Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Cách để làm tăng lượng khí CO2 khi lên men

 

Khi lên men thì lượng CO2 tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là những yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến quá trình giải phóng CO2 xảy ra.

Lần lên men thứ hai 

Đối với quá trình lên men sử dụng chất nuôi cấy mẹ như kombucha hoặc kefir nước, thì trong lần lên men thứ hai, quá trình cacbonat xảy ra. 
Trong quá trình lên men đầu tiên, quá trình nuôi cấy truyền men vi sinh, enzym và axit vào nước đường và thường không được ngăn cách với không khí. Sau đó, chất này được lọc ra khỏi môi trường nuôi cấy mẹ và đóng chai vào các chai kín khí cho lần lên men thứ hai.

Đủ đường 

Sau đó, quá trình nuôi cấy sẽ tiêu thụ đường và tạo ra carbon dioxide - đó là cách nó “cacbonat hóa” đồ uống. Để tạo ra khí này, đồ uống cần có đủ đường - còn lại sau lần lên men đầu tiên hoặc được thêm vào - để tạo ra bọt sủi bọt mà chúng ta yêu thích. Thêm một thìa cà phê đường, nước hoa quả hoặc lát hoa quả có thể hỗ trợ quá trình cacbonat hóa.

Một điều nữa cần lưu ý, liên quan đến đường, đó là việc lạm dụng quá nhiều trong lần lên men đầu tiên sẽ khiến cho quá trình cacbonat hóa khó đạt được, ngay cả khi có thêm đường trong lần lên men thứ hai. Tôi đưa ra giả thuyết rằng điều này là do quá trình nuôi cấy quá căng và đồ uống có cồn / quá chua sẽ đi vào quá trình lên men thứ hai.

Bình kín khí 

Yếu tố quan trọng khác là thực sự giữ kín khí cacbonic. Lượng khí được giữ lại trong bình nên sẽ khiến bạn cảm nhận được mỗi khi mở nắp. Nếu chúng bị uốn cong hoặc bị uốn cong theo bất kỳ cách nào, thì quá trình cacbonat hóa sẽ giảm đi rất nhiều.

An toàn cũng rất quan trọng ở đây vì chai có thể phát nổ theo đúng nghĩa đen nếu chúng không ở trong tình trạng tốt hoặc nếu chúng được cho phép cacbonat ở mức độ không an toàn.



Thời gian và nhiệt độ 

Việc cân nhắc cuối cùng là bạn cho phép quá trình lên men kín gió này diễn ra trong bao lâu và ở nhiệt độ nào. Nhiệt và thời gian có quan hệ nghịch đảo, tức là khi nhiệt độ tăng lên thì cần ít thời gian hơn để tạo ra quá trình lên men.

Do đó, thông thường, quá trình cacbonat hóa diễn ra trong các thời điểm lạnh hơn trong năm dài gấp đôi so với các thời điểm ấm hơn trong năm. Vì vậy, nếu chai của bạn không đủ carbon, hãy cân nhắc thêm một lượng nhỏ đường, sử dụng kỹ thuật đóng chai thích hợp và cho nó thời gian và nhiệt độ cần thiết.

Mật Ong Lên Men là một sản phẩm lên men chứa nhiều CO2

Đọc thêm: Dấu hiệu cho thấy quá trình lên men đang diễn ra

Tagged under: , ,

Cách ngâm mật ong nguyên chất với các loại thảo dược

Mật ong được đánh giá là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và nên đưa vào cuộc sống hàng ngày. Để bổ sung thêm dược tính cho mật ong thì có thể ngâm mật ong với một số thảo dược. Đây là một cách tuyệt vời để tăng thêm hương vị, cũng như bổ sung các chất có lợi cho sức khỏe.

Có hai phương pháp để ngâm mật ong

Phương pháp nóng: Làm nóng mật ong cùng với các loại thảo mộc từ từ cho đến khi đạt đến nhiệt độ 85⁰C trong 10 phút. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm phá hủy các enzym có lợi...

Phương pháp lạnh: Ngâm thảo mộc vào mật ong ít nhất trong hai tuần. Phương pháp này tuy hơi tốn thời gian, nhưng hương vị và các chất dinh dưỡng thu được ở mức tối đa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Mật ong: Mật ong thô có hương vị nhẹ, chưa qua tinh chế và xử lý nhiệt là thích hợp nhất.

Chuẩn bị các loại thảo mộc: Các loại thảo mộc phải khô và có thể ở dạng cả cành hoặc lá, chồi và cánh hoa đã tách rời. Các loại thảo mộc cắt nhỏ có thể ngấm nhanh hơn. Để làm khô các loại thảo mộc tươi, sử dụng phương pháp sấy khô bằng không khí hoặc lò nướng, máy khử nước hoặc lò vi sóng . Một số loại thảo mộc có thể dùng để ngâm như: hương thảo, cỏ xạ hương, bạc hà, hoa oải hương, hoa cúc, cánh hoa hồng, chanh, gừng, tỏi, nghệ, đinh hương, vani, quế, hoa hồi sao, saffron, đông trùng hạ thảo...

Hũ thủy tinh: Luộc trong nước sôi khoảng 10 phút và để khô, khử trùng hoặc dùng cồn 70 độ để sát khuẩn. 

Cách làm

Cho các loại thảo mộc vào lọ và đổ mật ong vào gần đến mặt lọ. Dùng đũa hoặc dụng cụ khác khuấy đều để mật ong phủ lên thảo mộc. Đổ thêm mật ong vào đầy lọ. Lau vành lọ bằng khăn sạch và đậy nắp kín. Dán nhãn lọ với nội dung và ngày tháng để bạn không quên!

Để yên ít nhất trong hai tuần ở chỗ tối và nơi thoáng mát, nên bảo quản ở nhiệt độ không quá 27⁰C, lý tưởng nhất là khoảng 21-26⁰C. Tùy vào điều kiện bảo quản mà có thể sử dụng đến một năm (để ngăn mát tủ lạnh).

Lưu ý: Để thảo mộc ngấm ít nhất 5 ngày. Nếu các loại thảo mộc nổi lên trên, hãy lật lọ vài lần để giữ cho chúng được ngấm tốt. Để có hương vị đậm đà hơn, hãy ngâm trong một tuần hoặc lâu hơn.



Cách sử dụng

Mật ong ngâm thảo mộc có thể dùng để pha trà, ăn với bánh mì, sữa chua, dùng trong nước sốt salad hoặc trị liệu,... Bên cạnh đó, chúng cũng có thể được sử dụng như một loại mỹ phẩm, một loại mặt nạ cho da.

Một số ứng dụng ngâm thảo mộc với mật ong

Mật ong ngâm đông trùng hạ thảo: Bồi bổ cơ thể tăng cường sức khỏe, dùng cho người già, người mới ốm dậy, người suy nhược. Tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol trong máu, chống lão hóa giúp da mịn màng.



Mật ong chanh quế: Kết hợp cả 3 thứ trong trà quế - chanh - mật ong là một công thức hiệu quả giúp giảm cân và làm dịu cơn ho hoặc đau họng.

Mật ong hoa cúc: Có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp, trị mất ngủ, cao huyết áp hay đau đầu.

Mật ong quế: Có vị cay, tính ấm, giúp trị đờm, hen suyễn, đau răng lợi, hôi miệng.

Mật ong hoa hồng: Hoa hồng chứa nhiều vitamin C, nhiều hơn cả cam. Vậy nên nó rất tốt cho hệ thống miễn dịch cũng như chống lại độc tố. Nó cũng được coi là một loại thảo mộc làm mát, mang trong mình sức mạnh tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Dùng như mặt nạ còn có thể chống lại các gốc tự do và bổ sung vitamin C cho làn da.



Mật ong đinh hương: Trong chăm sóc răng miệng, hỗn hợp giúp làm giảm đau răng, đau nướu răng, loét miệng và hôi miệng. Ngoài ra còn số công dụng như giảm stress, thúc đẩy tiêu hóa, giảm ho, bôi vào vết thương hoặc vết côn trùng cắn, tăng cường hệ miễn dịch.

Mật ong hương thảo: Thường được dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém...

Mật ong hoa lavender (oải hương): Tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi, kích thích sự thèm ăn,... (tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ).

Mật ong xạ hương: Giúp tinh thần thư giãn hơn, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, mất ngủ, lo âu. Điều trị ho, cảm cúm, cảm lạnh

Lưu ý: Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ.


Tagged under:

Mật ong lên men - làm, hiểu, dùng sao cho đúng



Trích nguyên bài chia sẻ của thầy HOÀNG CÔNG

"Giải pháp Mật ong lên men (MOLM) là đồng sở hữu trí tuệ của tôi và bạn Tài MU, đã được chia sẻ trong cộng đồng Liên Minh và đang có xu thế lan rộng.

Có thể nói, đó là một giải pháp hữu ích với nhiều người.

Với riêng tôi, nó giống như ân nhân cứu mạng và giúp tôi chăm sóc tốt gia đình, hỗ trợ được nhiều người chống lại vấn đề thực phẩm bẩn.

Làm MOLM không khó, nhưng rất khó.

Bởi làm thì dễ, nhưng hiểu biết về nó thì tôi mất 6 năm, còn các bạn, nếu được hỗ trợ nghiên cứu cẩn thận thì cần mất 1 tháng liên tục nghiên cứu lý thuyết và 1 năm để thực hành.

Đó là khi bạn được kèm cặp và nghiên cứu hàng trăm công trình, báo cáo khoa học liên quan.

Nếu làm đúng, MOLM vô cùng tốt. Tới nay chưa có trường hợp nào tác động xấu với con người.

Nhưng thú thật, tôi vô cùng lo lắng khi thời gian qua, nhiều bạn có dấu hiệu lạm dụng.

Đặc biệt là những trường hợp sau:


1. NGUỒN GỐC MẬT ONG.

Rất nhiều loại mật ong trên thị trường hiện nay không đảm bảo.

  • Mật ong giả.
  • Mật ong có chứa thuốc kháng sinh, tệ hơn là thuốc bảo quản kháng khuẩn không rõ nguồn gốc.

Khi sử dụng các nguồn mật này, chất lượng MOLM sẽ rất kém, có khi gây hại cho người bệnh.

Bản thân tôi luôn dùng các loại mật ong có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, biết rõ người nuôi, vùng nuôi và đặc biệt là có giấy tờ kiểm định.


2. LỢI KHUẨN.

Tôi tin phần nhiều trong chúng ta chưa có sự đầu tư sâu vào vấn đề này.

Bạn có biết Lactobacillus khác với Bacillus như thế nào?

Bạn sẽ chọn Acidophilus hay Subtilis cho việc hỗ trợ hồi phục dạ dày?

Bạn có nắm được đặc tính, điều kiện sống của các lợi khuẩn?

Bạn có trả lời được khi người khác chất vấn: Uống nhiều MOLM quá thì liệu có ảnh hưởng đến đường ruột?

Uống bao nhiêu lợi khuẩn là tối đa.

Độ PH của dạ dày ảnh hưởng thế nào tới vi khuẩn?

...

Bạn có sự hiểu biết sẽ tự tin dùng đúng, dùng đủ.

Bạn hãy hình dung chúng ta muối dưa, người cẩn thận thì dưa ngon, người ẩu thì dưa khú.

Đó là sự hiểu biết về FATTOM vậy.

Và bạn nào chưa biết FATTOM là gì thì hãy bỏ ra 1 tháng để nghiên cứu, thực hành từ IMO cơ bản nhé.


3. ĐƯỜNG RUỘT, BÔI DA LÀNH LÀM ĐẸP VÀ BÔI VẾT THƯƠNG HỞ.

Đó là ba ứng dụng cơ bản nhất của MOLM.

Nhưng nhiều bạn lại không biết tại sao lại có thể bôi lên vết thương hở.

Nếu tôi hỏi:

- Nhỡ vi khuẩn nó đi qua vết thương hở đi vào máu của bạn để phá hoại? - thì bạn sẽ bảo vệ mình thế nào?

Đặc biệt một số bạn liều lĩnh bôi lên vết thương do sắt rỉ đâm vào mà không cần hiểu cơ chế.

Nếu tôi hỏi: Bạn sẽ có thể nhiễm trùng uốn ván thì sao?

Bạn sẽ khó trả lời nếu không hiểu bản chất.

Và như vậy, chúng ta đang thần thánh hóa và lạm dụng trong khi thiếu hiểu biết.


(Cá nhân tôi vẫn sử dụng cho các trường hợp trên vì tôi biết cơ chế, tự tin vào cách làm, biết lắng nghe cơ thể và có phương án dự phòng. 

Bạn đã có đủ 4 yếu tố đó chưa?)


4. MOLM CÓ PHẢI LÀ THẦN DƯỢC.

Với tôi, đó là phương tiện cứu sinh trong nhiều trường hợp.

Có thể bạn cũng thấy thế.

Nhưng tôi có nền tảng nghiên cứu khá dày và luôn nâng cơ chế an toàn lên vài trăm phần trăm.

Chúng ta yêu quý, thậm chí biết ơn MOLM nhưng có đôi khi, chúng ta thổi phồng nó lên để khi xảy ra sự cố, người nghèo, người bệnh sẽ không còn được tiếp cận nó nữa do truyền thông trái chiều.


5. VỘI VÀNG THƯƠNG MẠI.

Tôi có một số học trò ruột làm thương mại sản phẩm này, với quy mô nhỏ.

Các bạn ấy đều phải trải qua một quá trình rất dài để nghiên cứu, ứng dụng, thực hành và đặc biệt là trải nghiệm trên bản thân.

Và ít nhiều, các bạn ấy được sự đồng ý của nhóm tác giả.

Việc đồng ý này không liên quan đến chia sẻ lợi nhuận, mà ở vấn đề kiểm soát về con người.

Sự tử tế thể hiện ở cách làm việc nhỏ một cách thận trọng, tỉ mỉ, nhất là liên quan đến sức khỏe của người khác.

Riêng tôi, tất cả các bài viết, comment về MOLM đều thận trọng và chính xác đến từng chữ.

Các bạn nghĩ xem, nếu chúng ta ẩu và làm tổn thương đến người bệnh, thì trách nhiệm của bạn đến đâu? Của tôi đến đâu?


6. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHI ỨNG DỤNG MOLM

- Hiểu sâu sắc về mật ong. Rõ nguồn gốc, kiểm soát tốt đầu vào.

- Hiểu sâu sắc về từng chủng lợi khuẩn, về FATTOM.

- Hiểu sâu sắc về cơ chế tiêu hóa, hấp thụ của con người. Hiểu sâu sắc về cơ chế hoạt động của da và quá trình diễn biến ở các vết thương nhiễm trùng. Biết chắc chắn về cơ chế hoạt động của kháng thể, bạch cầu, mô... và cơ chế tự làm lành vết thương với sự trợ lực của MOLM.

- Hiểu rõ quá trình tác động của MOLM gồm mật ong, lợi khuẩn và nấm men.

- Hiểu rõ về đặc tính các loại dược liệu, điều kiện sử dụng và cơ chế tác động đến cơ thể. Sâu hơn là thành phần, chức năng của các hoạt chất. Ví dụ như tại sao là Gừng Nướng, Nghệ Ngâm.

- Thực hành thành thạo, làm trăm mẻ như một. Nắm chắc diễn biến của việc lên men, kiểm soát tốt các tác nhân có thể tác động để thay đổi chất lượng.

- Hiểu rõ tâm sinh lý người bệnh, người dùng. Có trách nhiệm giải thích cặn kẽ. Và cũng dám đối mặt với trường hợp người bệnh uống MOLM xong thì lăn đùng ra dãy dụa, sùi bọt mép 😜 (ví dụ khi làm MOLM, bạn vô tình gãi mông chẳng hạn)

Bảy điều này, tôi nghĩ đó là sự TỬ TẾ mà bất cứ ai làm ra MOLM đều cần suy ngẫm thật kĩ.

---

Đưa MOLM cho người khác, bạn cần chuẩn bị tâm lý đối mặt với những câu hỏi, những lý luận đanh thép, những sự hồ nghi.


Đừng quên, nếu chỉ cần MỘT NGƯỜI trong chúng ta làm ẩu, thì hàng triệu người nghèo, người bệnh sẽ mất đi cơ hội.

Và đừng quên, chúng ta đang cùng hướng đến sự tử tế. Không có MOLM, trái đất vẫn quay và mặt trời vẫn mọc. Nhưng thiếu sự tử tế, chúng ta sẽ tạo ra những sự phá hoại.


Hoàng Công.

29.12.2020.


Ps. Hãy dùng bản thân để trải nghiệm, như tôi!

Những lưu ý trên cũng chính là những hướng nghiên cứu mà tôi hỗ trợ các bạn tìm kiếm, trang bị kiến thức để bạn không phải mò đường như tôi đã từng trải qua"

Tagged under:

Cách ngâm nho rừng


Tác dụng tuyệt vời của rượu nho rừng

Như đã biết, rượu nho rừng lưu giữ được chất Anthocyanin trong nho, rất hữu ích trong quá trình phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư nguy hiểm.

Không những thế, chất Anthocyanin trong nho còn giúp cải thiện các bệnh về mắt, tim phổi và chống lão hóa, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi.

Thêm một lợi ích nữa của rượu nho rừng mà bạn nên biết, đó là rượu nho rừng có chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tình hình tiêu hóa. Rượu nho rừng cũng góp phần giúp đỡ quá trình giảm cân nữa đấy, các chị em phụ nữ nên note lại lưu ý này nhé.

Chính vì những lợi ích to lớn mà lại vô cùng tuyệt vời trên là câu trả lời cho việc rượu nho rừng được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Vậy các bạn đã sẵn sàng lắng nghe quy trình tạo nên thứ thức uống bổ dưỡng đó chưa?

Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu

Nho rừng: Bạn nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng nho rừng, nếu có thể hãy tự tay hái những chùm nho rừng chuẩn nhất. Gốm Sứ Bát Tràng News khuyên bạn nên lựa chọn những chùm quả vừa chín có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi đều được. Không nên chọn những chùm nho xanh vì chúng ta sẽ không ngâm rượu được. Cũng không nên chọn những quả chín vì dễ bị dập nát trong quá trình sơ chế. 

Rượu ngâm: Nên chọn rượu nếp trắng có nồng độ từ 38 đến 40 độ để có hương vị thơm nồng nhất nhé.

Đường cát: Chuẩn bị đường cát được nghiền nhỏ để quá trình thẩm thấu của rượu diễn ra nhanh hơn nhé

Bình ngâm: Nên chọn ngâm trong bình thủy tinh hoặc chum sành, sứ để cho hiệu quả rượu tốt hơn, không nên sử dụng bình nhựa ngâm trong trường hợp này. 

Cách ngâm rượu quả nho rừng tươi

Có 2 cách ngâm rượu nho rừng đó là cách ngâm rượu nho cả quả và ngâm bóp nguyễn. Về cơ bản cách ngâm rượu nho rừng nguyên quả là đơn giản và nhanh nhất. Nhưng chúng tôi vẫn giới thiệu cho các bạn các cách khác nhau để có thể tự lựa chọn phù hợp với mình.


Cách ngâm rượu nho cả quả

Rửa sạch nho rừng bằng nước sạch. Trong quá trình rửa thì loại bỏ những quả bầm dập và có dấu hiệu thối hỏng.

Tiếp theo, chúng ta ngắt nho ra khỏi cuống rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 6h. Nên tiến hành nhẹ nhàng tránh nho bị dập nát nhé.

Bình ngâm đem đi rửa sạch và lau khô bên trong bình. Tiến hành cho lần lượt nho rừng và đường vào bình ngâm, cứ một lớp nho lại đến một lớp đường, cứ cho dần cho đến khi đầy bình. Tỷ lệ 1kg nho với 500 gam đường. 

Sau đó đậy nắp kín bình ngâm và để ở nơi thoáng mát nhiệt độ dưới 25 độ C. Ngâm trong 20 ngày thu được 1 nước gọi là siro nho đường và đã có thể dùng được. Chúng ta có thể vượt bã nho ra bằng cách dùng vải thưa để lọc, còn lại là rượu chưng cất.

Vì rượu nho rừng sau ngâm là nguyên chất nho với đường nên chúng ta khi sử dụng cho thêm đá hoặc trước khi dùng để tủ lạnh uống sẽ ngon hơn rất nhiều.

Cách ngâm rượu trái nho rừng đã bóp nhuyễn

Bước 1: Rửa sạch nho rừng vớt ra giá để ráo nước. Cho vào chậu đã rửa sạch, đổ thêm đường, bóp nhuyễn trộn đều trong 15 phút.

Bước 2: Đổ nho rừng đã bóp nát vào bình ngâm, dùng miếng vải mỏng đậy lên miệng bình ngâm, không đậy kín bình bằng nắp bình vì để nho còn lên men. Chỉ nên dùng vải thôi để tránh côn trùng chui vào bình làm hỏng nho.

Bước 3: Ngâm trong 3 tháng vớt bã nho, lọc lấy phần nước, lại cho nước vừa lấy được ngâm tiếp trong bình thêm 2 tháng nữa là có thể uống được.

Kết quả thu được là bình rượu vang nho tuyệt vời mà chị em cũng có thể sử dụng được.

Đối với ngâm rượu nho rừng tươi các bạn có thể đổ thêm rượu trắng để ngâm sau khi chắt lọc được nước siro nho rừng đã lên men. Tuy nhiên sau 3 tháng mới có thể sử dụng được.

Cách ngâm rượu quả nho rừng khô

Nếu bạn không mua được nho rừng tươi thì có thể sử dụng nho rừng khô ngâm rượu cũng không phải một ý kiến tồi. Bởi lẽ quả nho rừng chỉ có ở hai tháng trong năm. Với phương pháp này người ta thường phơi hoặc sấy nho rừng cho đến khô sau đó tiến hành ngâm rượu nho rừng.

Chúng ta loại bỏ những quả mốc hỏng.

Đem nho phơi nắng khoảng 15 ngày. Cách này rất khó vì có thể côn trùng sẽ làm hỏng nho.

Bình ngâm đem đi rửa sạch và lau khô bên trong bình. Tiến hành cho lần lượt nho rừng và rượu vào bình ngâm. Tỷ lệ ngâm 1kg nho khô với 12 lít rượu.

Đậy kín bình và để vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3 tháng có thể sử dụng.

Cách sử dụng rượu nho rừng hiệu quả nhất

Rượu nho rừng chất lượng có thể được nhận thấy bằng mắt như sau: nước rượu chuyển sang màu tím đậm nhìn qua như màu đen là được. Rượu nho đúng chuẩn vừa có vị chua, vị ngọt cân bằng và mùi lên men thơm dậy, như vậy là bạn đã thành công.



Rượu nho rừng tươi nhuyễn và khô đều để trên 3 tháng mới sử dụng được. Có thể dùng rượu nho rừng để giải nhiệt, làm đẹp và bổ sung các chất có ích cho cơ thể….Tùy theo mục đích và cách sử dụng mà mỗi người có một hiệu quả khác nhau.

Liều lượng sử dụng đúng nhất là uống 2 chén nhỏ mỗi ngày, kết hợp với bữa ăn để tạo hiệu quả cao nhất.


Nguyễn Phượng Handmade
Tagged under:

Uống mật ong lúc nào tốt nhất?


Mật ong có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thời xưa ông bà ta chưa có những loại thực phẩm uống bổ sung thì mật ong hay mật ong ngâm các loại sâm quý là một thức uống bổ dưỡng. Tuy nhiên, uống mật ong ở thời điểm khác nhau mang lại giá trị hữu ích khác nhau. Dưới đây là các mốc thời gian uống mật ong cần lưu ý.

  1. Uống mật ong vào sáng sớm có tác dụng sạch dạ dày
  2. Uống mật ong sau khi ăn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa
  3. Uống mật ong trước khi ăn giúp hạn chế quá trình tiết axit trong dạ dày
  4. Uống mật ong vào buổi chiều giảm căng thẳng mệt mỏi…


Một số lưu ý khi sử dụng mật ong

Không nên pha mật ong vào nước sôi vì có thể làm ảnh hưởng đến các enzyme hay lợi khuẩn có trong mật ong. 

Nên sử dụng 2-3 thìa mật ong trong 1 ngày, không nên dùng nhiều quá vì có thể khiến tăng lượng đường trong máu. 

Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Người bị tiểu đường dùng mật ong cần sự tư vấn của bác sĩ. 


Tagged under:

Mật chuối lên men là sản phẩm gì? Tác dụng ra sao đối với sức khỏe?

 


Dạo gần đây mình thấy cụm từ mật chuối lên men nên cũng khá tò mò. Và mình quyết đi tìm hiểu xem sản phẩm này là gì? làm như thế nào và tác dụng ra sao?

Mật chuối lên men là gì?

Là một thức uống giải khát giàu dinh dưỡng, khoáng chất và lợi khuẩn được sinh ra từ quá trình lên men chuối.

Chuối có tác dụng làm giảm huyết áp, chữa bệnh về đường tiêu hóa, chữa bệnh táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già.

Tác dụng của mật chuối lên men được nói đến gồm

- Nước uống giải khát với hương vị thơm ngon tự nhiên, bổ dưỡng và giàu năng lượng.

- Thay thế đường tinh luyện để dùng trong nấu ăn hoặc pha chế thức uống.

- Mật chuối lên men có nhiều lợi khuẩn kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.

- Trị ho, đau họng, khàn tiếng, giảm sốt và giải rượu bia.

- Hỗ trợ giảm cân và ổn định đường huyết

Đấy là những tác dụng mình tổng hợp được. Tuy nhiên theo mình thấy thì việc giảm cân nhờ một sản phẩm ngọt thì có vẻ không hợp lí lắm. 

Cách làm mật chuối lên men tự nhiên quy mô công nghiệp

Đây là quy trình ở quy mô công nghiệp. Bạn có thể tham khảo quy trình tổng quát như sau:
Quy trình lên men mật chuối


Bước 1: Nguyên liệu đầu vào là trái chuối chín đúng tuổi.

Bước 2: Lột vỏ, xay. Trái chuối được đưa qua máy lột vỏ, sau đó xay nhuyễn. Việc lột vỏ và xay được thực hiện sau khi làm lạnh chuối thông qua máy làm lạnh. 

Bước 3: Thu nước chuối tươi. Quá trình xay sẽ tạo ra một hỗn hợp chuối dạng sệt. Hỗn hợp này sẽ được ép bằng máy ép để thu nước chuối tươi. 

Bước 4: Làm lạnh. Nước chuối tươi sẽ được “làm trong” thông qua quá trình ủ lạnh 24 tiếng, sau đó sẽ được lọc bằng kỹ thuật “rót” sang bình chứa khác để lấy nước chuối trong, giảm thiểu thịt chuối hay chất lắng trong nước (phương pháp racking).

Bước 5: Lên men. Nước chuối trong sẽ được làm ấm, sau đó bổ sung men để bắt đầu quá trình lên men, thời gian khoảng 2 tuần, để chuyển hóa đường glucose và fructose thành rượu dưới dạng mật. Đây là quá trình lên men lần một - lên men sơ cấp.

Bước 6: Lọc thô. Sau khi lên men, mật có màu đục và có chất lơ lửng. Các chất lơ lửng sẽ dần lắng xuống đáy. “Rót” từ bình đựng này sang bình đựng khác để loại bỏ chất lắng là cách lọc tự nhiên thường được sử dụng. Quá trình lọc thô thường xảy ra trong khoảng 2 tuần.

Bước 7: Pha trộn. Trong tất cả các bước trước, dung dịch mật vẫn luôn được nếm thử, phân tích, kiểm tra để đảm bảo tạo ra một loại mật có chất lượng như mong muốn. Ở bước này, có thể pha trộn thêm các chất tự nhiên để tạo ra một loại mật có đặc điểm riêng. 

Bước 8: Lọc thô và lọc tinh. Dung dịch mật sẽ được lọc thô thêm một lượt như ở bước 6, sau đó sẽ đến quá trình lọc tinh để tạo ra dung dịch Mật chuối thành phẩm. 

Bước 9: Thành phẩm có thể đóng chai và sử dụng ngay. Tuy nhiên, chất lượng Mật chuối sẽ phụ thuộc vào thời gian lên men lần hai – lên men thứ cấp ở giai đoạn này. 




Đối với lên men chuối tại nhà thì nước chuối sau khi lên men thu được có thể để vào ngăn mát tủ lạnh uống dần. Qúa trình lên men sẽ tạm dừng và vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men chuối

  • Nguyên liệu đầu vào đó chính là chuối. Từ giống chuối đến độ chín của chuối ảnh hưởng đến sản phẩm sau khi lên men.
  • Ảnh hưởng thời gian và nồng độ phân hủy của enzyme pectinase và thời gian xử lý enzym đến hiệu suất thu hồi nước chuối.
  • Tỷ lệ pha loãng lên quá trình lên men
  • Hàm lượng đường bổ sung lên quá trình lên men
  • Hàm lượng men và thời gian lên men nước chuối
  • Chế độ thanh trùng ảnh hưởng đến mùi vị nước chuối lên men
Thật sự đây là một quy trình cần được nghiên cứu. Nếu muốn làm sản phẩm ở quy mô công nghiệp thì mình nghĩ nên mua lại quy trình chế biến. Mình tìm thấy của ifoodvietnam hay của Fosi. Sẽ có những hướng dẫn từ khâu làm sản phẩm cho đến khâu làm sao để sản phẩm có thể lưu hành ngoài thị trường.

Cách làm mật chuối tại nhà

Nguyên liệu: gồm có 4kg chuối đã lột bỏ vỏ, và nước.

Có thể dùng chuối nguyên trái để nấu mà không cần thái nhỏ.

Nấu lần 1: cho 6l nước vào nồi cùng 4kg ruột chuối. Nấu với lửa lớn cho đến khi thấy chuối và nước chuối chuyển sang màu hồng siro dâu (giai đoạn này sẽ mất tầm hơn 5 tiếng). Sau đó thì chắt nước ra và cho thêm nước vào nấu tiếp lần 2.

Nấu lần 2: cho thêm 3l nước vào nấu tiếp với bả chuối với lửa lớn tầm 3 tiếng nữa, lúc này chuối sẽ rục hơn nên dễ bị cháy phía dưới, nên thỉnh thoảng sẽ đảo chuối tránh bị cháy đáy xoong. Sau đó sẽ cho xuống bếp chắt lọc lấy nước.

Nấu lần 3: hòa hỗn hợp nước chắt lần 1 với hỗn hợp nước chuối thu được lần 2 để nấu lần 3. Lúc đầu sẽ nấu với lửa lớn khi sôi được 30 phút sẽ giảm lửa dần, để lửa liu riu tầm 1h30p nữa. Sẽ thu được mật chuối bên dưới màu siro dâu đậm đặc và thơm phức nhé.

Nếu mình muốn làm thành mật chuối lên men thì chú ý lần nấu 3 sẽ không nấu quá 1 tiếng rưỡi. Phần mật chuối mình thu được sẽ loãng hơn, đem ủ 3-5 hôm sẽ thu được mật chuối lên men, vị ngọt chua nhẹ có gas uống cùng đá rất ngon. Có thể ủ trong chum sành từ 3-6 tháng để có màu vàng sậm, sánh và thơm đặc trưng. Nếu ai có hệ tiêu hóa khó tiêu hoặc khó hấp thu, thì có thể uống mật chuối này giúp dễ tiêu.

Lưu ý:
  • Nên sử dụng chuối chín cây để làm mật chuối.
  • Trong quá trình nấu, cần chú ý khuấy đều để tránh bị cháy.
  • Thời gian ủ mật chuối càng lâu thì mật càng ngon và có vị ngọt thanh.

Hi vọng bài viết có ích với quý độc giả quan tâm. Nếu có ý kiến gì xin góp ý xuống dưới phần comment cho mình. 

Đọc thêm: Lên men nước chuối tại nhà