Dâu tằm thường chín rộ vào tháng 4 hàng năm, chỉ xuất hiện khoảng 3 – 4 tuần là hết vụ. Dâu tằm cung cấp nhiều sắt, canxi, vitamin A, C, E và K, folate, thiamin, Pyridoxine, Niacin và chất xơ. Theo Đông y, dâu tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng nổi bật nhất của quả dâu tằm là chữa mất ngủ, chống bạc tóc, chữa ho, tốt cho khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ hồng hào…
Theo các chuyên gia, tuy dâu tằm rất tốt với sức khỏe nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Vì trong dâu tằm có tính hàn nên người có dấu hiệu bị hạ đường huyết, lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày… không nên ăn.
Bên cạnh đó, trong dâu có chứa chất tanin nên tuyệt đối không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
Chú ý là khi mua dâu nên chọn những quả chín thẫm và không bị giập. Không nên mua dâu vào sau những hôm trời mưa vì dâu sẽ bị nhạt hơn.
Một số công dụng của dâu tằm đối với sức khỏe:
Hỗ trợ tiêu hóa
Quả dâu tằm chứa nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa đồng thời giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi và quặn thắt ruột. Bên cạnh đó, chất xơ ở loại quả này còn có khả năng giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Chống oxy hóa
Nguồn vitamin C - một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, có nhiều trong dâu tằm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại những tổn hại gây ra bởi các gốc tự do.
Kiểm soát đường huyết
Một chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong quả dâu tằm là flavonoid, được chứng minh có tác dụng điều chỉnh sự tăng, giảm lượng đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, quả dâu tằm còn chứa các thành phần hữu ích khác, có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
Tăng cường đề kháng cơ thể
Dâu tằm có hàm lượng cao vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Dâu tằm cũng hỗ trợ trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày và viêm gan mãn tính.
Cách ngâm nước dâu tằm thơm ngon
Cách 1 : Chế biến nước si rô dâu cũng không quá phức tạp. Sau khi mua về, dâu tằm rửa sạch, trộn với đường cát. Cứ một lớp dâu phủ một lớp đường (tỉ lệ khoảng 2kg dây với 1kg đường).
Để dâu 1 ngày cho tan hết đường, lọc lấy nước; đun sôi cho đến khi ra nước màu đỏ sền sệt, tỏa mùi thơm. Bắc xuống bếp để nguội, rồi chắt vào lọ để trong tủ lạnh uống dần.
Khi thưởng thức, cho nước dâu ra cốc, thêm nước, khuấy đều, siro sẽ ngon hơn khi cho thêm một vài viên đá.
Phần quả dâu có thể đem xay nhuyễn, làm thành mứt thưởng thức cùng bánh mì hoặc làm nguyên liệu chế biến các loại bánh.
Ưu điểm : Nước trái cây sẽ bị ngọt uống không đã và không để lâu .
Cách 2 : Ngâm dâu tằm với mật ong lên men
Dâu tằm mua về đem rửa sạch nhiều lần với nước, loại bỏ những quả dập nát rồi đem ngâm với nước muối loãng để diệt vi khuẩn và bụi bẩn.
Sau khi ngâm dâu chừng 15-20 phút thì vớt ra rửa sạch vài lần với nước rồi để thật ráo nước. Chú ý nên phơi cho dâu thật khô thì sau này ngâm sẽ không bị lên men.
Cho dâu vào bình thủy tinh, đổ mật ong lên men ngập hết phần dâu và đậy kín bình lại, để nơi thoáng mát. Sau 2 – 3 ngày, khi dâu có dấu hiệu trương phình hoặc lên men nhẹ hãy dùng đũa tre đảo đều dâu và mật ong rồi để vào chỗ thoáng mát hơn. Tránh để nơi có nhiệt độ cao.
Khi ngâm dâu tằm với mật ong lên men được khoảng 10 – 15 ngày bạn dùng rây để lọc lấy nước cốt. Không nên ép kỹ quả để lấy nước cốt vì bạn có thể tận dụng để làm mứt dâu tằm. Bạn chỉ cần thêm đường rồi xào cho cô đặc lại để ăn kèm cùng bánh mỳ sẽ rất ngon.
Phần nước cốt bạn rót sang từng chai 500 ml để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Khi uống bạn chỉ cần rót nước cốt vào cốc, thêm chút nước lọc, khuấy đều, bỏ vào vài viên đá lạnh là đã có thể uống rồi.
Hướng dẫn làm siro lên men
Chúc các nàng thành công!