Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Các cách chế biến đông trùng hạ thảo

 

Lựa chọn đúng loại đông trùng hạ thảo phù hợp 

Trước khi tiến hành chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn, thức uống phục vụ cho nhu cầu tăng cường sức khỏe, bạn cần chú ý lựa chọn đúng loại đông trùng hạ thảo phù hợp. Hiện nay, thị trường Việt Nam khá phổ biến các loại đông trùng hạ thảo tự nhiên đến nuôi cấy.

 Nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn có thể chọn sử dụng đông trùng hạ thảo Tây Tạng. Đây là loại có dược chất cao nhất, hoàn toàn từ thiên nhiên, hấp thu đầy đủ các tinh túy của đất trời. Còn nếu muốn tiết kiệm hơn thì đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong môi trường nhân tạo vẫn là lựa chọn phù hợp để sử dụng hằng ngày. Mặc dù giá thành khá rẻ nhưng chất lượng cũng không quá nhiều khác biệt so với loại tự nhiên.

Liều lượng và tần suất sử dụng phù hợp

Không chỉ riêng đông trùng hạ thảo mà bất kỳ loại dược liệu nào cũng chỉ phát huy hiệu quả tốt và an toàn nhất khi được sử dụng đúng liều lượng với tần suất phù hợp. Việc sử dụng quá liều với mong muốn phục hồi sức khỏe nhanh chóng rất dễ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. 

Trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo, người dùng nên tham khảo qua ý kiến của chuyên gia hay bác sĩ để được tư vấn liều lượng hợp lý. Không nên tự ý sử dụng bừa bãi để tránh tiền mất tật mang. Trong quá trình dùng, bạn cũng nên tự theo dõi những thay đổi của cơ thể để có sự cân chỉnh liều lượng phù hợp.

Các phương pháp chế biến đông trùng hạ thảo

Cách chế biến đông trùng hạ thảo tươi 

Sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp. Đông trùng hạ thảo tươi cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp bồi bổ, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, phù hợp với người suy nhược, mới ốm, mới phẫu thuật, sinh lý yếu,…

Hãy chuẩn bị nước ấm và khoảng 5g – 10g đông trùng hạ thảo tươi. Rửa sạch dược liệu với nước sạch, ngâm trực tiếp đông trùng hạ thảo cùng nước nóng 60 độ C trong 10 phút hoặc đến khi mềm thì mang ra nhai trực tiếp.

 Cách chế biến đông trùng hạ thảo khô 

Trước khi dùng, bạn cần sơ chế đông trùng hạ thảo khô thật sạch, kết hợp cùng các nguyên liệu khác tuỳ từng cách chế biến. Trùng thảo khô phù hợp cho người mới ốm dậy, người muốn nâng cao sức đề kháng, nam giới muốn tăng sức khoẻ,... Sản phẩm này đặc biệt phù hợp với người có hệ tiêu hóa kém, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người sử dụng.

 Một vài cách cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con phổ biến nhất hiện nay là: 

✧ Trà đông trùng hạ thảo: Giúp tráng dương ích khí, sinh tinh bổ thận,…

✧ Hầm chung với thịt: Nên chọn thịt lợn, dê, gà, bò, vịt,… sẽ tạo nên các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. 

✧ Cháo đông trùng hạ thảo: Có tác dụng giúp người ốm dậy lẫn người bình thường cải thiện vị giác, bồi bổ cơ thể. 

✧ Đông trùng hạ thảo ngâm dược tửu: Thích hợp cho các quý ông, giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện bản lĩnh.

 ✧ Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Đây là bài thuốc Đông y hiệu nghiệm mang đến những công dụng tuyệt vời như: tăng cường sinh lực, làm lành vết thương, giúp da dẻ hồng hào, giảm kích ứng phần họng, tăng cường sức khỏe tim mạch,…

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 20g loại khô. 1 lít mật ong rừng nguyên chất. Bình thủy tinh sạch có nắp đậy

Cách thực hiện rất đơn giản. Đầu tiên rửa sạch đông trùng hạ thảo rồi để ráo nước. Tiếp theo cho trùng thảo vào bình thủy tinh đã tiệt trùng, rồi đổ mật ong vào. Đóng kín miệng bình, bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ. Ngâm khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng. 

 ✧ Canh dưỡng nhan đông trùng hầm gà ác

Món ăn này có công thức khá đơn giản nhưng mùi vị lại rất hấp dẫn và còn mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. Chỉ với một chén canh dưỡng nhan mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ huyết, cải thiện lão hóa, giảm mệt mỏi và làm cho da dẻ hồng hào, trắng mịn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 con gà ác, trùng thảo, 100g hồ đào, 5 quả táo đỏ, 1 nhánh gừng tươi, cùng gia vị. Cách thực hiện như sau: Gà ác làm thịt, bỏ nội tạng và để nguyên con, rửa sạch để ráo nước. Đông trùng hạ thảo rửa sạch, hồ đào tách hạt chỉ lấy phần thịt. Sau đó mang táo đỏ, hồ đào gừng tươi thái lát nhét vào bụng gà, dùng kim khâu bụng gà lại, nêm gia vị vừa đủ. Cuối cùng cho vào nồi đất hầm lửa nhỏ khoảng 1 giờ đến khi gà chín mềm.

Cách nấu cháo đông trùng hạ thảo tươi

Đây được xem là một trong những món ăn ngon từ đông trùng hạ thảo giúp chăm sóc sức khỏe và tăng sức đề kháng hiệu quả. Các công dụng khác có thể kể đến như: bổ tỳ phế, cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh về phổi. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ phòng ngừa khối u, nâng cao chất lượng giấc ngủ, bảo vệ thận,… 

Các chị em nội trợ có thể chế biến đông trùng hạ thảo theo nhiều cách khác nhau như nấu canh, nấu súp cháo nguyên con. Để tăng hương vị, bạn có thể bỏ vào táo đỏ, gà, cá nước ngọt, đường phèn,… đồng thời giúp món ăn càng bổ dưỡng hơn.


Tagged under:

Công dụng chữa bệnh của lá trầu không


Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau), lá trầu không còn được sử dụng như một phương thốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da…

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Làm thuốc giảm đau

Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… 

Cách làm: Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

2. Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. 

Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.

3. Khắc phục tình trạng khó tiêu

Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

4. Hạn chế các cơn đau do đầy hơi

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi. Hơi gas sẽ thoát ra bên ngoài trong quá trình co thắt và giản nở của cơ vòng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược a-xít lên thực quản, gây ra các cơn đau khó chịu.

5. Tăng cảm giác đói

Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu. Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

7. Chữa ho

Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. 

Cách làm thuốc ho từ lá trầu không như sau:

- Đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.

- Lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.

8. Chữa viêm phế quản

Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

9. Khử trùng

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

10. Trị nấm

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

Ứng dụng lá trầu không trong cuộc sống

Lau sàn: 100gr lá trầu không, rửa sạch, để ráo, vò nát. 1 lít rượu 40 độ trở lên đổ vào. Sau 3 tiếng có thể dùng được. Pha tỉ lệ 1-20 để lau sàn. Xịt khử khuẩn tay. Chà rửa nhà vệ sinh.

Xoa bóp, đánh cảm: Xay, vắt pha rượu ngon tỉ lệ 1 trầu: 4 rượu giúp xoa bóp, đánh cảm.

Sát khuẩn, xúc miệng: Lá trầu không nấu nước hoặc chưng cất lôi cuốn hơi nước, thêm chút muối để súc họng hàng ngày khá hiệu quả với chứng ngứa, rát cổ, đau họng, sát khuẩn vết thương.

Ngâm chân: Hái lá già cho vài hạt muối đun ngâm chân tốt cho khớp và ngủ ngon.

Nấu cao: Nấu cao trầu không sau đó dùng với các mục đích khác nhau.

Làm nước tắm cho trẻ: Đun lá trầu không với lá tắm cho trẻ sơ sinh.

Chữa đau mắt đỏ: Lá trầu không 3 cái, lá dâu 10 cái. Hai thứ này vò nát, cho vào ca, đổ nước sôi rồi đưa mắt bị đau sát tới miệng ca để xông hơi nóng bốc lên trong 3 phút. Ngày làm như vậy 2 lần. Sau đó lấy nước này để rửa mặt.

Chữa nấm kẽ chân: Lá trầu không 8 g, lá ráy 50 g, phèn chua 20 g. Tất cả đem sắc lấy nước ngâm chân trong 15 phút.

Chữa đau họng: Lá trầu xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu. Nếu uống được nước này thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

Giảm đau lưng: Dùng lá trầu hơ nóng hoặc nước cốt lá trầu trộn với dầu dừa rồi đắp thắt lưng.

Trị cảm mạo: Vò nát lá trầu, bọc trong miếng vải, nhúng nước sôi, đánh gió ở hai bên sống lưng.

Lưu ý khi dùng lá trầu: 

Không nên dùng quá nhiều trầu một lần vì có thể làm khô môi, mất vị giác.

Tagged under:

Cách làm men ngải quế


Dưới đây là cách làm men ngải quế giúp chữa một số bệnh như xương khớp, đau đầu, giãn tính mạch, đau bụng kinh, hỗ trợ phục hồi sau tai biến.

I. Thành phần cụ thể của men ngải quế

1. Ngải cứu

- Tên khoa học: Artemisia vulgaris

- Tên tiếng Anh: MUGWORT

Công dụng chữa bệnh của ngải cứu bao gồm:

- Bệnh đau đầu.

- Da.

- Tóc.

- Đau bụng phụ nữ.

- Đau cơ, xương, khớp, chấn thương...

Đây là thành phần quan trọng nhất và cần có dược tính mạnh.

Ngải cứu mọc hoang, không hoặc hạn chế sử dụng phân bón sẽ tốt hơn rất nhiều ngải cứu trồng với phân bón vô cơ (giảm dược tính).

Vùng trồng là phía Bắc hoặc những vùng núi cao, nơi mà chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có biên độ lớn. 

Ngải cứu ở các tỉnh phía Nam không có vị đắng, hiệu quả không rõ ràng.

Thời điểm thu hoạch ngải cứu tốt nhất là trong buổi sáng, sau những ngày nắng. Thu hoạch sau mưa, ngải cứu chứa nhiều nước.

Ngải cần dùng loại bánh tẻ hoặc già, đã có chút thân gỗ. Miễn sao nếm thấy thật đắng là được.

2. Vỏ quế

Quế hay còn được gọi là Quế Đơn, Quế Thanh, Mạy Quẻ, Ngọc Thụ, thuộc họ Long não với danh pháp khoa học là Lauraceae. 

Trong y học, Quế có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kháng viêm mạnh, chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, loại bỏ mùi hôi khi thở. Đặc biệt quế có nhiều trong bài thuốc bổ thận tráng dương, chữa vô sinh, hiếm muộn cả ở nam và nữ đều có thể dùng.

Thành phần Cinnamomum cassia được biết đến phổ biến và rộng rãi có vai trò điều trị bệnh viêm thấp khớp. Cây quế có tính chất chống viêm và chống viêm khớp là do có sự hiện hữu của aldehyd cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Những hợp chất này có công dụng tốt trong việc giảm sưng và đau vai, đau khớp.

Lý tưởng nhất là vỏ quế tươi. 

Vỏ quế tươi được ngâm trong rượu nồng độ cao để lấy tinh chất.

Tinh dầu quế cũng rất tốt, nhưng khi chế biến cần lưu ý tránh bị bỏng. Cần pha loãng trong dung môi là rượu hoặc cồn. Dùng rượu thì có thể dùng để xịt họng khi cần.

3. Mật ong lên men

Mật ong là chất dẫn để tạo quá trình lên men.

Thêm đường vàng để hỗ trợ.

Các dòng lợi khuẩn (probiotics) sử dụng men tiêu hóa, chủ đạo là các vi khuẩn Lactobacillus và nấm men Saccharomyces Ceravisie/Boulardii...

4. Muối nano salt Epsom 

Muối Epsom có thành phần chủ yếu là Magie Sunfat (MgSO4), có khả năng thẩm thấu nhanh. 

Các bạn có thể tìm mua trên shopee hoặc tìm mua muối Epsom nhập khẩu.

5. Rượu gạo nồng độ cao 

Chọn rượu đảm bảo chất lượng từ gạo chứ không phải pha cồn hoặc không rõ nguồn gốc.

6. Khối lượng và tỉ lệ nguyên liệu 

- Ngải cứu sạch, thu lúc già, vào buổi sáng: 1kg

- Mật ong lên men: 20ml 

- Đường mía (đường cát vàng): 500 gram

- Muối Epsom: 10 gram

- Cồn quế/Rượu quế: 10ml (dùng 3 giọt tinh dầu quế pha với 10ml cồn thực phẩm hoặc ngâm vỏ quế trong rượu mạnh/cồn trong vài ngày)

Nếu không có muối Epsom hoặc Quế thì bạn cần tăng lượng ngải cứu và kéo dài thời gian sấy/chườm nóng. 

-----------------

II. CÁCH LÀM MEN NGẢI QUẾ

1. Rửa sạch ngải cứu. Phơi hơi tái. Xay nhuyễn ngải cứu hoặc giã tay.

2. Trộn đường 

3. Trộn mật ong lên men.

4. Cho vào hộp/lọ bịt kín và phơi nắng từ trên 5 ngày, hàng ngày đảo để tránh lên men rượu trên bề mặt (nếu có meo trắng thì vẫn an toàn vì đó là men rượu).

Nhiệt độ lên men lý tưởng là từ 30oC đến 45oC.

5. Trộn muối Epsom vào hỗn hợp, lên men tiếp 1 - 2 ngày. (Thời điểm này đã có thể dùng).

Để đạt chất lượng cao, thời gian lên men này có thể kéo dài 15 - 30 ngày.

Cần thời gian lên men kỹ để đường/ hoặc mật ong chuyển hóa thành rượu và acid hữu cơ, tránh cảm giác dính khó chịu trên da hoặc bị kiến tìm đến.

6. Ép/vắt tách nước. 

- Phần dung dịch nước, pha tiếp dung dịch cồn/rượu quế. Đóng chai xịt. Bảo quản điều kiện thường.

- Phần xác bã dùng đế đắp chỗ đau hoặc ngâm chân. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh, trộn đảo hàng ngày.

7. Yêu cầu thành phẩm.

Dung dịch có màu vàng nâu, có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu và quế. Khi xịt lên da, không bị nóng rát (có thể vẫn bị dị ứng với người bị mẫn cảm với quế). Khi xoa sẽ tan hết trong vài phút.

Khi pha vào nước ấm, uống vào sẽ thấy người nóng nhẹ. Xịt họng bên trong và bên ngoài vùng cổ ngực, giảm ho nhanh.

Thành phẩm có màu xanh sậm và có mùi thơm nồng của quế


Xịt thử lên tóc và da đầu thấy nhẹ nhõm, sảng khoái và sạch chân tóc, không cần gội đầu lại.

Giảm đau nhanh trong 30 phút.

Sản phẩm lỗi khi:

- Làm ẩu, không rửa sạch nguyên liệu.

- Thiếu thời gian lên men.

Cách dùng men ngải quế

- Đối với đau đầu, đau nửa đầu: xịt ướt chân tóc rồi chải lược sau đó sấy ấm trong 10 phút.
- Rối loạn tiền đình: xịt ướt da dầu và vùng vai gáy sau đó xoa bóp nhẹ nhàng và sấy nóng 10 phút (60 lần/ tháng).
- Đau mỏi cổ, gáy, thắt lưng: xịt ướt vùng cột sống và vùng lân cận sau đó xoa bóp từ giữa cột sống sang hai bên. Rồi kết hợp sấy nóng 5 phút.
- Đau khớp: xịt ướt toàn bộ vùng khớp và lân cận. Sau đó xoa bóp từ vùng khớp trong 10 phút.
- Giãn tĩnh mạch chi: Xịt toàn bộ vùng giãn tĩnh mạch sau đó chà vuốt theo chiều dọc của tay, chân. Hơ nóng 30 phút (3 lần/ ngày).
-  Đau bụng kinh: Xịt ướt vùng bụng dưới rốn và phần thắt lưng. Sau đó xoa bóp theo hình xoáy tròn và hơ nóng 10 phút.
- Hỗ trợ phục hồi sau tai biến: xịt ướt toàn bộ nửa thân người bị tê liệt. Sau đó xoa bóp từ trên đầu xuống chân. Rồi hơ nóng 10 phút.
- Giảm nguy cơ tai biến khi có dấu hiệu phình mạch: Xịt ướt phần cổ gáy và toàn bộ da đầu. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng bằng ngón tay. Sau đó hơ nóng 10 phút. 

Bài này của thầy Hoàng Công- Liên Minh Nông Nghiệp Tử tế. Mình sẽ bổ sung những cập nhật khi làm ở dưới bài này cho mọi người tham khảo.

Tagged under:

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột



Sức khỏe đường ruột (Gut health) được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong vài thập kỉ qua vì đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người. 

Đường ruột không khỏe mạnh đặc biệt là hội chứng Leaky Gut có thể gây ra những vấn đề như mắc phải các bệnh tự miễn, bị viêm nhiễm, mụn trứng cá, diễn biến nặng bệnh viêm da cơ địa. Trong bài viết này chúng mình cùng tìm hiểu những cách giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nha.

1. Gut health và hệ vi sinh đường ruột

Gut Microbiome là hệ vi sinh vật chứa hàng tỉ vi khuẩn sống cộng sinh trong đường ruột của con người. Trung bình mỗi người chưas khoảng 200 loài khuẩn, virus và nấm trong đường tiêu hóa, một số có hại cho sức khỏe nhưng nhiều loại trong số chúng có lợi và cực kỳ cần thiết với con người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra hệ khuẩn ruột phong phú giúp giảm nguy cơ tiểu đường, viêm ruột và bệnh viêm khớp vẩy nến.

2. Vai trò của hệ khuẩn ruột với miễn dịch và viêm nhiễm

Lợi khuẩn ở ruột có cơ chế ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (cụ thể là quá trình viêm và kháng viêm) thông qua một vài cơ chế:

– LPS: lớp vỏ của các khuẩn gram âm, nếu lớp vỏ này vỡ ra và đi được vào máu (endotoxaemia) sẽ gây viêm toàn cơ thể do chúng mang tính kích thích viêm và kích hoạt bạch cầu. Thông thường LPS sẽ được ngăn không cho vào máu bởi hệ thành tế bào ruột, tuy nhiên nếu có sự rối loại khuẩn, hoặc chủng khuẩn gây cho các tế bào thành bị “leak”- rò rỉ- sẽ dẫn đến viêm ruột và cả viêm toàn cơ thể nghiên cứu cho thấy  L. Paracasei giảm đc tình trạng này

– SCFA: các lợi khuẩn khi ăn các chất xơ và các carb không tiêu hoá được thì sẽ tạo SCFA. Đáng chú ý nhất trong các SCFA thì có Butyrate tại vì Butyrate có sự kích thích phân giải mỡ, kích thích hoạt động tạo năng lượng của ty thể và chống lại béo phì, đề kháng insulin. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy  Butyrate kháng viêm khá tốt. Ngược lại với Butyrate thì Acetate lại là một SCFA xấu, gây tăng đề kháng insulin và tăng Ghelin, hormone gây đói và thèm ăn.

– Acid mật: sự chuyển hoá từ acid mật “primary” sang “secondary”  được thực hiện bởi hệ khuẩn ruột. Nhưng acid mật secondary có nhiều loại, và nếu hệ khuẩn ruột bị xáo trộn, mất cân bằng thì acid mật cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi và dẫn đến thay đổi cân nặng, nội tiết.

Đọc thêm: Vai trò của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa

3. Gut health – những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột

Thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không lành mạnh đặc biệt là với nhịp sống hiện đại đều ảnh hưởng tiêu cực lên đường ruột. Chúng bao gồm:

  • Bị stress
  • Thiếu ngủ.
  • Nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
  • Nạp nhiều đường.
  • Uống kháng sinh.

4. Những dấu hiệu của một đường ruột không khỏe mạnh

Gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng chụng, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy.

Cân nặng thay đổi: Cân nặng đột nhiên thay đổi cho dù bạn không có sự xáo trộn về chế độ ăn hay tập luyện cũng là dấu hiệu cho thấy đường ruột không khỏe mạnh. Hội chứng kém hấp thu (malabsorption) là nguyên nhân dẫn đến giảm cân và hội chứng này bị gây ra bởi sự gia tặng mạnh của vi khuẩn trong đường ruột (SIBO). Ngược lại, tăng cân, có thể bị gây ra bởi sự kháng Insulin hoặc bị viêm nhiễm.

Mất ngủ, mệt mỏi kinh niên: Các nghiên cứu (2) đã chứng minh mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, do đó dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.

Viêm da, kích ứng da: Những chứng bệnh về da như vẩy nến có thể liên quan tới một số loại khuẩn tồn tại trong đường ruột

Bệnh tự miễn: Nhiều nghiên cứu (3)  đã chỉ ra mối liên quan giữa hội chứng Leaky Gut và các bệnh tự miễn.

Không dung nạp thức ăn: Việc cơ thể không dung nạp một số loại thức ăn, chẳng hạn không dung nạp lactose là do thiếu hụt một số chủng khuẩn trong đường ruột.

5. Gut health và làm gì để cải thiện sức khỏe đường ruột

Hạn chế tình trạng/ mức độ stress: Stress là thứ không thể loại bỏ hẳn trong đời sống của chúng ta nhưng học cách để giảm bớt stress có thể giúp đường ruột khỏe mạnh. Hãy dành thời gian tập thể dục với các bộ môn như kháng lực hay Yoga, thiền.. là những cách rất tốt để giảm stress.

Nạp probiotics và Prebiotics: Ăn một số thực phẩm giàu Probiotics như mật ong lên men, sữa chua, dưa cải muối, các thực giẩm giàu prebiotics như măng tây, Atiso, tỏi… Nếu sử dụng Probiotics dạng uống (thực phẩm chức năng) cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Hiện nay có BioticAAD là một loại lợi khuẩn rất tốt hoặc GastrimunHP.

Hạn chế bia rượu.

Ngủ đủ.

Hạn chế nạp đồ ngọt như bánh bẹo, nước ngọt, trà sữa…

6. Gut health và các thực phẩm tốt cho đường ruột

Tỏi: chứa Inulin là chất xơ thiết yếu dùng làm thức ăn cho nhóm lợi khuẩn quan trọng như Bifidobacteria tạo ra Acid Lactic và Acetic tiêu diệt nấm mốc, đồng thời sản xuất kháng thể IgA cho hệ miễn dịch.

Thực phẩm lên men: Sữa chua, Kefir, kim chi, mật ong lên men… chứa các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Đọc thêm: Mối Tương Quan Giữa Thực Phẩm Lên Men, Hệ Vi Sinh Vật Trong Cơ Thể Người Và Sức Khỏe Tinh Thần

Thực phẩm giúp tăng Collagen: Nước hầm xương (xương gà, xương bò), da cá hồi giàu Collagen và Gelatin rất tốt cho đường ruột. Nước hầm xương bò còn có tác dụng cải thiện tình trạng Leaky Gut.

Chế độ ăn cân bằng, giàu đạm từ thịt, cá, trứng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn nghèo nàn Protein khiến đường ruột dần bị ảnh hưởng.

Sử dụng thêm dầu dừa (ép lạnh): dầu dừa chứa MCT giúp cân bằng lại hệ vinh sinh đường ruột, giúp cải thiện hội chứng Leaky Gut.

7. Kết luận

Đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe tổng thể của mỗi người. Vì vậy mỗi chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi lành mạnh, cân bằng để duy trì đường ruột khỏe.

Đọc thêm: Ruột không khỏe ảnh hưởng đến sức khỏe bạn như thế nào

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

------------------------------------------

Reference:

(1) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6682904/

(2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32668369/

(3) https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/17474124.2018.1517044

(4)https://journals.lww.com/co-pediatrics/Abstract/2016/12000/The_role_of_the_gut_microbiota_in_food_allergy.14.aspx

(5): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8512487/

(6) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6627858/

(7) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8151984/

Tagged under:

Sữa gạo lứt lên men siêu dinh dưỡng


Phương pháp lên men lactic từ gạo lứt không dùng sữa mà dùng gạo lứt làm nguyên liệu, vì vậy có thể tận dụng khả năng chữa bệnh của gạo lứt kết hợp hoạt động có lợi cho đường ruột của vi khuẩn lactic để tạo thành một loại thực phẩm chức năng dùng cho người bệnh. 

Hiện nay giá nguyên liệu sữa ngày càng cao, nên đây sẽ là một giải pháp nhằm thay thế nguyên liệu từ sữa để lên men sữa chua, tạo ra giá thành sản phẩm thấp hơn nhiều lần nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. 

Quy trình kỹ thuật đơn giản cũng như trang thiết bị rẻ tiền, có thể áp dụng ở gia đình, quy mô vừa và nhỏ cũng như quy mô công nghiệp.

Cách 1: Làm sữa gạo lên men lactic ở quy mô công nghiệp

Rửa sạch tạp chất, dùng máy xay truyền thống (hai thớt đá thẳng đứng) hay máy xay kiểu mới (blender) hoặc máy xay sinh tố để xay, lượng nước khi xay bằng 3 - 5 lần lượng gạo (trường hợp dùng blender thì tỷ lệ nước - gạo là 4: 1). Tiến hành lọc sơ bộ qua lớp vải lọc nhằm loại bỏ một phần tạp chất. Sau khi lọc xong, bổ sung nước với tỷ lệ nhất định rồi gia nhiệt lên 100 độ C trong 45 phút. Sau đó đem dung dịch đi xay một lần nữa. Cuối cùng là công đoạn lọc tinh nhằm giúp cho sản phẩm khi hoàn thành có màu sắc trong và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất.

Đổ đường và pectin vào nước, hòa tan hoàn toàn dung dịch và lọc qua tấm vải để loại bỏ phần cặn. Sau đó lấy phần dịch bổ sung vào dịch gạo sau khi đã lọc xong với một tỷ lệ nhất định. Dịch nước gạo sau khi lên men xong thì đem bổ sung thêm đường, hương liệu và một số màu thực phẩm thích hợp để tăng tính cảm quan của sản phẩm. 

Sản phẩm sau đó được đem đi rót chai trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Trước khi rót chai, dịch gạo phải được kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý và cảm quan. Chế độ thanh trùng thường là 75 độ C trong vài phút. Nếu thanh trùng quá mức có thể làm mất màu, mất mùi sản phẩm và các vi sinh vật có lợi. Sau khi thanh trùng sản phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 - 60C trong tủ lạnh.

Lưu ý đối với từng loại sản phẩm lên men lactic thì người ta dùng các chủng khác nhau để đảm bảo cho sản phẩm của mình có mùi vị đặc trưng. Quá trình lên men có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: 0 - 80 giờ chủ yếu là sinh khối, đường tiêu hao chậm, acid lactic tích tụ ít.

- Giai đoạn 2: 80 - 135 giờ là giai đoạn tạo acid lactic mạnh nhất, vì vậy lượng đường tiêu hao rất nhanh.

- Giai đoạn 3: là giai đoạn lên men cuối cùng của sản phẩm, tốc độ lên men chậm vì lượng acid sản sinh ra nhiều ức chế lại sự hoạt động của vi khuẩn lactic. Quá trình lên men luôn giữ nhiệt độ phòng. Tổng thời gian lên men từ 135 - 150 giờ. 


Cách 2: Ứng dụng trong lên men sữa gạo lứt tại nhà

Nguyên liệu làm sữa gạo lứt lên men

- Gạo lứt  500gam (gạo tím thảo mộc càng tốt);

- Mật ong lên men (MOLM) 1 lít (nếu không có MOLM thì thay thế bằng: mật ong 700ml, bia 300ml);

- Men tiêu hoá có 2 chủng Lactobacillus AcidophilusBacillus subtilis tầm 3-5 gói.

Cách làm sữa gạo lứt lên men

- Ngâm gạo lứt cho nẩy mầm (tầm 2 ngày), sau đó nấu chín, xới tơi cơm để cơm nguội hẳn (hoặc hơi ấm nhẹ, sờ cả bàn tay vào cơm thấy ấm nhẹ tầm 35-37 độ C);

- Lấy cơm đã nấu chín cho vào hũ thuỷ tinh hoặc chum sành dung tích tối thiểu tầm 3 lít;

- Đổ MOLM (hoặc mật ong, bia), men tiêu hoá vào hũ cơm đảo đều, sau đó đậy kín tầm 3-5 ngày.

Quan sát thấy hiện tượng hạt gạo đang được “nghiền nhỏ dần”, sau 3-5 ngày mở ra đánh đều ngày 2 lần. 

Sau 7-9 ngày dùng máy ép chậm để ép (dùng lõi ép sữa hạt để ép), hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc, hoặc dùng rây để chà như chà bột cho em bé. Chúng ta sẽ thu được tầm 1,2-1,5 lít sữa gạo lứt lên men.



Cách dùng

- Lấy 50-100ml sữa gạo pha, bỏ đá vào uống.

- Dùng sữa gạo để pha với các bột ngũ cốc để tăng sự hấp thu và uống cũng ngon hơn.

- Kết hợp với yến, táo đỏ, kỷ tử thành thực phẩm hồi phục cơ thể cấp tốc.

- Pha uống với các nước ép rau hoặc bột rau sấy lạnh vừa ngon, vừa chữa bệnh... mà không lo tăng cân.

Nhưng thử hình dung trước mỗi bữa ăn tầm 30 phút đến 1 tiếng chúng ta có 1 cốc Sữa gạo lứt pha đá (nếu mùa hè) hoặc Sữa gạo lứt thêm chút MOLM gừng (nếu mùa đông) thì chắc chắn cơ thể chúng ta sẽ luôn đủ dinh dưỡng. 

Chúc các anh chị thành công!

-----------------

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

Tagged under:

Cách làm giấm táo để giảm cân và làm đẹp


Giấm táo đã có từ lâu đời. Nó có nhiều tác dụng như các có thể uống 1 muỗng nhỏ vào buổi sáng giúp giảm cân hoặc dùng để chăm sóc da. Ngoài ra có thể thay thế giấm gạo để trộn gỏi...

Tác dụng của giấm táo có thể kể đến

Giấm táo tốt cho hệ miễn dịch

Như đã đề cập, trong giám táo chứa một hàm lượng axit malic đáng kể có tính kháng virus mạnh giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây cảm cúm. Nếu dùng giấm táo nguyên chất đúng cách còn giúp làm giảm dịch nhầy đường hô hấp, cải thiện tình trạng nghẹt mũi và làm sạch các hạch bạch huyết.

Ổn định lượng đường trong máu

Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, mì ống, bánh mì sẽ làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Do đó uống giấm táo chứa axit axetic sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu tinh bột, kiểm soát tốt lượng đường huyết sau khi bạn có một bữa ăn giàu tinh bột.

Khi dùng giấm trong bữa ăn, bạn nên cho giấm vào nước sốt hoặc món salad để dễ ăn hơn.

Ngăn ngừa bệnh về tim mạch

Giấm táo chứa một loại chất tên là axit chlorogenic giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim. Khi dùng giấm táo chung với mật ong thì công dụng phòng ngừa bệnh lý tim mạch càng phát huy hiệu quả.

Hỗ trợ thải độc

Bên cạnh những tác dụng nêu trên, việc kết hợp uống mật ong và giấm táo vào mỗi buổi sáng còn có công dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể. Đặc biệt nhờ có các thành phần đường glucose và fructose trong mật ong, lá gan sẽ được làm mát và cải thiện chức năng một cách đáng kể, làn da trở nên căng mịn, tươi sáng hơn.

Giảm cân và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Axit axetic có mặt trong giấm táo còn đóng vai trò cải thiện quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, giảm tình trạng tích tụ chất béo, giảm cảm giác thèm ăn nên rất thích hợp cho người đang giảm cân.

Giấm táo được ứng dụng trong những trường hợp mắc hội chứng PCOS

Hội chứng PCOS là viết tắt của hội chứng buồng trứng đa nang, xảy ra do bất thường về nội tiết tố có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể tiết ra quá nhiều nội tiết tố androgen dẫn tới hiện tượng đa nang trong buồng trứng và kháng insulin ở phụ nữ.

Các chuyên gia y tế cho rằng nếu duy trì thói quen uống 15ml giấm táo cùng 100 - 150ml nước sau bữa tối hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt hàm lượng hormone trong cơ thể và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Cách làm giấm táo thường

Anh chị có thể chọn táo ta hoặc táo mèo. Tuy nhiên thì để có mùi vị thơm ngon hơn thì anh chị chọn táo mèo nhé. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể để làm hai loại dấm này.

Nguyên liệu làm giấm táo thường

  • Táo thường: 1kg, bạn có thể chọn táo xanh hoặc táo đỏ tùy ý
  • Giấm gạo: 1 chai 1 lít/ hoặc mật ong lên men
  • Đường phèn: 1 chén con
  • Hũ thủy tinh lớn để ủ giấm: 1 hũ, hoặc sử dụng nhiều hũ nhỏ hơn

Lưu ý khi mua táo làm giấm

Các bước làm giấm táo thường

Bước 1. Sơ chế táo.

Táo mua về bạn đem rửa thật sạch. Vì táo là loại trái cây thường bị phun thuốc nên bạn ngâm táo với nước muối loãng rồi rửa lại sạch sẽ trước khi sử dụng. Dùng dao sắc cắt táo thành những miếng nhỏ (không cần gọt vỏ), bạn có thể bỏ hạt hoặc không.

Bước 2. Xếp táo vào hũ thủy tinh.

Xếp táo vào hũ thủy tinh, cứ một lớp táo thì một lớp đường phèn, làm lần lượt cho đến khi hết táo. Lưu ý, bạn nên xếp táo khéo léo để tận dụng diện tích trong hũ, nếu xếp qua loa các miếng tạo sẽ rất lộn xộn, chiếm diện tích nhiều nhưng không chứa được bao nhiêu.

Lưu ý:

Hũ thủy tinh chuẩn bị phải đảm bảo đựng được hết số táo mà bạn muốn làm giấm, tránh tình trạng cố nén thật nhiều táo vào bình mà vẫn không hết.

Bước 3. Ngâm và lọc giấm táo.

Sau khi xếp táo và đường vào hũ thủy tinh, bạn đổ hết chai giấm gạo vào sao cho ngập táo. Lưu ý không nên đổ đầy, chỉ cần đổ ngập táo, lượng táo cũng không nên xếp đầy, chừa lại vài cm để khi lên men giấm sẽ sủi bọt.

Đậy kín nắp lại rồi ngâm táo trong khoảng 2 tuần, đặt hũ táo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trong khi ngâm, thi thoảng bạn mở nắp ra vì quá trình lên men sẽ khiến hũ giấm có hơi men, mở nắp ra để cho hơi men này bay bớt rồi đậy nắp lại ngâm tiếp.

Sau 2 tuần, bạn lọc lấy phần nước giấm, bỏ bã. Lưu ý, nên lọc 2 – 3 lần cho sạch hết cặn bã và bọt trắng trong giấm, chỉ lấy phần nước trong nhất rồi cho vào hũ thủy tinh khác nhỏ hơn (để tiện sử dụng), đậy kín rồi bảo quản thêm 2 tuần nữa là có thể đem ra sử dụng.

Yêu cầu thành phẩm giấm táo

Giấm táo có màu hơi vàng và trong, không cặn bã và không có bọt.

Giấm táo có vị chua hơi ngọt, mùi rất thơm và hấp dẫn.


Lưu ý

Giấm táo được ngâm từ giấm gạo sẽ có tác dụng giảm béo hiệu quả cho các chị em phụ nữ. Thế nhưng nếu bạn dùng giấm táo để làm đẹp (đắp mặt nạ, dưỡng ngoài da) thì có thể thay thế giấm gạo bằng nước sôi và cho ít đường hoặc không đường. Nếu làm giấm táo với nước sôi, giấm sẽ có mùi thơm và chua nhưng không ngọt.

Cách làm giấm táo mèo

Táo mèo là loại táo có màu xanh, vị đắng chát, rất phổ biến ở các tỉnh Bắc Bộ (Hà Giang, Yên Bái). Táo mèo không phải là loại trái cây hấp dẫn, nó được dùng để ngâm rượu, làm thuốc, ngâm siro và giấm táo. Giấm táo mèo có nhiều công dụng khác nhau: Đối với sức khỏe, giấm táo mèo có tác dụng điều hòa nhịp tim, chữa đầy hơi, chướng bụng, viêm da dị ứng, chữa bỏng và làm giã rượu. Ngoài ra, giấm táo mèo còn có thể dưỡng da, trị mụn và giảm cân hiệu quả.

Theo nhiều người, giấm táo mèo có vị thơm ngon hơn hẳn giấm táo thường, vậy nên nếu có thể, bạn hãy mua táo mèo về làm giấm nhé!

Nguyên liệu làm giấm táo mèo

  • Táo mèo tươi: 1kg
  • Chuối tây: 1 trái
  • Nước đun sôi để nguội: 2,5 – 3 lít. Chú ý là không dùng nước máy, không dùng nước R.O.
  • Đường: 300gram
  • Hũ thủy tinh lớn có sức chứa khoảng 3 lít

Lưu ý

Táo mèo để làm giấm phải là táo mèo tươi, không dùng táo mèo khô. Chọn những trái táo tươi ngon, màu ngả vàng để táo nhanh lên men và nước giấm có màu đẹp. Táo mèo ngon khi bổ ra sẽ rất thơm. Bạn không nên mua táo chín hoặc còn xanh, nếu mua được táo mèo Yên Bái thì quá tốt vì táo mèo ở đây thơm nhất trong các loại.

Sử dụng chuối tây để giúp giấm nhanh lên men, đồng thời tạo hương thơm đặc trưng của giấm táo.

Các bước làm giấm táo mèo

Bước 1. Sơ chế.

Táo mèo mua về rửa thật sạch, ngâm với nước muối rồi rửa sạch, để ráo.

Dùng dao cắt bỏ hai đầu táo, bạn có thể bổ đôi hoặc thái miếng mỏng, nghiền để táo nhanh lên men. Lưu ý, bạn bổ táo sao cho phần hạt cũng bị bổ đôi, giữ lại hạt táo vì khi hòa tan với nước, phần hạt này sẽ giúp giấm táo thơm ngon hơn.

Bước 2. Ngâm táo vào hũ thủy tinh.

Bạn đun sôi 2,5 – 3 lít nước + đường, để nguội nhưng còn hơi ấm để táo nhanh lên men. Đổ nước vào bình (lượng nước vừa đủ để còn bỏ táo), cho hết táo đã sơ chế vào ngâm, thêm trái chuối tây vào để giấm nhanh lên men.

Đậy nắp lại nhưng không đậy kín, nếu đậy kín oxy sẽ không vào được và táo không thể lên men.

Đảo đều hàng ngày để đủ oxi lên men.

HOẶC: 1 lít nước ép táo + 100-300 G đường vàng rồi lên men. Cách này cho nước táo có công dựng rất cao vì là nước táo nguyên chất. Tuy nhiên cần nắm vững kĩ năng lên men nếu gặp bất thường phải có khả năng nhận biết.

Bước 3: Ngâm giấm.

Đem hũ táo cất vào nơi khô thoáng và sạch sẽ, ngâm khoảng 3 – 4 tuần là có thể lấy ra dùng được. Trong quá trình ngâm bạn sẽ thấy váng màu trắng nổi lên, chỉ cần hớt bỏ đi là được.

Bạn chọn mua loại táo giòn ngọt, nhiều nước, táo này khi làm giấm sẽ ngon hơn so với loại táo to, xốp. Mua táo tươi, vỏ ngoài nhẵn bóng, cầm lên thấy chắc tay và nặng, không nên chọn những trái có dấu hiệu hư hỏng hoặc bị héo.

Yêu cầu thành phẩm giấm táo mèo

  • Giấm táo mèo có màu hơi ngả vàng, trong.
  • Giấm táo có vị hơi chua, mùi thơm nức mũi, hơn hẳn táo thường.


Lưu ý

Bạn có thể dùng giấm gạo để ngâm táo thay cho nước sôi để nguội, như vậy táo sẽ nhanh lên men hơn và vị giấm khác một chút.

Táo mèo bạn có thể bổ đôi hoặc thái lát mỏng, nghiền, trộn với chút đường rồi cho vào ngâm giấm.

Một cách làm nước táo lên men

Cách 1: 1kg táo thì đập dập. Sau đó lấy 3lit nước + 300gr đường hòa tan. Trộn tất cả vào nhau để lên men tự nhiên trong bình đậy nắp vải. Sau khi thấy hỗn hợp sủi mạnh và yên ắng là lên men hoàn thiện giai đoạn 1. 

Lưu ý cần khuấy đảo hằng ngày. Lúc này đã có thể chắt ra ăn uống. Tuy nhiên để trên 3 tháng công dụng sẽ cao hơn. 

Lưu ý nước không phải nước máy, không phải nước R.O, nên nước giếng trong, nước suối sạch không vôi. Nếu dùng nước máy thì cần đun sôi sau đó để nguội mới dùng. 

Cách 2: làm từ nước táo nguyên chất bằng việc ép táo ra rồi mới lên men như trên. Tỷ lệ 1 lít nước ép táo với 100gr tới 300gr đường vàng và chờ lên men. Cách này cho nước táo có công dụng rất cao, hơn cách 1 nhiều, tuy nhiên cần nắm vững kĩ năng lên men nếu gặp bất thường phải có khả năng nhận biết.

Lưu ý khi dùng giấm táo

Vị chua của giấm táo bắt nguồn từ nồng độ axit đậm đặc có trong loại nước này, vì vậy khi dùng bạn nên pha loãng để tránh axit làm tổn thương thực quản và dạ dày. Đặc biệt những người bị viêm loét dạ dày - thực quản tốt nhất không nên sử dụng giấm táo.

Cũng bởi vì chứa nhiều axit nên giấm táo có thể làm hỏng men răng. Do đó mặc dù đã pha loãng giấm táo khi sử dụng thì ngay sau đó bạn cũng hãy súc miệng lại với nước trắng.

Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh cao huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch thì không nên dùng giấm táo vì có thể xảy ra tương tác bất lợi giữa thuốc và loại giấm này, cụ thể là làm giảm nồng độ kali trong máu.

Do giấm táo có khả năng làm chậm lại quá trình thức ăn rời khỏi dạ dày, dẫn tới chậm hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu nên nếu lạm dụng giấm táo để giảm cân có thể gây nên tác dụng phụ nguy hiểm là chứng liệt dạ dày (gastroparesis).

Nếu đang bị tiểu đường và có dùng thuốc điều trị, bạn không nên dùng thêm giấm táo vì sẽ gây hạ đường huyết xuống mức quá thấp. Khi đó người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như lú lẫn, chóng mặt, không tỉnh táo, cơ thể suy nhược, dần dần dẫn đến bất tỉnh hoặc co giật nếu không được xử trí kịp thời.

Tagged under:

Cách chế biến húng chanh để làm dược liệu


Cây húng chanh đã rất quen thuộc với từng gia đình với những công dụng như: chữa ho, cảm cúm, hạ sốt, chống viêm, ... và còn là gia vị của một số món ăn rất ngon! 

Điều thú vị là trong các loại cây gia vị, cây thuốc Nam thì cây húng chanh có một sức sống mãnh liệt, ở bất kỳ hoàn cảnh thời tiết, thổ nhưỡng nào húng chanh vẫn tươi tốt và có mùi hương thật đặc biệt!!

Tác dụng của húng chanh

1. Giảm stress oxy hóa

2. Ngăn ngừa ung thư

3. Có lợi cho tiêu hóa

4. Chăm sóc da hiệu quả

5. Kiểm soát bệnh tiểu đường

6. Chống viêm

7. Đối phó với bệnh trầm cảm

8. Khử độc

9. Ngăn ngừa bệnh tim

10. Ngăn ngừa nhiễm trùng

Dưới đây là một số cách chế biến húng chanh để dùng vào cuộc sống hàng ngày

1. Chế biến lá tươi:

Ép dịch xong ngâm cùng mật ong lên men hoặc mật ong theo tỉ lệ 3 nước ép: 1 mật ong lên men/ mật ong - tầm 100gam lá tươi, thân non sẽ ép được khoảng 90-110ml dịch húng chanh. 

Phần dịch này sẽ được pha chế với các ứng dụng khác nhau:

- Chữa ho: lấy cốt nước trên pha với chanh muối, gừng mật ong lên nmen theo tỉ lệ (1:2:2), dùng ngày 3-5 lần, mỗi lần 5-7ml,  ngậm 5-10 phút rồi nuốt từ từ. Cảm nhận ho và viêm họng sẽ đỡ sau 3 lần ngậm.

- Pha với các loại nước ép rau, củ, quả hoặc các loại nước quả ngâm (như mơ, sấu, mận...) thêm ít đá lạnh, bạn hãy thử vì cái vị thật lạ! 

- Hoặc dùng chính hỗn hợp này để bôi lên vết thương côn trùng cắn.


2. Phơi lá khô dùng dần

Cắt tươi, rửa sạch và phơi trong gió mát (tránh ánh nắng mặt trời), tầm 3-5 ngày thì cất túi để dùng khi cần. Bạn có thể dùng đun xông, gội đầu và chế biến theo các bài thuốc Nam của Giáo Sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.

3. Nước súc miệng húng chanh bạc hà trị hôi miệng

- Lấy 500gam lá, thân tươi rửa sạch, cắt nhỏ rồi chưng lấy nước cất húng chanh. Thành quả sẽ thu được 100ml  nước cất húng chanh.

- Pha chế nước súc miệng: nước cất pha với  mật ong lên men theo tỉ lệ 1:2; khi nào súc miệng thì pha với nước sạch hoặc nước muối 5% theo tỉ lệ 1:5 để súc miệng.

Khi dùng nước súc miệng này thấy dễ chịu, cảm giác khoan khoái, đặc biệt hương vị của húng chanh lưu lại cứ theo mãi với cảm giác rất MỘC, rất THANH. Có lẽ chưa có nước súc miệng nào mà cái vị lại lưu luyến, thú vị như thế, đặc biệt cảm giác đau họng dịu qua rất nhanh!

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

Tagged under: ,

Cách chế biến yến sào ngâm mật ong lên men

 


Yến sào có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tính ra khá đắt đối với nhiều gia đình. Dưới đây là cách hướng dẫn chị em chế biến yến sào bổ dưỡng ít chi phí hơn và cho cả nhà dùng được nha.

Nguyên liệu làm yến sào ngâm mật ong lên men

  • Mật ong lên men 2 lít
  • Yến: 3 tai
  • Táo đỏ: 100g
  • Kỷ tử: 100g

Cách làm yến sào ngâm mật ong lên men

- Ngâm yến trong nước tầm 15-30 phút sau đó đun sôi, để nguội

- Bỏ yến vào 1lít mật ong lên men và ngâm trong hũ thuỷ tinh có dung tích 2lit trong 5 ngày.

Chị em quan sát sự thay đổi của sợi yến qua từng giờ, tùng ngày nhé.

- Ngâm táo đỏ, kỷ tử với 1 lít mật ong lên men còn lại trong 5 ngày.

- Đổ hũ đựng mật ong lên men + táo đỏ+ kỷ tử vào hũ yến mật ong lên men và có thể dùng được rồi.

Ai nên dùng yến sào ngâm mật ong lên men

Nếu có điều kiện thì cả gia đình dùng đều rất tốt nhé ạ. Còn nếu không thì có thể ưu tiên cho người già, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ trên 2 tuổi, phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh.

Ngoài ra những người ốm dậy cần hồi phục sức khỏe dùng cũng rất tốt ạ.

Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư, tiểu đường, viêm loét dạ dày

Cách dùng

- Ngày 02 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ 1 tiếng, tốt nhất là 7-8h sáng và 19-20h tối.

Dùng liên tục 15-30 ngày để cảm nhận, sau đó dừng 1-2 tháng và lặp lại!

- Có thể thêm chút MOLM gừng khi dùng cho cân bằng hàn-nhiệt (do yến hơi lạnh)!

Chúc các anh chị dùng yến tiết kiệm mà lại hiệu quả. 

-----------------------------------------

Nếu cần mật ong lên men thơm ngon, bổ dưỡng thì anh chị ủng hộ sản phẩm bên em làm nhé ạ. 

Đi đến nơi bán mật ong lên men Phương Nam

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

Tagged under:

Cách làm rượu cốt trái nhàu


Cây nhàu dễ trồng, cho nhiều trái và đặc biệt lại mang nhiều giá trị sức khỏe. Theo đông y, trái nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.  

Anh chị có thể làm cho mình bình rượu nhàu để chữa trị các bệnh dưới đây.

Tác dụng của rượu cốt trái nhàu:

  • Hỗ trợ điều trị phòng ngừa bệnh gout, bệnh xương khớp, giảm nhức mỏi và đau cơ xương khớp. Sử dụng rượu trái nhàu giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau xương khớp như: đau vai gáy, nhức lưng, đau lưng,….. Thậm chí, nếu người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức, sưng tấy, viêm khớp,…rượu trái nhàu cũng hỗ trợ giảm bệnh hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều hoà huyết áp, hạ huyết áp cho người cao huyết áp.
  • Giúp lợi tiểu, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón.
  • Hỗ trợ giúp tóc óng mượt, chắc khoẻ hơn, làm sáng đẹp đối với làn da.
  • Không ít người vẫn sử dụng loại rượu này như một phương thuốc để giảm các cơn đau. Đặc biệt là bệnh đau cơ, đau xương khớp, đau nửa đầu. Bên cạnh đó, loại rượu nàu còn tốt cho bệnh nhân bị huyết áp, tiểu đường.

1. Cách ngâm rượu trái nhàu tươi tốt nhất cho sức khỏe

Dưới đây là hướng dẫn cách làm rượu nhàu tốt cho sức khỏe mà các bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu

Việc lựa chọn nguyên cẩn thận sẽ giúp rượu sau khi ngâm đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lựa chọn trái nhàu:

+ Đối với trái nhàu tươi: Chọn quả chín, nhất là những quả mới hái xuống để có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.

+ Đối với trái nhàu khô: Nên chọn trái nhàu khô sấy từ trái nhàu tươi. Không dùng trái nhàu phơi khô tự nhiên vì dễ ẩm mộc và bị vi khuẩn xâm nhập.

Chọn bình ngâm rượu

Hiện nay các loại rượu đều được ngâm bằng bình thủy tinh. Nó vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Không nên chọn bình ngâm rượu bằng nhựa vì nó chứa nhiều tạp chất có hại.

Lựa chọn rượu để ngâm

Chọn rượu trắng với nồng độ trên 40 độ. Có thể dùng rượu nếp để ngâm vì nó sẽ tạo hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Tiến hành làm trái nhàu ngâm rượu

Có 2 cách làm rượu nhàu là sử dụn trái nhàu khô hoặc trái nhàu tươi. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể từng cách mà các bạn có thể tham khảo.

Ngâm rượu trái nhàu tươi

Bước 1: Sau khi lựa chọn được trái nhàu, bạn rửa sạch qua 2 – 3 nước. Cần rửa nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước hay dập trái nhàu.

Bước 2: Để trái nhàu ráo nước rồi dùng dao bổ dọc trái nhàu giúp rượu ngấm vào trong quả dễ hơn.

Bước 3: Cho trái nhàu sơ chế vào bình rồi đổ rượu theo tỷ lệ 1kg tương ứng với 3 lít rượu. Sau đó đậy nắp ngâm trong 2 tháng là đã có thể sử dụng. Rượu trái nhàu ngâm lâu có hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.



2. Cách làm rượu nhàu khô

Bước 1: Dùng rượu trắng hoặc nước trắng để rửa sạch trái nhàu khô rồi để ráo nước.

Bước 2: Sau khi sơ chế cho trái nhàu vào bình ngâm với tỷ lệ 1kg nhàu với 3 – 5 lít rượu nếp hoặc rượu trắng.

Bước 3: Đậy kín và đợi trong vòng 45 ngày là có thể sử dụng.

3. Cách ngâm trái nhau với mật ong lên men

Nguyên liệu: 

Trái nhàu: Chọn 2kg quả sắp chín, có vỏ ngả vàng và hơi mềm. 
Bình thủy tinh: 5 lít 
Mật ong lên men: 1 lít 

Cách ngâm mật ong với trái nhàu 

Bước 1: Rửa nhàu thật sạch và tránh làm vỡ, nứt

Bước 2: Cho nhàu vào ngâm cùng mật ong lên men cho ngập nhàu là được 

Bước 3: Để trong vòng 2 tuần là có thể bắt đầu sử dụng hàng ngày

Bảo quản rượu trái nhàu như thế nào?

  • Không để rượu dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
  • Đặt bình rượu ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm thấp.
  • Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản rượu là 25 độ.

Sử dụng rượu trái nhàu thế nào để mang lại hiệu quả?


Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 2 chén rượu trái nhàu vào trước bữa ăn. Uống đều mỗi ngày để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Tuyệt đối không được lạm dụng rượu bởi nó có thể gây ra nhiều nguy hại với sức khỏe người bệnh.

----------------------

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men


Tagged under:

Bài thuốc chữa thoái hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm


Bệnh thoái hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm càng ngày càng nhiều. Dưới đây là những bài viết mình sưu tầm được và hi vọng giúp được ai đó cải thiện được những cơn đau của mình.

Bài thuốc số 1

Kết hợp ngải cứu với các loại thảo mộc giúp chữa thoái hoá, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, tràn dịch khớp, người bị hàn sâu....

1. Nguyên liệu gồm: bột ngải cứu, bột chùm ngây, bột đậu xanh mầm, rượu gừng,  mật ong lên men,  rượu con đỉa,  dầu phong hoàn hảo (có thêm rượu trầu càng tốt ạ). Có thể dùng ngải cứu tươi, chùm ngây tươi giã nát ạ.

2. Cách pha: 

  • 1 muỗng cafe bột ngải cứu 
  • 1 muỗng cafe bột chùm ngây 
  • 1 muỗng cafe bột đậu xanh mầm
  • 30 ml rượu gừng 
  • 10 ml rượu trầu ( hoặc 40ml rượu gừng nếu không có rượu trầu)
  • 10 ml mật ong lên men
  • 5ml rượu con đỉa (là thảo dược chứ không phải con rượu đỉa ngâm rượu đâu ạ - nhà sản xuất đặt tên với dụng ý là bôi vào sẽ dẻo dai như đỉa ạ)
  • 5 ml dầu phong hoàn hảo (người hàn nặng có thể cho nhiều hơn)

3. Cách đắp: 

 Dùng muỗng phết 1 lớp mỏng từ trên vai xuống dưới xương cụt (bản rộng tầm 10 - 15 cm), đắp luôn bả vai. Có thể đắp luôn cả lưng nếu đau lưng nhiều, đắp thêm chỗ bị đau, u nhọt, hoặc các khớp bị thoái hoá....

Lưu ý: tránh nằm máy lạnh, máy quạt trong lúc đắp và sau khi đắp 2 tiếng mới tắm.

Ngày đắp 1, 2 lần, tùy mức độ nặng nhẹ đắp  2 - 5 tuần liên tiếp


Bài thuốc số 2: Men ngải cứu trị đau thoái vị đĩa đệm L4L5

Nguyên liệu:

  • 100g lá lốt: thân, rễ, cành, lá lấy tất cả.
  • 100g ngải cứu: lấy thân, lá.
  • 4g bột tía tô, không có bột thì dùng 200g cành cọng tươi.
  • 4g bột gừng, không có bột thì dùng 1 củ gừng 50 g.
  • 1 ống men Enterogermina
  • 1 gói men Biosubtyl Fort
  • 30ml MOLM mồi
  • 30ml mật ong

Cách làm:

Tất cả cây, cành, lá, củ thái nhỏ, giã hoặc xay nhuyễn. Rồi thêm các thứ men, MOLM, mật ong vào trộn đều thành hỗn hợp ướt. Hỗn hợp có thể dùng ngay được với lượng vừa đủ. Phần còn lại cho vào hũ để lên men rồi dùng dần. 

Bài này kết hợp với ngâm chân, công hiệu thấy rõ tức thì:

- Mười cây lá lốt: thân, rễ, lá

- Một nắm ngải cứu: thân, cành, lá

- Một củ gừng

- Một nắm muối hột

Tất cả băm nhỏ, đun sôi tầm 10' với 2 lít nước. Sau đó, pha thêm nước về 40 độ rồi ngâm chân trong khoảng 30'. Cơn đau sẽ giảm trong đêm khi làm đủ hơ và ngâm chân.


Bài thuốc số 3

Nguyên liệu:  

Hơn 1.5kg ngải cứu được ép bằng máy tốc độ chậm, tách xơ và nước ra riêng, trong vòng 25 phút.

Cách làm:

Thử nghiệm 1: dùng 150ml nước ép, pha 30 ml MOLM, 50ml bia, 1 gói men tiêu hóa, ủ trong ly thủy tinh.

Phần còn lại (Bao gồm nước ép và bã ép) làm theo công thức men ngãi cứu chuẩn: pha đường, MOLM, bia, trộn đều trong nước ép, sau đó trộn lại với phần xác và cám gạo.

Cho vào nồi và ủ.

Sau gần 3 ngày, nồi ủ phát nhiệt, sờ vào ấm tay, nấm men đã lan khắp mặt nồi.

Ủ thêm 2 ngày nữa, mình lấy phần ủ này đem đi ép lần thứ 2, để thu được dịch ngải cứu, bỏ tủ lạnh, để dành dùng dần.

Phần xác còn lại, phơi khô rồi cũng cất vào tủ lạnh, đợi gom đủ sẽ làm 1 cái gối ngải cứu.

Trải nghiệm bản thân dùng men ngải 2 ngày vừa qua (từ lúc chưa lên nấm men).

Ngâm bàn tay trong men ngải pha nước nóng: triệu chứng khó chịu ở các khớp đã giảm rất nhiều, trước đó mấy ngày mỗi lần nắm tay lại là các khớp kêu rốp rốp, cùng lúc 5 ngón, cầm viết còn có cảm giác đau.

Dùng túi chườm đắp trực tiếp lên cổ, cảm giác đốt sống cổ dường như mềm dẻo ra từng ngày (chỉ mới dùng 2 ngày thứ 7 và CN), có thể xoay và nghiêng được 1 góc rộng hơn.

----------------

Ghi chú: MOLM - mật ong lên men

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men


Tagged under:

Cách làm men gừng phòng chữa bệnh



Đây là một sản phẩm uống được chống lạnh, giảm đau tê nhức mỏi và có thể dùng đánh gió khá thuận tiện.

Đặc biệt có thể bảo quản được bên ngoài lâu dài, không ngại hỏng.

Cách làm:

  • Rửa sạch 200 gram gừng, đập dập và xay nhuyễn với máy xay sinh tố.
  • Tiếp tục cho 200 gram đường mía vào xay cùng.
  • Thêm 20ml mật ong lên men vào trộn và đóng lọ bịt kín. Khoảng trống trong lọ đủ lớn để không bung nắp.
  • Ủ trong 48 - 72 giờ sau đó đun hỗn hợp.
  • Bắc lên bếp, đun sôi nhỏ lửa và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp hơi keo lại.
  • Để nguội, lọc tách bã. Chia bã và dịch gừng vào 2 lọ.

Lọ 1: Bã gừng

Tiếp tục cho khoảng 20ml mật ong lên men vào đảo trộn, cất dùng dần. Phần này trị ho, chống lạnh rất hiệu nghiệm khi ngậm. Còn nếu làm nhiều thì dùng để đánh gió.

Lọ 2: Dịch gừng dạng siro

Cho 50ml mật ong lên men trộn đều. Lên men 1 ngày rồi cho 2- 3 thìa cà phê muối trộn đều.

Lọ này dùng để bôi khớp kết hợp với sấy nóng rất tiện. Đồng thời cũng để đánh gió (có thể kết hợp thêm men ngải cứu pha vào nhau).

Lưu ý nên dùng buổi sáng bằng cách ngậm vài thìa cafe dịch gừng lên men muối trong miệng cho tan. Miệng không hôi, răng không viêm, lợi không phồng, kích thích thần kinh và tiêu hóa rất tốt.

Hầu hết mọi người đều dùng được gừng, nhưng việc lắng nghe cơ thể không thừa.

--------------------------

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men