Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Cách làm bột chuối chữa nhiều bệnh

Bột chuối đầy dinh dưỡng

Bột chuối là sản phẩm được chế biến từ chuối, thường là chuối xanh. Quá trình làm bột chuối thường bao gồm việc bóc vỏ và xay nhuyễn hoặc sấy khô để tạo thành dạng bột. Sản phẩm cuối cùng có thể có độ mịn khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Những người bệnh nóng gan, chức năng gan kém, rối loạn tiêu hóa, đường ruột kém, bệnh dạ dày thì ăn bột chuối xanh sễ giúp mọi thứ tốt lên. Trẻ em ăn bột chuối xanh rất tốt.

Các loại bột chuối phổ biến

Bột chuối xanh (Green Banana Flour): Được làm từ chuối xanh chưa chín. Bột này thường được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm như bánh, bánh ngọt, bột mì thay thế và nhiều món ăn khác.

Bột chuối chín (Ripe Banana Flour): Làm từ chuối chín, có thể thêm một hương vị ngọt tự nhiên vào các sản phẩm thực phẩm. Nó có thể được sử dụng trong làm bánh, kem, và các món ăn khác.

Mục đích sử dụng của bột chuối

  • Thực phẩm: Bột chuối có thể được sử dụng như một thành phần trong việc làm bánh, bánh ngọt, bánh mì, và các món ăn khác. Nó thường được xem là một sự thay thế hoặc bổ sung cho bột mì truyền thống.
  • Thực phẩm chức năng: Do chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, bột chuối cũng có thể được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm chức năng và bổ sung dinh dưỡng.
  • Chăm sóc sức khỏe: Bột chuối xanh có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm hỗ trợ đường huyết.
  • Công nghiệp thực phẩm: Bột chuối cũng có thể được sử dụng trong sản xuất thực phẩm công nghiệp như thực phẩm tự nấu nhanh, thực phẩm chế biến và nhiều loại sản phẩm thực phẩm khác.

Bột chuối không chỉ mang lại hương vị đặc trưng của chuối mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và độ béo cho các sản phẩm thực phẩm.

Giá trị dinh dưỡng

Bột chuối xanh có giá trị dinh dưỡng cao và là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. 

Dưới đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng của bột chuối xanh cho mỗi 100 gram:

  • Calories: Khoảng 122-130 kcal (tùy theo độ ngọt và nhiều loại chuối).
  • Carbohydrates (Tinh bột): Khoảng 30-35 gram.
  • Protein (Protein): Khoảng 1-1.3 gram.
  • Chất xơ: Khoảng 2-3 gram.
  • Chất béo: Rất ít, thường không đáng kể.
  • Vitamin và khoáng chất: Bột chuối xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin A, kali, và nhiều loại vitamin B, như vitamin B6.
  • Chất chống ô xy hóa: Chuối xanh cũng chứa các chất chống oxi hóa như beta-caroten và lutein, giúp bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do.
  • Các chất dinh dưỡng khác: Bột chuối xanh cũng cung cấp các chất dinh dưỡng khác như kali, magiê, và mangan.

Bột chuối xanh là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, và chúng rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó cũng là một nguồn tốt của chất xơ và chất chống ô nhiễm, giúp cải thiện tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe. 

Đối với người viêm loét dạ dày, hành tá tràng, gan nóng hay chức năng gan yếu đều có công hiệu.

Bột chuối chữa gan, an toàn tiêu hóa

Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thuốc men trong nước để chữa bệnh rất hiếm. Các phương tiện chữa bệnh cũng còn rất kém phát triển. Do đó, người ta thường áp dụng nhiều phương pháp chữa bệnh dân gian và thu được nhiều kết quả tích cực.

Ví dụ trường hợp trẻ mắc chứng kém ăn và rối loạn tiêu hóa nặng đã sử dụng cả thuốc Đông và Tây, cũng như men tiêu hóa, nhưng bệnh tình vẫn không khỏi. Một ngày, tình cờ biết đến bản thảo viết tay của Cụ Lương Y Nguyễn Kiều, một người nổi tiếng trong lĩnh vực sử dụng thuốc Nam và đồng thời là người sáng lập trường Đông Y Tuệ Tĩnh ngày nay. Trong bản thảo, Cụ viết: "Bột chuối chữa gan, an toàn tiêu hóa." và ngay lập tức áp dụng. 

Quy trình thực hiện như sau: Sử dụng bột chuối để quấy chín, như quấy bột cho trẻ ăn, từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Sau 2 tuần, bệnh đường ruột của trẻ nhỏ hoàn toàn khỏi. Sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể. Phương pháp này được chia sẻ cho nhiều người để chữa bệnh đường ruột ở trẻ em và đều đạt được kết quả tích cực. 

Bài thuốc cũng hữu ích cho người lớn có các vấn đề như viêm loét dạ dày, rối loạn hành tá tràng, gan nóng hoặc chức năng gan yếu.

Tác dụng của bột chuối

1. Giúp giảm táo bón: Chuối xanh rất giàu hàm lượng chất xơ và tinh bột. Chúng có thể đi qua và làm sạch đường ruột. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

2. Phòng ngừa tiểu đường: Chuối xanh có thể giảm khả năng hấp thu glucose của các tế bào và giảm hàm lượng insulin trong cơ thể từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Ngoài ra chuối xanh giàu vitamin B6 rất cần cho sự hình thành Hemoglobin.

3. Giúp tiêu hóa tốt: Chuối xanh tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa vì chúng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn probiotics. Từ đó giúp tiêu hóa tốt hơn và ngăn chặn các chứng bệnh liên quan đường ruột.

4. Phòng ngừa ung thư đại tràng: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chuối xanh có thể giảm nguy cơ ung thư đại tràng vì chúng giữ cho đại tràng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách loại bỏ các độc tố ở thành ruột.

5. Tốt cho xương: chuối xanh chứa nhiều vitamin, magiê, canxi giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa đau khớp và loãng xương.

6. Kiểm soát thay đổi tâm trạng: Các nhà nghiên cứu cho biết chuối xanh chứa axit amin trytophan chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động sinh lý đa dạng khác nhau như giấc ngủ, cảm xúc, nhiệt độ, huyết áp. 

Cách làm bột chuối

Chọn chuối để làm bột chuối ngon

  • Nếu chọn trái non thì nhiều mủ, ít bột và khi ra thành phẩm màu chuối sạm sậm.
  • Chọn trái già chuyển sang chín thì hàm lượng đường cao mà nó dẻo dẻo không thể làm bột chuối được.
  • Nên chọn quả già nhìn vỏ căng bóng nặng trái thì ít mủ hơn, nhiều bột và chất lượng bột tốt nhất.
  • Khi gọt để lại 3 lượt xanh để bổ sung vị chát (cân bằng vị chát tốt cho dạ dày đại tràng thành mạch).
Chọn chuối đủ già để nhiều dinh dưỡng

 Chú ý: trong chế biến nên cắt hai đầu rửa qua một nước, sau đó ngâm nước muối 2 - 3h. Thay nước 2 lần. Sau đó gọt vỏ cắt dọc quả chuối vừa tiết kiệm thời gian phơi đảo cho đều. Phơi nắng to cho rút nước rồi hãy sấy, nghiền bột thì bột siêu ngon. Nếu có điều kiện sấy lạnh thì sấy lạnh sẽ tốt hơn.


Đối với quy mô công nghiệp

Bạn gọt vỏ chuối, cắt nhỏ thành khoanh mỏng để sấy khô nhanh và hiệu quả hơn. Gọt đến đâu bạn ngâm vào nước muối pha loãng để khử nhựa. Có thể áp dụng phương pháp phơi nhưng dễ bị thâm đen và dai khó nghiền thành bột. Hoặc cách đơn giản khi làm năng suất lớn sau khi gọt vỏ ngâm muối loãng. Sử dụng máy thái công nghiệp thái chuối đều từng mẻ.

Hiện nay người ta dùng 2 công nghệ sấy chuối đó là sấy nhiệtsấy lạnh tuy nhiên sấy lạnh sẽ giúp giữ màu sắc, hương vị dưỡng chất của chuối tốt hơn, còn sấy nhiệt cần phải cài nhiệt độ thấp dưới 70oC để không ảnh hưởng tới dinh dưỡng trong bột.

Sau khi sấy xong, chuối đem đi nghiền mịn thành bột mịn là hoàn thành sản phẩm. Chuối nghiền càng mịn càng tốt, độ hòa tan khi sử dụng càng cao.


Bột chuối có nhiều giá trị và an toàn, tốt cho trẻ ăn dặm trẻ nhỏ, mẹ bầu thì giúp giảm ốm nghén, lợi sữa, khôi phục lại lợi khuẩn đường ruột, bổ sung kali và nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, phòng chống loãng xương và giúp ngủ ngon.

 Nó đa năng có thể làm bánh chiên như củ lang và khoai tây chiên, ăn với sữa chua, kết hợp với các loại bột dinh dưỡng.

Tiềm năng phát triển của các sản phẩm liên quan bột chuối

Bột chuối xanh có tiềm năng sử dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thực phẩm, công nghiệp và y tế. Dưới đây là một số tiềm năng đối với sản phẩm bột chuối xanh:

Thực phẩm và đồ uống: Bột chuối xanh có thể được sử dụng để làm các loại bánh ngọt, kem, nước ép, nước uống, bánh mì và các sản phẩm thực phẩm khác. Nó cung cấp hương vị và màu sắc tự nhiên, đồng thời cung cấp giá trị dinh dưỡng cao.

Công nghiệp thực phẩm: Bột chuối xanh có thể được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm công nghiệp như bột mỳ, thực phẩm tự nấu nhanh, và nhiều loại thực phẩm chế biến khác.

Sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Bột chuối xanh có giá trị dinh dưỡng cao và có thể được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thực phẩm chức năng và bổ sung dinh dưỡng.

Công nghiệp mỹ phẩm: Bột chuối xanh có tiềm năng làm thành phần trong sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da do nó chứa nhiều chất chống oxi hóa và có khả năng dưỡng ẩm.

Công nghiệp hóa dược: Các thành phần trong bột chuối xanh có thể được nghiên cứu để tạo ra các loại thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ y tế.

Chế biến nông sản: Bột chuối xanh có thể được sử dụng để làm phân bón hữu cơ, chất tạo dưỡng cho cây trồng hoặc sản phẩm chăm sóc vật nuôi.

Xuất khẩu: Nếu sản xuất chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, bột chuối xanh có tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

Thành phần công nghiệp: Bột chuối xanh có thể được sử dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm công nghiệp khác nhau, bao gồm sản xuất giấy, năng lượng tái tạo, và các ứng dụng công nghiệp khác.

Việc khai thác tiềm năng của sản phẩm bột chuối xanh đòi hỏi nghiên cứu, phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường cẩn thận. Có sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với sản phẩm tự nhiên và dinh dưỡng, làm tăng tiềm năng cho sự phát triển của bột chuối xanh trong nhiều lĩnh vực.

Bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả bằng chuối xanh và mật ong

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc tìm đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc thì bạn cũng có thể nhờ viện trợ bởi các bài thuốc dân gian do các ông xưa truyền lại, những bài thuốc đau dạ dày tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

* Chuối xanh có tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, phá sỏi đường tiết niệu

Theo kinh nghiệm dân gian, chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hữu hiệu, đặc biệt là chuối hột (chuối chát). Chuối hột xanh vị chát, pha ngọt, tính mát, ngoài tác dụng chữa bệnh dạ dày còn có tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, phá sỏi đường tiết niệu, tăng cường sức khỏe. Chuối xanh xắt lát trộn với rau sống ăn thường xuyên hằng ngày có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt.

* Mật ong vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn

Một loại thuốc bổ dưỡng. Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả… và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,…
Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

Theo đó, người ta có phương pháp chữa đau dạ dày bằng cách kết hợp chuối và mật ong.

* Cách kết hợp chuối và mật ong phương pháp chữa dạ dày đơn giản và hiệu quả

Trộn bột chuối với mật ong, vo thành viên tròn nhỏ để uống hoặc ăn luôn.

Là cách rất đơn giản cũng rất rẻ tiền và dễ làm, vì thế hãy áp dụng phương pháp chữa dạ dày đơn giản và hiệu quả này cho bạn cũng như thành viên trong gia đình đang bị bệnh đau dạ dày nhé.
Nếu có điều kiện có thể thay mật ong nguyên chất bằng mật ong lên men sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

* Bột chuối kết hợp bột đậu đen, mè đen uống ngày 2-3 lần vào buổi chiều tối tốt cho tóc và thận. 

Vị chát trong chuối tốt cho ai bị giãn tĩnh mạch, rụng tóc, trào ngược dạ dày, tiêu chảy. Riêng trĩ và táo bón cần lưu ý 1 chút.

Chúc anh chị cải thiện được tình trạng bệnh của mình.

Tagged under:

Cách làm tỏi đen chăm sóc sức khỏe

 

Tỏi đen cô đơn

Tỏi đen là tỏi (Allium sativum) thông thường được xử lý bằng cách lên men và ủ để tạo ra một sản phẩm có màu đen và có hương vị, mùi thơm độc đáo so với tỏi trắng thông thường. Quá trình lên men này tạo ra các biến đổi hóa học trong tỏi, bao gồm cả quá trình caramelize hóa các đường và tạo ra các hợp chất mới.

1. Công dụng của tỏi đen

- Tác dụng bảo vệ cơ thể phòng ngừa ung thư và giảm cholesteron: Hợp chất S-allylcysteine có trong các loại tỏi đen Nhật Bản, tỏi đen Lý Sơn, tỏi đen một nhánh… cùng một dẫn xuất của amino acid cysteine trong loại củ này có công dụng phòng chống bệnh ung thư và giảm cholesteron một cách ấn tượng.  

- Tăng cường miễn dịch, chống vi khuẩn và nhiễm trùng: Công dụng của tỏi đen còn chứa Acilin là chất đẩy mạnh khả năng chống vi khuẩn, nấm, nhiễm trùng, virus xâm nhập...

- Chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tật: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tỏi đen một nhánh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn rất nhiều lần so với tỏi tươi. Vì vậy nó giúp làm chậm quá trình oxy hóa giúp người dùng kéo dài tuổi thanh xuân, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do… .

- Ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh ung thư: Khi lên men, tỏi đen đã sản sinh ra chất gọi là sulfur hữu cơ, đây là một dẫn xuất của carbolat giúp ức chế quá trình peroxy hóa lipit. Các dịch chiết từ tỏi đen kháng mạnh tế bào khối u, vì vậy luôn là đơn thuốc để hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, đồng thời còn có khả năng chống khối u.

- Điều trị tăng huyết áp: Các hoạt chất Ajoene, S-allylcysteine và Polyphenol có trong tỏi đen Nhật Bản có khả năng thu dọn các gốc tự do, từ đó hỗ trợ điều trị tăng huyết áp cực hiệu quả.

- Cơ chế hạn chế tăng men gan, giải độc và bảo vệ gan: Threonine và Methionine là các acid amin quan trọng trong cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan đồng thời còn ngăn ngừa tổn thương gan khỏi ngộ độc.

- Làm giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường, bạn có thể lựa chọn tỏi đen Cô Đơn giá rẻ để hỗ trợ tối đa giảm các biến chứng của căn bệnh tiểu đường.

- Tỏi đen Cô Đơn giá rẻ còn có công dụng làm đẹp da, đen tóc và thúc đẩy mọc tóc hiệu quả bạn nên thử.

- Giảm thiểu nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt với tỏi đen

- Tỏi đen giúp người dùng tăng trí nhớ, cải thiện chức năng não một cách hiệu quả.

2. Hướng dẫn chi tiết 3 cách làm tỏi đen cực đơn giản tiện lợi tại nhà

Tỏi đen là dược liệu có hương vị thơm ngon và tốt cho cơ thể. Tuy vậy, nhiều người e ngại về nguồn gốc cũng như chất lượng của tỏi đen khi mua bên ngoài. Đừng lo lắng vì bạn có thể bỏ túi cách làm tỏi đen cực đơn giản bằng những vật dụng quen thuộc tại nhà. Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Trước khi bắt tay thực hiện, chúng ta cần tìm hiểu tỏi đen là gì. Đây là loại tỏi tươi lên men chậm trong vài tuần. Cụ thể, củ tỏi sẽ được nung nóng với nhiệt độ phù hợp. Các thành phần bên trong như amino axit và đường phản ứng với nhau, sau đó tạo ra tỏi đen có vị chua ngọt, dẻo và mềm. Tỏi đen chứa hàm lượng vitamin cao gấp đôi so với tỏi thường, đặc biệt là vitamin B2 cực kỳ tốt cho sức khỏe. 

Làm tỏi đen truyền thống bằng nồi cơm điện

  • Nguyên liệu chuẩn bị 
  • 1 kg tỏi 
  • 1 lon bia 

Các bước thực hiện 

BƯỚC 1: SƠ CHẾ VÀ NGÂM TỎI

Đầu tiên bạn cần rửa sạch tỏi, lột bỏ vỏ và phần cuống rồi cho vào thau. 

Kế đến, đổ bia vào thau và ngâm tỏi trong vòng nửa giờ. Lưu ý cách 5 phút dùng đũa đảo đều 1 lần cho tỏi thấm bia nhanh hơn. 

BƯỚC 2: BỌC TỎI VỚI GIẤY BẠC 

Khi hết thời gian quy định, bạn lấy tỏi ra để ráo rồi đặt toàn bộ lên miếng giấy bạc và bọc kín lại, tuyệt đối không để lộ kẽ hở. Sau đó bạn cho phần tỏi này vào nồi cơm điện. 

BƯỚC 3: LÀM TỎI ĐEN 

Đóng nắp nồi cơm điện, đồng thời phủ màng bọc thực phẩm lên nắp sao cho lòng nồi với nắp khép kín. Tiếp đến, bạn cắm phích điện rồi chọn chế độ giữ ấm.

Tỏi đen sau khi để 2 ngày sẽ có mùi thơm như bắp luộc, chạm vào thân nồi thấy nóng. 

Ngày thứ 5, phần nhân tỏi bắt đầu chuyển sang màu xám và có hương thơm dịu nhẹ. 

Ngày thứ 9, lớp vỏ tỏi có màu nâu ướt, bên trong đen xám. 

Sang ngày 11, bạn lột vỏ sẽ thấy tép tỏi màu đen. Khi ăn có vị chua và độ mềm dẻo.

Ngày thứ 14, tỏi hoàn toàn đen tuyền với hương vị chua ngọt đậm, thơm và mềm dẻo. Đây là lúc bạn có thể sử dụng ngay. 

Để bảo quản nồi cơm điện trong quá trình làm tỏi đen, bạn chỉ giữ ấm nồi trong một khoảng thời gian vào ban ngày. Khi trời nắng, bạn không cần cắm điện mà có thể mang ra ngoài ban công hay vị trí nhiều nắng để phơi nhé! 

BƯỚC 4: HOÀN THÀNH 

Thành phẩm sau 2 tuần thường rất ngon và chất lượng, hương thơm tự nhiên hòa cùng vị chua ngọt, khi nhai tạo cảm giác mềm dẻo rất dễ ăn. 

Để ủ tỏi bằng nồi cơm điện khô ráo và không ẩm, bạn nên ưu tiên chọn loại tỏi cô đơn bởi vì tỏi nhiều nhánh sẽ dễ ướt hơn. 

Cho thành phẩm vào rổ để ráo sau khi ngâm bia, không rửa lại với nước sạch. 

Giấy bạc cần bọc kín vì chỉ cần xuất hiện khe hở sẽ khiến hơi nước tràn vào. 

Khi làm số lượng nhiều, bạn nên chia tỏi thành từng gói giấy bạc. Chẳng hạn như 1 gói tầm 7 đến 10 củ tỏi, như vậy sẽ gia tăng tỷ lệ thành công cũng như hạn chế tình trạng tỏi ẩm ướt. 

Công thức làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen

Nếu bạn chưa biết thì máy làm tỏi đen là sản phẩm ủ tỏi chuyên dụng với tỷ lệ thành công cao. Mẻ tỏi làm ra sẽ thơm ngon đồng đều và chứa hàm lượng dinh dưỡng tối ưu. Bạn cũng không lo tỏi hư khi mất điện trong giai đoạn ủ. 

Nguyên liệu chuẩn bị 

  • Máy làm tỏi đen 
  • 1-4kg tỏi tươi còn nguyên vỏ, có thể chọn tỏi một nhánh hoặc nhiều nhánh. 

Máy làm tỏi đen

Các bước thực hiện 

Trước hết, bạn lấy giấy lau sạch bụi bẩn trên bề mặt tỏi và loại bỏ những tép tỏi hư. 

Xếp đều tỏi vào khay rồi đặt vào bên trong máy làm tỏi. Sau đó đậy nắp lại, chọn chế độ làm tỏi (Garlic) và nhấn nút khởi động (Power hoặc On). 

Lưu ý phần nắp và điểm tiếp xúc với lòng nồi cần đậy kín, không có khe hở. 

Một số sản phẩm có chức năng chọn loại tỏi như Garlic (tỏi nhiều nhánh) hay Solo Garlic (tỏi một nhánh hoặc tỏi cô đơn). Bạn hãy chọn chức năng phù hợp và nhớ nhấn nút khởi động nhé! 

Ngoài ra, máy làm tỏi còn tích hợp tính năng sấy khô 2 giờ (2 Hrs Dry) với công dụng giảm lượng nước khi thành phẩm còn ẩm. Trường hợp bạn muốn sấy nhanh hơn thì có thể tự canh chỉnh thời gian và tắt chế độ sấy. Chức năng này có thể sử dụng sau khi quá trình lên men tỏi kết thúc. 

Cách làm tỏi đen bằng nồi đa năng tiện lợi không thể bỏ qua 

Nguyên liệu chuẩn bị 

  • Nồi đa năng hoặc nồi áp suất 
  • 1-2kg tỏi tươi mỏng vỏ, không quá dày 
  • Giấy bạc 
  • 1 lon bia 

Các bước thực hiện 

Bóc hết lớp vỏ ngoài, kiểm tra kỹ và loại bỏ những củ tỏi mốc đen hoặc héo dập. 

Cho hết tỏi vào tô rồi đổ lon bia vào ngâm khoảng 30 phút. Nhớ lấy đũa đảo đều cho tỏi ngấm đều men vi sinh trong bia. 

Lấy tỏi ra để ráo, sau đó dùng giấy bạc bọc kín và không để lộ khe hở. 

Đặt phần tỏi đã gói giấy bạc vào nồi đa năng, đậy nắp và chọn chế độ giữ ấm (Warm) rồi nhấn nút khởi động trong 14 ngày liên tiếp. Bạn có thể để khoảng nghỉ tương tự như cách ủ tỏi bằng nồi cơm điện phía trên. 

3. Nên chọn tỏi nào để làm tỏi đen?

Bạn nên chọn nguyên liệu làm tỏi đen là những củ tỏi tươi to và tròn đều, không bị bầm dập hay xây xát. Các bạn nên chọn tỏi cô đơn để làm nguyên liệu làm tỏi đen là tốt nhất vì có nhiều dưỡng chất hơn, và khi ăn dễ bóc vỏ cũng như dễ chế biên hơn. Tuy nhiên, nếu không tìm được loại tỏi cô đơn ưng ý, thì chọn tỏi tép thay thế cũng được.

Nhưng mà trên thị trường giờ có nhiều loại tỏi tươi, biết chọn loại nào là tốt nhất? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem để làm tỏi đen chúng ta nên chọn nguyên liệu tỏi vùng nào để có chất lượng tốt nhất!

Tỏi Cô đơn Lý Sơn – Quảng Ngãi: giá khoảng 850k – 1. 300K/kg.

Đắt do thương hiệu, chất lượng của tỏi tại vùng đất khắc nghiệt này.

Tỏi Phan Rang – Ninh Thuận: giá khoảng 400k-700k/kg tỏi cô đơn

Tỏi Phan Rang cũng là một đặc sản nổi tiếng của xứ sở nắng và gió, không những có hương vị nồng nàn riêng biệt mà tỏi Phan Rang còn là một phương thuốc hữu ích quý giá mà nhiều loại tỏi khác không có được. Trong điều kiện khô hạn Phan Rang Ninh Thuận được ví như một “lò sấy khổng lồ”, chính vì vậy mà tỏi Phan Rang có hương vị đặc trưng rất riêng. Tỏi Phan Rang củ nhỏ, vỏ màu trắng, có rất nhiều tép nhỏ với mùi thơm nồng, khi ăn có vị cay và hơi nóng.

Tỏi Bắc Giang

Sản lượng không nhiều nên khó kiếm.

Tỏi Kinh Môn – Hải Dương: giá khoảng 80k/kg tỏi tép

Chọn cẩn thận kẻo nhầm với tỏi Trung Quốc.

Tỏi Tía Phù Yên – Sơn La: giá khoảng 300k -400k/kg tỏi tía cô đơn.

Tỏi 1 nhánh Phù Yên có nhánh to, bảo quản được lâu, vị thơm hơn hẳn tỏi ở những vùng khác. Có lẽ đó là đặc ân trời phú cho vùng đất này. 

Trên đây là một số loại tỏi thơm, ngon, có tiếng ở đất nước Việt Nam, rất thích hợp để làm nguyên liệu tỏi đen.
Nên chọn tỏi Việt Nam để làm tỏi đen

4. Những lưu ý để làm tỏi đen thành công

Làm tỏi đen đòi hỏi một quy trình lên men tỏi trắng thông thường để tạo ra một sản phẩm có hương vị ngon và mùi thơm đặc trưng. Dưới đây là một số lưu ý để bạn làm tỏi đen thành công:

Chọn tỏi chất lượng cao:

Chọn tỏi trắng chất lượng cao để bắt đầu. Tỏi nên tươi và không bị hỏng.

Tạo điều kiện lên men tốt:

Bảo đảm rằng môi trường lên men là ẩm ướt và có nhiệt độ ấm, khoảng 60-70°F (15-21°C). Điều này tạo điều kiện lên men tốt nhất cho tỏi.

Điều chỉnh độ ẩm:

Giữ độ ẩm ổn định trong quá trình lên men. Một số phương pháp bao gồm việc sử dụng hộp chứa có thể kiểm soát độ ẩm hoặc đặt tỏi trong túi chứa độ ẩm.

Kiểm soát nhiệt độ:

Đảm bảo nhiệt độ ổn định trong quá trình lên men. Nhiệt độ không nên quá cao hoặc quá thấp.

Thời gian lên men:

Quá trình lên men có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Theo dõi tỏi và kiểm tra vị của nó để quyết định khi nào nó đạt được hương vị mong muốn.

Bảo quản đúng cách:

Sau khi tỏi đã chín, bảo quản nó ở nhiệt độ mát, nơi thoáng mát và khô.

Kiểm tra và loại bỏ tỏi hỏng:

Thường xuyên kiểm tra tỏi để đảm bảo rằng không có dấu hiệu của nấm hoặc sự hỏng hóc. Nếu có, hãy loại bỏ chúng để ngăn chúng lan rộng.

Thực hiện thử nghiệm nhỏ:

Nếu bạn làm tỏi đen lần đầu tiên, hãy thử nghiệm với một lô nhỏ để điều chỉnh quy trình và đảm bảo rằng bạn có kết quả mong muốn.

Nhớ rằng việc làm tỏi đen có thể đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Tùy thuộc vào điều kiện và phương pháp bạn sử dụng, kết quả có thể thay đổi.

5. Cách dùng tỏi đen

- Ăn trực tiếp: Nếu như bạn phân vân không biết nên dùng tỏi một nhánh thế nào? Thì hãy lựa chọn cách sử dụng đơn giản nhất. Đó chính là ăn trực tiếp từ 3 đến 5 tép tỏi đen mỗi ngày. Nếu là người già thì chỉ cần 1 đến 2 tép là đủ. Đây cũng chính là cách hiệu quả nhất, phát huy được tối đa công dụng của tỏi.  
- Ngâm rượu: Một cách khác để bạn sử dụng tỏi đen là ngâm rượu để uống. Các loại tỏi đen đều có thể sử dụng cách này để phát huy được 90% tác dụng của nó. Tùy vào khẩu vị mà các bạn có thể cân nhắc liều lượng dùng tỏi sao cho hợp lý.

- Ép lấy nước: Cách dùng tỏi đen này khá hay, vì các bạn có thể giảm được mùi tỏi khi ăn trực tiếp. Cách làm đơn giản nhất là bạn cho 3-5 kg tỏi đen vào máy say sinh tố sau đó cho thêm ít nước ấm để xay nhuyễn lọc lấy nước. Bảo quản nước tỏi đen trong tủ mát và sử dụng dần.


6. Các bài thuốc chữa bệnh từ tỏi đen

Nước ép tỏi đen

Giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch tối đa.
Để ép nước tỏi đen, mỗi lần bạn cho 3 – 5 gram tỏi đen vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn cùng 1 chén nước ấm. Sau đó, cho hỗn hợp vào ray lọc lấy nước ép. Nước ép tỏi đen có thể uống trực tiếp hoặc bạn kết hợp với các loại trái cây, rau củ khác để tạo đồ uống bổ dưỡng cho mình.

Tỏi đen ngâm cùng mật ong

Tác dụng chính của hỗn hợp 2 “đồ bổ" tỏi đen và mật ong là trị viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh, hỗ trợ trị bệnh đau dạ dày, chăm sóc da mặt, ngăn ngừa lão hóa.

Bạn cần 125 đến 150 gram tỏi đen đã bóc vỏ và cho tỏi vào trong hũ thủy tinh, thêm mật ong vào hũ sao cho lượng mật ong phủ ngập tỏi đen, đậy kín nắp và ngâm trong 3 tuần. Sau 3 tuần ngâm, bạn dùng 3 củ tỏi và 1 muỗng mật ong cho 3 bữa/ ngày.

Rượu tỏi đen

Vì rượu tỏi đen có khả năng giữ lại được tới 100% hoạt chất Allicin (chất kháng khuẩn mạnh) nên bài thuốc này giúp diệt khuẩn, giảm mỡ máu, tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa ung thư và đặc biệt thích hợp dùng cho người đang sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.
Làm rượu tỏi đen, bạn cần 250g tỏi đen đã bóc bỏ và 1 lít rượu trắng, ngâm 2 nguyên liệu này cùng nhau trong 1 lọ thủy tinh trong 10 ngày, nhớ đậy nắp kín. Sau 10 ngày, bạn dùng 30–40 ml sau mỗi bữa ăn, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 – 3 lần.

Tỏi đen ngâm giấm

Sự kết hợp của giấm và tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị ho mãn tính, viêm họng.
Muốn làm tỏi đen ngâm giấm, bạn chuẩn bị tỏi đen bóc vỏ, cắt lát rồi cho vào hũ thủy tinh ngâm với giấm trong 30 ngày, đảm bảo lượng giấm phủ qua mặt tỏi đen. Sau 1 tháng, bạn lấy tỏi đen ra ngậm từ 10 – 15 phút mỗi ngày cho tới khi hết bệnh.

Nước ép tỏi đen và quất

Tỏi đen và quất có tác dụng diệt khuẩn, giảm nguy cơ bị mắc ung thư dạ dày, phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Làm nước ép tỏi đen và quật, bạn cần ép chung 50 gram tỏi đen với 100 trái quất tươi lấy nước. Cách sử dụng rất đơn giản, mỗi ngày uống 1 muỗng cà phê trước mỗi bữa ăn.

Chúc các anh chị thành công.

Tagged under:

Bài thuốc tăng cường đề kháng, làm sạch cơ thể, hạ mỡ máu


Xin chia sẻ với mọi người bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, làm sạch cơ thể, hạ mỡ máu rất tốt, bài thuốc có tên là ĐẠI THÔNG MẠCH. Có nhiều nguồn gốc về bài thuốc này (có người học trong nhà dòng của các Cha va các Sơ, có người nói của thầy Đỗ Đức Ngọc). 

A. Nguyên liệu: 

        1. Tỏi: 01 bát ăn cơm (khoảng 3 đến 4 lạng). Bóc vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ như hạt lựu (đong 01 bát ăn cơm). 

        2. Gừng: 01 bát ăn cơm (khoảng 3 đến 4 lạng). rửa sạch vớt ra để ráo nước, cắt nhỏ như hạt lựu (đong 01 bát ăn cơm). 

       3. Nước cốt chanh: 01 bát ăn cơm (khoảng 15 đến 20 quả chanh vắt lấy 01 bát nước cốt). 

      4. Dấm táo: 01 bát ăn cơm. 

      5. 3 bát ăn cơm mật ong nguyên chất.

B. Cách làm: 

     - Cho tất cả 4 bát nguyên liệu: Chanh; Gừng ta, Tỏi ta, Dấm táo vào máy xay sinh tố, xay nhừ, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Nếu có máy ép chậm thì sẽ tiện lợi hơn.

     - Sau đó cho vào nồi đun sôi, vặn nhỏ lửa để cô đặc lại. Trong quá trình đun thì mở vung ra, khuấy đều đến khi hỗn hợp còn 1 bát ăn cơm.

     - Sau đó bắc ra để nguội, rồi cho 3 bát ăn cơm mật ong vào hỗn hợp trộn đều cho tan rồi, cô đặc khoảng 30 phút, sau đó cho vào lọ thủy tinh để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. 

C. Cách dùng:

     + Đối tượng sử dụng: Hỗn hợp này dùng tốt nhất vào buổi sáng và tốt cho mọi lứa tuổi, nhất là tuổi trung niên trở lên và người bệnh muốn mau hồi phục. Người bình thường dù già hay trẻ dùng sẽ giúp giữ gìn sức khỏe vì nó giúp đào thải độc tố.

     + Ngày dùng 1 lần vào mỗi buổi sáng thức dậy (lúc bụng rỗng), trước khi ăn sáng 30 phút, 

     + Người lớn dùng 2 đến 03 thìa cafe, trẻ nhỏ dùng 1 muỗng café. Không nên uống trực tiếp ngay, mà pha hỗn hợp này với 200 ml nước ấm rồi mới uống (không được đổ nước nóng trực tiếp vào hỗn hợp, không uống hỗn hợp với nước nguội - lạnh). 

     Mến chúc tất cả mọi người làm được bài thuốc này thành công và dùng như một phương thức phòng bệnh hiệu quả.

     

Đọc thêm: Cách làm men gừng phòng chữa bệnh

Tagged under:

Cách làm tắc xí muội giải khát mùa hè

Tắc là là loại quả có vị chua thường dùng để tạo hương vị cho món ăn và thức uống. Đặc biệt nước quất là thức uống được rất nhiều người yêu thích trong mùa hè.

Tác dụng của tắc có thể kể đến

  • Kiểm soát mức cholesterol
  • Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
  • Tăng khả năng miễn dịch

Tắc chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác, loại nước này được sử dụng như chất tăng cường miễn dịch.

  • Cải thiện sức khỏe của mắt

Tắc chứa lượng hợp lý vitamin A dưới dạng beta carotene. Nó là một trong 11 loại carotenoid trong quả quất. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra các carotenoid như beta carotene, zeaxanthin và lutein giúp cải thiện sức khỏe của mắt.

  • Cải thiện sức khỏe xương

Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành xương. Ngoài ra, vitamin C giúp hình thành collagen. Do đó, bổ sung đủ lượng vitamin này có thể cải thiện sức khỏe của da và xương.

  • Ngăn ngừa tăng cân và béo phì

Một flavonoid khác có trong quả tắc, được gọi là Poncirin, có thể có vai trò đáng kể trong việc ngăn ngừa béo phì. Một nghiên cứu cho thấy Poncirin có thể làm giảm nguy cơ tăng cân bằng cách ngăn chặn sự hình thành của các tế bào mỡ mới trong cơ thể.

  • Cải thiện sức khỏe đường hô hấp

Hàm lượng axit citric mạnh mẽ trong nước tắc giúp làm sạch đờm và chất nhầy, nơi các bệnh nhiễm trùng thường trú ngụ và lây lan đồng thời làm giảm viêm ở cổ họng, đường hô hấp.

Cách làm tắc xí muội

Nguyên liệu

- 500g tắc
- Đường cát 500g
- Đường phèn Quảng Ngãi 500g
- Muối
- Mật ong 200ml.

Sơ chế

- Rửa sạch tắc cho ráo nước rồi cắt đôi quả tắc vắt lấy nước. Lọc bỏ hạt.
- Cho 2/3 muỗng canh muối vào nước tắc khuấy cho tan.



- Vỏ tắc hòa ngâm 4 muỗng canh nước muối để qua đêm. Vỏ tắc sẽ mềm và bớt đắng. Ngày hôm sau xả nước cho sạch muối và nấu sôi trong vòng 2 phút. Thời gian nấu phụ thuộc vào độ chín của tắc. Tắc càng xanh, nấu càng lâu. Nấu xong vớt ra cho ráo nước và xắt sợi. 


- Vỏ tắc sau khi xắt sợi thì đem ngâm đường 500g, thêm 1 phần nước cốt tắc và đảo đều. 
- Đem đi phơi nắng từ 2 đến 7 ngày 
- Sên tắc: Hòa 500g đường phèn với nước tắc và đun trên bếp. Cho vỏ tắc vào sên đến khi sệt lại. 
- Nguội thì bạn có thể cho vào hũ để dùng dần. 



Lưu ý:
- Chọn tắc chín vàng thì thành phẩm nhìn sẽ đẹp hơn.
- Dụng cụ sạch sẽ để tắc có thể bảo quản được lâu hơn.

Chúc các anh chị thành công với món tắc xí muội.



Nguyễn Phượng Handmade
Tagged under:

Đông Trùng Hạ Thảo Mật Ong Lên Men Phương Nam

 


Thể tích: 500ml

Nhãn hàng: Mật ong lên men Phương Nam

Khối lượng đông trùng hạ thảo khô: 10g

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong lên men là một loại dược liệu quý. Để bảo quản được đông trùng hạ thảo lâu và giữ được các đặc tính tôt thì ngâm với mật ong lên men là môt giải pháp hữu hiệu. Chưa kể, vị ngọt của mật ong và đặc tính của mật ong sẽ giúp tạo ra một sản phẩm thơm ngon, dễ uống, bổ dưỡng. Phù hợp để bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo ngâm mật ong lên men

Đông trùng hạ thảo là sự kết hợp vô cùng đặc biệt của tạo hóa, giữa một loài động vật và thực vật cùng cộng sinh bên nhau mang đến những đặc tính dược học không loài nào có được. Trong sách y học cổ truyền có rất nhiều ghi chép về công dụng quý hiếm của chúng từ việc cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, dưỡng cốt an tâm… Càng đi sâu vào khám phá, bạn sẽ thấy chúng thật sự giá trị theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

– Với thành phần hơn 17 axit amin khác nhau điển hình như axit cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin, nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs) sẽ mang thúc đẩy hệ miễn dịch kháng khuẩn, kháng virut xâm nhiễm. Phòng bệnh bằng cơ chế tự nhiên của cơ thể.

– Hàm lượng vitamin cao từ vitamin A, Vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E… Giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết bồi bổ cơ thể, giúp da dẻ hồng hào thêm nhiều sinh khí.

– Các nguyên tố vi lượng cần thiết như Selen, Ca, Fe, Zn, Cu, Mn… đều có mặt trong thành phần của đông trùng hạ thảo sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh ung thư quái ác.

– Chất D-mannitol đặc biệt hiếm thấy có tác dụng làm giãn nở các cơ tim và động mạch chủ giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể.

– Chất Lipo-protein có tác dụng ngăn ngừa biến chứng mỡ máu, xơ vữa động mạch…

Bên cạnh đó thì mật ong lên men cũng được biết đến như một món quà tuyệt vời của tự nhiên. Ngoài những tác dụng mà mật ong mang lại thì còn có hệ vi sinh lợi khuẩn cho đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi kết hợp đông trùng hạ thảo ngâm mật ong lên men sẽ mang lại cho bạn một biệt dược hỗ trợ chữa ho, hen suyễn, viêm phế quản đồng thời làm đẹp da, đẩy lùi lão hóa từ bên trong. 

Những công dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo ngâm mật ong lên men:

+ Hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn chặn tế bào ung thư di căn, giảm phát triển kích thước khối u.

+ Thúc đẩy hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn, nâng cao khả năng tự chữa bệnh của cơ thể, kháng virus, vi khuẩn xâm nhập.

+ Làm giảm và điều hòa lượng Cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh huyết áp và tim mạch.

+ Tham gia điều trị các bệnh về phổi, gan, thận.

+ Hạn chế biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch.

Tại sao lại dùng mật ong lên men để ngâm đông trùng hạ thảo?

Mật ong lên men có sẵn men để lên men đông trùng hạ thảo giúp cho các chất trong đông trùng hạ thảo phát huy tác dụng tốt hơn.

Mật ong lên men đã trải qua quá trình lên men dài cũng đã là một sản phẩm tốt cho sức khỏe và không mang tính nóng như mật ong nguyên chất. Nhờ đó sự hòa quện giữa 2 thành phần giúp cho sản phẩm bớt tính nóng hơn.

Đối với người sợ tăng cân, sợ ngọt thì có thể chọn vì nó ngọt nhẹ và có vị chua nhẹ.


Cách dùng

Tùy theo từng thể trạng cơ thể mà bạn có thể điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp nhất. Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong lên men thích hợp với những người mới ốm dậy, người già yếu, suy nhược cơ thể, hay chỉ đơn giản muốn tăng cường và bồi bổ sức khỏe, làm đẹp cho bản thân… Mỗi ngày nên dùng từ 20-30ml vào trước bữa ăn sáng để kích thích ngon miệng và nạp đầy đủ năng lượng cho một ngày dài.

Tuy nhiên không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 13 tuổi hay những người mắc chứng nóng trong, người mang thai. Cần dùng với liều lượng điều độ và có lịch trình rõ ràng tránh lạm dụng sản phẩm.

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong lên men quả thực là một món quà ý nghĩa bạn dành tặng cho gia đình và người thân. Không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn là một bài thuốc tốt bảo vệ sức khỏe. 

Nếu anh chị quan tâm đặt hàng thì có thể ghé TẠI ĐÂY nhé ạ.

------------------------------------

Đọc thêm: Cách Ngâm Đông Trùng Hạ Thảo Với Mật Ong Và Saffron

Tagged under:

Cách ngâm đông trùng hạ thảo với mật ong và saffron



Đông trùng hạ thảo, saffron và mật ong đều được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Sự kết hợp của 3 loại này càng làm phát huy công dụng vốn có và mang đến nhiều tác dụng cho người dùng. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách pha đông trùng hạ thảo mật ong saffron qua bài viết sau đây.

Các tác dụng của đông trùng hạ thảo mật ong saffron

Đông trùng hạ thảo mật ong saffron là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu vô cùng quý hiếm và tốt cho sức khỏe của con người. Sử dụng hỗn hợp này thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của đông trùng hạ thảo mật ong saffron.

  • Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Trị chứng khó ngủ, mất ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.
  • Trị cảm cúm, viêm họng…

Cách làm saffron ngâm mật ong đông trùng hạ thảo

Để phát huy công dụng của saffron, mật ong và đông trùng hạ thảo một cách tối đa, bạn cần phải biết cách làm hỗn hợp này như sau.

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị một hũ thủy tinh có nắp đậy kín, 1 gram saffron, nửa lít mật ong nguyên chất, 5-10g sợi đông trùng hạ thảo khô. Bạn hãy làm sạch hũ thủy tinh bằng cách cho vào nước đun sôi để tiệt trùng, tiếp theo vớt hũ ra rồi dùng khăn sạch lau thật khô. 

Cho 1 gram saffron và đông trùng hạ thảo vào trong hũ thủy tinh rồi rót mật ong vào hũ một cách từ từ. Cuối cùng đậy nắp hũ thủy tinh lại thật chặt rồi dốc ngược lại một lần để hỗn hợp saffron, mật ong và đông trùng hạ thảo quyền vào với nhau. Để vào bình vào nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp trong 4 – 5 ngày là có thể đem sử dụng. 

Khi ngâm saffron mật ong đông trùng hạ thảo bạn cần phải lưu ý về nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu. Cần đảm bảo nguyên liệu có chất lượng tốt thì mới phát huy được công dụng thực sự. Bên cạnh đó, ngoài 3 nguyên liệu cơ bản là saffron, mật ong và đông trùng hạ thảo thì bạn có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu quý khác nếu có như tinh bột nghệ, nhân sâm, chanh đào. 

Cách pha saffron ngâm mật ong đông trùng hạ thảo

Sau khi ngâm đông trùng hạ thảo mật ong saffron được 4 đến 5 ngày là bạn có thể sử dụng. Hỗn hợp ngâm rất đặc vì vậy khi sử dụng nên pha ra để uống. Cách pha hỗn hợp này cụ thể như sau.

Dùng thìa sạch để lấy ra 1 đến 2 thìa saffron ngâm mật ong đông trùng hạ thảo cho vào một cốc nước ấm (nhiệt độ thích hợp khoảng 70 – 80 độ C). Sau đó dùng thìa khuấy nhẹ và chờ trong khoảng 2 đến 3 phút là có thể uống được luôn. Để phát huy được công dụng rõ rệt, nên duy trì thói quen uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Đối với những người bị đau dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày nên lấy ra 1 đến 2 thìa hỗn hợp saffron ngâm đông trùng hạ thảo và mật ong rồi cho vào một cốc nước ấm. Tiếp theo cho thêm vào cốc 1 thìa tinh bột nghệ. Dùng thìa khuấy cho đều rồi chờ khoảng 2 đến 3 phút là có thể uống được. 

Để phát huy được công dụng, bạn nên uống 2 – 3 cốc mỗi ngày. Thời điểm uống thích hợp là vào buổi tối trước khi ăn khoảng nửa tiếng.

Đối với những người bị viêm họng, cảm cúm

Để trị chứng cảm cúm, viêm họng thì cách pha đông trùng hạ thảo mật ong saffron cụ thể như sau: Đầu tiên đem giã nát 3 – 4 lát gừng tươi rồi cho vào một cốc nước ấm. Tiếp theo cho thêm 1 đến 2 thìa đông trùng hạ thảo mật ong saffron vào khuấy đều và đợi khoảng 2 phút rồi uống. 

Ngoài ra có thể cho thêm vài lát chanh, cam hoặc thêm chút quế vào cốc nước cho thơm và có thêm công dụng. Nên uống đều đặn hàng ngày vào mỗi buổi sáng tối để thấy được tác dụng rõ rệt.

Đối với những người muốn giảm cân

Nếu muốn giảm cân với đông trùng hạ thảo mật ong saffron thì thực hiện pha như sau: Đầu tiên chuẩn bị khoảng nửa lít nước lọc (có thể dùng nước lạnh hoặc nước ấm tùy theo sở thích), tiếp theo cho thêm khoảng 5 đến 6 thìa nước cốt chanh vào. Sau đó cho thêm 2 đến 3 thìa đông trùng hạ thảo mật ong saffron vào bình nước. Cuối cùng cho thêm 4 đến 5 lát chanh hoặc táo, cam cho thơm. 

Mỗi ngày duy trì thói quen uống khoảng 2 bình nước như vậy sẽ góp phần giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý như bổ sung thêm hoa quả, rau xanh và hạn chế đồ mỡ, ngọt, đồ ăn chiên, rán…

Đông trùng hạ thảo, saffron và mật ong đều là những món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. 


Nếu bạn cần sản phẩm này có thể ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY ạ.


Tagged under:

Các cách chế biến đông trùng hạ thảo

 

Lựa chọn đúng loại đông trùng hạ thảo phù hợp 

Trước khi tiến hành chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn, thức uống phục vụ cho nhu cầu tăng cường sức khỏe, bạn cần chú ý lựa chọn đúng loại đông trùng hạ thảo phù hợp. Hiện nay, thị trường Việt Nam khá phổ biến các loại đông trùng hạ thảo tự nhiên đến nuôi cấy.

 Nếu điều kiện kinh tế cho phép, bạn có thể chọn sử dụng đông trùng hạ thảo Tây Tạng. Đây là loại có dược chất cao nhất, hoàn toàn từ thiên nhiên, hấp thu đầy đủ các tinh túy của đất trời. Còn nếu muốn tiết kiệm hơn thì đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong môi trường nhân tạo vẫn là lựa chọn phù hợp để sử dụng hằng ngày. Mặc dù giá thành khá rẻ nhưng chất lượng cũng không quá nhiều khác biệt so với loại tự nhiên.

Liều lượng và tần suất sử dụng phù hợp

Không chỉ riêng đông trùng hạ thảo mà bất kỳ loại dược liệu nào cũng chỉ phát huy hiệu quả tốt và an toàn nhất khi được sử dụng đúng liều lượng với tần suất phù hợp. Việc sử dụng quá liều với mong muốn phục hồi sức khỏe nhanh chóng rất dễ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. 

Trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo, người dùng nên tham khảo qua ý kiến của chuyên gia hay bác sĩ để được tư vấn liều lượng hợp lý. Không nên tự ý sử dụng bừa bãi để tránh tiền mất tật mang. Trong quá trình dùng, bạn cũng nên tự theo dõi những thay đổi của cơ thể để có sự cân chỉnh liều lượng phù hợp.

Các phương pháp chế biến đông trùng hạ thảo

Cách chế biến đông trùng hạ thảo tươi 

Sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp. Đông trùng hạ thảo tươi cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp bồi bổ, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, phù hợp với người suy nhược, mới ốm, mới phẫu thuật, sinh lý yếu,…

Hãy chuẩn bị nước ấm và khoảng 5g – 10g đông trùng hạ thảo tươi. Rửa sạch dược liệu với nước sạch, ngâm trực tiếp đông trùng hạ thảo cùng nước nóng 60 độ C trong 10 phút hoặc đến khi mềm thì mang ra nhai trực tiếp.

 Cách chế biến đông trùng hạ thảo khô 

Trước khi dùng, bạn cần sơ chế đông trùng hạ thảo khô thật sạch, kết hợp cùng các nguyên liệu khác tuỳ từng cách chế biến. Trùng thảo khô phù hợp cho người mới ốm dậy, người muốn nâng cao sức đề kháng, nam giới muốn tăng sức khoẻ,... Sản phẩm này đặc biệt phù hợp với người có hệ tiêu hóa kém, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người sử dụng.

 Một vài cách cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con phổ biến nhất hiện nay là: 

✧ Trà đông trùng hạ thảo: Giúp tráng dương ích khí, sinh tinh bổ thận,…

✧ Hầm chung với thịt: Nên chọn thịt lợn, dê, gà, bò, vịt,… sẽ tạo nên các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. 

✧ Cháo đông trùng hạ thảo: Có tác dụng giúp người ốm dậy lẫn người bình thường cải thiện vị giác, bồi bổ cơ thể. 

✧ Đông trùng hạ thảo ngâm dược tửu: Thích hợp cho các quý ông, giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện bản lĩnh.

 ✧ Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Đây là bài thuốc Đông y hiệu nghiệm mang đến những công dụng tuyệt vời như: tăng cường sinh lực, làm lành vết thương, giúp da dẻ hồng hào, giảm kích ứng phần họng, tăng cường sức khỏe tim mạch,…

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 20g loại khô. 1 lít mật ong rừng nguyên chất. Bình thủy tinh sạch có nắp đậy

Cách thực hiện rất đơn giản. Đầu tiên rửa sạch đông trùng hạ thảo rồi để ráo nước. Tiếp theo cho trùng thảo vào bình thủy tinh đã tiệt trùng, rồi đổ mật ong vào. Đóng kín miệng bình, bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ. Ngâm khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng. 

 ✧ Canh dưỡng nhan đông trùng hầm gà ác

Món ăn này có công thức khá đơn giản nhưng mùi vị lại rất hấp dẫn và còn mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe. Chỉ với một chén canh dưỡng nhan mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ huyết, cải thiện lão hóa, giảm mệt mỏi và làm cho da dẻ hồng hào, trắng mịn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 con gà ác, trùng thảo, 100g hồ đào, 5 quả táo đỏ, 1 nhánh gừng tươi, cùng gia vị. Cách thực hiện như sau: Gà ác làm thịt, bỏ nội tạng và để nguyên con, rửa sạch để ráo nước. Đông trùng hạ thảo rửa sạch, hồ đào tách hạt chỉ lấy phần thịt. Sau đó mang táo đỏ, hồ đào gừng tươi thái lát nhét vào bụng gà, dùng kim khâu bụng gà lại, nêm gia vị vừa đủ. Cuối cùng cho vào nồi đất hầm lửa nhỏ khoảng 1 giờ đến khi gà chín mềm.

Cách nấu cháo đông trùng hạ thảo tươi

Đây được xem là một trong những món ăn ngon từ đông trùng hạ thảo giúp chăm sóc sức khỏe và tăng sức đề kháng hiệu quả. Các công dụng khác có thể kể đến như: bổ tỳ phế, cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh về phổi. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ phòng ngừa khối u, nâng cao chất lượng giấc ngủ, bảo vệ thận,… 

Các chị em nội trợ có thể chế biến đông trùng hạ thảo theo nhiều cách khác nhau như nấu canh, nấu súp cháo nguyên con. Để tăng hương vị, bạn có thể bỏ vào táo đỏ, gà, cá nước ngọt, đường phèn,… đồng thời giúp món ăn càng bổ dưỡng hơn.


Tagged under:

Công dụng chữa bệnh của lá trầu không


Ngoài công dụng dùng để ăn (kèm với vôi, cau), lá trầu không còn được sử dụng như một phương thốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da…

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Làm thuốc giảm đau

Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… 

Cách làm: Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

2. Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. 

Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.

3. Khắc phục tình trạng khó tiêu

Lá trầu không có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Chất thải cũng sẽ được loại bỏ dễ dàng do cơ vòng hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào tác dụng kích thích của lá trầu không đối với cơ vòng.

4. Hạn chế các cơn đau do đầy hơi

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi. Hơi gas sẽ thoát ra bên ngoài trong quá trình co thắt và giản nở của cơ vòng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược a-xít lên thực quản, gây ra các cơn đau khó chịu.

5. Tăng cảm giác đói

Chứng đau bao tử luôn khiến bạn có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là vì lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng, khiến các hóc-môn tạo cảm giác đói không được tiết ra ở mức tối ưu. Lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày bằng cách loại thải các độc tố ra bên ngoài. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

7. Chữa ho

Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. 

Cách làm thuốc ho từ lá trầu không như sau:

- Đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.

- Lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.

8. Chữa viêm phế quản

Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

9. Khử trùng

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

10. Trị nấm

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

Ứng dụng lá trầu không trong cuộc sống

Lau sàn: 100gr lá trầu không, rửa sạch, để ráo, vò nát. 1 lít rượu 40 độ trở lên đổ vào. Sau 3 tiếng có thể dùng được. Pha tỉ lệ 1-20 để lau sàn. Xịt khử khuẩn tay. Chà rửa nhà vệ sinh.

Xoa bóp, đánh cảm: Xay, vắt pha rượu ngon tỉ lệ 1 trầu: 4 rượu giúp xoa bóp, đánh cảm.

Sát khuẩn, xúc miệng: Lá trầu không nấu nước hoặc chưng cất lôi cuốn hơi nước, thêm chút muối để súc họng hàng ngày khá hiệu quả với chứng ngứa, rát cổ, đau họng, sát khuẩn vết thương.

Ngâm chân: Hái lá già cho vài hạt muối đun ngâm chân tốt cho khớp và ngủ ngon.

Nấu cao: Nấu cao trầu không sau đó dùng với các mục đích khác nhau.

Làm nước tắm cho trẻ: Đun lá trầu không với lá tắm cho trẻ sơ sinh.

Chữa đau mắt đỏ: Lá trầu không 3 cái, lá dâu 10 cái. Hai thứ này vò nát, cho vào ca, đổ nước sôi rồi đưa mắt bị đau sát tới miệng ca để xông hơi nóng bốc lên trong 3 phút. Ngày làm như vậy 2 lần. Sau đó lấy nước này để rửa mặt.

Chữa nấm kẽ chân: Lá trầu không 8 g, lá ráy 50 g, phèn chua 20 g. Tất cả đem sắc lấy nước ngâm chân trong 15 phút.

Chữa đau họng: Lá trầu xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu. Nếu uống được nước này thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

Giảm đau lưng: Dùng lá trầu hơ nóng hoặc nước cốt lá trầu trộn với dầu dừa rồi đắp thắt lưng.

Trị cảm mạo: Vò nát lá trầu, bọc trong miếng vải, nhúng nước sôi, đánh gió ở hai bên sống lưng.

Lưu ý khi dùng lá trầu: 

Không nên dùng quá nhiều trầu một lần vì có thể làm khô môi, mất vị giác.

Tagged under:

Cách làm men ngải quế


Dưới đây là cách làm men ngải quế giúp chữa một số bệnh như xương khớp, đau đầu, giãn tính mạch, đau bụng kinh, hỗ trợ phục hồi sau tai biến.

I. Thành phần cụ thể của men ngải quế

1. Ngải cứu

- Tên khoa học: Artemisia vulgaris

- Tên tiếng Anh: MUGWORT

Công dụng chữa bệnh của ngải cứu bao gồm:

- Bệnh đau đầu.

- Da.

- Tóc.

- Đau bụng phụ nữ.

- Đau cơ, xương, khớp, chấn thương...

Đây là thành phần quan trọng nhất và cần có dược tính mạnh.

Ngải cứu mọc hoang, không hoặc hạn chế sử dụng phân bón sẽ tốt hơn rất nhiều ngải cứu trồng với phân bón vô cơ (giảm dược tính).

Vùng trồng là phía Bắc hoặc những vùng núi cao, nơi mà chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có biên độ lớn. 

Ngải cứu ở các tỉnh phía Nam không có vị đắng, hiệu quả không rõ ràng.

Thời điểm thu hoạch ngải cứu tốt nhất là trong buổi sáng, sau những ngày nắng. Thu hoạch sau mưa, ngải cứu chứa nhiều nước.

Ngải cần dùng loại bánh tẻ hoặc già, đã có chút thân gỗ. Miễn sao nếm thấy thật đắng là được.

2. Vỏ quế

Quế hay còn được gọi là Quế Đơn, Quế Thanh, Mạy Quẻ, Ngọc Thụ, thuộc họ Long não với danh pháp khoa học là Lauraceae. 

Trong y học, Quế có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kháng viêm mạnh, chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức, loại bỏ mùi hôi khi thở. Đặc biệt quế có nhiều trong bài thuốc bổ thận tráng dương, chữa vô sinh, hiếm muộn cả ở nam và nữ đều có thể dùng.

Thành phần Cinnamomum cassia được biết đến phổ biến và rộng rãi có vai trò điều trị bệnh viêm thấp khớp. Cây quế có tính chất chống viêm và chống viêm khớp là do có sự hiện hữu của aldehyd cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Những hợp chất này có công dụng tốt trong việc giảm sưng và đau vai, đau khớp.

Lý tưởng nhất là vỏ quế tươi. 

Vỏ quế tươi được ngâm trong rượu nồng độ cao để lấy tinh chất.

Tinh dầu quế cũng rất tốt, nhưng khi chế biến cần lưu ý tránh bị bỏng. Cần pha loãng trong dung môi là rượu hoặc cồn. Dùng rượu thì có thể dùng để xịt họng khi cần.

3. Mật ong lên men

Mật ong là chất dẫn để tạo quá trình lên men.

Thêm đường vàng để hỗ trợ.

Các dòng lợi khuẩn (probiotics) sử dụng men tiêu hóa, chủ đạo là các vi khuẩn Lactobacillus và nấm men Saccharomyces Ceravisie/Boulardii...

4. Muối nano salt Epsom 

Muối Epsom có thành phần chủ yếu là Magie Sunfat (MgSO4), có khả năng thẩm thấu nhanh. 

Các bạn có thể tìm mua trên shopee hoặc tìm mua muối Epsom nhập khẩu.

5. Rượu gạo nồng độ cao 

Chọn rượu đảm bảo chất lượng từ gạo chứ không phải pha cồn hoặc không rõ nguồn gốc.

6. Khối lượng và tỉ lệ nguyên liệu 

- Ngải cứu sạch, thu lúc già, vào buổi sáng: 1kg

- Mật ong lên men: 20ml 

- Đường mía (đường cát vàng): 500 gram

- Muối Epsom: 10 gram

- Cồn quế/Rượu quế: 10ml (dùng 3 giọt tinh dầu quế pha với 10ml cồn thực phẩm hoặc ngâm vỏ quế trong rượu mạnh/cồn trong vài ngày)

Nếu không có muối Epsom hoặc Quế thì bạn cần tăng lượng ngải cứu và kéo dài thời gian sấy/chườm nóng. 

-----------------

II. CÁCH LÀM MEN NGẢI QUẾ

1. Rửa sạch ngải cứu. Phơi hơi tái. Xay nhuyễn ngải cứu hoặc giã tay.

2. Trộn đường 

3. Trộn mật ong lên men.

4. Cho vào hộp/lọ bịt kín và phơi nắng từ trên 5 ngày, hàng ngày đảo để tránh lên men rượu trên bề mặt (nếu có meo trắng thì vẫn an toàn vì đó là men rượu).

Nhiệt độ lên men lý tưởng là từ 30oC đến 45oC.

5. Trộn muối Epsom vào hỗn hợp, lên men tiếp 1 - 2 ngày. (Thời điểm này đã có thể dùng).

Để đạt chất lượng cao, thời gian lên men này có thể kéo dài 15 - 30 ngày.

Cần thời gian lên men kỹ để đường/ hoặc mật ong chuyển hóa thành rượu và acid hữu cơ, tránh cảm giác dính khó chịu trên da hoặc bị kiến tìm đến.

6. Ép/vắt tách nước. 

- Phần dung dịch nước, pha tiếp dung dịch cồn/rượu quế. Đóng chai xịt. Bảo quản điều kiện thường.

- Phần xác bã dùng đế đắp chỗ đau hoặc ngâm chân. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh, trộn đảo hàng ngày.

7. Yêu cầu thành phẩm.

Dung dịch có màu vàng nâu, có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu và quế. Khi xịt lên da, không bị nóng rát (có thể vẫn bị dị ứng với người bị mẫn cảm với quế). Khi xoa sẽ tan hết trong vài phút.

Khi pha vào nước ấm, uống vào sẽ thấy người nóng nhẹ. Xịt họng bên trong và bên ngoài vùng cổ ngực, giảm ho nhanh.

Thành phẩm có màu xanh sậm và có mùi thơm nồng của quế


Xịt thử lên tóc và da đầu thấy nhẹ nhõm, sảng khoái và sạch chân tóc, không cần gội đầu lại.

Giảm đau nhanh trong 30 phút.

Sản phẩm lỗi khi:

- Làm ẩu, không rửa sạch nguyên liệu.

- Thiếu thời gian lên men.

Cách dùng men ngải quế

- Đối với đau đầu, đau nửa đầu: xịt ướt chân tóc rồi chải lược sau đó sấy ấm trong 10 phút.
- Rối loạn tiền đình: xịt ướt da dầu và vùng vai gáy sau đó xoa bóp nhẹ nhàng và sấy nóng 10 phút (60 lần/ tháng).
- Đau mỏi cổ, gáy, thắt lưng: xịt ướt vùng cột sống và vùng lân cận sau đó xoa bóp từ giữa cột sống sang hai bên. Rồi kết hợp sấy nóng 5 phút.
- Đau khớp: xịt ướt toàn bộ vùng khớp và lân cận. Sau đó xoa bóp từ vùng khớp trong 10 phút.
- Giãn tĩnh mạch chi: Xịt toàn bộ vùng giãn tĩnh mạch sau đó chà vuốt theo chiều dọc của tay, chân. Hơ nóng 30 phút (3 lần/ ngày).
-  Đau bụng kinh: Xịt ướt vùng bụng dưới rốn và phần thắt lưng. Sau đó xoa bóp theo hình xoáy tròn và hơ nóng 10 phút.
- Hỗ trợ phục hồi sau tai biến: xịt ướt toàn bộ nửa thân người bị tê liệt. Sau đó xoa bóp từ trên đầu xuống chân. Rồi hơ nóng 10 phút.
- Giảm nguy cơ tai biến khi có dấu hiệu phình mạch: Xịt ướt phần cổ gáy và toàn bộ da đầu. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng bằng ngón tay. Sau đó hơ nóng 10 phút. 

Bài này của thầy Hoàng Công- Liên Minh Nông Nghiệp Tử tế. Mình sẽ bổ sung những cập nhật khi làm ở dưới bài này cho mọi người tham khảo.

Tagged under:

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột



Sức khỏe đường ruột (Gut health) được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong vài thập kỉ qua vì đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người. 

Đường ruột không khỏe mạnh đặc biệt là hội chứng Leaky Gut có thể gây ra những vấn đề như mắc phải các bệnh tự miễn, bị viêm nhiễm, mụn trứng cá, diễn biến nặng bệnh viêm da cơ địa. Trong bài viết này chúng mình cùng tìm hiểu những cách giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nha.

1. Gut health và hệ vi sinh đường ruột

Gut Microbiome là hệ vi sinh vật chứa hàng tỉ vi khuẩn sống cộng sinh trong đường ruột của con người. Trung bình mỗi người chưas khoảng 200 loài khuẩn, virus và nấm trong đường tiêu hóa, một số có hại cho sức khỏe nhưng nhiều loại trong số chúng có lợi và cực kỳ cần thiết với con người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra hệ khuẩn ruột phong phú giúp giảm nguy cơ tiểu đường, viêm ruột và bệnh viêm khớp vẩy nến.

2. Vai trò của hệ khuẩn ruột với miễn dịch và viêm nhiễm

Lợi khuẩn ở ruột có cơ chế ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (cụ thể là quá trình viêm và kháng viêm) thông qua một vài cơ chế:

– LPS: lớp vỏ của các khuẩn gram âm, nếu lớp vỏ này vỡ ra và đi được vào máu (endotoxaemia) sẽ gây viêm toàn cơ thể do chúng mang tính kích thích viêm và kích hoạt bạch cầu. Thông thường LPS sẽ được ngăn không cho vào máu bởi hệ thành tế bào ruột, tuy nhiên nếu có sự rối loại khuẩn, hoặc chủng khuẩn gây cho các tế bào thành bị “leak”- rò rỉ- sẽ dẫn đến viêm ruột và cả viêm toàn cơ thể nghiên cứu cho thấy  L. Paracasei giảm đc tình trạng này

– SCFA: các lợi khuẩn khi ăn các chất xơ và các carb không tiêu hoá được thì sẽ tạo SCFA. Đáng chú ý nhất trong các SCFA thì có Butyrate tại vì Butyrate có sự kích thích phân giải mỡ, kích thích hoạt động tạo năng lượng của ty thể và chống lại béo phì, đề kháng insulin. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy  Butyrate kháng viêm khá tốt. Ngược lại với Butyrate thì Acetate lại là một SCFA xấu, gây tăng đề kháng insulin và tăng Ghelin, hormone gây đói và thèm ăn.

– Acid mật: sự chuyển hoá từ acid mật “primary” sang “secondary”  được thực hiện bởi hệ khuẩn ruột. Nhưng acid mật secondary có nhiều loại, và nếu hệ khuẩn ruột bị xáo trộn, mất cân bằng thì acid mật cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi và dẫn đến thay đổi cân nặng, nội tiết.

Đọc thêm: Vai trò của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa

3. Gut health – những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột

Thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày không lành mạnh đặc biệt là với nhịp sống hiện đại đều ảnh hưởng tiêu cực lên đường ruột. Chúng bao gồm:

  • Bị stress
  • Thiếu ngủ.
  • Nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
  • Nạp nhiều đường.
  • Uống kháng sinh.

4. Những dấu hiệu của một đường ruột không khỏe mạnh

Gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng chụng, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy.

Cân nặng thay đổi: Cân nặng đột nhiên thay đổi cho dù bạn không có sự xáo trộn về chế độ ăn hay tập luyện cũng là dấu hiệu cho thấy đường ruột không khỏe mạnh. Hội chứng kém hấp thu (malabsorption) là nguyên nhân dẫn đến giảm cân và hội chứng này bị gây ra bởi sự gia tặng mạnh của vi khuẩn trong đường ruột (SIBO). Ngược lại, tăng cân, có thể bị gây ra bởi sự kháng Insulin hoặc bị viêm nhiễm.

Mất ngủ, mệt mỏi kinh niên: Các nghiên cứu (2) đã chứng minh mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, do đó dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên.

Viêm da, kích ứng da: Những chứng bệnh về da như vẩy nến có thể liên quan tới một số loại khuẩn tồn tại trong đường ruột

Bệnh tự miễn: Nhiều nghiên cứu (3)  đã chỉ ra mối liên quan giữa hội chứng Leaky Gut và các bệnh tự miễn.

Không dung nạp thức ăn: Việc cơ thể không dung nạp một số loại thức ăn, chẳng hạn không dung nạp lactose là do thiếu hụt một số chủng khuẩn trong đường ruột.

5. Gut health và làm gì để cải thiện sức khỏe đường ruột

Hạn chế tình trạng/ mức độ stress: Stress là thứ không thể loại bỏ hẳn trong đời sống của chúng ta nhưng học cách để giảm bớt stress có thể giúp đường ruột khỏe mạnh. Hãy dành thời gian tập thể dục với các bộ môn như kháng lực hay Yoga, thiền.. là những cách rất tốt để giảm stress.

Nạp probiotics và Prebiotics: Ăn một số thực phẩm giàu Probiotics như mật ong lên men, sữa chua, dưa cải muối, các thực giẩm giàu prebiotics như măng tây, Atiso, tỏi… Nếu sử dụng Probiotics dạng uống (thực phẩm chức năng) cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Hiện nay có BioticAAD là một loại lợi khuẩn rất tốt hoặc GastrimunHP.

Hạn chế bia rượu.

Ngủ đủ.

Hạn chế nạp đồ ngọt như bánh bẹo, nước ngọt, trà sữa…

6. Gut health và các thực phẩm tốt cho đường ruột

Tỏi: chứa Inulin là chất xơ thiết yếu dùng làm thức ăn cho nhóm lợi khuẩn quan trọng như Bifidobacteria tạo ra Acid Lactic và Acetic tiêu diệt nấm mốc, đồng thời sản xuất kháng thể IgA cho hệ miễn dịch.

Thực phẩm lên men: Sữa chua, Kefir, kim chi, mật ong lên men… chứa các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Đọc thêm: Mối Tương Quan Giữa Thực Phẩm Lên Men, Hệ Vi Sinh Vật Trong Cơ Thể Người Và Sức Khỏe Tinh Thần

Thực phẩm giúp tăng Collagen: Nước hầm xương (xương gà, xương bò), da cá hồi giàu Collagen và Gelatin rất tốt cho đường ruột. Nước hầm xương bò còn có tác dụng cải thiện tình trạng Leaky Gut.

Chế độ ăn cân bằng, giàu đạm từ thịt, cá, trứng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn nghèo nàn Protein khiến đường ruột dần bị ảnh hưởng.

Sử dụng thêm dầu dừa (ép lạnh): dầu dừa chứa MCT giúp cân bằng lại hệ vinh sinh đường ruột, giúp cải thiện hội chứng Leaky Gut.

7. Kết luận

Đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe tổng thể của mỗi người. Vì vậy mỗi chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi lành mạnh, cân bằng để duy trì đường ruột khỏe.

Đọc thêm: Ruột không khỏe ảnh hưởng đến sức khỏe bạn như thế nào

Nếu anh chị chưa có mật ong lên men thì có thể tham khảo thêm:

1. Cách làm mật ong lên men

2. Đặt mua mật ong lên men

------------------------------------------

Reference:

(1) http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6682904/

(2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32668369/

(3) https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/17474124.2018.1517044

(4)https://journals.lww.com/co-pediatrics/Abstract/2016/12000/The_role_of_the_gut_microbiota_in_food_allergy.14.aspx

(5): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8512487/

(6) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6627858/

(7) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8151984/