống. Nếu bạn chỉ áp dụng chế độ uống nước mật ong sẽ giúp bạn có đủ năng lượng. Nếu bạn chưa gầy đến mức da bọc xương, nếu bạn dùng mật ong cũng không khiến bạn gầy thêm một chút. Nếu bạn thêm đủ mật ong, hoặc bạn uống từng thìa mật ong, bạn sẽ không giảm cân. Nếu bạn làm điều này trong bảy, tám ngày, lượng độc tố mà bạn thải ra khỏi cơ thể là rẩt lớn. Nếu bạn làm được điều này thì đột nhiên bạn cảm thấy cơ thể mình linh hoạt hơn rất nhiều.

Hãy thử ngiệm nhé, đừng tin vào tất cả điều này vì chỉ bạn mới biết điều gì tốt và phù hợp với cơ thể bạn.

Mật ong có một vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi chúng ta. Nếu có thể hãy đưa nó vào cuộc sống của bạn. 

Nguồn: https://fb.watch/gdI5246UCR/




Nếu bạn cần một loại mật ngon để uống thì có thể ghé thăm để chọn mật ong cho mình: MẬT ONG PHƯƠNG NAM
Tagged under:

Bị tiểu đường có uống được mật ong không?

 


Mật ong là loại thực phẩm ngọt rất được yêu thích, kể cả những bệnh nhân tiểu đường được khuyên nên hạn chế đồ ngọt cũng khó lòng cưỡng lại. Nhưng người tiểu đường có uống được mật ong không? Nếu có thì sử dụng mật ong thế nào là tốt?

1. Các chất dinh dưỡng có trong mật ong

Mật ong là loại chất lỏng đặc sệt, có màu vàng óng hơi nâu, được lấy từ ong mật và các loại côn trùng khác. Nguồn gốc của mật ong chính là các loại mật hoa được những chú ong thu thập, lưu trữ và tích lại trong tổ ong. Mật ong hiện nay chủ yếu được sản xuất thương mại từ các khu vực nuôi ong và trồng cây, hoa.

Mật ong cũng chính là thức ăn dự trữ của loài côn trùng này sử dụng cho mùa đông - mùa khó kiếm thức ăn. Vị ngọt tự nhiên, tươi mát, thơm dịu nhẹ của mật ong khiến con người và nhiều loài động vật yêu thích.

Phân tích thành phần trong mật ong gồm có: đường sucrose, nước, vitamin và khoáng chất,… Trong đó khoảng 80% hàm lượng là carbohydrat và 20% còn lại là nước. Theo số liệu của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mỗi thìa mật ong thô cung cấp khoảng 60 calo và 17 gram carbohydrate.

Ngoài cung cấp năng lượng cùng vị ngọt kích thích vị giác, mật ong còn chứa nhiều Vitamin C, sắt, folate, Kali, Magie, Canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này còn được coi là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp ngăn ngừa và làm chậm tổn thương tế bào.

Mặc dù cung cấp lượng dinh dưỡng tốt cho con người song với bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn hạn chế thì lượng đường từ mật ong là nguy cơ lớn. Vì thế rất nhiều người thắc mắc tiểu đường có uống được mật ong không?

2. Tiểu đường có uống được mật ong không?

Câu trả lời là có, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng mật ong trong chế độ dinh dưỡng của mình. Mặc dù mật ong chứa nhiều đường và carbohydrate song đường tự nhiên này ảnh hưởng đến đường huyết ít hơn nhiều so với đường tinh luyện và các chế phẩm khác.

Một nghiên cứu đã thực hiện đánh giá tác động làm tăng đường huyết của mật ong và đường tinh luyện với những người mắc tiểu đường type 1 và những người không mắc bệnh. Những tình nguyện viên được ăn mật ong với lượng như nhau và được đo đường huyết sau đó. Kết quả cho thấy rằng, mật ong làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn khoảng 30 phút, nhưng sau đó trở về mức thấp sau 2 giờ giống với người bình thường.

Như vậy có thể tin rằng, tác động làm tăng đường huyết của mật ong không giống như đường, bởi ngoài cung cấp đường và carbohydrate, mật ong còn làm tăng lượng insulin. Đây chính là hormone do tuyến tụy sản xuất có chức năng chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng sử dụng hoặc lưu trữ. 

Chính tác dụng làm tăng sinh insulin này giúp mật ong không khiến đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng quá cao và kéo dài. Tuy mật ong giúp kiểm soát lượng đường huyết khá tốt song nghiên cứu cũng chỉ ra loại thực phẩm này không giúp phòng ngừa bệnh. 

Thực tế cho thấy khá nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc các chứng bệnh khác kèm theo, trong đó có thừa cân, béo phì. Vì thế với bệnh nhân tiểu đường và không thừa cân, bạn có thể sử dụng mật ong thay thế đường song cần dùng hạn chế. Còn bệnh nhân béo phì tốt nhất không nên dùng mật ong, đồng thời hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và cắt giảm carbs.


3. Lưu ý khi sử dụng mật ong ở bệnh nhân tiểu đường

Nếu bạn vẫn băn khoăn tiểu đường có uống được mật ong không thì câu trả lời là có. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mật ong để thay thế đường tinh luyện hoặc các thực phẩm ngọt khác song cần lưu ý một số vấn đề sau:

3.1. Sử dụng lượng ít

Do mật ong tạo cảm giác ngọt gấp nhiều lần so với đường nên nếu bạn sử dụng vào trà, sữa chua,… thì chỉ cần một lượng nhỏ.

Mật ong hoa cà phê nguyên chất
Mật ong hoa cà phê nguyên chất

3.2. Dùng mức độ vừa phải

Vị ngọt thanh mát từ mật ong luôn khiến nhiều người bệnh tiểu đường không kiềm chế được. Dù không gây hại như đường tinh luyện nhưng cần nhớ rằng mật ong vẫn cung cấp đường, bệnh nhân tiểu đường chỉ được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Để biết chính xác lượng mật ong có thể sử dụng, bạn nên tham khảo ý nghĩa của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

3.3. Chọn mật ong nguyên chất, mật ong hữu cơ hoặc mật ong thô

Hiện nay trên thị trường mật ong thật, giả vô cùng hỗn loạn, khó phân biệt. Mật ong giả được pha chế từ đường tinh luyện, chứa hàm lượng đường rất cao gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Vì thế hãy chọn mật ong hoàn toàn từ tự nhiên. 

Xem thêm: Phân biệt mật ong thật giả của người Ấn Độ

3.4. Kết hợp các thực phẩm lành mạnh

Sử dụng mật ong giúp tăng nồng độ insulin và kiểm soát đường huyết của bạn song cần dùng kết hợp với các loại thực phẩm tốt trong chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường bạn nhé.

3.5. Lưu ý sử dụng với các đối tượng đặc biệt

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nếu dùng mật ong có thể gây kích thích co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Người bị rối loạn chức năng đường ruột nếu sử dụng mật ong có thể gây các chứng đi ngoài, táo bón,… Người bị huyết áp thấp sử dụng mật ong có chất Acetylcholine có thể gây giảm huyết áp.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp cũng như thường xuyên kiểm tra sức khỏe, phòng ngừa biến chứng tim mạch, thận, mắt rất quan trọng. Các chuyên gia cho biết, biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân tiểu đường. Vì thế ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường còn cần thường xuyên khám sức khỏe, xét nghiệm máu, kiểm tra bệnh lý liên quan. 

Tagged under:

Cách làm nước ép bưởi lên men tại nhà

 


Nước bưởi lên men là một thứ đồ uống có tác dụng đa năng, nhưng rõ nhất là thải độc, giảm mỡ máu và giảm cân.

Tác dụng của nước ép bưởi lên men

Bưởi chứa nhiều thành phần như protein, chất béo, carbohydrat, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, vitamin P,.. và nguyên tố vi lượng như canxi , phot-pho, sắt,… rất có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, giúp giảm cân lành mạnh bằng cách thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, các mỡ xấu được đốt cháy nhanh chóng hơn. 




Nước ép bưởi lên men được ghi nhận những tác dụng sau đây:

- Hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan, thanh lọc cơ thể, làm giảm lượng mở trong máu

- Hỗ trợ cho hệ tiêu hoá, lợi tiểu;

- Làm cho làn da mịn đẹp; 

- Hạn chế nguy cơ bệnh loãng xương

- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư; 

- Tốt cho người cao huyết áp, các bệnh về tim mạch

- Hỗ trợ đánh tan mỡ thừa, giúp bạn duy trì vóc dáng, giảm cân nhanh chóng

Cách làm nước ép bưởi lên men như sau

- Lọc tép bưởi: 1kg

- Thái nhỏ phần cùi trắng tạo vị 50 gram

- Thái nhỏ phần vỏ xanh tạo hương 10 gram

- Trộn đều tép bưởi, cùi bưởi, vỏ xanh  với 20% đường mía thô hoặc mật ong: 200 gram

- Bổ sung 20ml rượu vang hoặc nước cơm rượu nếp. Hoặc mật ong lên men là tốt nhất.

- Ủ trong 48 giờ, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín. Xóc đều hỗn hợp cho nhanh ra nước.

- Cho vào máy xay, xay nhuyễn và lọc thật kỹ.

- Bổ sung 3 gram muối biển.

- Cho hỗn hợp vào bình tối màu (hoặc bọc vải đen cho tối, tốt nhất là bình gốm), bịt thật kín với màng bọc thực phẩm. Ủ trong 10 ngày.

- Chiết ra chai, bảo quản ngăn mát dùng dần.



Chú ý: toàn bộ quy trình làm là phải đảm bảo sạch sẽ để tránh nhiễm tạp khuẩn.

Cách dùng

Nước bưởi ép pha thêm mật ong lên men, nước ấm đủ ngọt uống vào sáng sớm và trước các bữa ăn.

Hoặc thêm rượu trắng đã khử aldehyt để tăng độ làm rượu bưởi.



Nguyễn Phượng Handmade
Tagged under:

Tác dụng của hoa hồng đối với sức khỏe



Cây hoa hồng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn làm một cây thuốc quý. Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm. Theo Đông y, hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Hoa hồng đỏ có tác dụng làm cho huyết mạch lưu thông, vết sưng tấy... Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu.

Thành phần trong cánh hoa hồng

Trong cánh hoa hồng có chứa rất nhiều các loại chất như: vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B, vitamin K, canxi, kali...

Các chất này rất tốt cho các cơ quan trong cơ thể như tim, hệ tiêu hóa, miễn dịch…

Cánh hoa hồng có chứa canxi tác động đến quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn.

Tinh dầu hoa hồng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ khả năng hàn gắn các lớp màng, khử khuẩn và bù đắp lượng men thiếu hụt trong dạ dày và ruột.

Kali thành phần vô cùng quan trọng đối với hoạt động của tim, cải thiện tình hình hoạt động của tuyến nội tiết.

Chất iodine tốt cho tuyến giáp cũng được phát hiện có trong cánh hoa hồng. Hầu hết các chất khoáng có trong bảng tuần hoàn Mendeleyev đều có trong cánh hoa hồng.

Ngay từ thời cổ đại, hoa hồng được sử dụng là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể con người, như tác động lên tâm trí và được sử dụng để làm đẹp da.

Trong y học cổ truyền, người ta thường dùng hoa hồng để làm thuốc, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, các bệnh viêm da, đau bụng... Nhưng những lợi ích sức khỏe dưới đây của hoa hồng đem đến cho bạn những ngạc nhiên thú vị.

Những tác dụng của cánh hoa hồng

Hỗ trợ giảm cân

Các nghiên cứu khoa học cho biết, hoa hồng có chứa các hợp chất giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp loại bỏ độc tố. Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện da, an thần, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu ở vùng bụng. Đây là một trong những lý do khiến trà hoa hồng có thể giảm cân cho những người thừa cân, béo phì.

Chỉ cần cho khoảng 10-15 cánh hoa hồng tươi rửa sạch vào một ly nước sôi và chờ khoảng 5 phút là bạn đã có một cốc trà hoa hồng. Bạn cũng có thể thêm một chút mật ong và một nhúm bột quế để tạo vị cho loại đồ uống này. Uống trà hoa hồng thường xuyên có tác dụng giảm mỡ, tốt nhất là nên uống vào buổi sáng.


Kích thích ham muốn tình dục

Hoa hồng không chỉ là một biểu tượng của của tình yêu mà còn là một loại hoa có khả năng tăng cường ham muốn tình dục tự nhiên. Theo Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) cho rằng, hoa hồng đặc biệt là tinh dầu của nó có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp an thần, làm con người phấn chấn, tăng nhu cầu hoạt động tình dục.

Bạn có thể cắm hoa hồng trong phòng ngủ hoặc sử dụng trà hoa hồng hàng ngày sẽ bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực, sức sống. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tình dục của bạn cũng tăng lên.

Làm giảm căng thẳng và trầm cảm

Chính tác dụng an thần của tinh dầu hoa hồng đã nói ở trên sẽ làm con người giảm căng thẳng, trầm cảm. Khi xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, hay mất ngủ, bồn chồn làm con người trở nên cáu kỉnh, bực tức và lãnh cảm. Hương hoa hồng tự nhiên sẽ xua tan những triệu chứng này. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa sinh lý và bệnh lý, Đại học Paraíba-Caixa, tinh chất hoa hồng có tác dụng an thần rất tốt.

Khi bị căng thẳng, hãy tắm nước nóng có rắc một số cánh hoa hồng vào. Nhờ tác dụng của nhiệt, hương thơm của hoa hồng tỏa ra giúp bạn thư giãn tâm trí và cơ thể.

Giúp chống lại các triệu chứng chảy máu do trĩ

Cánh hoa hồng được biết đến như một liệu pháp tự nhiên hỗ trợ chảy máu do trĩ. Vì hoa hồng rất giàu chất xơ, nước và nhiều hợp chất giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, nó khá hiệu quả chống các trường hợp chảy máu do trĩ và có tác dụng giảm đau.

Lấy một nắm cánh hoa hồng, thêm khoảng 50 ml nước và nghiền nát chúng trong một cái cối và chày cho đến khi nó tạo thành một dung dịch đậm. Uống vào buổi sáng trong 3 ngày để giảm triệu chứng đau rát khi bị chảy máu trĩ.


Làm lành vết thương

Hoa hồng là một trong những loài hoa duy nhất được sử dụng làm đẹp. Nước hoa hồng giúp làm se lỗ chân lông, kể cả ở da nhạy cảm, giúp cân bằng chất dầu trên da nhờn, làm mềm và làm da tươi sáng. Ngoài ra tinh chất hoa hồng còn là một chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả, giúp làm da sáng hơn, tươi trẻ hơn. Cánh hoa hồng có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn nên nó có tác dụng làm dịu da, kể cả da bị kích thích hay bị ngứa.

Phụ nữ nên sử dụng nước hoa hồng thường xuyên hàng ngày để chăm sóc da, làm cho làn da sáng, sạch và khỏe mạnh.

Điều trị mụn trứng cá

Nếu bạn đang bị mụn trứng cá và đang tìm một phương pháp tự nhiên để chữa trị các loại mụn, thì chính hoa hồng sẽ là cứu cánh cho các vùng da bị mụn của bạn. Vì đặc tính kháng khuẩn của hoa hồng, nó giúp làm se các vết mụn nhanh chóng, nhưng cũng không bỏ qua việc cung cấo độ ẩm cho da. Trong hoa hồng có hợp chất phenyl ethanol, một hợp chất sát khuẩn, làm cho hoa hồng chống lại mụn rất hiệu quả.

Ngâm vài hạt cỏ cà ri trong nước vào ban đêm và thêm nước hoa hồng. Đắp hỗn hợp này trên da mặt bị mụn trong 20 phút và rửa lại bằng nước hoa hồng lạnh. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ sau một thời gian ngắn

Làm hồng môi tự nhiên

Hoa hồng có tác dụng tuyệt vời không chỉ đối với làn da và tâm trạng, nó còn có thể làm hồng đôi môi xỉn màu của bạn do sử dụng son thường xuyên mà không được bảo dưỡng. Khi sử dụng hoa hồng cho đôi môi, nó vừa có tác dụng làm hồng môi, vừa làm mềm môi. Ngoài ra nó chất sát khuẩn nhẹ, có thể tẩy đi những tế bào chết trên môi và cung cấo độ ẩm cho môi thêm mềm mại.

Hãy trộn các cánh hoa hồng tươi với một thìa kem sữa và vài giọt mật ong rồi áp hỗn hợp này lên môi của bạn trong khoảng thời gian 15-20 phút và sau đó rửa sạch với nước.


-------------------------
Tài liệu tham khảo:
Theo Healthsite



Tagged under:

Cách ngâm quả dâu tằm làm nước giải khát



Dâu tằm thường chín rộ vào tháng 4 hàng năm, chỉ xuất hiện khoảng 3 – 4 tuần là hết vụ. Dâu tằm cung cấp nhiều sắt, canxi, vitamin A, C, E và K, folate, thiamin, Pyridoxine, Niacin và chất xơ. Theo Đông y, dâu tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe. 

Công dụng nổi bật nhất của quả dâu tằm là chữa mất ngủ, chống bạc tóc, chữa ho, tốt cho khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ hồng hào…

Theo các chuyên gia, tuy dâu tằm rất tốt với sức khỏe nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Vì trong dâu tằm có tính hàn nên người có dấu hiệu bị hạ đường huyết, lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày… không nên ăn.

Bên cạnh đó, trong dâu có chứa chất tanin nên tuyệt đối không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.

Chú ý là khi mua dâu nên chọn những quả chín thẫm và không bị giập. Không nên mua dâu vào sau những hôm trời mưa vì dâu sẽ bị nhạt hơn.

Một số công dụng của dâu tằm đối với sức khỏe:

Hỗ trợ tiêu hóa

Quả dâu tằm chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi và quặn thắt ruột. Bên cạnh đó, chất xơ ở loại quả này còn có khả năng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Chống oxy hóa

Nguồn vitamin C - một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, có nhiều trong dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại những tổn hại gây ra bởi các gốc tự do.

Kiểm soát đường huyết

Một chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong quả dâu tằm là flavonoid, được chứng minh có tác dụng điều chỉnh sự tăng, giảm lượng đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, quả dâu tằm còn chứa các thành phần hữu ích khác, có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.

Tăng cường đề kháng cơ thể

Dâu tằm có hàm lượng cao vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Dâu tằm cũng hỗ trợ trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày và viêm gan mãn tính.

Cách ngâm nước dâu tằm thơm ngon

Cách 1 : Chế biến nước si rô dâu cũng không quá phức tạp. Sau khi mua về, dâu tằm rửa sạch, trộn với đường cát. Cứ một lớp dâu phủ một lớp đường (tỉ lệ khoảng 2kg dây với 1kg đường).

Để dâu 1 ngày cho tan hết đường, lọc lấy nước; đun sôi cho đến khi ra nước màu đỏ sền sệt, tỏa mùi thơm. Bắc xuống bếp để nguội, rồi chắt vào lọ để trong tủ lạnh uống dần.

Khi thưởng thức, cho nước dâu ra cốc, thêm nước, khuấy đều, siro sẽ ngon hơn khi cho thêm một vài viên đá.

Phần quả dâu có thể đem xay nhuyễn, làm thành mứt thưởng thức cùng bánh mì hoặc làm nguyên liệu chế biến các loại bánh.

Ưu điểm : Nước trái cây sẽ bị ngọt uống không đã và không để lâu .



Cách 2 : Ngâm dâu tằm với mật ong lên men

Dâu tằm mua về đem rửa sạch nhiều lần với nước, loại bỏ những quả dập nát rồi đem ngâm với nước muối loãng để diệt vi khuẩn và bụi bẩn.

Sau khi ngâm dâu chừng 15-20 phút thì vớt ra rửa sạch vài lần với nước rồi để thật ráo nước. Chú ý nên phơi cho dâu thật khô thì sau này ngâm sẽ không bị lên men.

Cho dâu vào bình thủy tinh, đổ mật ong lên men ngập hết phần dâu và đậy kín bình lại, để nơi thoáng mát. Sau 2 – 3 ngày, khi dâu có dấu hiệu trương phình hoặc lên men nhẹ hãy dùng đũa tre đảo đều dâu và mật ong rồi để vào chỗ thoáng mát hơn. Tránh để nơi có nhiệt độ cao.

Khi ngâm dâu tằm với mật ong lên men được khoảng 10 – 15 ngày bạn dùng rây để lọc lấy nước cốt. Không nên ép kỹ quả để lấy nước cốt vì bạn có thể tận dụng để làm mứt dâu tằm. Bạn chỉ cần thêm đường rồi xào cho cô đặc lại để ăn kèm cùng bánh mỳ sẽ rất ngon.



Phần nước cốt bạn rót sang từng chai 500 ml để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Khi uống bạn chỉ cần rót nước cốt vào cốc, thêm chút nước lọc, khuấy đều, bỏ vào vài viên đá lạnh là đã có thể uống rồi.


Hướng dẫn làm siro lên men 



Chúc các nàng thành công! 

----------------------------------------

Nguyễn Phượng Hanmade
Tagged under: ,

Mật ong lên men từ góc độ nghiên cứu khoa học



Đứng giữa những luồng tranh luận về mật ong lên men, mình post lên đây tài liệu do thầy Hoàng Công cung cấp để mọi người có cái nhìn đúng hơn về mật ong lên men.

Trích bài viết của thầy Hoàng Công trong Liên Minh Nông Nghiệp Tử Tế: 

--------------------------------------------------

"Năm 2013, tôi tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu sơ khai về ứng dụng probiotic trong mật ong qua kênh Unesco. Khi đó, việc đưa probiotic vào mật ong còn là việc của các phòng thí nghiệm của các viện Hàn lâm thế giới. 

Cho tới khi đó, việc nhân nuôi lợi khuẩn trong môi trường gia đình vẫn chưa có giải pháp, hoàn toàn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm.

Tới 2016, các nghiên cứu này mới phát triển và rực rỡ nhất là 2019, trước thời điểm Liên Minh ra đời.

----------------------------------------------

Hiện có rất nhiều báo cáo, nghiên cứu khoa học về vấn đề này, song để các bạn ít có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu, tôi chia sẻ 2 tư liệu cơ bản kèm dẫn nguồn.


1. Vai trò của mật ong chứa probiotic trong việc ức chế, tiêu diệt các hại khuẩn đường ruột.

Đây là nghiên cứu từ Trung tâm khoa học hàn lâm Liên Bang Nga, 2016

"Prebiotic và Probiotic trong mật ong"

Của các tác giả  Gaifullina L.R., Saltykova E.S. and Nikolenko A.G

Link tài liệu:

https://docs.google.com/document/d/18TRej4M27skHZxv7LxUV_W7PVZ2pFykx/edit?usp=drivesdk&ouid=102238191961533201773&rtpof=true&sd=true

Một số điểm đáng chú ý trong tài liệu này:

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mật ong có chứa olygosaccharides và polysaccharides có trọng lượng phân tử thấp thể hiện các đặc tính tiền sinh học. Giống như các prebiotic thương mại nổi tiếng, oligosacarit mật ong không được tiêu hóa ở phần trên của đường tiêu hóa mà được lên men bởi hệ vi sinh vật có lợi trong ruột già của người và động vật và kích thích sự phát triển cũng như hoạt động sống của nó. 

Bifidobacteria Lactobacilli cư trú trong dạ dày mật ong có thể tồn tại trong mật ong trong vòng 2-3 tháng sau khi thu hoạch. Thành phần hệ vi sinh vật của mật ong bao tử và mật ong tươi có thể phụ thuộc vào nguồn gốc thực vật của mật ong, cũng như môi trường sống và phân loài của ong mật. 

Các vi sinh vật probiotic có liên quan đến sự phát triển khả năng kháng của ong mật đối với các yếu tố môi trường bất lợi trực tiếp ức chế sự phát triển của mầm bệnh và kích thích các thành phần của hệ thống miễn dịch. 

Hoạt động đối kháng của vi khuẩn sinh học chống lại phổ rộng các vi sinh vật gây bệnh cho phép ứng dụng của chúng để phòng ngừa và điều trị các bệnh ở ong mật, cũng như trong y học cho người và thú y.

Mật ong tươi chứa probiotic được ứng dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa thông qua việc sử dụng probiotic ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa ở người. Đồng thời trực tiếp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh và các thành phần kích thích của hệ thống miễn dịch.

Danh mục các probiotic có lợi cho người như L. Acidophilus, L. Casei, L. Bulgaricus, L. Reuteri...  và hoạt động của probiotic trong mật ong.

2. Ứng dụng của mật ong lên men (chứa probiotic) đối với việc điều trị bệnh tiểu đường trong 12 tuần.

Đây có lẽ là báo cáo đầu tiên trên thế giới vào năm 2019 do Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ công bố của tác giả Navid Mazruei Arani và cộng sự.

Tài liệu chỉ ra thực nghiệm nghiên cứu sử dụng mật ong có chứa probiotic và mật ong thông thường trên 2 nhóm bệnh nhân tiểu đường.

Liều dùng 25 gram mỗi ngày trong 12 tuần (3 tháng).

Kết luận của nghiên cứu chỉ ra giải pháp mật ong chứa probiotic đã hỗ trợ chức năng kiểm soát insuline trong cơ thể và các chỉ số đã được nêu rất rõ ràng về biến chuyển này.

Trong khi đó, sử dụng mật ong không chứa probiotic không tạo ra kết quả đó.

Đây cũng là báo cáo khoa học có dấu ấn rất lớn đối với tôi khi quyết định sử dụng mật ong lên men cho những người thân mắc bệnh. 

Link tài liệu:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30218286/

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0023643817301123

"25 gram là khoảng 20ml/ngày cho bệnh nhân tiểu đường, dùng từ trên 12 tuần".

------------------------------------------

9 năm tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này cùng cộng sự là một đoạn đường dài, gian nan và vô cùng tốn kém.

Người Việt mình ít có điều kiện và thói quen khảo cứu các tiến bộ khoa học nhân loại qua các tài liệu ngoại văn.

Tôi đặt một câu hỏi, liệu bao giờ những nông dân nghèo có thể tìm hiểu, học tập những tri thức này nếu không có cách đơn giản hơn.

Những năm dịch bệnh, tôi và đồng sự quyết định chia sẻ giải pháp bản địa hóa mật ong lên men tới cộng đồng.

Và thực ra, trong Liên Minh cũng như trên trang cá nhân, chính thức tôi chỉ có 2 công thức công bố (một trong hai bài viết đó là bài Mật ong lên men cho mùa Vu Lan). 

Tài liệu về vấn đề này sau 2016 đã có đến hàng trăm, các bạn có thể tìm kiếm thêm.

Tuy nhiên, trước sự băn khoăn của một số người tôi yêu quý, tôi khẳng định:

- Uống mật ong lên men (chứa lợi khuẩn) là hữu ích.

- Có thể sử dụng mật ong lên men với liều dùng 25 gram mỗi ngày cho bệnh nhân tiểu đường, kèm theo xét nghiệm, theo dõi cho đến khi khỏi bệnh.

Các ứng dụng khác, tôi sẽ chia sẻ thêm khi có điều kiện."


Hoàng Công.


Đọc thêm về cách làm rượu mật ong, một cách lên men mật ong tạo thành một sản phẩm đường uống chứa cồn.

Tagged under: ,

Bột Collagen ngoài những tác dụng liên quan đến làm đẹp

 


Collagen là một loại protein thường được kết hợp với các sản phẩm làm đẹp và làm săn chắc, trẻ trung cho làn da. Nhưng gần đây, collagen đã mở rộng ra ngoài danh mục sức khỏe làn da và sắc đẹp và hiện nay đã nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường khác, bao gồm dinh dưỡng thể thao, sức khỏe xương khớp và sức khỏe tiêu hóa.

Collagen là gì?

Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể bạn. Điểm độc đáo của nó so với các loại protein khác ở chỗ nó chứa rất nhiều ba loại axit amin: glycine, proline và hydroxyproline. Các axit amin này lặp lại theo một trình tự và gấp lại thành cấu trúc ba xoắn để cung cấp một protein dạng sợi không hòa tan, cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các mô liên kết của cơ thể bạn, bao gồm xương, da, sụn, dây chằng và gân.

Nó cũng có nhiều trong mạch máu, ruột, giác mạc và ngà răng. Trên thực tế, cái tên collagen bắt nguồn từ từ “kόla” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là keo. Nếu không có sự hỗ trợ cấu trúc của collagen, các mô này trở nên mỏng manh. Sản xuất collagen suy giảm theo tuổi tác và tiếp xúc với các yếu tố lối sống như hút thuốc và tia UV. Bên cạnh những yếu tố này, chế độ dinh dưỡng kém có thể làm cơ thể bạn mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất collagen.

Bột protein collagen

Mặc dù collagen từ lâu đã được sử dụng trong các ứng dụng làm đẹp tại chỗ như kem dưỡng da, kem và bột đắp mặt, các ứng dụng có thể ăn được và uống - đặc biệt là bột protein - đang trở thành phương tiện phổ biến cho collagen.

Bột protein collagen có nguồn gốc từ các mô liên kết của bò, lợn, gà và cá. Chúng thường trải qua quá trình thủy phân, một phản ứng hóa học phá vỡ collagen thành các mảnh nhỏ hơn gọi là peptit, để dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh chóng. Khi bị biến tính ở nhiệt, collagen tạo thành gelatin, một thành phần thực phẩm phổ biến được tìm thấy trong các món tráng miệng bằng gelatin, kẹo dẻo, kem và sữa chua.

Phần lớn các nghiên cứu điều tra tác động của collagen đối với sức khỏe làn da và các lợi ích sức khỏe khác đã sử dụng chất bổ sung protein collagen.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ 2,5-10 gam mỗi ngày trong 8-24 tuần có thể làm tăng độ đàn hồi của da, hydrat hóa và mật độ collagen ở da. Hơn nữa, các nghiên cứu sơ bộ cho thấy bổ sung collagen cũng có thể hữu ích cho việc chữa lành vết thương. 1


Hơn cả sức khỏe làn da

Là một thành phần của các mô cấu trúc của cơ thể, collagen có tiềm năng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung 5 gam protein collagen mỗi ngày trong một năm so với giả dược làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cả cột sống thắt lưng và cổ xương đùi của phụ nữ sau mãn kinh với sự suy giảm mật độ khoáng xương do tuổi tác. 2

Một nghiên cứu khác đã khảo sát tác động của việc bổ sung 15 gam protein collagen kết hợp với luyện tập sức đề kháng trong 12 tuần đối với thành phần cơ thể ở những người đàn ông cao tuổi bị chứng suy nhược cơ, một tình trạng đặc trưng bởi mất khối lượng cơ. Trong khi cả hai nhóm đều có sự gia tăng đáng kể về khối lượng cơ và sức mạnh cũng như giảm khối lượng chất béo, những người bổ sung protein collagen có kết quả tốt hơnTuy nhiên, sự khác biệt này có thể được cho là do lượng protein sau khi tập luyện sức bền, được biết là làm tăng tổng hợp protein cơ bắp. 3

Điều đó nói rằng, các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên bổ sung là cần thiết để hỗ trợ lợi ích tiềm năng của collagen đối với sự phát triển và sức mạnh của cơ bắp, đặc biệt là so với các loại protein khác như protein sữa, whey và casein.

Nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bổ sung collagen có thể hữu ích để cải thiện các triệu chứng của viêm xương khớp, giảm đau khớp và tăng cường sức khỏe tim mạch4,5

Triển vọng tăng trưởng

Theo một báo cáo nghiên cứu thị trường do MarketsandMarkets công bố, thị trường collagen ước tính đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,2%, đạt 4,6 tỷ USD vào năm 2023. 6

Phân khúc thủy sản và gia cầm được dự báo là những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn dự báo.

Các chất bổ sung và dinh dưỡng thể thao được kỳ vọng sẽ dẫn đầu các ứng dụng collagen trong nhiều năm tới. Dạng thanh và bột là định dạng phổ biến và thông dụng nhất cho các ứng dụng collagen trong các sản phẩm dinh dưỡng thể thao.

Collagen cũng có vị trí đặc biệt để đáp ứng nhu cầu lão hóa lành mạnh, điều này tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm đến các chất bổ sung cho sức khỏe của da, khớp và xương.

Các sản phẩm mới lạ vẫn là một cơ hội thích hợp cho collagen và có nhiều loại từ đồ uống có cồn đến nước collagen cho đến bỏng ngô.

Là một thành phần quan trọng trong các mặt hàng bánh kẹo như kẹo dẻo, kẹo dẻo và đồ ăn nhẹ trái cây, collagen trong gelatin được kỳ vọng sẽ vẫn là một thành phần thực phẩm chức năng quan trọng. Nó cũng được ngành công nghiệp sữa sử dụng rất nhiều để làm sữa chua, kem, pho mát và các món tráng miệng đặc biệt.

Sự tăng trưởng về số lượng người tiêu dùng thuần chay và ăn thực vật cùng với những hạn chế về văn hóa do sử dụng da động vật, được cho là sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường collagen. 6

Điểm mấu chốt

Collagen là một loại protein cấu trúc cho phép liên kết, đàn hồi và tái tạo các mô liên kết, bao gồm da, sụn, dây chằng và xương.

Các nghiên cứu đã chứng minh một số lợi ích khi bổ sung collagen đối với sức khỏe của xương, khối lượng cơ và giảm đau khớp.

Nhu cầu về collagen dự kiến ​​sẽ tăng lên khi các nghiên cứu tiếp tục làm sáng tỏ các ứng dụng và lợi ích của collagen, đặc biệt là đối với sức khỏe làn da và quá trình lão hóa lành mạnh.

Collagen Ever Số 1 Hàn Quốc


Tài liệu tham khảo

  1. Choi FD, Sung CT, Juhasz ML, Mesinkovsk NA. Bổ sung Collagen bằng đường uống: Đánh giá có hệ thống về các Ứng dụng Da liễu. J Thuốc Dermatol. Năm 2019; 18 (1): 9-16.
  2. Konig D, Oesser S, Scharla S, Zdzieblik D, Gollhofer A. Collagen Peptide cụ thể cải thiện mật độ khoáng của xương và các dấu hiệu của xương ở phụ nữ sau mãn kinh - Một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên. Các chất dinh dưỡng. Năm 2018; 10 (1): 97.
  3. Zdzieblik D, Oesser S, Baumstark MW, Gollhofer A, Konig D. Bổ sung collagen peptide kết hợp với rèn luyện sức đề kháng giúp cải thiện thành phần cơ thể và tăng sức mạnh cơ bắp ở nam giới cao tuổi: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Br J Nutr. Năm 2015; 114 (8): 1237-1245.
  4. Garcia-Coronado JM, Martinez-Olvera L, Elizondo-Omana RE, et al. Hiệu quả của việc bổ sung collagen đối với các triệu chứng viêm xương khớp: một phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược. Int Orthop. Năm 2019; 43 (3): 531-538.
  5. Tomosugi N, Yamamoto S, Takeuchi M, et al. Tác dụng của Collagen Tripeptide đối với chứng xơ vữa động mạch đối với sức khỏe con người. J Huyết khối vô mạch. Năm 2017; 24 (5): 530-538.
  6. Thị trường Collagen theo loại sản phẩm (Gelatin, Collagen thủy phân và Collagen tự nhiên), Nguồn, Ứng dụng (Thực phẩm & Đồ uống, Dược phẩm & Chăm sóc sức khỏe) và Khu vực (Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương và Hàng) - Dự báo toàn cầu đến năm 2023. MarketsandMarkets trang mạng. https://www.marketsandmarkets.com/Market-Reports/collagen-market-220005202.html . Xuất bản tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2019.