Mật ong nguyên chất bị sủi bọt trắng là bình thường |
Bạn đã bao giờ mua mật ong về và thấy dấu hiệu sủi bọt khí màu trắng chưa? Nguyên nhân vì sao có hiện tượng này. Có phải mật ong giả, kém chất lượng dẫn đến nổi khí bọt như vậy không? Thị trường giờ không biết đâu mới là hàng đáng tin dùng nữa... Nhiều nỗi băn khoăn xuất hiện trong suy nghĩ của bạn chăng.
Tại sao mật ong lại sủi bọt?
Không ít quý khách hàng thắc mắc: Hiện tượng mật ong sủi bọt có sao không và cách xử lý mật sủi bọt ra sao để bảo quản được lâu hơn.
#1. Mật ong vừa thu hoạch chưa qua xử lý công nghiệp
Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi khi vừa mới thu hoạch luôn có 1 lượng khí bọt màu trắng. Thường thì mat ong rừng sẽ có nhiều bọt hơn mật nuôi. Mật ong mua trong siêu thị, nó hầu như không có bọt, nhìn rất trong và tinh khiết vì đã được xử lý công nghiệp để lọc hết phấn hoa cũng như nhộng non.
Tuy nhiên mật ong đã qua xử lý nhiệt lại làm mất một lượng dinh dưỡng vô cùng lớn vì không còn những tinh chất quý hiếm như mật ong nguyên chất ban đầu. Vậy nguyên nhân tạo bọt đầu tiên ở đây là do lượng phấn hoa ong cũng như sáp ong còn tồn lại đâu đó trong mật gây nên. Nó không phải phản ứng hóa học độc hại gì nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng mật.
Mật ong chưa qua xử lí còn chứa một số lợi khuẩn gây nên hiện tượng lên men tự nhiên của mật ong. Đây cũng chính là nguyên nhân sinh ra bọt khí.
#2. Quy trình thu hoạch và vận chuyển mật
Bạn biết rồi đó, thành phần tự nhiên của mật ong nguyên chất chứa rất nhiều hoạt chất enzyme, protein và acid amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sản sinh bọt (nếu có tác động ngoại lực thì càng nhiều như rung, lắc), khi để thời gian dài những bọt khí này nổi lên và tích tụ phía trên.
#3. Do loại hoa ong lấy mật
Mỗi loại phấn hoa sẽ mang một thành phần hóa học khác nhau. Thông thường, mật ong rừng mang nhiều bọt khí hơn mật ong nhà do phạm vi và mức độ phong phú của các loại phấn hoa mang lại. Mật hoa nhãn và hoa chôm chôm sẽ rất nhiều bọt, trong khi đó mật hoa cà phê hoặc hoa cao su lại tạo ra rất ít bọt.
#4. Do nhiệt độ
Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thất thường khiến nhiệt độ bên trong của mật ong và ngoài trời có sự chênh lệch lớn, dẫn đến hiện tượng sủi bọt khí trắng.
Thường khi bạn rót mật vào thời tiết quá nóng, nhiệt độ quá cao sẽ gây ra hiện tượng sủi bọt khí trắng.
Cách xử lý mật ong sủi bọt?
- Tránh hiện tượng rung lắc hoặc di chuyển mật ong quá nhiều
- Tránh việc vặn nắp chai, lọ mật ong quá chặt
- Tự để mật tan bọt và lắng xuống, sau đó bạn có thể dùng đồ vớt bọt ra ngoài.
#5. Do lượng nước trong mật ong cao
#6. Do mật ong khai thác khi còn non
Nghệ ngâm mật ong bị sủi bọt có sao không?
Nghệ tươi ngâm mật ong mang lạ nhiều tác dụng bổ ích cho sức khỏe. Đó là lý do nhà nhà ngâm nghệ với mật ong để dùng nhưng lại xảy ra hiện tượng sủi bọt khí không biết có sao không?
Nghệ tươi ngâm mật ong bị bủi bọt
Như đã chia sẻ bên trên, việc ngâm nghệ với mật ong bị sủi bọt là do những nguyên nhân nêu trên. Nó không phải hiện tượng lên men hay phản ứng hóa học độc hại nào cả. Đó là bọt khí được tạo ra bởi mật ong,bị lên men nhưng không làm hỏng sản phẩm. Để giảm hiện tượng này bạn có thể ohowi cho nghệ khô bớt nước. Lượng nước trong nghệ bị hòa vào mật ong khiến cho ẩm độ tăng cao. Chính điều này tạo điều kiện cho các khuẩn lên men hoạt động. Qúa trình lên men có thể làm cho sản phẩm rút ngắn thời gian sử dụng.
Sâm ngâm mật ong bị sủi bọt, vì sao có hiện tượng này?
Trong quá trình chế biến sâm tươi ngâm mật ong, thường người ngâm để nguyên sâm tươi cho vào ngâm mà không làm khô hoặc sấy khô nhẹ. Điều này làm cho hàm lượng nước trong sâm mật ong tăng cao và giảm chất lượng sâm mật ong. Bảo quản thời gian ngắn thì không sao, tuy nhiên để lâu có thể gây chua.
Bên cạnh đó, phần lớn chúng ta đều để sâm tươi đầy bình rồi đổ mật ong vào. Cách làm này không chuẩn. Bạn chỉ nên để sâm tươi chiếm tối đa là nửa thể tích bình (thông thường 1/3) và trước khi đổ mật ong bạn nên dùng nẹp tre để cố định sâm tươi ở dưới sau đó mới đổ mật ong vào và đóng chặt. Một thời gian ngâm mới mở hé cho khí gas thoát ra rồi lại đóng chặt.
Việc ngâm quá nhiều sâm, nếu không nẹp sâm xuống đáy sẽ xảy ra hiện tượng sâm nổi lên trên tiếp xúc với không khí làm giảm chất lượng sâm tươi (có thể hơi chua).
Như vậy hiện tượng sủi bọt của mật ong hoàn toàn không đáng lo ngại. Thường mật thật sẽ chứa các vi sinh vật gây nên các hiện tượng lên men sinh ra bọt khí. Mật ong là một môi trường tốt để các vi sinh vật hoạt động. Mật ong còn được sử dụng để làm mật ong lên men với nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.