Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Cách ngâm mật ong lên men với trứng gà ta - Thức Ăn Bổ Dưỡng Bồi Bổ Sức Khỏe


Trứng gà và mật ong lên men là 2 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe lẫn làm đẹp da, tóc ở chị em phụ nữ. Bài thuốc này là bài thuốc bổ máu và tạo máu, siêu bổ cho bà bầu, mẹ cho con bú, phụ nữ trên 30 tuổi da hồng hào, người cao tuổi, người bệnh và trẻ em suy dinh dưỡng dùng tốt. 

Trứng gà ngâm mật ong lên men có tác dụng gì?

Sản phẩm là mật ong có chứa các lợi khuẩn sống phù hợp với cơ thể con người ngâm với lòng đỏ trứng gà. Hỗn hợp giúp cân bằng hấp thụ chất, phục hồi hệ tiêu hóa với lợi khuẩn giúp ngăn chặn, đào thải độc tố trong đường ruột. 

Trong mật ong chứa hơn 70 dưỡng chất quan trọng. Nó dùng làm mặt nạ, uống, làm thực phẩm hàng ngày đều bổ ích. Mật ong lên men ngoài những thành phần dinh dưỡng từ mật ong thì còn có một hệ men vi sinh lơi cho đường ruột. 

Trong Đông y trứng gà có khí bình, vị cam và không độc đây được xem là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhất là đối với những người bị đau dạ dày, suy nhược cơ thể và lao phổi. Không những thế phụ nữ trước và sau sinh dùng trứng gà sẽ cực kì bổ dưỡng.

Vậy nên khi kết hợp mật ong lên men với trứng gà sẽ thu được những tác dụng sau đây:

#1. Trứng gà ngâm mật ong lên men làm đẹp da

Quan sát làn da của bạn thấy có những vết thâm, nám hãy nghĩ ngay đến việc ứng dụng lợi ích của lòng trắng trứng gà với mật ong lên men để đẩy lùi quá trình lão hóa da.

Mật ong  lên men và lòng trắng trứng gà kết hợp với nhau mang lại tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết, tăng sự đàn hồi và tái tạo sự mịn màng cho da theo thời gian. Mật ong lên men còn có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da giúp cho các dưỡng chất đi sâu vào da hơn. 

Bên cạnh đó nhờ nguồn collagen dồi dào trong lòng trắng trứng giúp sản sinh nhiều tế bào mới. Ngoài ra nó còn duy trì sự ổn định của nội tiết tố nữ estrogen, từ đó giúp làn da trắng hồng và ngăn ngừa lão hóa da cực hiệu quả.



#2. Lòng đỏ trứng gà ngâm mật ong lên men chữa dạ dày

Có nhiều thông tin cho rằng lòng đỏ trứng gà ngâm mật ong giúp chữa những vết viêm loét trong dạ dày. Vì mật ong vốn có tính năng diệt khuẩn, trứng gà lại giàu dinh dưỡng nên khi kết hợp hai thực phẩm này sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

Người đau dạ dày ăn mỗi ngày một lòng đỏ trứng, ăn trong khoảng 20 ngày mỗi đợt.

Tuy nhiên đó chỉ là những lời truyền miệng của người sử dụng. Hiện nay chưa có tài liệu nói về tác dụng của lòng đỏ trứng gà ngâm mật ong lên men với bệnh dạ dày. Vì đối với nguyên lý điều trị viêm loét dạ dày là cần phải cân bằng axit dịch vị sau đó cần chống viêm và làm lành các vết loét.

Hiện nay bài thuốc thiên nhiên giúp trị bệnh dạ dày hiệu quả nhất và được khuyên dùng chính là mật ong lên men nghệ chữa đau dạ dày. Bởi nghệ có các thành phần chống viêm giúp liền sẹo rất hay. Kết hợp với mật ong lên men chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

#3. Trứng gà ngâm mật ong lên men cho bà bầu

Trứng gà là thực phẩm quen thuộc và bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Khi kết hợp với mật ong lên men sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là tốt cho bà đẻ.

Chị em khi mang thai hoặc sau khi sinh con mà ăn món này sẽ là biện pháp tự nhiên và đơn giản để lấy lại vẻ đẹp cho da, duy trì vóc dáng, hồi phục thể lực nhanh chóng.

Liều lượng sử dụng như sau: Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 lòng đỏ trứng gà ngâm với mật ong lêm men. Quan trọng là nên duy trì đều đặn như vậy thì sức khỏe của mẹ sẽ được cải thiện, tình trạng suy nhược cơ thể cũng chuyển biến tích cực.

#4. Bổ sung protein, canxi, các vitamin khoáng chất và enzym quan trọng

#5. Tăng sức đề kháng, phục hồi cơ thể sau suy nhược

#6. Ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp
#7. Chống oxy hoá, giải lo âu & trầm cảm
#8. Chậm quá trình lão hoá, đẹp da & tóc, giảm nếp nhăn và sạm nám
#9. Tham gia thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh

Cách làm trứng gà ngâm mật ong lên men

Nguyên liệu:

  • 4 quả trứng gà hoặc nhiều hơn tùy số người sử dụng trong gia đình bạn
  • 300ml mật ong lên men (tăng lượng mật ong khi tăng số trứng)
  • Lọ thủy tinh có nắp

Cách làm:

Đầu tiên, đập trứng gà rồi tách riêng lòng đỏ ra 1 chiếc bát. Sau đó cho lòng đỏ trứng vào lọ thủy tinh, đổ mật ong lên men vào rồi đậy kín nắp. Bạn nên đặt lọ trứng ngâm mật ong lên men này ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sau khoảng 3-4 tuần là có thể sử dụng.

Đối với những người bị bệnh dạ dày, đại tràng, lao phổi, tụt huyết áp hay cơ thể suy nhược, mệt mỏi có thể sử dụng lòng đỏ trứng gà ngâm mật ong lên men 1 đến 2 lần trong tuần trước bữa ăn sẽ đem lại cho hiệu quả tốt nhất.

Đối với lòng trắng trứng bạn cũng có thể ngâm với mật ong lên men thành sản phẩm chăm sóc da mặt rất tốt để dưỡng nhan. 


Trứng gà ngâm mật ong lên men để được bao lâu?

Trứng gà ngâm mật ong lên men không nên để quá 1 tháng. Vì vậy bạn nên ngâm với số lượng vừa đủ. Nếu như ngâm nhiều quá mà không dùng hết thì hỗn hợp trứng ngâm mật ong lên men không còn có hiệu quả tốt, cũng sẽ không còn thơm ngon và bổ dưỡng nữa. Để tăng thời gian bảo quản có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh. 

Sử dụng trứng gà ngâm mật ong lên men cần chú ý:
Tuy là hỗn hợp có thể cung cấp chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho chị em làm đẹp, cũng như là hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Nhưng không phải hỗn hợp này có thể được dùng mà không phải kiêng kỵ gì. Thay vào đó, khi sử dụng trứng ngâm mật ong lên men bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
  • Sử dụng tối đa 3 quả trứng gà trên một tuần để không bị thừa chất.
  • Trong khâu chọn nguyên liệu, bạn cần chọn trứng gà sạch, mua ở những nơi uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn cũng như là đảm bảo độ dinh dưỡng.
  • Mật ong lên men thì nên chọn nơi mua đảm bảo chất lượng.  
Ngoài việc sử dụng mật ong lên men thì bạn cũng có thể sử dụng mật ong nguyên chất thay cho mật ong lên men. Nhưng để tận dụng những lợi thế của mật ong lên men nên là mình khuyên bạn nếu có điều kiện thì dùng mật ong lên men. 





Mình có cả sản phẩm mật ong nguyên chất và mật ong lên men. Nếu anh chị quan tâm có thể xem thử.
Bạn có thể tham khảo về sản phẩm MẬT ONG HOA CÀ PHÊ và MẬT ONG LÊN MEN PHƯƠNG NAM.

Tagged under:

Lợi Khuẩn Bifidobacteria

Lợi Khuẩn Bifidobacteria dùng để làm gì?

Bifidobacteria là một nhóm vi khuẩn thường sống trong ruột. Bifidobacteria có thể được phát triển bên ngoài cơ thể và sau đó được uống như thuốc.



Bifidobacteria được sử dụng trong nhiều điều kiện ảnh hưởng đến ruột, bao gồm:

  • Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
  • Tiêu chảy của người du lịch ở người lớn
Một số người lấy Bifidobacteria để khôi phục lại “vi khuẩn tốt” trong ruột đã bị giết hoặc do tiêu chảy, hóa trị liệu, kháng sinh hoặc các nguyên nhân khác. Bifidobacteria cũng được sử dụng để điều trị:

  • Viêm đại tràng kết loét
  • Viêm phát triển sau phẫu thuật viêm loét đại tràng loét
  • Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh
  • Bệnh chàm da
  • Nhiễm nấm (candida)
  • Các triệu chứng cảm lạnh, cúm, triệu chứng giống cúm ở trẻ em
  • Đau vú (viêm vú)
  • Viêm gan
  • Không dung nạp lactose
  • Quai bị
  • Ung thư.
Bifidobacteria có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của Bifidobacteria là gì?

Bifidobacteria được sử dụng trong điều trị như “probiotic”, trái với kháng sinh. Bifidobacteria được xem là vi khuẩn “thân thiện”, được nuôi cấy và nhân lên ở các vùng trên cơ thể, nơi chúng thường xuất hiện. Probiotic như Bifidobacteria thường được sử dụng trong trường hợp khi một bệnh xảy ra hoặc khi vi khuẩn bình thường bị tiêu diệt. Theo lý thuyết, dùng Bifidobacterium probiotic trong điều trị kháng sinh có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng vi khuẩn có lợi chết và sự tiếp nhận của các vi khuẩn có hại.
Tagged under:

Mật Ong Bị Sủi Bọt Là Bị Gì?

Mật ong nguyên chất bị sủi bọt trắng là bình thường

Bạn đã bao giờ mua mật ong về và thấy dấu hiệu sủi bọt khí màu trắng chưa? Nguyên nhân vì sao có hiện tượng này. Có phải mật ong giả, kém chất lượng dẫn đến nổi khí bọt như vậy không? Thị trường giờ không biết đâu mới là hàng đáng tin dùng nữa... Nhiều nỗi băn khoăn xuất hiện trong suy nghĩ của bạn chăng.

Tại sao mật ong lại sủi bọt?

Không ít quý khách hàng thắc mắc: Hiện tượng mật ong sủi bọt có sao không và cách xử lý mật sủi bọt ra sao để bảo quản được lâu hơn. 

#1. Mật ong vừa thu hoạch chưa qua xử lý công nghiệp

Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi khi vừa mới thu hoạch luôn có 1 lượng khí bọt màu trắng. Thường thì mat ong rừng sẽ có nhiều bọt hơn mật nuôi. Mật ong mua trong siêu thị, nó hầu như không có bọt, nhìn rất trong và tinh khiết vì đã được xử lý công nghiệp để lọc hết phấn hoa cũng như nhộng non. 

Tuy nhiên mật ong đã qua xử lý nhiệt lại làm mất một lượng dinh dưỡng vô cùng lớn vì không còn những tinh chất quý hiếm như mật ong nguyên chất ban đầu. Vậy nguyên nhân tạo bọt đầu tiên ở đây là do lượng phấn hoa ong cũng như sáp ong còn tồn lại đâu đó trong mật gây nên. Nó không phải phản ứng hóa học độc hại gì nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng mật. 

Mật ong chưa qua xử lí còn chứa một số lợi khuẩn gây nên hiện tượng lên men tự nhiên của mật ong. Đây cũng chính là nguyên nhân sinh ra bọt khí. 


#2. Quy trình thu hoạch và vận chuyển mật

Trong quá trình thu hoạch mật ong, nếu sử dụng phương pháp gia công thủ công thì phấn hoa, sáp ong hoặc con ong rất dễ bị lẫn trong mật. Đây cũng là một nguyên nhân khiến mật ong nguyên chất dễ tạo ra bọt khí. Nếu được thu hoạch bằng máy móc hoặc công nghệ hiện đại, phấn hoa, sáp ong và các thành phần khác sẽ được lọc sạch và loại bỏ nên nhìn mật trông rất trong và đẹp mắt.

Bạn biết rồi đó, thành phần tự nhiên của mật ong nguyên chất chứa rất nhiều hoạt chất enzyme, protein và acid amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sản sinh bọt (nếu có tác động ngoại lực thì càng nhiều như rung, lắc), khi để thời gian dài những bọt khí này nổi lên và tích tụ phía trên.

#3. Do loại hoa ong lấy mật

Mỗi loại phấn hoa sẽ mang một thành phần hóa học khác nhau. Thông thường, mật ong rừng mang nhiều bọt khí hơn mật ong nhà do phạm vi và mức độ phong phú của các loại phấn hoa mang lại. Mật hoa nhãn và hoa chôm chôm sẽ rất nhiều bọt, trong khi đó mật hoa cà phê hoặc hoa cao su lại tạo ra rất ít bọt.

#4. Do nhiệt độ

Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thất thường khiến nhiệt độ bên trong của mật ong và ngoài trời có sự chênh lệch lớn, dẫn đến hiện tượng sủi bọt khí trắng.

Thường khi bạn rót mật vào thời tiết quá nóng, nhiệt độ quá cao sẽ gây ra hiện tượng sủi bọt khí trắng.

Cách xử lý mật ong sủi bọt?

  • Tránh hiện tượng rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều
  • Tránh việc vặn nắp chai, lọ mật ong quá chặt
  • Tự để mật tan bọt và lắng xuống, sau đó bạn có thể dùng đồ vớt bọt ra ngoài.

#5. Do lượng nước trong mật ong cao

Mật ong có hàm lượng nước cao hơn 19% sẽ dễ lên men và có thời gian sử dụng ngắn hơn so với mật ong có hàm lượng nước thấp.

#6. Do mật ong khai thác khi còn non

Khai thác sớm cũng là một trong những nguyên nhân khiến mật ong có bọt, mật ong được khai thác khi già sẽ ít bọt và ngon mật ong non.

Nghệ ngâm mật ong bị sủi bọt có sao không?

Nghệ tươi ngâm mật ong mang lạ nhiều tác dụng bổ ích cho sức khỏe. Đó là lý do nhà nhà ngâm nghệ với mật ong để dùng nhưng lại xảy ra hiện tượng sủi bọt khí không biết có sao không?


nghệ tươi ngâm mật ong bị sủi bọt khí

Nghệ tươi ngâm mật ong bị bủi bọt

Như đã chia sẻ bên trên, việc ngâm nghệ với mật ong bị sủi bọt là do những nguyên nhân nêu trên. Nó không phải hiện tượng lên men hay phản ứng hóa học độc hại nào cả. Đó là bọt khí được tạo ra bởi mật ong,bị lên men nhưng không làm hỏng sản phẩm. Để giảm hiện tượng này bạn có thể ohowi cho nghệ khô bớt nước. Lượng nước trong nghệ bị hòa vào mật ong khiến cho ẩm độ tăng cao. Chính điều này tạo điều kiện cho các khuẩn lên men hoạt động. Qúa trình lên men có thể làm cho sản phẩm rút ngắn thời gian sử dụng. 

Sâm ngâm mật ong bị sủi bọt, vì sao có hiện tượng này?

Trong quá trình chế biến sâm tươi ngâm mật ong, thường người ngâm để nguyên sâm tươi cho vào ngâm mà không làm khô hoặc sấy khô nhẹ. Điều này làm cho hàm lượng nước trong sâm mật ong tăng cao và giảm chất lượng sâm mật ong. Bảo quản thời gian ngắn thì không sao, tuy nhiên để lâu có thể gây chua.

Bên cạnh đó, phần lớn chúng ta đều để sâm tươi đầy bình rồi đổ mật ong vào. Cách làm này không chuẩn. Bạn chỉ nên để sâm tươi chiếm tối đa là nửa thể tích bình (thông thường 1/3) và trước khi đổ mật ong bạn nên dùng nẹp tre để cố định sâm tươi ở dưới sau đó mới đổ mật ong vào và đóng chặt. Một thời gian ngâm mới mở hé cho khí gas thoát ra rồi lại đóng chặt.


Việc ngâm quá nhiều sâm, nếu không nẹp sâm xuống đáy sẽ xảy ra hiện tượng sâm nổi lên trên tiếp xúc với không khí làm giảm chất lượng sâm tươi (có thể hơi chua).

Như vậy hiện tượng sủi bọt của mật ong hoàn toàn không đáng lo ngại. Thường mật thật sẽ chứa các vi sinh vật gây nên các hiện tượng lên men sinh ra bọt khí. Mật ong là một môi trường tốt để các vi sinh vật hoạt động. Mật ong còn được sử dụng để làm mật ong lên men với nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. 
Tagged under:

Mật Ong Để Được Bao Lâu


Mật ong là một sản phẩm từ tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người nhưng có phải mật ong để càng lâu càng tốt không thì mời bạn đọc bài viết. 
Mật ong để được trong thời gian khá lâu mà không cần chất bảo quản nào cả. Vậy nguyên nhân gì giúp mật ong để lâu được như thế? Có 3 lí do chính sau đây:
  1. Thành phần hóa học chủ yếu của mật ong là đường (chiếm đến 70%) và có đặc tính hóa học là hút ẩm. Vì vậy mật ong có độ ẩm rất thấp, trong môi trường gần như không có độ ẩm như vậy thì vi khuẩn không thể phát triển.
  2. Bên cạnh đó, độ pH của mật ong từ 3 đến 4,5 nên môi trường trong mật có tính acid, tính acid này sẽ giết chết gần như mọi sinh vật muốn phát triển trong mật ong.
  3. Ngoài ra dạ dày của ong có enzyme glucose oxydase, ong thợ sẽ nhả enzyme này trộn lẫn với mật hoa rồi thủy phân glucose tạo ra axit gluconic và hydroxy peroxide có tính khử trùng, kháng khuẩn mạnh. Chính tính kháng khuẩn này giúp chống lại tất cả những thứ gây hại hay phát triển bên trong mật ong.
Như vậy đúng là mật ong có thể sử dụng được trong một khoảng thời gian dài bảo quản.

Tuy nhiên đã là một thực phẩm thì không có thực phẩm nào mà không có hạn sử dụng, mật ong cũng không ngoại lệ.

Vậy mật ong bảo quản được bao lâu và mật ong để bao lâu thì hỏng?


Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mật ong chỉ giữ được hương vị và chất lượng tốt nhất trong vòng 2 năm kể từ ngày thu hoạch. Nếu bảo quản đúng cách thì bạn có thể dùng thêm được vài tháng là tối đa.

Mật ong để lâu có tốt không?

Có rất nhiều ý kiến, thậm chí là quan niệm dân gian cũng cho rằng mật ong để càng lâu càng tốt.

Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, đã từng có câu chuyện một cụ ông gần 80 tuổi dùng mật ong để 23 năm phối hợp vs 1 số vị nữa để trị ho và kết quả sau 2 tháng cụ đã hết ho. Tuy nhiên bệnh ho chỉ hết sau hơn 10 ngày thì các căn bệnh khác lại nảy sinh như gan và thận cấp độ 1.


Mật ong để quá lâu còn được xem là chất độc vì theo thời gian hàm lượng chất Hydroxymethylfurfural (viết tắt là HMF), là một chất độc do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong. Ở nhiệt độ trên 30 độ C và khi nhiệt độ cao trên 60 độ C thì tốc độ sinh HMF càng lớn. Bảo quản mật ong trong thời gian dài thì lượng HMF dễ sinh ra càng lớn. Giới hạn HMF cao nhất đối vs mật ong: 40-80mg/kg.

Lúc mới thu hoạch, hàm lượng HMF trong mật ít hơn 5mg/kg. Sau 100 – 300 ngày (nửa năm đến 1 năm) bảo quản ở nhiệt độ 30 độ C thì lượng HMF sẽ tăng thêm 30mg/kg.

Trong 2 năm, hàm lượng HMF có thể đạt 80mg/kg, cộng thêm thời gian bảo quản trước khi xuất xưởng của mật ong từ 6 tháng đến 1 năm thì hàm lượng HMF có thể đạt 100mg/kg vẫn vô hại khi sử dụng.

Tuy nhiên, nước ta là 1 một nước nhiệt đới gió mùa có thời tiết nóng ẩm rất dễ làm HMF tăng trog lúc bảo quản.

Sau vài năm, hàm lượng HMF trong mật ong có thể lên đến 200 – 300mg/kg rất nguy hiểm cho sức khỏe người dùng khi sử dụng.

Như vậy, mật ong có thể bảo quản được lâu nhưng nếu lâu quá 2 năm thì không còn tốt nữa mà đã dần trở thành chất độc.


Do đó, dù mật ong không bị hư hỏng nhưng thời gian đã quá 2 năm thì tốt nhất là nên bỏ đi.  Vì thực ra, mật ong nếu để quá lâu thì hương thơm, mùi vị sẽ giảm dần và không còn như ban đầu được. Ngoài ra, các enzym quý cũng sẽ biến mất, các giá trị dinh dưỡng dùng để trị bệnh và làm đẹp cũng không còn.

Mật ong rừng để lâu có tốt không?

Đối với mật ong rừng nguyên chất thì bạn càng không nên để lâu vì:

Một là, đa phần mật ong lấy từ rừng thường không đảm bảo quy trình sàng lọc khắt khe, không thể tránh khỏi dính bụi hay các hạt phấn hoa.
Hai là, quá trình vận chuyển từ rừng sâu đến nơi sơ chế và tiêu thụ cũng khó đảm bảo loại sạch các mầm bệnh.
2 yếu tố này sẽ làm cho mật ong rừng nguyên chất bị nhiễm khuẩn và nhanh chóng bị hỏng nếu để quá lâu năm. Đây cũng là nguyên nhân khiến mật ong bị hư.

Vậy thì mật ong rừng để được bao lâu trước khi bị hỏng?

Dù là mật ong rừng bạn cũng chỉ nên bảo quản tối đa là 2 năm để tránh dùng phải mật bị hỏng.

Cách nhận biết mật ong bị hỏng

Có thể nhận biết bằng cách trực quan dựa trên 3 yếu tố: màu sắc, mùi thơm và hương vị của mật ong.

Bằng màu sắc: Bình thường mật ong có màu vàng, nếu để càng lâu sẽ chuyển màu đen. Khi khuấy lên thấy mật ong bị đen, tốt nhất các bạn nên bỏ đi. Tuy nhiên cách này không áp dụng cho 1 số trường hợp ngoại lệ với 1 số loại mật ong có màu đen như mật ong Manuka.


Bằng cách ngửi: Hương thơm ngọt đặc trưng của mật ong cũng bị giảm sút. Thậm chí với mật đã hư hoặc bị nhiễm nước sẽ dễ lên men sinh ra có mùi khó chịu, mùi chua và hắc.

Bằng cách nếm: Bình thường mật ong có vị ngọt xen chút ít chua. Mật để càng lâu thì vị chua càng tăng, vị ngọt giảm làm mật ong bị chua và 1 số trường hợp còn có thêm vị cay do lên men. Khi để lâu hơn, mật sẽ lên men, có bọt trên bề mặt và mật ong có mùi rượu rõ ràng.

Các nguyên nhân khiến mật ong bị hỏng

1. Mật ong bị nhiễm khuẩn

Tuy mật ong có tính kháng khuẩn ưu việt, nhưng cũng không tránh khỏi việc bị hỏng do một số loại vi sinh vật trong một số trường hợp nhất định.

Nguyên nhân chủ yếu là do các nguồn phấn hoa, bụi, không khí có lẫn vi khuẩn, chai, lọ dùng để chứa mật ong hoặc đường tiêu hóa của mật ong (do ong bị nhiễm bệnh hoăc dính thuốc kháng sinh từ người nuôi ong).

Các tiêu chí để đánh giá mật ong sạch và đảm bảo an toàn

2. Mật ong chứa chất độc hại trong quá trình hút mật 

Với mật ong nuôi từ trang trại thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng ta có thể biết rõ được nguồn mật lành tính từ các loại cây trái trong trang trại (như mật hoa cà phê, mật hoa vải hay mât hoa chôm chôm) mà ong hút.

Tuy nhiên, đối với mật ong rừng thì bạn không thể biết chính xác các nguồn gốc của loại mật mà ong hút và không phải loại mật từ hoa hay lá nào cũng là mật lành tính. Bởi có một số loại hoa hay lá trong tự nhiên mà mật của nó gây hại đối với sức khỏe của con người.

3. Mật ong được bảo quản không đúng cách

Như bạn đã biết, việc bảo quản mật ong là rất quan trọng, nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ dẫn đến việc mật sẽ bị nhiễm khuẩn và không còn đủ được chất dinh dưỡng như lúc ban đầu.

Cụ thể, nếu bạn mở đóng nắp chai không cẩn thận, nước bên ngoài môi trường (đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt) sẽ làm cho hàm lượng nước trong mật ong tăng lên nhanh vượt mức cho phép (mức cho phép là 18%) làm cho mật ong dễ lên men và dẫn đến tình trang mật ong bị hỏng.

Ngược lại, nếu để mật trong môi trường có ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao sẽ dẫn đến tình trạng mật ong ngả màu đen nhanh hơn làm cho hàm lượng HMF trong mật tăng nhanh sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

4. Mật ong bị làm giả

Mật ong giả được làm từ hỗn hợp nước sạch, đường, phèn chua (hoặc chanh) và vỏ cây núc nác.

Bạn không thể xác định các thành phần này có sạch khuẩn hay không.

Nguy hiểm hơn, mật ong giả thường được làm bằng cách nấu nước đường chuyển hóa (thêm một ít acid hữu cơ) có hàm lượng HMF rất cao (trên 600 mg/kg) gây hại cho con người.

Loại mật ong này để lâu ngày sẽ ngả màu đen rất nhanh và rất dễ bị hỏng.

Vì vậy chúng ta nên biết rõ nguồn gốc và tin dùng những sản phẩm uy tín chất lượng để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho chính mình.

Tìm hiểu thêm về MẬT ONG HOA CÀ PHÊ tại sao lại tốt. 

Tagged under:

Mật Ong Như Thế Nào Là Sạch

Mật Ong Thế Nào Là Sạch
Mật Ong Hoa Cà Phê
Mật ong 5 sạch được chọn lọc kỹ lưỡng từ trại và kiểm tra kiểm nghiệm chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, màu sắc mật ong 5 sạch sáng hơn, đẹp hơn, mùi vị thơm ngon hơn - đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 sạch. 

Ngoài ra, mật ong 5 sạch còn đáp ứng những tiêu chí sau: không thuốc kháng sinh, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, hoàn toàn không chứa chất hóa học nào, phù hợp cho mọi đối tượng kể cả người già và trẻ nhỏ.

* Tiêu chí 5 sạch:

1. Khai thác từ hoa và lá

Mật ong lấy từ hoa và lá, là 2 nguồn tiết mật chính của cây.

Ong thu dịch ngọt từ hoa, lá, nụ, chồi của cây xanh tiết ra, mang về tổ chế biến thành mật ong. Nước ngọt ong lấy từ hoa gọi là mật hoa, còn lấy từ các bộ phận khác gọi là mật ngoài hoa, nhưng mật ngoài hoa chủ yếu là mật lá nên cũng có thể gọi là mật lá.

2. Tinh lọc sạch cặn bã

Mật ong lấy từ trang trại nuôi về cho qua lọc thô nhằm loại bỏ các mẫu sáp, ke ong sau đó đưa qua lưới lọc tinh, lọc mật sạch những phần sót lại.

3. Lượng nước trong hạn mức ngăn chặn lên men (Độ ẩm ~ 20%)

Độ ẩm của mật ong là tiêu chí chất lượng để xác định khả năng duy trì chất lượng ổn định và chống lại sự hư hỏng của mật ong do hiện tượng lên men: độ ẩm càng cao, khả năng lên men của mật ong sau khi lưu trữ càng cao.

Khi độ ẩm > 25% thì quá trình lên men xảy ra, khi đó các chất dinh dưỡng sẽ bị biến đổi, làm giảm chất lượng, thành phần dinh dưỡng của mật ong.

Độ ẩm trong mật ong càng thấp thì mật ong càng chất lượng.

4. Hàm lượng HMF trong hạn mức cho phép (HMF < 40 mg/kg, tiêu chuẩn Hoa Kỳ)

Trong mật ong có tỷ lệ chất Hydroxymethylfurfural (HMF) - hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ tình trạng mất nước của đường fructosa - được tìm thấy với số lượng ít.

Hàm lượng HMF càng cao càng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với con người thì tác hại chưa rõ, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó gây hại, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư trên chuột thí nghiệm, thậm chí gây biến đổi gen. Mật ong để càng lâu hàm lượng HMF càng tăng, mật mua về nên sử dụng càng sớm càng tốt, khuyến cáo người tiêu dùng không nên để lâu quá 2 năm. Ngoài ra, không nên bảo quản mật ong ở nhiệt độ quá cao (lý tưởng 21 - 26 độ C), không thấp hơn 17 độ C, tránh xa bếp gas, lò vi sóng...

Riêng “Mật ong 5 sạch” hàm lượng HMF 23.9 mg/kg (<40mg/kg) đạt tiêu chuẩn nhập khẩu ở các nước Mỹ và Châu Âu, chứng minh không pha đường, không chất bảo quản hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng yên tâm sử dụng.

5. Quy trình thanh trùng diệt khuẩn.

Mật ong 5 sạch sau khi lọc tinh được đưa qua quá trình thanh trùng diệt khuẩn theo công nghệ hiện đại nhằm loại bỏ những vi sinh vật có hại đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

* Lý do mà bạn nên chọn Mật ong 5 sạch:

1. Mật ong 5 sạch khai thác từ nguồn mật chất lượng với quy trình chọn lọc khép kín ngay từ đầu vào trước khi đưa vào sản xuất

2. Mật hoàn toàn chín đủ ngày, đạt yêu cầu về màu và độ đậm đặc ngay từ lúc thu hoạch.

3. Lượng HMF đạt tiêu chuẩn quốc tế và chứng minh mật ong hoàn toàn không pha đường và không chứa chất hóa học, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

4. Độ ẩm trong mật ong càng thấp thì mật ong càng chất lượng, màu mật ong càng trong càng đẹp, có mùi hương đặc trưng của hoa và có vị ngon, dịu trong mật.
Tagged under:

LỢI KHUẨN LACTOBACILUS ACIDOPHILUS


  •  Mật độ ≥ 3*10^9 và 3*10^10 cfu/g
  • Bảo quản ở nhiệt độ ≤ 25 độ C
  • Hạn dùng 12 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Tìm thống trong đường tiêu hóa của người, động vật, miệng và âm đạo
  • Thường dùng trong sản xuất sữa chua

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

  • Có khả năng sống 2 ngày trong dịch vị, 5 ngày trong dịch mật tinh khiết, 8 ngày trong dịch tràng
  • Sản xuất lactic acid và các chất diệt khuẩn như lactocidin
  • Tổng hợp vitamin
  • Chịu được 40 loại kháng sinh
  • Có thể tồn tại trong ruột non, có khả năng kháng muối mật, sinh trưởng ở pH thấp và sinh ra các enzyme tiêu hóa, kháng được các vi sinh vật gây bệnh 

CÔNG DỤNG

Thêm chú thích



  • Là vi khuẩn được sử dụng phổ biến nhất trong các chế phẩm probiotics
  • Sản xuất lactic acid và các chất diệt khuẩn, ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, sinh ra các enzyme tiêu hóa
  • Có thể tổng hợp các vitamin, chịu được 40 loại kháng sinh, giả tác dụng phụ của việc sử dụng kháng sinh nhiều
  • Giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh


Tagged under:

Lợi Khuẩn Bacillus clausii

Cơ chế tác dụng của lợi khuẩn Bacillus clausii

 Bacillus clausii là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử và bền vững trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, vì thế sẽ đi qua dạ dày một cách an toàn, tới ruột nảy mầm thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa ngay cả khi có mặt các kháng sinh như  Ampicillin, Cephalosporin, Erythromycin, Lincomycin và Chloramphenicol ... 

Việc uống đủ một lượng nhất định bào tử sống sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Bacillus clausii là vi khuẩn tuyệt đối an toàn nên sẽ không sản sinh bất cứ độc tố hay chất nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.


Những tác dụng tích cực của bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii

Bacillus clausii là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử. Cấu trúc bào tử với lõi là nhiễm sắc thể ở trạng thái bị lèn chặt và bất hoạt. Các lớp vỏ xung quanh lõi tính từ trong ra ngoài cùng, bao gồm lớp cortex chứa nhiều peptidoglycan, tiếp đến là các lớp vỏ có chứa các loại protein khác nhau.


Vì thế, bào tử Bacillus clausii có thể sống sót khi di chuyển qua môi trường pH acid của dịch vị dạ dày – nơi phần lớn các vi khuẩn ở dạng vi khuẩn thường sẽ bị tiêu diệt. Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin… nên chúng ta có thể dùng men vi sinh chứa bào tử Bacillus clausii để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngay cả trong trường hợp đang sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, bào tử Bacillus clausii không chỉ an toàn, không gây tác dụng phụ mà còn sản xuất ra các enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Trước các đặc tính này, bào tử Bacillus clausii được ví như dũng sĩ ngủ đông, bền vững trong các điều kiện “khắc nghiệt”.

Điều đặc biệt, sau khi xuống ruột non, bào tử sẽ hồi sinh và chỉ trong chốc lát các lớp vỏ sẽ bị phá vỡ, tiếp tục phát triển thành vi khuẩn trưởng thành. Lúc này, cùng với các nhóm vi khuẩn có lợi khác giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại phát triển, cải thiện hệ thống tiêu hoá từ đó giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh, đồng thời sản sinh ra các men tiêu hóa như Amylase và Protease. Vì vậy, Bacillus clausii thường được dùng làm thực phẩm chức năng để bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhờ đó giúp phòng ngừa và phối hợp điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em, đặc biệt là sau khi dùng kháng sinh kéo dài.

Nguồn: http://www.vids.vn/san-pham-4/bacillus-clausii-1


Tagged under:

Lợi Khuẩn Bacillus subtilis


Bacillus subtilis là loại vi khuẩn có sức sống cao, có khả năng đối kháng với các loại vi sinh vật khác để phục hồi thế cân bằng sinh thái của hệ vi khuẩn đường ruột. Tác dụng của thuốc trên cơ sở những đặc tính của chủng vi khuẩn này.


CƠ CHẾ TÁC DỤNG

 


  • Bacillus subtilis có vai trò lớn trong việc giữ ổn định thế quân bình vi khuẩn đường ruột bằng cơ chế cạnh tranh sinh tồn, và khả năng gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột, do tác dụng bởi những sản phẩm tiết của nó.
  •  Bacillus subtilis có hệ thống enzyme tương đối hoàn chỉnh, các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, protid, enzyme cenlulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, ezyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số loại vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.

CÔNG DỤNG

  • Một trong những loại vi khuẩn an toàn và hiệu quả nhất để sử dụng trong ngành công nghệ sinh học
  • Có khả năng sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Protease, Amylase, Cellulose ... giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng
  • Có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấm gây bệnh như: Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A, B, C, R), Bacillopectin, Mycobacillin, Sublitin (A, B, C), Prolimicin ... Nhờ các kháng sinh này mà B. sublitis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và người ta đã ứng dụng chúng để tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột
  •  Có khả năng đồng hóa một số vitamin như B2 (Riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể động thực vật, có mặt trong tất cả các tế bào, tham gia vào các quá trình dinh dưỡng và hô hấp của sinh vật 
  • Đã được các nhà khoa học của Trường Đại học Hoàng gia Holloway London, Anh Quốc chứng minh là rất an toàn và không hề có tác dụng phụ với liều uống lên đến 1 x 1011 cfu/ngày (Hong và đồng sự, 2008).   
  • Bacillus subtilis tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy khi uống vào dạ dày nó không bị acid cũng như các enzym tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.
Nguồn: http://www.vids.vn/san-pham-4/bacillus-subtilis                             
Tagged under:

Các Lợi Khuẩn Đường Ruột



1. Khuẩn Bifidobacterium 

Vi khuẩn bifidus hay Bifidobacterium là một chi vi khuẩn Gram dương, không di động, thường kị khí phân nhánh. Chúng có mặt ở mọi nơi, nội cộng sinh trong đường tiêu hóa, âm đạo và trong miệng (B. dentium) của các loài động vật có vú và các loài động vật khác. Vi khuẩn bifidus là một trong các chi chủ yếu của vi khuẩn tạo nên hệ thực vật ruột kết ở động vật có vú. Một số vi khuẩn bifidus được sử dụng làm chế phẩm sinh học.

Trước những năm 1960, các loài Bifidobacterium được gọi chung là "Lactobacillus bifidus".



Bifidobacterium là tên của một chi gồm các vi khuẩn
  • Có dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Thuộc dạng kị khí
  • Không sinh bào tử.
  • Do không có tiên mao nên bất động, ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 31 C – 40 C.
  • Lên men lactic dị hình, sản phẩm chính là acid acetic và acid lactic, không sinh CO2.

Các loài

  • Bifidobacterium difidum
  • Bifidobacterium breve
  • Bifidobacterium infantis
  • Bifidobacterium longum

2. Khuẩn Lactobacillus

Đặc điểm

Lactobacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn

  • Có dạng hình que (trực khuẩn) hay hình cầu. Xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi.
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Không sinh bào tử.
  • Thuộc dạng hiếu khí hay kị khí, ưa acid
  • Môi trường sống chủ yếu trên chất nền chứa carbohydrate (lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng).

Các loài

Lactobacillus Bifidobacterium là những vi khuẩn Gram dương, tạo acid lactic, tạo thành một phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động vật. Những vi khuẩn "thân thiện" này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự kháng lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh.

3. Khuẩn Bacillus

Đặc điểm

Bacillus là tên của một chi thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes gồm rất nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại

  • Có dạng hình que (trực khuẩn)
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Thuộc dạng hiếu khí.
  • Có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài.

Các loài


Nơi có thể mua các chủng vi sinh: 

Tagged under: ,

Kiểm Nghiệm Mật Ong Ở Đâu?


1. Tại sao phải kiểm nghiệm mật ong

Kiểm nghiệm mật ong là công việc bắt buộc cần phải làm của một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa, tiến hành thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, hay công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Kiểm nghiệm mật ong là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm, giúp nhà nước quản lý nguồn hàng trên thị trường cũng như giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng mật ong và các sản phẩm từ mật ong.

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong theo quy chuẩn hiện hành

Hiện nay, toàn bộ các quy định, tiêu chuẩn về kiểm nghiệm mật ong đều dựa vào TCVN 5267-2:2008 và TCVN 5267:1990  là hai trong những tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về mật ong liên quan đến kiểm tra chất lượng mật ong

2.1 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu cảm quan:

Mật ong được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên loại hoa mà ong lấy mật. Khi xét tới chỉ số cảm quan của mật người ta thường đánh giá qua 3 yếu tố là: Màu sắc, mùi vị, trạng thái. Theo đó:

Phân loại

(Dựa vào loại hoa mà ong lấy mật)

Chỉ tiêu màu sắc

Chỉ tiêu Mùi vị

Chỉ tiêu trạng thái

Mật ong hỗn hợp

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên màu sắc từ vàng nhẹ đến vàng sẫm

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên vị từ ngọt nhẹ tới khé

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa cao su

Từ vàng sáng đến vàng nâu

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa rừng

Từ vàng đến sẫm nâu

Vị thơm hắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa café hoặc hoa chôm chôm

Từ vàng sáng đến vàng sẫm

Vị ngọt sắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa vãi hoặc nhãn

Từ vàng đến vàng nâu

Vị hoa vải, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa sú vẹt

Vàng sảnh đến vàng chanh

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa tràm

Vàng đậm đến nâu

Vị ngọt nhẹ

Lỏng sánh nhưng không trong

Hoa cỏ lào

Vàng nhạt đến vàng sậm

Vị thơm sắc

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng xốp

Hoa bạc hà

Màu vàng chanh đặc trưng

Hoa bạc hà, ngọt khé

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng mỡ

Hoa chôm chôm

Vàng nhạt đến sẫm màu

Vị ngọt khé

Lỏng-sánh, trong

Hoa táo

Vàng tới nâu sẫm

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa bạch đàn

Màu nâu đỏ đặc trưng

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa vải

Màu vàng chanh

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa nhãn

Màu vàng nhạt

Vị ngọt sắc

Lỏng-sánh, trong

Chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong

2.2 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu hóa lý:

Các chỉ tiêu hóa lý liên quan tới đánh giá chất lượng của mật ong dựa trên các chỉ tiêu sau:

  • Độ ẩm sản phẩm mật ong từ 20-23%
  • Hàm lượng nước tối đa chiếm 21-23% khối lượng mật
  • Hàm lượng đường khử tự do tối thiểu chiếm 65-70% khối lượng
  • Đường Sacaroza chiếm không quá 5% khối lượng
  • Độ axit trong mật ong  không quá 5
  • Độ NaOH 1N/kg không quá 5
  • Chỉ số diataza tối thiểu từ 7 tới 8 (đơn vị Gote)
  • Hàm lượng HMF tối đa từ 20 tới 40 (mg/kg)
  • Lượng chất rắn không tan trong nước tối đa 0.1% khối lượng

Ngoài ra, thành phần hóa lý của mật ong bao gồm hai loại đường chính là fructoza và glucoza cùng với các loại axit hữu cơ, các loại enzyme và các hạt rắn trong quá trình thu gom mật và mật ong khi được kiểm nghiệm không được phép pha trộn bất cứ chất nào, hương vị, mùi thơm không được có mùi lạ, mùi hư hỏng hấp thụ từ bên ngoài. Mật ong không được lên men hoặc bị sủi bọt. Phải tinh khiết không chứa phấn hoa hoặc các thành phần lạ trong quá trình thu gom mật.

2.3 Kiểm nghiệm mật ong – các chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh:

Dưới đây là 8 chỉ tiêu vi sinh phổ biến khi kiểm nghiệm mật ong thường áp dụng là:

STT

Tến chỉ tiêu

1

TPC

2

Coliforms

3

E.coli

4

S.aureus

5

Cl.perfringens

6

Salmonella

7

V.parahaemolyticus

8

Tổng số nấm men, nấm mốc

Kiểm nghiệm giám định mật ong năm 2019


Địa chỉ kiểm nghiệm mật ong tin cậy: ĐỊA ĐIỂM KIỂM NGHIỆM MẬT ONG