Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa: thực phẩm lên men

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn thực phẩm lên men. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thực phẩm lên men. Hiển thị tất cả bài đăng
Tagged under:

Cách ngâm nho rừng


Tác dụng tuyệt vời của rượu nho rừng

Như đã biết, rượu nho rừng lưu giữ được chất Anthocyanin trong nho, rất hữu ích trong quá trình phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư nguy hiểm.

Không những thế, chất Anthocyanin trong nho còn giúp cải thiện các bệnh về mắt, tim phổi và chống lão hóa, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi.

Thêm một lợi ích nữa của rượu nho rừng mà bạn nên biết, đó là rượu nho rừng có chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tình hình tiêu hóa. Rượu nho rừng cũng góp phần giúp đỡ quá trình giảm cân nữa đấy, các chị em phụ nữ nên note lại lưu ý này nhé.

Chính vì những lợi ích to lớn mà lại vô cùng tuyệt vời trên là câu trả lời cho việc rượu nho rừng được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Vậy các bạn đã sẵn sàng lắng nghe quy trình tạo nên thứ thức uống bổ dưỡng đó chưa?

Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu

Nho rừng: Bạn nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng nho rừng, nếu có thể hãy tự tay hái những chùm nho rừng chuẩn nhất. Gốm Sứ Bát Tràng News khuyên bạn nên lựa chọn những chùm quả vừa chín có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi đều được. Không nên chọn những chùm nho xanh vì chúng ta sẽ không ngâm rượu được. Cũng không nên chọn những quả chín vì dễ bị dập nát trong quá trình sơ chế. 

Rượu ngâm: Nên chọn rượu nếp trắng có nồng độ từ 38 đến 40 độ để có hương vị thơm nồng nhất nhé.

Đường cát: Chuẩn bị đường cát được nghiền nhỏ để quá trình thẩm thấu của rượu diễn ra nhanh hơn nhé

Bình ngâm: Nên chọn ngâm trong bình thủy tinh hoặc chum sành, sứ để cho hiệu quả rượu tốt hơn, không nên sử dụng bình nhựa ngâm trong trường hợp này. 

Cách ngâm rượu quả nho rừng tươi

Có 2 cách ngâm rượu nho rừng đó là cách ngâm rượu nho cả quả và ngâm bóp nguyễn. Về cơ bản cách ngâm rượu nho rừng nguyên quả là đơn giản và nhanh nhất. Nhưng chúng tôi vẫn giới thiệu cho các bạn các cách khác nhau để có thể tự lựa chọn phù hợp với mình.


Cách ngâm rượu nho cả quả

Rửa sạch nho rừng bằng nước sạch. Trong quá trình rửa thì loại bỏ những quả bầm dập và có dấu hiệu thối hỏng.

Tiếp theo, chúng ta ngắt nho ra khỏi cuống rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 6h. Nên tiến hành nhẹ nhàng tránh nho bị dập nát nhé.

Bình ngâm đem đi rửa sạch và lau khô bên trong bình. Tiến hành cho lần lượt nho rừng và đường vào bình ngâm, cứ một lớp nho lại đến một lớp đường, cứ cho dần cho đến khi đầy bình. Tỷ lệ 1kg nho với 500 gam đường. 

Sau đó đậy nắp kín bình ngâm và để ở nơi thoáng mát nhiệt độ dưới 25 độ C. Ngâm trong 20 ngày thu được 1 nước gọi là siro nho đường và đã có thể dùng được. Chúng ta có thể vượt bã nho ra bằng cách dùng vải thưa để lọc, còn lại là rượu chưng cất.

Vì rượu nho rừng sau ngâm là nguyên chất nho với đường nên chúng ta khi sử dụng cho thêm đá hoặc trước khi dùng để tủ lạnh uống sẽ ngon hơn rất nhiều.

Cách ngâm rượu trái nho rừng đã bóp nhuyễn

Bước 1: Rửa sạch nho rừng vớt ra giá để ráo nước. Cho vào chậu đã rửa sạch, đổ thêm đường, bóp nhuyễn trộn đều trong 15 phút.

Bước 2: Đổ nho rừng đã bóp nát vào bình ngâm, dùng miếng vải mỏng đậy lên miệng bình ngâm, không đậy kín bình bằng nắp bình vì để nho còn lên men. Chỉ nên dùng vải thôi để tránh côn trùng chui vào bình làm hỏng nho.

Bước 3: Ngâm trong 3 tháng vớt bã nho, lọc lấy phần nước, lại cho nước vừa lấy được ngâm tiếp trong bình thêm 2 tháng nữa là có thể uống được.

Kết quả thu được là bình rượu vang nho tuyệt vời mà chị em cũng có thể sử dụng được.

Đối với ngâm rượu nho rừng tươi các bạn có thể đổ thêm rượu trắng để ngâm sau khi chắt lọc được nước siro nho rừng đã lên men. Tuy nhiên sau 3 tháng mới có thể sử dụng được.

Cách ngâm rượu quả nho rừng khô

Nếu bạn không mua được nho rừng tươi thì có thể sử dụng nho rừng khô ngâm rượu cũng không phải một ý kiến tồi. Bởi lẽ quả nho rừng chỉ có ở hai tháng trong năm. Với phương pháp này người ta thường phơi hoặc sấy nho rừng cho đến khô sau đó tiến hành ngâm rượu nho rừng.

Chúng ta loại bỏ những quả mốc hỏng.

Đem nho phơi nắng khoảng 15 ngày. Cách này rất khó vì có thể côn trùng sẽ làm hỏng nho.

Bình ngâm đem đi rửa sạch và lau khô bên trong bình. Tiến hành cho lần lượt nho rừng và rượu vào bình ngâm. Tỷ lệ ngâm 1kg nho khô với 12 lít rượu.

Đậy kín bình và để vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3 tháng có thể sử dụng.

Cách sử dụng rượu nho rừng hiệu quả nhất

Rượu nho rừng chất lượng có thể được nhận thấy bằng mắt như sau: nước rượu chuyển sang màu tím đậm nhìn qua như màu đen là được. Rượu nho đúng chuẩn vừa có vị chua, vị ngọt cân bằng và mùi lên men thơm dậy, như vậy là bạn đã thành công.



Rượu nho rừng tươi nhuyễn và khô đều để trên 3 tháng mới sử dụng được. Có thể dùng rượu nho rừng để giải nhiệt, làm đẹp và bổ sung các chất có ích cho cơ thể….Tùy theo mục đích và cách sử dụng mà mỗi người có một hiệu quả khác nhau.

Liều lượng sử dụng đúng nhất là uống 2 chén nhỏ mỗi ngày, kết hợp với bữa ăn để tạo hiệu quả cao nhất.


Nguyễn Phượng Handmade
Tagged under:

Mật chuối lên men là sản phẩm gì? Tác dụng ra sao đối với sức khỏe?

 


Dạo gần đây mình thấy cụm từ mật chuối lên men nên cũng khá tò mò. Và mình quyết đi tìm hiểu xem sản phẩm này là gì? làm như thế nào và tác dụng ra sao?

Mật chuối lên men là gì?

Là một thức uống giải khát giàu dinh dưỡng, khoáng chất và lợi khuẩn được sinh ra từ quá trình lên men chuối.

Chuối có tác dụng làm giảm huyết áp, chữa bệnh về đường tiêu hóa, chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già.

Tác dụng của mật chuối lên men được nói đến gồm

- Nước uống giải khát với hương vị thơm ngon tự nhiên, bổ dưỡng và giàu năng lượng.

- Thay thế đường tinh luyện để dùng trong nấu ăn hoặc pha chế thức uống.

- Mật chuối lên men có nhiều lợi khuẩn kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.

- Trị ho, đau họng, khàn tiếng, giảm sốt và giải rượu bia.

- Hỗ trợ giảm cân và ổn định đường huyết

Đấy là những tác dụng mình tổng hợp được. Tuy nhiên theo mình thấy thì việc giảm cân nhờ một sản phẩm ngọt thì có vẻ không hợp lí lắm. 

Cách làm mật chuối lên men tự nhiên quy mô công nghiệp

Đây là quy trình ở quy mô công nghiệp. Bạn có thể tham khảo quy trình tổng quát như sau:
Quy trình lên men mật chuối


Bước 1: Nguyên liệu đầu vào là trái chuối chín đúng tuổi.

Bước 2: Lột vỏ, xay. Trái chuối được đưa qua máy lột vỏ, sau đó xay nhuyễn. Việc lột vỏ và xay được thực hiện sau khi làm lạnh chuối thông qua máy làm lạnh. 

Bước 3: Thu nước chuối tươi. Quá trình xay sẽ tạo ra một hỗn hợp chuối dạng sệt. Hỗn hợp này sẽ được ép bằng máy ép để thu nước chuối tươi. 

Bước 4: Làm lạnh. Nước chuối tươi sẽ được “làm trong” thông qua quá trình ủ lạnh 24 tiếng, sau đó sẽ được lọc bằng kỹ thuật “rót” sang bình chứa khác để lấy nước chuối trong, giảm thiểu thịt chuối hay chất lắng trong nước (phương pháp racking).

Bước 5: Lên men. Nước chuối trong sẽ được làm ấm, sau đó bổ sung men để bắt đầu quá trình lên men, thời gian khoảng 2 tuần, để chuyển hóa đường glucose và fructose thành rượu dưới dạng mật. Đây là quá trình lên men lần một - lên men sơ cấp.

Bước 6: Lọc thô. Sau khi lên men, mật có màu đục và có chất lơ lửng. Các chất lơ lửng sẽ dần lắng xuống đáy. “Rót” từ bình đựng này sang bình đựng khác để loại bỏ chất lắng là cách lọc tự nhiên thường được sử dụng. Quá trình lọc thô thường xảy ra trong khoảng 2 tuần.

Bước 7: Pha trộn. Trong tất cả các bước trước, dung dịch mật vẫn luôn được nếm thử, phân tích, kiểm tra để đảm bảo tạo ra một loại mật có chất lượng như mong muốn. Ở bước này, có thể pha trộn thêm các chất tự nhiên để tạo ra một loại mật có đặc điểm riêng. 

Bước 8: Lọc thô và lọc tinh. Dung dịch mật sẽ được lọc thô thêm một lượt như ở bước 6, sau đó sẽ đến quá trình lọc tinh để tạo ra dung dịch Mật chuối thành phẩm. 

Bước 9: Thành phẩm có thể đóng chai và sử dụng ngay. Tuy nhiên, chất lượng Mật chuối sẽ phụ thuộc vào thời gian lên men lần hai – lên men thứ cấp ở giai đoạn này. 




Đối với lên men chuối tại nhà thì nước chuối sau khi lên men thu được có thể để vào ngăn mát tủ lạnh uống dần. Qúa trình lên men sẽ tạm dừng và vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men chuối

  • Nguyên liệu đầu vào đó chính là chuối. Từ giống chuối đến độ chín của chuối ảnh hưởng đến sản phẩm sau khi lên men.
  • Ảnh hưởng thời gian và nồng độ phân hủy của enzyme pectinase và thời gian xử lý enzym đến hiệu suất thu hồi nước chuối.
  • Tỷ lệ pha loãng lên quá trình lên men
  • Hàm lượng đường bổ sung lên quá trình lên men
  • Hàm lượng men và thời gian lên men nước chuối
  • Chế độ thanh trùng ảnh hưởng đến mùi vị nước chuối lên men
Thật sự đây là một quy trình cần được nghiên cứu. Nếu muốn làm sản phẩm ở quy mô công nghiệp thì mình nghĩ nên mua lại quy trình chế biến. Mình tìm thấy của ifoodvietnam hay của Fosi. Sẽ có những hướng dẫn từ khâu làm sản phẩm cho đến khâu làm sao để sản phẩm có thể lưu hành ngoài thị trường.

Cách làm mật chuối tại nhà

Nguyên liệu: gồm có 4kg chuối đã lột bỏ vỏ, và nước.

Có thể dùng chuối nguyên trái để nấu mà không cần thái nhỏ.

Nấu lần 1: cho 6l nước vào nồi cùng 4kg ruột chuối. Nấu với lửa lớn cho đến khi thấy chuối và nước chuối chuyển sang màu hồng siro dâu (giai đoạn này sẽ mất tầm hơn 5 tiếng). Sau đó thì chắt nước ra và cho thêm nước vào nấu tiếp lần 2.

Nấu lần 2: cho thêm 3l nước vào nấu tiếp với bả chuối với lửa lớn tầm 3 tiếng nữa, lúc này chuối sẽ rục hơn nên dễ bị cháy phía dưới, nên thỉnh thoảng sẽ đảo chuối tránh bị cháy đáy xoong. Sau đó sẽ cho xuống bếp chắt lọc lấy nước.

Nấu lần 3: hòa hỗn hợp nước chắt lần 1 với hỗn hợp nước chuối thu được lần 2 để nấu lần 3. Lúc đầu sẽ nấu với lửa lớn khi sôi được 30 phút sẽ giảm lửa dần, để lửa liu riu tầm 1h30p nữa. Sẽ thu được mật chuối bên dưới màu siro dâu đậm đặc và thơm phức nhé.

Nếu mình muốn làm thành mật chuối lên men thì chú ý lần nấu 3 sẽ không nấu quá 1 tiếng rưỡi. Phần mật chuối mình thu được sẽ loãng hơn, đem ủ 3-5 hôm sẽ thu được mật chuối lên men, vị ngọt chua nhẹ có gas uống cùng đá rất ngon. Có thể ủ trong chum sành từ 3-6 tháng để có màu vàng sậm, sánh và thơm đặc trưng. Nếu ai có hệ tiêu hóa khó tiêu hoặc khó hấp thu, thì có thể uống mật chuối này giúp dễ tiêu.

Lưu ý:
  • Nên sử dụng chuối chín cây để làm mật chuối.
  • Trong quá trình nấu, cần chú ý khuấy đều để tránh bị cháy.
  • Thời gian ủ mật chuối càng lâu thì mật càng ngon và có vị ngọt thanh.

Hi vọng bài viết có ích với quý độc giả quan tâm. Nếu có ý kiến gì xin góp ý xuống dưới phần comment cho mình. 

Đọc thêm: Lên men nước chuối tại nhà

Tagged under:

Cách làm nước dứa lên men tại nhà


Dứa là một loại quả (trái) ở vùng nhiệt đới thường được sử dụng như một món hoa quả có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C và vitamin B1 dồi dào.

Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, nước ép dứa được lên men trở thành một thức uống có cồn có tác dụng rất tốt trong việc hạ nhiệt và giảm sốt cho người bị bệnh. Nước ép dứa cũng được sử dụng bên ngoài để làm tan mụn cóc, giảm đau, giảm stress và làm liền vết thương nhanh.

Trái dứa chứa một số lượng lớn axit tự nhiên (citric, malic và tartaric) và enzym bromelain. Theo nhiều nghiên cứu, bromelain có đặc tính kháng phù và kháng viêm khá hiệu quả. Đồng thời bromelain cũng là một enzym thủy phân protein thành axit amin trong thịt cá rất tốt, qua đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và phân giải calo trong cơ thể nên đây là một loại hoa quả rất phù hợp cho các chị em mong muốn giảm cân.

Dứa chứa một lượng thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp loại bỏ các màng nhầy tiết ra từ mô phế quản và chất xơ trong dứa cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình đào thải này trở nên hiệu quả hơn.

Một số tác dụng của nước dứa lên men có thể kể đến:

  • Cải thiện suy giảm chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Tăng cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
  • Tăng cường hấp thu dưỡng chất.
  • An thần và có giấc ngủ ngon hơn.
  • Hỗ trợ kháng viêm.
  • Thải độc từ bên trong.
  • Tốt cho xương khớp.

Trái dứa còn có thể tạo thành một loại nước lên men rất ngon để dùng dần tại nhà. Dưới đây là cách làm nước dứa lên men tại nhà thơm ngon cho cả nhà có thể uống được.

Nguyên Liệu

  • 2 trái dứa tổng ~2kg (hữu cơ là tốt nhất)
  • 150 gr đường thô (raw sugar)
  • 150ml mật ong/ mật ong lên men
  • 3 lít nước khoáng (không dùng nước vòi có clo)
  • 1 thanh quế
  • 1 củ gừng vừa vừa
  • Ít vỏ cam khô

Các bước tiến hành

Dứa bỏ đầu đuôi, rửa qua nước cho hết bụi bẩn. Gọt vỏ dầy cho gần hết mắt. Bổ tư, cắt lõi.

Cho vỏ dứa, lõi dứa, gừng thái lát, quế bẻ vụn, vỏ cam khô vào nồi, trút nước vào. Đun sôi 15 phút. Tắt bếp, đậy vung, chờ nguội.

Đường nâu nạo/băm nhỏ.

Dứa còn lại bỏ máy xay thực phẩm xay dối. Trộn cùng đường cho tan đường. Thêm mật ong/ mật ong lên men vào khuấy đều.

Nước đun vỏ dứa nguội thì nhặt vỏ cam ra, trút vào lọ thủy tinh cùng dứa xay. Lấy 1 miếng vải bịt miệng lọ để nơi thoáng mát. Sau 24h kiểm tra, nếu thấy dứa lên men là ổn, đảo đều, ủ tiếp 24h nữa. Nếu thời tiết lạnh có thể sẽ phải ủ lâu hơn. Khi nếm thấy vị cay vừa phải là được. Đừng ủ quá độ nó sẽ thành dấm dứa.

Sau khi ủ xong thì lọc bỏ bã. Rót chai thủy tinh, đậy nút bần là tốt nhất, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 tuần.

Uống lạnh cùng đá, hoặc có thể uống cùng beer, pha coctail.

Lưu ý dấu hiệu quá trình lên men bị hư

Mùi vị, màu sắc biến đổi

Xuất hiện lớp màng trắng bên trên.

Để hạn chế tình trạng trên thì anh chị nhớ trong quá trình làm đảm bảo vệ sinh các dụng cụ làm và cả trong quá trình làm. 

Nguyên liệu nên chọn tươi ngon, không dập, nát. Ngoài ra thời gian ủ nên tuân thủ và sau đó nhớ cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. 

Vậy là xong một món thức uống tốt cho sức khỏe. Chúc các anh chị thành công.


Đọc thêm: Cách làm nước chuối lên men


Nguyễn Phượng Handmade
Tagged under:

Cách làm nước chuối lên men tốt cho sức khỏe




Nước chuối lên men là một loại nước giàu dinh dưỡng, và được đánh giá là tốt cho sức khỏe với những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Nước chuối lên men được chiết xuất từ nguồn trái chuối tươi ngon tự nhiên, được bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, giàu dưỡng chất, cho cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm: Sản phẩm trong, mùi thơm của chuối tươi tự nhiên, ngọt hài hòa đặc trưng của trái chuối.

Đây là cách làm của riêng mình, bạn có thể tham khảo để làm một loại nước cho gia đình uống giải khát và tăng cường sức khỏe. Bởi vì chuối vốn có rất nhiều các vitamin có lợi cho sức khỏe. 

Dưới đây là bảng thành phần minh chứng cho điều mình nói:




Chuẩn bị: 

- Dụng cụ: Chai, hũ thủy tinh 10 lít, dao, thớt được làm sạch cẩn thận

- Nguyên liệu: 

  • Chọn mua những buồng chuối già để chín tự nhiên.
  • Đường phèn: 5 kg chuối, 1 kg đường phèn.
  • Mật ong lên men nếu có 150 ml (để lấy nguồn men từ mật ong lên men). 

Cách làm:

  • Chuối chín đều vàng, lọt vỏ, xắt đều tay thành lát.
  • Rải 1 lớp đường bên dưới hũ thủy tinh, 1 lớp chuối dày 3cm rồi tiếp tục lặp lại cho đến khi đầy hũ. 
  • Đổ mật ong lên men vào 
  • Đậy nắp và đật hũ ở nơi tối, mát.



Thành quả:

Sau 3-7 ngày ủ, món chuối đã có thể chắt ra để làm nước uống. 

Chắt và lọc chuối cho vào chai sạch, sau đó cho vào tủ lạnh.

Bạn chú ý không để quá trình lên men diễn ra quá lâu vì có thể khiến chuối biến thành giấm luôn nha.


Tại sao lại để vào tủ lạnh?

Đó là vì để quá trình lên men không chuyển hóa tiếp thành rượu rồi thành giấm chua. Vì thế bạn nhớ cho nước chuối bảo quản ngăn mát nhé.

Nước chuối này bạn có thể hòa cũng đá để uống giải khát vào mùa nắng nóng. Đây là thứ nước dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chứ không đơn thuần chỉ mang tính giải khát. 

Nguyễn Phượng

Tagged under:

Cách ngâm hoa atiso đỏ làm nước giải khát



Hoa atiso đỏ được trồng nhiều ở Việt Nam, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, phù hợp làm các món nước giải khát ngon.

Hoa atiso đỏ (hoa bụt giấm) là gì?

Hoa atiso đỏ hay còn biết đến với cái tên khác là bụp giấm có nguồn gốc ở Tây Phi, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm.

Hiện nay, bụp giấm được nhập trồng nhiều nơi ở Việt Nam và trên thế giới. Cây trồng để lấy sợi, làm thuốc, màu thực phẩm, nấu canh chua thay giấm. Cách dùng quen thuộc nhất với chúng ta hiện nay là dùng phần đài để làm si-rô, pha nước uống giải khát vì chúng có vị chua đặc trưng và màu đỏ rất đẹp.

Tác dụng của hoa atiso đỏ

- Chữa bệnh về gan bởi tác dụng dọn sạch độc tố trong gan, phục hồi chức năng gan.

- Hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa. 

- Giúp lợi tiểu, cải thiện chức năng của túi mật.

- Làm đẹp da nhờ một cơ thể khỏe manh, lá gan sạch độc tố, thanh mát giải nhiệt cơ thể.



Nguyên liệu làm Atiso đỏ ngâm đường

 Hoa Atiso đỏ giấm 3 kg

 Đường trắng 2.5 kg

Nếu có Mật ong lên men thì thêm 150ml. Nếu không có thì có thể bỏ qua. Nhưng mật ong lên men sẽ giúp tăng giá trị của sản phẩm và cả tác dụng lợi tiêu hóa. 

Chú ý tỉ lệ: cứ 1kg hoa thì cần 800g đường

Dụng cụ thực hiện

Dao, chậu, hũ nhựa, đũa,... đều phải sạch để tránh nhiễm khuẩn.

1. Sơ chế nguyên liệu

Hoa khi mua về bạn đem rửa sạch. Sau đó, tách riêng cánh hoa ra khỏi đài hoa. Bạn có thể tách bằng cách dùng dao cắt phần đế đi rồi dùng đũa đẩy phần nhụy hoa từ dưới lên.


Tiếp đến, phần nhụy có thể mang phơi khô, hãm nước uống hoặc ngâm với rượu. Còn phần cánh để riêng rửa lại bằng nước muối, sau đó tráng lại bằng nước sôi để nguội.


2. Ngâm hoa atiso đỏ với đường

Khi cánh hoa đã khô nước thì mang ngâm với đường, bạn cho lớp hoa vào trước. Sau đó rải một lớp đường lên trên. Cứ làm thế cho đến hết.

Đổ lượng mật ong lên men vào hũ (nếu có).

Đóng chặt nắp lại, để nơi thoáng mát.



3. Thành phẩm

Sau 5 ngày đường tan hết. Bạn có thể sử dụng nước này uống luôn hoặc đun lên thành si-rô.

Nếu muốn đun thì tách riêng phần cái ra và chỉ lấy nước để đung nhẹ thành sirô. Phần cái có thể rim lên thành mứt.  




Mẹo thực hiện thành công

- Lọ dùng để ngâm phải rửa sạch, tráng nước sôi khử trùng và để khô ráo.

- Khi làm si-rô, bạn chắt nước ra cho nồi đun sôi, vặn lửa nhỏ liu riu. Như vậy, si-rô sẽ trong, không bị nổi váng mà bảo quản được lâu.

- Đối với si-rô hoa atiso đỏ khi để nguội, bạn cho vào trong lọ, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Bạn có thể pha nước uống, làm thạch hoặc làm bánh.

Còn một cách khác để biến nước này thành một thứ lợi tiêu hóa đó là bổ sung thêm mật ong lên men ở ngay giai đoạn đầu ngâm. Chỉ cần 50ml mật ong cho một mẻ ngâm để kích thích quá trình lên men mạnh mẽ hơn. Sau đó chỉ việc chắt nước ra và cho vào chai sạch bảo quản trong tủ lạnh và uống dần. Chú ý khi dùng mật ong lên men thì không đun vì đun sẽ làm chết các lợi khuẩn có lợi. 

Chúc các bạn làm được một món nước giải khát vừa tốt cho sức khỏe lại thanh mát, giải độc.

Tagged under:

Cách lên men mơ với mật ong lên men





Nước mơ lên men là một thức uống bổ dưỡng, thanh mát.  Mơ còn giúp tiêu hóa tốt, giúp ăn ngon và trị ho; chúng còn chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng cho cơ thể, chống oxi hóa và tăng cường hệ miễn dịch. 

Đông y gọi quả mơ là mai tử, có vị chua, tính bình, không độc, đi vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, đường, muối khoáng. Quả mơ tươi ngâm đường làm nước giải khát giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng. Nhân hạt mơ với tên thuốc là hạnh nhân trị chứng viêm phế quản thể hen.

Để làm thuốc, quả mơ được chế biến thành mơ muối (bạch mai) hoặc kết hợp với gừng tươi, cam thảo, muối làm ô mai cam thảo. Ô mai mơ ngậm giảm ngứa họng, buồn nôn, ho có đờm; Riêng mơ muối (bạch mai) có trong nhiều bài thuốc chữa cảm mạo, các bệnh đường hô hấp, chữa ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường tiết niệu, chứng tiểu đường, viêm túi mật, thiếu máu, chóng mặt, ù tai

Thực ra, việc ngâm mơ với muối, đường thì mọi người đã rất quen thuộc, nhưng nhược điểm là rất lâu mới dùng được. Cách làm truyền thống là ủ muối (có thể thêm đường) vào quả mơ và chờ đợi quá trình lên men từ quả mơ, có khi đến cả năm mới dùng được.

Dưới đây là cách lên men mơ với mật ong lên men giúp ngắn quá trình đồng thời giúp tạo ra một sản phẩm thơm ngon hơn.

1. Chọn mơ

Mơ chọn loại mơ sạch, rõ nguồn gốc. Mùa này Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình đều có mơ. Mua không quá khó.

Chọn những trái những trái chín, vỏ còn lớp lông mỏng và căng mịn. Loại bỏ hết trái hư dập, trái xanh và phải đảm bảo rằng độ chín của những trái mơ là tương tương nhau. Nếu bạn ngâm một hỗn hợp mơ có trái chín trái xanh lẫn lộn thì chất lượng sẽ bị giảm sút, mùi vị không đồng đều và dễ lên men rượu.

Nếu e dè việc có thuốc sâu, bạn có thể hòa mật ong lên men vào nước để ngâm khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch, khô nước.

Phơi mơ trên các mẹt, hong cho thật khô, thật là khô, kiểm tra xem có trái nào bị dính nước thì phải làm cho khô hết. Đảm bảo mơ khô ráo, không còn tí ti nước dính trên trái mơ. Kỹ lưỡng như vậy thì thành quả của hũ mơ với nước mơ trong vắt.

2. Muối mơ cơ bản

Một lớp mơ, một lượt muối mỏng (muối hạt nguyên chất).

Tỉ lệ mơ và muối:  3 kg mơ: 1 kg muối
 
Sau đó, được 2/3 bình thì xếp đường phèn lên trên cùng.
Nếu cứ để nguyên, cũng sẽ có mơ muối như truyền thống sau 1 năm.

Chú ý: Bổ sung gừng để trở thành một loại thuốc  ho. Đập dập 0.5kg gừng cho mỗi kg mơ. Xếp lên trên cùng. 

Có  cách bảo ngâm mơ 1 tháng rồi đem mơ phơi liên tục 5 ngày cho mơ héo nhẹ lại, sáng phơi tối đem vào ngâm rồi cuối cùng thì chọn cách bảo quản mơ khô (tách riêng mơ ra  1 hũ, nước dấm mơ 1 hũ), hoặc cách bảo quản mơ ướt (cho mơ vào dấm mơ ngâm tiếp).

Muốn muối mơ - muối -đường thì theo tỉ lệ: mơ 1kg – đường 1kg – muối 150gr. 

4. Ngâm mơ lên men với mật ong lên men

Trong mật ong lên men có rất nhiều lợi khuẩn probiotic đang hoạt động. Do đó, tăng cường lợi khuẩn cấp tốc từ đầu sẽ cho kết quả rất kinh ngạc. Đó là chỉ sau 3 ngày, nước mơ tiết ra nhanh chóng và ngập mặt mơ. Đây là điều khác biệt.

Sau ba ngày, nước từ lọ mơ đã ủ có thể trở thành "men mồi" cho lọ kế tiếp.
Nghĩa là nếu muối 3 lọ, thì lọ có mật ong lên men sẽ nhanh ra nước nhất. Dùng nước đó chia sang 2 lọ còn lại để thúc đẩy lên men.

Ảnh lọ mơ đính kèm sau đây là tôi làm với mơ xanh. Quả tiết nước, nhăn nheo và đổi màu vàng. Mùi thơm rất đặc trưng, có thể chắt nước dùng ngay rất ngon và dịu.




Trong mật ong lên men có rất nhiều lợi khuẩn probiotic đang hoạt động. Do đó, tăng cường lợi khuẩn cấp tốc từ đầu sẽ cho kết quả rất kinh ngạc. Đó là chỉ sau 3 ngày, nước mơ tiết ra nhanh chóng và ngập mặt mơ. Đây là điều khác biệt.

Sau ba ngày, nước từ lọ mơ đã ủ có thể trở thành "men mồi" cho lọ kế tiếp.
Nghĩa là nếu muối 3 lọ, thì lọ có mật ong lên men sẽ nhanh ra nước nhất. Dùng nước đó chia sang 2 lọ còn lại để thúc đẩy lên men.

Ảnh lọ mơ đính kèm sau đây là làm với mơ xanh. Quả tiết nước, nhăn nheo và đổi màu vàng. Mùi thơm rất đặc trưng, có thể chắt nước dùng ngay rất ngon và dịu.

Chúc các anh chị thành công. 

Tổng hợp từ bài của Hoàng Công 
Tagged under:

Các thực phẩm lên men có lợi cho sức khỏe

Probiotics là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe khi tiêu thụ.

Probiotics - thường là vi khuẩn có lợi - cung cấp tất cả các loại lợi ích mạnh mẽ cho cơ thể và não bộ của bạn.

Chúng có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm trầm cảm và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Một số bằng chứng cho thấy chúng thậm chí có thể mang lại cho bạn làn da đẹp hơn.

Việc lấy probiotics từ các chất bổ sung là phổ biến, nhưng bạn cũng có thể lấy chúng từ thực phẩm lên men.

Dưới đây là danh sách 11 loại thực phẩm chứa probiotic siêu tốt cho sức khỏe.

1. Sữa chua

Sữa chua là một trong những nguồn cung cấp men vi sinh tốt nhất, là vi khuẩn thân thiện có thể cải thiện sức khỏe của bạn.

Nó được làm từ sữa đã được lên men bởi các vi khuẩn thân thiện, chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn bifidobacteria.

Ăn sữa chua có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe của xương. Nó cũng có lợi cho những người bị huyết áp cao.

Ở trẻ em, sữa chua có thể giúp giảm tiêu chảy do kháng sinh. Nó thậm chí có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra, sữa chua có thể thích hợp cho những người không dung nạp lactose. Điều này là do vi khuẩn biến một số đường lactose thành axit lactic, đó cũng là lý do tại sao sữa chua có vị chua.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả sữa chua đều chứa men vi sinh sống. Trong một số trường hợp, vi khuẩn sống đã bị tiêu diệt trong quá trình chế biến.

Vì lý do này, hãy đảm bảo chọn sữa chua có vi khuẩn sống hoặc còn sống.

Ngoài ra, hãy đảm bảo luôn đọc nhãn trên sữa chua trước khi mua. Ngay cả khi nó được dán nhãn ít chất béo hoặc không có chất béo, nó vẫn có thể chứa một lượng lớn đường bổ sung .

Sữa chua Probiotic có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe và có thể thích hợp cho những người không dung nạp lactose. Đảm bảo chọn sữa chua có vi khuẩn sống hoặc vi khuẩn sống.


Đọc thêm: Cách làm sữa chua

 2. Kefir

Kefir là thức uống sữa có men vi sinh. Nó được làm bằng cách thêm hạt kefir vào sữa bò hoặc sữa dê.

Hạt kefir không phải là hạt ngũ cốc, mà là các loại vi khuẩn axit lactic và nấm men trông giống như súp lơ.

Từ kefir được cho là xuất phát từ từ keyif trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là "cảm thấy tốt" sau khi ăn.

Thật vậy, kefir có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Nó có thể cải thiện sức khỏe của xương, giúp giải quyết một số vấn đề tiêu hóa và bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Trong khi sữa chua có lẽ là thực phẩm chứa probiotic được biết đến nhiều nhất trong chế độ ăn uống của người phương Tây, kefir thực sự là một nguồn tốt hơn. Kefir chứa một số chủng vi khuẩn và nấm men thân thiện chính, làm cho nó trở thành một loại lợi khuẩn đa dạng và mạnh mẽ.

Giống như sữa chua, kefir thường được dung nạp tốt bởi những người không dung nạp lactose.

Kefir là một thức uống sữa lên men. Nó là một nguồn cung cấp men vi sinh tốt hơn sữa chua, và những người không dung nạp lactose thường có thể uống kefir mà không gặp vấn đề gì.


 Đọc thêm: Cách làm Kefir tại nhà

3. Dưa cải

Dưa cải bắp là bắp cải thái nhỏ đã được lên men bằng vi khuẩn axit lactic.

Nó là một trong những loại thực phẩm truyền thống lâu đời và được ưa chuộng ở nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Âu.

Dưa cải bắp thường được sử dụng trên xúc xích hoặc như một món ăn phụ. Nó có vị chua, mặn và có thể bảo quản trong nhiều tháng trong hộp kín.

Ngoài các phẩm chất lợi khuẩn, dưa cải bắp còn giàu chất xơ cũng như vitamin C, B và K. Nó cũng chứa nhiều natri và chứa sắt và mangan.

Dưa cải bắp cũng chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin , rất quan trọng cho sức khỏe của mắt.

Đảm bảo chọn loại dưa cải bắp chưa được khử trùng vì quá trình thanh trùng sẽ giết chết vi khuẩn sống và hoạt động. Bạn có thể tìm thấy các loại dưa cải bắp sống trên mạng .

Dưa cải bắp được cắt nhuyễn, bắp cải lên men. Nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đảm bảo chọn các nhãn hiệu chưa được khử trùng có chứa vi khuẩn sống.



 4. Tempeh

Tempeh là một sản phẩm đậu tương lên men. Nó tạo thành một miếng bánh dẻo có hương vị được mô tả là thơm, ngậy hoặc tương tự như nấm.

Tempeh có nguồn gốc từ Indonesia nhưng đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới như một chất thay thế thịt giàu protein.

Quá trình lên men thực sự có một số tác động đáng ngạc nhiên đến hồ sơ dinh dưỡng của nó.

Đậu nành thường chứa nhiều axit phytic, một hợp chất thực vật làm suy giảm sự hấp thụ các khoáng chất như sắt và kẽm.

Tuy nhiên, quá trình lên men làm giảm lượng axit phytic, điều này có thể làm tăng lượng khoáng chất mà cơ thể bạn có thể hấp thụ từ tempeh.

Quá trình lên men cũng tạo ra một số vitamin B12, một chất dinh dưỡng mà đậu nành không có.

Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt, cá, sữa và trứng.

Điều này làm cho tempeh trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay cũng như bất kỳ ai muốn bổ sung một loại probiotic bổ dưỡng vào chế độ ăn uống của họ.

Tempeh là một sản phẩm đậu tương lên men được sử dụng như một chất thay thế phổ biến, giàu protein cho thịt. Nó chứa một lượng lớn vitamin B12, một chất dinh dưỡng được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm động vật.


 Đọc thêm: Cách làm tempeh

5. Kimchi

Kimchi là một món ăn cay lên men của Hàn Quốc.

Bắp cải thường là thành phần chính, nhưng nó cũng có thể được làm từ các loại rau khác.

Kimchi được nêm nếm với sự kết hợp của nhiều loại gia vị như ớt sừng, tỏi , gừng , hành lá và muối.

Kim chi chứa vi khuẩn axit lactic Lactobacillus kimchii, cũng như các vi khuẩn axit lactic khác có thể có lợi cho sức khỏe tiêu hóa.

Kimchi làm từ bắp cải có nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K, riboflavin (vitamin B2) và sắt

Kimchi là một món ăn cay của Hàn Quốc, thường được làm từ bắp cải lên men. Vi khuẩn axit lactic của nó có thể có lợi cho sức khỏe tiêu hóa .


Đọc thêm: Cách làm kimchi cải thảo

6. Miso

Miso là một loại gia vị của Nhật Bản.

Theo truyền thống, nó được làm bằng cách lên men đậu nành với muối và một loại nấm gọi là koji.

Miso cũng có thể được làm bằng cách trộn đậu nành với các thành phần khác, chẳng hạn như lúa mạch, gạo và lúa mạch đen.

Hỗn hợp này thường được dùng trong súp miso, một món ăn sáng phổ biến ở Nhật Bản. Miso thường có vị mặn. Bạn có thể mua nó với nhiều loại, chẳng hạn như trắng, vàng, đỏ và nâu.

Miso là một nguồn cung cấp protein và chất xơ tốt. Nó cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật khác nhau, bao gồm vitamin K, mangan và đồng.

Miso có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe.

Một nghiên cứu đã báo cáo rằng ăn súp miso thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ Nhật Bản trung niên.

Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ ăn nhiều súp miso giảm nguy cơ đột quỵ.

Miso là một loại tương đậu nành lên men và một loại gia vị phổ biến của Nhật Bản. Nó giàu một số chất dinh dưỡng quan trọng và có thể làm giảm nguy cơ ung thư và đột quỵ, đặc biệt là ở phụ nữ.


Đọc thêm: Cách làm tương Miso

7. Kombucha

Kombucha là một thức uống trà xanh hoặc đen lên men.

Loại trà phổ biến này được lên men bởi vi khuẩn và nấm men thân thiện. Nó được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Châu Á.

Internet có rất nhiều tuyên bố về tác dụng sức khỏe tiềm ẩn của kombucha.

Tuy nhiên, thiếu bằng chứng chất lượng cao về kombucha.

Các nghiên cứu tồn tại là nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm, và kết quả có thể không áp dụng cho con người.

Tuy nhiên, vì kombucha được lên men với vi khuẩn và nấm men, nó có thể có những lợi ích sức khỏe liên quan đến các đặc tính probiotic của nó.

Kombucha là một thức uống trà lên men. Nó được cho là có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.


Đọc thêm: Cách làm kombucha

8. Dưa chuột muối chua

Dưa chua (còn được gọi là dưa chuột) là dưa chuột đã được ngâm trong dung dịch muối và nước.

Chúng được để lên men trong một thời gian, sử dụng vi khuẩn axit lactic hiện diện tự nhiên của chúng. Quá trình này làm cho chúng chua.

Dưa chuột muối là một nguồn tuyệt vời của vi khuẩn probiotic lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Chúng chứa ít calo và là nguồn cung cấp vitamin K, một chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình đông máu.

Hãy nhớ rằng dưa chua cũng có xu hướng chứa nhiều natri.

Điều quan trọng cần lưu ý là dưa chua làm bằng giấm không chứa men vi sinh sống.

Dưa chua là dưa chuột đã được ngâm trong nước mặn và lên men. Chúng có hàm lượng calo thấp và nhiều vitamin K. Tuy nhiên, dưa chua làm bằng giấm không có tác dụng probiotic.


Đọc thêm: Cách làm dưa chuột muối chua giòn

9. Buttermilk truyền thống

Thuật ngữ bơ sữa thực sự đề cập đến một loạt các thức uống sữa lên men.

Tuy nhiên, có hai loại bơ sữa chính: truyền thống và nuôi cấy.

Buttermilk truyền thống chỉ đơn giản là chất lỏng còn sót lại từ quá trình làm bơ . Chỉ có phiên bản này mới chứa men vi sinh và đôi khi nó được gọi là “men vi sinh của bà”.

Sữa bơ truyền thống chủ yếu được tiêu thụ ở Ấn Độ, Nepal và Pakistan.

Sữa bơ nuôi cấy, thường được tìm thấy trong các siêu thị Mỹ, thường không có bất kỳ lợi ích probiotic nào.

Sữa bơ ít chất béo và calo nhưng chứa một số vitamin và khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như vitamin B12, riboflavin, canxi và phốt pho.

Sữa bơ truyền thống là một thức uống sữa lên men chủ yếu được tiêu thụ ở Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Sữa bơ nuôi cấy, được tìm thấy trong các siêu thị của Mỹ, không có bất kỳ lợi ích probiotic nào.


Đọc thêm: Cách làm sữa bơ

10. Natto

Natto là một sản phẩm đậu tương lên men khác, giống như tempeh và miso.

Nó chứa một chủng vi khuẩn được gọi là Bacillus subtilis.

Natto là một mặt hàng chủ lực trong nhà bếp Nhật Bản. Nó thường được trộn với cơm và dùng với bữa sáng.

Nó có một mùi đặc biệt, kết cấu nhầy và hương vị mạnh mẽ. Natto rất giàu protein và vitamin K2, rất quan trọng cho sức khỏe của xương và tim mạch.

Một nghiên cứu ở những người đàn ông Nhật Bản lớn tuổi cho thấy rằng tiêu thụ Natto thường xuyên có liên quan đến mật độ khoáng xương cao hơn. Điều này được cho là do hàm lượng vitamin K2 cao trong Natto.

Các nghiên cứu khác cho thấy Natto có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ..

Natto là một sản phẩm đậu nành lên men là một thực phẩm chủ yếu trong nhà bếp Nhật Bản. Nó chứa một lượng cao vitamin K2, có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và đau tim.


Đọc thêm: Cách làm natto

11. Một số loại pho mát

Mặc dù hầu hết các loại pho mát đều được lên men nhưng không có nghĩa là tất cả chúng đều chứa probiotics.

Do đó, điều quan trọng là phải tìm kiếm các sản phẩm có chứa probitics.

Các vi khuẩn tốt tồn tại trong quá trình lão hóa trong một số loại phô mai, bao gồm Gouda, phô mai mozzarella, cheddar và phô mai tươi.

Phô mai có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp protein rất tốt. Nó cũng rất giàu vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm canxi, vitamin B12, phốt pho và selen.

Tiêu thụ vừa phải các sản phẩm từ sữa như pho mát thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương.

Chỉ một số loại phô mai - bao gồm phô mai cheddar, phô mai mozzarella và gouda - có chứa lợi khuẩn. Phô mai rất bổ dưỡng và có thể có lợi cho sức khỏe tim và xương.


Đọc thêm: Cách làm phomai

12. Mật ong lên men

Mật ong lên men được biết là một thứ thức uống cung cấp dinh dưỡng từ mật ong như các vitamin gồm cả В1, В2, В3, В5, В6, Н, К, С , Е, РР, tiền vitamin А. Và đặc biệt hơn cả đó là trong mật ong chứa các enzymes tự nhiên giúp cho hệ tiêu hóa của chúng ta mạnh khỏe hơn.và một lượng men vi sinh. Những tác dụng có thể kể đến của mật ong lên men gồm: 

  • Phục hồi hệ tiêu hóa
  • Viêm họng và viêm loét vòm miệng, chân răng
  • Đau dạ dày
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn chuyển hóa thức ăn
  • Ngộ độc thực phẩm, bao gồm cả say rượu
  • Nhiễm trùng vết thương ngoài da

Mật ong giúp làm đẹp, cải thiện cân nặng. Như vậy chỉ cần trong nhà có một chai mật ong lên men uống mỗi ngày sẽ hỗ trợ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. 

Mật ong lên men Phương Nam

Đọc thêm: Cách làm mật ong lên men

CLICK VÀO ĐÂY NẾU BẠN CÓ NHU CẦU MUA  MẬT ONG LÊN MEN

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa probiotic rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể chọn lựa.

Điều này bao gồm nhiều loại đậu nành lên men, sữa và rau. 12 trong số đó được đề cập ở đây, nhưng còn nhiều thứ khác nữa.

Nếu bạn không thể hoặc không ăn bất kỳ loại thực phẩm nào trong số này, bạn cũng có thể bổ sung probiotic bằng con đường uống. 

Chúc anh chị luôn khỏe! 

Tagged under: , ,

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM TRÁI CÂY LÊN MEN TẠI NHÀ

PHẦN 1 : TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH LÊN MEN

1. Vì sao trái cây sau khi lên men sẽ tốt hơn?

Lên men là một trong những quá trình được sử dụng để bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Không chỉ vậy, nó còn là quá trình gia tăng lượng vi khuẩn tốt cần thiết cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bạn.

Về cơ bản, quá trình lên men đơn giản là đặt trái cây vào hộp đựng mà bạn đã chuẩn bị sẵn và có thể cho thêm đường, một ít men, mật ong lên men hoặc váng sữa (có thể thay bằng rượu gạo).

Sau đó, đậy nắp kín để không khí không thể lọt vào và bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 2 đến 10 ngày. Trong thời gian này, men sẽ chuyển đổi đường thành rượu và khí CO2 sẽ sinh ra tạo thành lớp bong bóng ở phía trên của hộp đựng.

Sau khi lên men, trái cây sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi và có thể sử dụng như là một món tráng miệng hay là nguyên liệu nấu ăn dành cho món salad yêu thích của bạn.

2. Chọn trái cây

Hầu hết các loại trái cây có thể lên men. Nhiều người thích trái cây đóng hộp hay một số người khác lại thích trái cây tươi hơn. Nếu chọn trái cây tươi, bạn cần chọn quả đã chín, không có vết bầm hay sâu.

Trái cây như mận, đào, là một một sự lựa chọn có thể xem là phù hợp nhất. Vì sau khi lên men, nó vẫn giữ được màu sắc và vị ngon ban đầu. Rửa sạch trái cây, gọt vỏ và bỏ hạt.

Trái cây như xoài, dứa lên men xong sẽ được sử dụng như một loại tương (có thể thay thế tương cà chua) vì nó có vị chua và ngọt vừa phải, Gọt vỏ và cắt thành khối có kích thước nhỏ trước khi sử dụng.

Nho có thể được lên men, nó sẽ tạo thành chất lỏng có vị nồng gần giống vị rươu, hơi ngọt. Bạn có thể dùng nó để thay cho rượu khi tổ chức tiệc tại nhà.

, táo gọt vỏ, thái nhỏ. Nhưng nó sẽ chuyển sang màu nâu, nhìn không hấp dẫn mặc dù hương vị của nó rất tuyệt.

Chuối tạo một loại nước uống ngon tuyệt và nhiều bổ dưỡng. 

Sấu tạo một loại nước thanh mát mùa hè.

3. Sử dụng men

Đơn giản là nuôi vi khuẩn có lợi trong trái cây mà bạn đã chuẩn bị.

Các loại men phổ biến nhất là nấm men, mật ong lên men hay sữa chua.

Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng một viên Probitic, cho vào lọ trái cây đã chuẩn bị. Bạn có thể mua viên nang này từ hiệu thuốc tây.

Để thực hiện “rượu trái cây”, bạn có thể sử dụng men là rượu gạo, rượu vang hay đơn giản là rượu rum. Hãy chọn loại trái cây chứa nhiều nước để đạt được hiệu quả như mong muốn. Bạn có thể chọn mua men thực phẩm.

4. Bảo quản trái cây lên men ở nhiệt độ phù hợp

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Bạn có thể giữ trái cây lên men ở trong tủ lạnh nếu thời tiết nóng, nhưng nó sẽ làm chậm quá trình lên men.

Khi trái cây đã lên men hoàn toàn, bạn nên lưu trữ nó trong tủ lạnh, sẽ bảo quản được khoảng 2 tháng.

Hãy nhớ khi lên men sẽ có vị chua dịu. Nếu sau khi lên men, quả không ở hình dạng ban đầu, có mùi hôi thì hãy đổ đi, vì nó đã hư.

PHẦN 2: LÊN MEN TRÁI CÂY ĐÓNG HỘP

1. Chọn loại trái cây đóng hộp yêu thích. Mở hộp ra, loại bỏ hoàn toàn chất lỏng trong đó.

2. Cho toàn bộ nguyên liệu vào một cái hộp có nắp đậy kín. Thêm một lượng đường vừa đủ, một ít men, khuấy đều.

  • Khuấy đều cho đến khi đường tan (không cần thêm nước vì trái cây đã có độ ẩm đủ để làm tan đường).
  • Để phần không gian trống phía trên của lọ tầm 2cm.
  • Nắp cần đủ để khí CO2 thoát nhưng đủ kín để ngăn chặn côn trùng vào.

3. Đặt trái cây lên men ở một nơi tối, mát mẻ

  • Trái cây sẽ lên men trong vòng 24-48 tiếng, nếu muốn có vị nồng hơn, gần giống rượu thì phải để từ 2-3 tuần.
  • Thời gian lên men khác nhau sẽ cho ra hương vị khác nhau. Bạn có thể làm nhiều lọ cùng một lúc và trong khoảng thời gian khác nhau, thử xem bạn sẽ thích hương vị thế nào hơn để lần sau rút kinh nghiệm


PHẦN 3: LÊN MEN TRÁI CÂY TƯƠI

1. Lên men nước đường trước khi cho vào trái cây

Khi lên men trái cây tươi (ngược lại với trái cây đóng hộp), hãy lên men nước đường vài ngày trước khi cho nó vào trái cây.

Làm nước đường với tỷ lệ 1 chén đường và 2 chén nước, một ít men.

Khuấy đều hỗn hợp này cho đến khi đường tan hoàn toàn.

2. Để hỗn hợp lên men trong khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng và không cho nó tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Sau đó cho nó vào trong hộp có sẵn trái cây đã cắt nhỏ, làm sạch.

3. Tiếp tục để hộp trái cây đó vào chỗ thoáng mát

Sau 3-4 ngày bạn sẽ hoàn thành món trái cây lên men tốt cho sức khỏe để tráng miệng, ăn nhẹ…

4. Xem cụ thể một số công thức lên men với các loại trái cây ở link này: 

https://www.matongphuongnam.com/2020/09/cong-thuc-lam-cac-loai-nuoc-trai-cay-len-men.html

Chúc các anh chị thành công với món nước trái cây lên men của mình. 

Nếu có gì cần hỗ trợ, anh chị cứ nhắn cho mình. Mình hỗ trợ được thì mình sẽ cố gắng hết sức.


PHẦN 4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC TRÁI CÂY CÔNG NGHIỆP

Mời anh chị theo dõi phần 4 ở một bài viết sau.

------------------------------------------


Đọc thêm: Cách làm chanh muối mật ong gừng