Mật ong để được trong thời gian khá lâu mà không cần chất bảo quản nào cả. Vậy nguyên nhân gì giúp mật ong để lâu được như thế? Có 3 lí do chính sau đây:
- Thành phần hóa học chủ yếu của mật ong là đường (chiếm đến 70%) và có đặc tính hóa học là hút ẩm. Vì vậy mật ong có độ ẩm rất thấp, trong môi trường gần như không có độ ẩm như vậy thì vi khuẩn không thể phát triển.
- Bên cạnh đó, độ pH của mật ong từ 3 đến 4,5 nên môi trường trong mật có tính acid, tính acid này sẽ giết chết gần như mọi sinh vật muốn phát triển trong mật ong.
- Ngoài ra dạ dày của ong có enzyme glucose oxydase, ong thợ sẽ nhả enzyme này trộn lẫn với mật hoa rồi thủy phân glucose tạo ra axit gluconic và hydroxy peroxide có tính khử trùng, kháng khuẩn mạnh. Chính tính kháng khuẩn này giúp chống lại tất cả những thứ gây hại hay phát triển bên trong mật ong.
Như vậy đúng là mật ong có thể sử dụng được trong một khoảng thời gian dài bảo quản.
Tuy nhiên đã là một thực phẩm thì không có thực phẩm nào mà không có hạn sử dụng, mật ong cũng không ngoại lệ.
Vậy mật ong bảo quản được bao lâu và mật ong để bao lâu thì hỏng?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mật ong chỉ giữ được hương vị và chất lượng tốt nhất trong vòng 2 năm kể từ ngày thu hoạch. Nếu bảo quản đúng cách thì bạn có thể dùng thêm được vài tháng là tối đa.
Mật ong để lâu có tốt không?
Có rất nhiều ý kiến, thậm chí là quan niệm dân gian cũng cho rằng mật ong để càng lâu càng tốt.
Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, đã từng có câu chuyện một cụ ông gần 80 tuổi dùng mật ong để 23 năm phối hợp vs 1 số vị nữa để trị ho và kết quả sau 2 tháng cụ đã hết ho. Tuy nhiên bệnh ho chỉ hết sau hơn 10 ngày thì các căn bệnh khác lại nảy sinh như gan và thận cấp độ 1.
Mật ong để quá lâu còn được xem là chất độc vì theo thời gian hàm lượng chất Hydroxymethylfurfural (viết tắt là HMF), là một chất độc do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong. Ở nhiệt độ trên 30 độ C và khi nhiệt độ cao trên 60 độ C thì tốc độ sinh HMF càng lớn. Bảo quản mật ong trong thời gian dài thì lượng HMF dễ sinh ra càng lớn. Giới hạn HMF cao nhất đối vs mật ong: 40-80mg/kg.
Lúc mới thu hoạch, hàm lượng HMF trong mật ít hơn 5mg/kg. Sau 100 – 300 ngày (nửa năm đến 1 năm) bảo quản ở nhiệt độ 30 độ C thì lượng HMF sẽ tăng thêm 30mg/kg.
Trong 2 năm, hàm lượng HMF có thể đạt 80mg/kg, cộng thêm thời gian bảo quản trước khi xuất xưởng của mật ong từ 6 tháng đến 1 năm thì hàm lượng HMF có thể đạt 100mg/kg vẫn vô hại khi sử dụng.
Tuy nhiên, nước ta là 1 một nước nhiệt đới gió mùa có thời tiết nóng ẩm rất dễ làm HMF tăng trog lúc bảo quản.
Sau vài năm, hàm lượng HMF trong mật ong có thể lên đến 200 – 300mg/kg rất nguy hiểm cho sức khỏe người dùng khi sử dụng.
Như vậy, mật ong có thể bảo quản được lâu nhưng nếu lâu quá 2 năm thì không còn tốt nữa mà đã dần trở thành chất độc.
Do đó, dù mật ong không bị hư hỏng nhưng thời gian đã quá 2 năm thì tốt nhất là nên bỏ đi. Vì thực ra, mật ong nếu để quá lâu thì hương thơm, mùi vị sẽ giảm dần và không còn như ban đầu được. Ngoài ra, các enzym quý cũng sẽ biến mất, các giá trị dinh dưỡng dùng để trị bệnh và làm đẹp cũng không còn.
Mật ong rừng để lâu có tốt không?
Đối với mật ong rừng nguyên chất thì bạn càng không nên để lâu vì:
Một là, đa phần mật ong lấy từ rừng thường không đảm bảo quy trình sàng lọc khắt khe, không thể tránh khỏi dính bụi hay các hạt phấn hoa.
Hai là, quá trình vận chuyển từ rừng sâu đến nơi sơ chế và tiêu thụ cũng khó đảm bảo loại sạch các mầm bệnh.
2 yếu tố này sẽ làm cho mật ong rừng nguyên chất bị nhiễm khuẩn và nhanh chóng bị hỏng nếu để quá lâu năm. Đây cũng là nguyên nhân khiến mật ong bị hư.
Vậy thì mật ong rừng để được bao lâu trước khi bị hỏng?
Dù là mật ong rừng bạn cũng chỉ nên bảo quản tối đa là 2 năm để tránh dùng phải mật bị hỏng.
Cách nhận biết mật ong bị hỏng
Có thể nhận biết bằng cách trực quan dựa trên 3 yếu tố: màu sắc, mùi thơm và hương vị của mật ong.
Bằng màu sắc: Bình thường mật ong có màu vàng, nếu để càng lâu sẽ chuyển màu đen. Khi khuấy lên thấy mật ong bị đen, tốt nhất các bạn nên bỏ đi. Tuy nhiên cách này không áp dụng cho 1 số trường hợp ngoại lệ với 1 số loại mật ong có màu đen như mật ong Manuka.
Bằng cách ngửi: Hương thơm ngọt đặc trưng của mật ong cũng bị giảm sút. Thậm chí với mật đã hư hoặc bị nhiễm nước sẽ dễ lên men sinh ra có mùi khó chịu, mùi chua và hắc.
Bằng cách nếm: Bình thường mật ong có vị ngọt xen chút ít chua. Mật để càng lâu thì vị chua càng tăng, vị ngọt giảm làm mật ong bị chua và 1 số trường hợp còn có thêm vị cay do lên men. Khi để lâu hơn, mật sẽ lên men, có bọt trên bề mặt và mật ong có mùi rượu rõ ràng.
Các nguyên nhân khiến mật ong bị hỏng
1. Mật ong bị nhiễm khuẩn
Tuy mật ong có tính kháng khuẩn ưu việt, nhưng cũng không tránh khỏi việc bị hỏng do một số loại vi sinh vật trong một số trường hợp nhất định.
Nguyên nhân chủ yếu là do các nguồn phấn hoa, bụi, không khí có lẫn vi khuẩn, chai, lọ dùng để chứa mật ong hoặc đường tiêu hóa của mật ong (do ong bị nhiễm bệnh hoăc dính thuốc kháng sinh từ người nuôi ong).
2. Mật ong chứa chất độc hại trong quá trình hút mật
Với mật ong nuôi từ trang trại thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng ta có thể biết rõ được nguồn mật lành tính từ các loại cây trái trong trang trại (như mật hoa cà phê, mật hoa vải hay mât hoa chôm chôm) mà ong hút.
Tuy nhiên, đối với mật ong rừng thì bạn không thể biết chính xác các nguồn gốc của loại mật mà ong hút và không phải loại mật từ hoa hay lá nào cũng là mật lành tính. Bởi có một số loại hoa hay lá trong tự nhiên mà mật của nó gây hại đối với sức khỏe của con người.
3. Mật ong được bảo quản không đúng cách
Như bạn đã biết, việc bảo quản mật ong là rất quan trọng, nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ dẫn đến việc mật sẽ bị nhiễm khuẩn và không còn đủ được chất dinh dưỡng như lúc ban đầu.
Cụ thể, nếu bạn mở đóng nắp chai không cẩn thận, nước bên ngoài môi trường (đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt) sẽ làm cho hàm lượng nước trong mật ong tăng lên nhanh vượt mức cho phép (mức cho phép là 18%) làm cho mật ong dễ lên men và dẫn đến tình trang mật ong bị hỏng.
Ngược lại, nếu để mật trong môi trường có ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao sẽ dẫn đến tình trạng mật ong ngả màu đen nhanh hơn làm cho hàm lượng HMF trong mật tăng nhanh sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.
4. Mật ong bị làm giả
Mật ong giả được làm từ hỗn hợp nước sạch, đường, phèn chua (hoặc chanh) và vỏ cây núc nác.
Bạn không thể xác định các thành phần này có sạch khuẩn hay không.
Nguy hiểm hơn, mật ong giả thường được làm bằng cách nấu nước đường chuyển hóa (thêm một ít acid hữu cơ) có hàm lượng HMF rất cao (trên 600 mg/kg) gây hại cho con người.
Loại mật ong này để lâu ngày sẽ ngả màu đen rất nhanh và rất dễ bị hỏng.
Vì vậy chúng ta nên biết rõ nguồn gốc và tin dùng những sản phẩm uy tín chất lượng để đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho chính mình.
Tìm hiểu thêm về MẬT ONG HOA CÀ PHÊ tại sao lại tốt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét