Táo Bón Và Hướng Giải Quyết ~ Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Táo Bón Và Hướng Giải Quyết


Táo bón không phải là bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng đến tâm lí và chất lượng cuộc sống. Táo bón để lâu ngày có thể sinh ra các bệnh liên đới khác. Bởi vậy việc giải quyết vấn đề táo bón thực sự cần thiết.

Khi nào bị gọi là táo bón?

  • Đại tiện dưới 3 lần một tuần
  • Phân cứng, khô hoặc thành cục
  • Gặp khó khăn hoặc đau đớn khi tống phân ra khỏi cơ thể
  • Cảm giác phân chưa ra hết
Tuy nhiên, mọi người có thể có những kiểu đại tiện khác nhau, và chỉ có bản thân họ mới biết thế nào là bình thường.

Mức độ phổ biến của táo bón?

Táo bón phổ biến trong mọi lứa tuổi và mọi nhóm dân số ở Mỹ. Cứ trong 100 người trưởng thành thì khoảng 16 người có những triệu chứng táo bón. Cứ trong 100 người trưởng thành trên 60 tuổi thì khoảng 33 người có các triệu chứng táo bón.
Táo bón - Nỗi niềm của nhiều người

Đối tượng nào dễ bị táo bón?

Những đối tượng dễ bị táo bón là:
  • Phụ nữ, đặc biệt trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con
  • Người cao tuổi
  • Trẻ em lười ăn rau, củ quả
  • Người không thuộc chủng người da trắng 
  • Người ăn ít hoặc không ăn chất xơ
  • Người sử dụng những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nhất định
  • Người gặp phải những vấn đề sức khỏe nhất định gồm cả những rối loạn chức năng tiêu hóa
Sau sinh là thời điểm dễ bị táo bón

Táo bón có những biến chứng gì?

Những người bị táo bón thời gian ngắn thường không gặp phải biến chứng. Tuy nhiên táo bón kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng, gồm
  • Trĩ 
  • Nứt hậu môn
  • Sa trực tràng
  • Vón phân

Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ nếu những triệu chứng không biến mất sau khi đã tự chữa tại nhà hoặc gia đình bạn có tiền sử bị ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng.

Bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức nếu táo bón có những triệu chứng dưới đây.
  • Chảy máu trực tràng
  • Phân có máu
  • Đau bụng liên tục
  • Không thể xì hơi được
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Đau thắt lưng
  • Sút cân không chủ đích

Nguyên nhân gây ra táo bón?

Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón và táo bón có thể đồng thời do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể là:
  1. Phân di chuyển chậm qua kết tràng
  2. Kết tràng trì hoãn tống phân do các rối loạn sàn chậu, đặc biệt ở phụ nữ và do phẫu thuật cắt ruột kết
  3. Những rối loạn chức năng tiêu hóa như là hội chứng ruột kích thích
  4. Thuốc và thực phẩm chức năng nhất định
  5. Thay đổi sinh hoạt
  6. Táo bón có thể xuất hiện khi bạn thay đổi cuộc sống hoặc thói quen hàng ngày của bản thân. Ví dụ như, vấn đề đại tiện của bạn có thể thay đổi:
  • Nếu bạn mang thai
  • Khi tuổi tác tăng
  • Khi bạn đi du lịch
  • Khi bạn nhịn đại tiện
  • Nếu bạn đổi loại thuốc đang sử dụng
  • Nếu bạn đổi lượng và loại thức ăn

Những vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe nhất định

Những vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe nhất định có thể gây ra táo bón là:
  • Không ăn đủ chất xơ
  • Không uống đủ chất lỏng, hoặc bị mất nước
  • Không vận động thể chất đủ
  • Bệnh celiac
  • Những rối loạn ảnh hưởng đến não bộ và cột sống, như là bệnh Parkinson
  • Tổn thương não bộ hoặc dây cột sống
  • Những bệnh ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể như là tiểu đường
  • Những bệnh ảnh hưởng đến hormones như là cường giáp trạng 
  • Tình trạng viêm liên quan đến bệnh viêm túi thừa hoặc viêm ruột thẳng
  • Tắc ruột gồm khối u và chặn nghẽn hậu môn trực tràng 
  • Các dị tật cấu tạo của đường tiêu hóa 

Làm sao để chữa được bệnh táo bón?

Bạn hầu hết thường có thể tự chữa táo bón tại nhà bằng cách làm theo những điều dưới đây:
  • Thay đổi đồ ăn thức uống: Thay đổi những đồ bạn ăn uống có thể làm phân mềm hơn và dễ di chuyển ra khỏi cơ thể hơn. Để giúp giảm các triệu chứng táo bón thì:
  • Hãy ăn thêm những thực phẩm chứa nhiều chất xơ
  • Hãy uống nhiều nước và các loại chất lỏng khác nếu bạn ăn thêm chất xơ hoặc uống thuốc bổ sung chất xơ. 

  • Đọc về những đồ bạn nên ăn và uống để hỗ trợ giảm triệu chứng táo bón. Tùy vào lứa tuổi và giới tính, người trưởng thành nên hấp thu 25 đến 31 gam chất xơ một ngày.
  • Thường xuyên vận động
  • Thử tập ruột: Bác sĩ có thể sẽ đề xuất bạn cố tập đại tiện vào cùng thời điểm mỗi ngày để khiến việc đi đại tiện của bạn trở nên đều đặn hơn. Ví dụ là hãy cố gắng đại tiện vào 15 đến 45 phút sau bữa sáng có khả năng đem lại tác dụng tốt, bởi vì việc ăn uống giúp ruột kết của bạn di chuyển phân. 
  • Dừng uống những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nhất định: Nếu bạn cho rằng những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào đó là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón thì hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc đề xuất loại thuốc khác không gây táo bón. Đừng đổi hay dừng bất cứ loại thuốc điều trị hoặc thuốc bổ sung nào mà không có sự tư vấn của chuyên gia y tế.
  • Uống thuốc không kê đơn: Chuyên gia y tế có thể khuyến nghị bạn dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian ngắn. Họ sẽ cho bạn biết loại thuốc nhuận tràng nào là thích hợp với bạn nhất.
  • Bổ sung thêm mật ong lên men vào sáng và tối trước khi đi ngủ cũng giúp cải thiện táo bón.

Bác sĩ điều trị táo bón bằng cách nào?

Nếu các biện pháp tự chữa không có tác dụng, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc cho bạn để điều trị táo bón. Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn hoặc thuốc bổ sung mà có thể gây ra táo bón, bác sĩ có thể đề xuất bạn nên dừng sử dụng, thay đổi liều lượng hoặc đổi sang một loại thuốc khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi hoặc dừng bất cứ lọai thuốc nào.

- Thuốc kê đơn

- Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật để điều trị khối chặn nghẽn hậu môn trực tràng (anorectal) do sa trực tràng gây ra nếu các biện pháp khác không có tác dụng. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ ruột kết nếu các cơ ruột kết không hoạt động bình thường.

Làm sao để có thể phòng tránh được táo bón?

Bạn có thể hỗ trợ phòng tránh táo bón bằng cách thực hiện những cách tương tự việc chữa trị táo bón:
  • Ăn uống đủ chất xơ
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác ví dụ mật ong lên men
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Hàng ngày cố gắng đại tiện vào cùng thời điểm

Ăn uống, ăn kiêng, & dinh dưỡng

Ăn đủ chất xơ. Uống nhiều chất lỏng để giúp chất xơ hoạt động hiệu quả hơn.

Chất xơ

Tùy vào tuổi tác và giới tính, người trưởng thành nên hấp thu 25 đến 31 gam chất xơ một ngày. Người lớn tuổi thỉnh thoảng không hấp thu đủ chất xơ vì có thể họ mất hứng thú với đồ ăn.

Hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như một chuyên gia dinh dưỡng, để lên kế hoạch các bữa ăn sao cho có đủ lượng chất xơ. Hãy chắc chắn là bạn đưa từng ít một chất xơ vào chế độ ăn của mình như vậy cơ thể bạn có thể sẽ quen với sự thay đổi.

Các nguồn chất xơ phong phú gồm có:
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mỳ và mỳ ống nguyên cám, bột yến mạch và bánh ngũ cốc ăn sáng làm từ cám lúa mỳ hoặc yến mạch
  • Các cây họ đậu như là đậu lặng, đậu đen, đậu tây, đậu tương và đậu gà
  • Trái cây như là quả mọng, táo ăn cả vỏ, cam và lê
  • Rau củ, như là cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan xanh và cải rổ
  • Quả hạch như là hạnh nhân, lạc và hạt hồ đào

Uống nhiều nước

Bạn nên uống nước và các chất lỏng khác, như là các loại nước ép trái cây và rau củ ngọt tự nhiên và các loại súp nước trong, để hỗ trợ chất xơ hoạt động tốt hơn. Bằng sự thay đổi này phân sẽ mềm và dễ đi ra ngoài hơn.

Uống đủ nước và các chất lỏng khác cũng là một cách tốt để tránh mất nước. Cơ thể đủ nước nói chung tốt cho sức khỏe của bạn và có thể giúp bạn tránh bị táo bón. Tham khảo ý kiến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe về lượng chất lỏng bạn nên uống mỗi ngày căn cứ vào kích thước cơ thể, sức khỏe, mức độ hoạt động và nơi sinh sống của bạn.

Mách bạn cách điều trị táo bón hiệu quả mà lại tốt cho sức khỏe đó là Uống mật ong lên men

Mật ong lên men là một probiotics giúp cung cấp hệ lợi khuẩn, bộ máy tiêu hóa thứ hai giúp cho cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chỉ cần uống đều đặn mỗi ngày thì bạn sẽ chấm dứt được tình trạng táo bón. 

Cách uống rất đơn giản là mỗi sáng hòa 2 muỗng mật ong lên men với 250ml nước ấm nhẹ và uống ngay sau khi tỉnh dậy sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón của bạn.


Tại sao mật ong lên men lại giúp giải quyết tình trạng táo bón? Mời bạn đọc thêm bài viết: https://www.matongphuongnam.com/2020/06/an-ban-song-lau.html

Có nhiều cách uống mật ong lên men khá ngon mà bạn có thể thử. 

Tôi nên tránh ăn uống những gì nếu bị táo bón?

Để giúp phòng tránh hoặc làm thuyên giảm tình trạng táo bón, tránh những thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ, như là:
  • Khoai tây chiên
  • Đồ ăn nhanh
  • Thịt
  • Những thực phẩm làm sẵn như là những món ăn đông lạnh và các đồ ăn vặt
  • Những thực phẩm chế biến sẵn như là bánh mỳ kẹp xúc xích hot dog hoặc những món ăn tối làm sẵn khi ăn chỉ cần dùng lò vi sóng
Táo bón ở trẻ em phải làm sao? 
(Theo NIDDK, Hoa Kỳ – Người dịch: Trần Tuyết Lan, nhóm dịch: Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét