![]() |
Mật Ong Hoa Cà Phê |
Mật Ong Như Thế Nào Là Sạch
LỢI KHUẨN LACTOBACILUS ACIDOPHILUS
- Mật độ ≥ 3*10^9 và 3*10^10 cfu/g
- Bảo quản ở nhiệt độ ≤ 25 độ C
- Hạn dùng 12 tháng kể từ ngày sản xuất
- Tìm thống trong đường tiêu hóa của người, động vật, miệng và âm đạo
- Thường dùng trong sản xuất sữa chua
CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Lợi Khuẩn Bacillus clausii
Cơ chế tác dụng của lợi khuẩn Bacillus clausii
Bacillus clausii là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử và bền vững trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, vì thế sẽ đi qua dạ dày một cách an toàn, tới ruột nảy mầm thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa ngay cả khi có mặt các kháng sinh như Ampicillin, Cephalosporin, Erythromycin, Lincomycin và Chloramphenicol ... Việc uống đủ một lượng nhất định bào tử sống sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Bacillus clausii là vi khuẩn tuyệt đối an toàn nên sẽ không sản sinh bất cứ độc tố hay chất nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. |
Những tác dụng tích cực của bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii
Bacillus clausii là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử. Cấu trúc bào tử với lõi là nhiễm sắc thể ở trạng thái bị lèn chặt và bất hoạt. Các lớp vỏ xung quanh lõi tính từ trong ra ngoài cùng, bao gồm lớp cortex chứa nhiều peptidoglycan, tiếp đến là các lớp vỏ có chứa các loại protein khác nhau.
Vì thế, bào tử Bacillus clausii có thể sống sót khi di chuyển qua môi trường pH acid của dịch vị dạ dày – nơi phần lớn các vi khuẩn ở dạng vi khuẩn thường sẽ bị tiêu diệt. Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin… nên chúng ta có thể dùng men vi sinh chứa bào tử Bacillus clausii để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngay cả trong trường hợp đang sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, bào tử Bacillus clausii không chỉ an toàn, không gây tác dụng phụ mà còn sản xuất ra các enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Trước các đặc tính này, bào tử Bacillus clausii được ví như dũng sĩ ngủ đông, bền vững trong các điều kiện “khắc nghiệt”.
Điều đặc biệt, sau khi xuống ruột non, bào tử sẽ hồi sinh và chỉ trong chốc lát các lớp vỏ sẽ bị phá vỡ, tiếp tục phát triển thành vi khuẩn trưởng thành. Lúc này, cùng với các nhóm vi khuẩn có lợi khác giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại phát triển, cải thiện hệ thống tiêu hoá từ đó giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh, đồng thời sản sinh ra các men tiêu hóa như Amylase và Protease. Vì vậy, Bacillus clausii thường được dùng làm thực phẩm chức năng để bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhờ đó giúp phòng ngừa và phối hợp điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em, đặc biệt là sau khi dùng kháng sinh kéo dài.
Nguồn: http://www.vids.vn/san-pham-4/bacillus-clausii-1
Lợi Khuẩn Bacillus subtilis
![]() CƠ CHẾ TÁC DỤNG
|
Các Lợi Khuẩn Đường Ruột
1. Khuẩn Bifidobacterium
Trước những năm 1960, các loài Bifidobacterium được gọi chung là "Lactobacillus bifidus".
- Có dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh
- Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
- Thuộc dạng kị khí
- Không sinh bào tử.
- Do không có tiên mao nên bất động, ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 31 C – 40 C.
- Lên men lactic dị hình, sản phẩm chính là acid acetic và acid lactic, không sinh CO2.
Các loài
- Bifidobacterium difidum
- Bifidobacterium breve
- Bifidobacterium infantis
- Bifidobacterium longum
2. Khuẩn Lactobacillus
Lactobacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn
- Có dạng hình que (trực khuẩn) hay hình cầu. Xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi.
- Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
- Không sinh bào tử.
- Thuộc dạng hiếu khí hay kị khí, ưa acid
- Môi trường sống chủ yếu trên chất nền chứa carbohydrate (lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng).
Các loài
- Lactobcillus Reuteri
- Lactobacillus acidophilus
- Lactobacillus bulgaricus
- Lactobacillus casei
- Lactobacillus plantarum
- Lactobacillus rhamnosus
- Lactobacillus GG
Lactobacillus và Bifidobacterium là những vi khuẩn Gram dương, tạo acid lactic, tạo thành một phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động vật. Những vi khuẩn "thân thiện" này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự kháng lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh.
3. Khuẩn Bacillus
Đặc điểm
Bacillus là tên của một chi thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes gồm rất nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại
- Có dạng hình que (trực khuẩn)
- Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
- Thuộc dạng hiếu khí.
- Có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài.
Các loài
- Bacillus clausii
- Bacillus polyfermenticus
- Bacillus subtilis
Kiểm Nghiệm Mật Ong Ở Đâu?
![]() |
1. Tại sao phải kiểm nghiệm mật ong
Kiểm nghiệm mật ong là công việc bắt buộc cần phải làm của một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa, tiến hành thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, hay công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Kiểm nghiệm mật ong là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm, giúp nhà nước quản lý nguồn hàng trên thị trường cũng như giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng mật ong và các sản phẩm từ mật ong.
2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong theo quy chuẩn hiện hành
Hiện nay, toàn bộ các quy định, tiêu chuẩn về kiểm nghiệm mật ong đều dựa vào TCVN 5267-2:2008 và TCVN 5267:1990 là hai trong những tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về mật ong liên quan đến kiểm tra chất lượng mật ong
Mật ong được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên loại hoa mà ong lấy mật. Khi xét tới chỉ số cảm quan của mật người ta thường đánh giá qua 3 yếu tố là: Màu sắc, mùi vị, trạng thái. Theo đó:
Phân loại (Dựa vào loại hoa mà ong lấy mật) | Chỉ tiêu màu sắc | Chỉ tiêu Mùi vị | Chỉ tiêu trạng thái |
Mật ong hỗn hợp | Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên màu sắc từ vàng nhẹ đến vàng sẫm | Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên vị từ ngọt nhẹ tới khé | Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại |
Hoa cao su | Từ vàng sáng đến vàng nâu | Thơm nhẹ, ngọt nhẹ | Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại |
Hoa rừng | Từ vàng đến sẫm nâu | Vị thơm hắc | Lỏng- sánh, trong |
Hoa café hoặc hoa chôm chôm | Từ vàng sáng đến vàng sẫm | Vị ngọt sắc | Lỏng- sánh, trong |
Hoa vãi hoặc nhãn | Từ vàng đến vàng nâu | Vị hoa vải, ngọt nhẹ | Lỏng- sánh, trong |
Hoa sú vẹt | Vàng sảnh đến vàng chanh | Thơm nhẹ, ngọt nhẹ | Lỏng- sánh, trong |
Hoa tràm | Vàng đậm đến nâu | Vị ngọt nhẹ | Lỏng sánh nhưng không trong |
Hoa cỏ lào | Vàng nhạt đến vàng sậm | Vị thơm sắc | Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng xốp |
Hoa bạc hà | Màu vàng chanh đặc trưng | Hoa bạc hà, ngọt khé | Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng mỡ |
Hoa chôm chôm | Vàng nhạt đến sẫm màu | Vị ngọt khé | Lỏng-sánh, trong |
Hoa táo | Vàng tới nâu sẫm | Vị ngọt nhẹ | Lỏng-sánh, trong |
Hoa bạch đàn | Màu nâu đỏ đặc trưng | Vị ngọt nhẹ | Lỏng-sánh, trong |
Hoa vải | Màu vàng chanh | Vị ngọt nhẹ | Lỏng-sánh, trong |
Hoa nhãn | Màu vàng nhạt | Vị ngọt sắc | Lỏng-sánh, trong |
2.2 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu hóa lý:
Các chỉ tiêu hóa lý liên quan tới đánh giá chất lượng của mật ong dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Độ ẩm sản phẩm mật ong từ 20-23%
- Hàm lượng nước tối đa chiếm 21-23% khối lượng mật
- Hàm lượng đường khử tự do tối thiểu chiếm 65-70% khối lượng
- Đường Sacaroza chiếm không quá 5% khối lượng
- Độ axit trong mật ong không quá 5
- Độ NaOH 1N/kg không quá 5
- Chỉ số diataza tối thiểu từ 7 tới 8 (đơn vị Gote)
- Hàm lượng HMF tối đa từ 20 tới 40 (mg/kg)
- Lượng chất rắn không tan trong nước tối đa 0.1% khối lượng
Ngoài ra, thành phần hóa lý của mật ong bao gồm hai loại đường chính là fructoza và glucoza cùng với các loại axit hữu cơ, các loại enzyme và các hạt rắn trong quá trình thu gom mật và mật ong khi được kiểm nghiệm không được phép pha trộn bất cứ chất nào, hương vị, mùi thơm không được có mùi lạ, mùi hư hỏng hấp thụ từ bên ngoài. Mật ong không được lên men hoặc bị sủi bọt. Phải tinh khiết không chứa phấn hoa hoặc các thành phần lạ trong quá trình thu gom mật.
2.3 Kiểm nghiệm mật ong – các chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh:
Dưới đây là 8 chỉ tiêu vi sinh phổ biến khi kiểm nghiệm mật ong thường áp dụng là:
STT | Tến chỉ tiêu |
1 | TPC |
2 | Coliforms |
3 | E.coli |
4 | S.aureus |
5 | Cl.perfringens |
6 | Salmonella |
7 | V.parahaemolyticus |
8 | Tổng số nấm men, nấm mốc |
Táo Bón Ở Trẻ Em Và Cách Cải Thiện
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị.
1. Nguyên nhân nào khiến cho trẻ em bị táo bón?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.
Nguyên nhân thực thể bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột...
- Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
- Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
- Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
- Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
Nguyên nhân chức năng bao gồm:
- Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
- Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
- Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
- Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
- Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón?
Khi trẻ em bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn lâu dần khi các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.
Táo bón ở trẻ em là tình trạng con bạn có thể:
- Đại tiện ít hơn hai lần một tuần
- Phân cứng, khô, thành cục
- Khó khăn hoặc đau đớn khi cơ thể đẩy phân ra ngoài
- Con cũng có thể nói cho bạn biết rằng trẻ có cảm giác là chưa ra hết phân.
Trong các trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện đau ngứa thậm chí là máu tươi trong phân nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn.Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.
Các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,... có thể xảy ra do tình trạng táo bón nặng gây nên.
Đặc biệt khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa thậm chí có thể gây chảy máu.
3. Điều trị táo bón ở trẻ
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nặng cần cho trẻ uống đủ nước, rau. Ngoài ra nên dạy cho trẻ có thói quen đi vệ sinh không được nhịn. Bên cạnh việc bổ sung nước cũng như chất xơ. Cha mẹ cũng cần lưu ý:
- Đối với trẻ đang bú mẹ: thì nên cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước... Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.
- Đối với trẻ ăn dặm: Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc... thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến bé bị táo bón.
- Trẻ lớn hơn: Nên tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau củ quả cũng như tránh việc nhịn đi ngoài để đảm bảo trẻ không bị táo bón. Mật Ong Lên Men (MOLM) là một trong những sản phẩm hỗ trợ cho các bé có thể cải thiện được tình trạng táo bón. Nhưng MOLM chỉ dùng cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Cho trẻ vận động thường xuyên

Với trẻ sơ sinh thì tập cho các bé các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân.
Với trẻ lớn hơn thì khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tham gia các môn thể thao, tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.
Cho trẻ đi khám bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu... Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Những Cách Cải Thiện Hệ Tiêu Hóa
![]() |
Uống đủ nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt |
Nếu không chăm sóc sức khỏe tốt, bạn sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện hệ tiêu hóa mà không cần dùng thuốc đấy!
Bạn có thể từng bị đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy nhưng nếu những triệu chứng này xảy ra quá thường xuyên thì có thể ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Để tránh bị những triệu chứng khó chịu quấy rầy, bạn có thể cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
1. Cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách tránh fast food
Các loại thức ăn nhanh (fast food) thường nhiều carb tinh chế, chất béo bão hòa và chất phụ gia có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Các chất phụ gia như glucose, muối và các hóa chất khác làm tình trạng viêm ruột nặng thêm, dẫn đến rò rỉ ruột. Chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, những chất làm ngọt nhân tạo trong nước ngọt hay kem có thể làm tăng số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Tình trạng mất cân bằng vi khuẩn đường ruột này có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
Một nghiên cứu cho thấy việc ăn 50g chất làm ngọt nhân tạo xylitol dẫn đến đầy hơi và tiêu chảy ở 70% dân số thế giới. Bên cạnh đó, 75g chất ngọt erythritol cũng gây ra các triệu chứng tương tự ở 60% dân số.
Bạn hãy tránh xa thức ăn nhanh bằng cách mua thực phẩm tươi sống về chế biến tại nhà để cải thiện hệ tiêu hóa.
2. Cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách uống đủ nước
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại trà thảo dược và các loại đồ uống không chứa caffeine khác. Nếu muốn, bạn cũng có thể đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể bằng cách ăn các loại trái cây và rau quả có nhiều nước như dưa leo, bí, cần tây, cà chua, dưa, dâu, bưởi và đào.
3. Cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách thư giãn
Căng thẳng có thể dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón và hội chứng ruột kích thích. Điều này là vì những hormone gây căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa.
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ không cung cấp năng lượng cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, ruột và não cũng có kết nối với nhau nên khi não bị stress, hệ tiêu hóa cũng sẽ không hoạt động tốt.
Bạn có thể kiểm soát căng thẳng để cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách ngồi thiền và thư giãn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bạn cũng có thể giảm stress bằng liệu pháp hành vi nhận thức, châm cứu và yoga.
4. Cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách ăn chậm
Nếu không chú tâm khi ăn, bạn có thể ăn nhiều hơn nhu cầu của bản thân và gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Vậy nên bạn hãy tập ăn uống chậm rãi nếu muốn cải thiện hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chú tâm tới quá trình ăn uống có thể làm giảm nhẹ triệu chứng viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ miệng khi răng cắn thức ăn thành những mảnh nhỏ để enzyme tiêu hóa nên bạn cũng cần để tâm tới tốc độ nhai nếu muốn cải thiện hệ tiêu hóa. Việc nhai không kỹ có thể làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng nên bạn cần nhai chậm để giảm stress, tiết nước bọt nhiều hơn và từ đó giúp dạ dày bớt áp lực. Điều này sẽ giúp quá trình tiêu hóa trơn tru hơn và ngăn ngừa được các triệu chứng như khó tiêu và ợ nóng.
Ăn chậm nhai kỹ không những giúp bạn tiêu hóa tốt hơn mà còn thưởng thức được thực phẩm và quá trình ăn uống của mình. Vậy nên khi ăn, bạn hãy:
- Ăn chậm.
- Tận hưởng vẻ đẹp và mùi vị của món ăn.
- Chọn từng miếng thức ăn một cách kỹ càng.
- Chú ý đến kết cấu, nhiệt độ và mùi vị thức ăn.
- Tập trung vào thức ăn bằng cách tắt tivi và cất điện thoại.
Việc ăn uống theo cảm xúc tác động tiêu cực đến tiêu hóa vì những người ăn khi lo lắng dễ bị khó tiêu và đầy hơi. Vậy nên, bạn hãy dành thời gian để thư giãn trước bữa ăn để cải thiện các triệu chứng của bệnh tiêu hóa.
5. Cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách vận động
Thói quen tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để cải thiện hệ tiêu hóa. Dáng đứng thẳng và các vận động sẽ giúp thức ăn đi chuyển qua hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn kích thích cơ thể sản sinh chất kháng viêm để giảm nhẹ các chứng viêm ruột.
Một nghiên cứu trên những người khỏe mạnh cho thấy hoạt động tập thể dục vừa phải như đạp xe và chạy bộ có thể tăng tốc độ tiêu hóa lên gần 30%. Nghiên cứu ở những người bị táo bón mãn tính cũng chỉ ra rằng 30 phút đi bộ mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón.
6. Cải thiện hệ tiêu hóa bằng các chất dinh dưỡng
Bạn có thể bổ sung một số chất dinh dưỡng có chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa như:
• Probiotic: Đây là lợi khuẩn có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Những vi khuẩn tốt này hỗ trợ tiêu hóa bằng cách phá vỡ các chất khó tiêu có thể gây đầy hơi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng probiotic có thể cải thiện các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và đau ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, probiotic còn có thể cải thiện triệu chứng táo bón và tiêu chảy.
Probiotic có trong các thực phẩm lên men như dưa cải muối chua, kim chi, miso cũng như sữa chua. Bạn cũng có thể bổ sung probiotic ở dạng thực phẩm bổ sung.
• Prebiotic: Prebiotics là những loại thức ăn có thể đi xuống ruột già trong tình trạng chưa được tiêu hóa, ở đó nó sẽ làm thức ăn cho các lợi khuẩn của chúng ta để chúng phát triển tốt hơn so với những con vi khuẩn xấu. Một số thức ăn prebiotics như atiso, măng tây, rau diếp xoắn, chuối xanh, atiso Jerusalem, tỏi, hành, củ cần, cây diếp củ, lúa mì nguyên cám, lúa mạch đen, yến mạch, tỏi tây, mật ong lên men..
• Kẽm: Việc thiếu kẽm có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa khác nhau vì kẽm là một khoáng chất rất quan trọng để giúp bạn có đường ruột khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung kẽm để điều trị tiêu chảy, viêm đại tràng, rò rỉ ruột và các vấn đề tiêu hóa khác. Lượng kẽm khuyến cáo hàng ngày là 8mg cho nữ và 11mg cho nam. Thực phẩm giàu kẽm bạn có thể bổ sung bao gồm động vật có vỏ, thịt bò và hạt hướng dương.
• Chất xơ: Đây là chất nổi tiếng có ích cho hệ tiêu hóa. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước và giúp bạn bài tiết dễ dàng hơn. Chất xơ không hòa tan thì giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và trơn tru. Một chế độ ăn giàu chất xơ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm loét, trào ngược, trĩ, viêm túi thừa và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ hòa tan có trong cám yến mạch, các loại đậu và hạt. Chất xơ không hòa tan có trong rau, ngũ cốc và cám lúa mì.
• Chất béo: Một hệ tiêu hóa tốt đòi hỏi bạn ăn đủ chất béo vì chất này giúp bạn cảm thấy hài lòng sau bữa ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng. Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 bao gồm hạt lanh, hạt chia, quả óc chó cũng như các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi.
7. Cải thiện hệ tiêu hóa khi bỏ thói quen xấu
Những thói quen xấu như hút thuốc, uống quá nhiều rượu và ăn khuya không tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng. Bạn hãy xem xét thay đổi các thói quen sau nếu muốn cải thiện hệ tiêu hóa:
• Hút thuốc: Hút thuốc khiến nguy cơ mắc chứng trào ngược axit tăng gấp đôi và các nghiên cứu cũng đã chỉ ra bỏ thuốc lá giúp bạn cải thiện các triệu chứng của bệnh này. Hơn nữa, thói quen hút thuốc cũng có liên quan đến bệnh loét dạ dày và làm tăng nguy cơ phải phẫu thuật ở những người bị viêm loét đại tràng cũng ung thư dạ dày.
• Uống rượu: Rượu có thể làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược axit và loét dạ dày. Ngoài ra, việc uống rượu quá mức có thể gây chảy máu ở đường tiêu hóa, viêm ruột, rò rỉ ruột và ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn trong ruột.
• Ăn khuya: Thói quen ăn khuya trước khi ngủ có thể dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu vì cơ thể không có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, thói quen đi nằm sau khi ăn có thể ảnh hưởng tới quá trình thức ăn di chuyển trong ruột. Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, hãy tránh ăn uống trong vòng ba đến bốn giờ trước khi đi ngủ để thức ăn có thời gian tiêu hóa.
Quá trình cải thiện hệ tiêu hóa không quá khó khăn mà chỉ cần bạn chọn thực phẩm tươi ngon giàu dinh dưỡng, ăn chậm nhai kỹ và vận động thường xuyên. Làm được những điều trên, bạn sẽ không còn bị phiền hà vì những cơn đau bụng, đầy hơi hay ợ nóng nữa.
Như Vũ | HELLO BACSI