Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

Tìm hiểu về nấm men trong công nghệ lên men thực phẩm


Nấm men là 1 loại nấm đơn bào, sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ thực phẩm để sản xuất các sản phẩm có quá trình lên men như rượu, bia, bánh mì...

Nấm men có hình dạng phong phú như hình trứng, hình oval, hình que,… Khi sinh sống trong môi trường nuôi cấy  chúng tồn tại theo 2 cách: đứng riêng lẻ hoặc kết tụ với nhau thành từng quần thế. 

Nấm này có thể sinh trường trong cả môi trường có oxy hoặc không có oxy:

  • Trong môi trường có oxy: nấm hô hấp hiếu khí tạo CO2 và H20. 
  • Trong môi trường không có oxy: nấm hô hấp yếm khí, chuyển hóa đường thành rượu và CO2. 
Nấm men được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông sản thực phẩm, hương thơm, y dược, sức khỏe gia súc.

Tác dụng của nấm men

Trong quá lên men thực phẩm, nấm men được ứng dụng để chuyển hóa đường thành rượu và khí CO2. Ước  tính, trên thế giới hiện nay có hơn 1.000 loài nấm men. Trong đó, Saccharomyces cerevisiae là loài nấm men được ứng dụng phổ nhất trong công nghệ lên men thực phẩm. 

Chẳng hạn, khi sản xuất rượu, cồn, nấm này có nhiệm vụ chính là chuyển hóa tinh bột thành hàm lượng rượu etylic nhiều nhất có thể. 

Trong các công nghệ sản xuất các thực phẩm khác như bánh mì hoặc bia thì mục đích của nấm này là tạo ra hàm lượng khí  CO2 cao, hình thành hệ bọt khí cho sản phẩm. Đồng thời, quá trình lên men còn giúp tạo ra các sản phẩm phụ, đem đến hương vị đặc trưng cho sản phẩm đó.

Bên cạnh lên men thực phẩm, nấm men còn là một nguyên liệu tốt để sản xuất ra các sản phẩm phục hồi sức khỏe như mật ong lên men, chăm sóc nuôi dưỡng làn da cùng vô vàn các ứng dụng khác. 

Các nguyên cứu cho thấy nấm men chứa hàm lượng dinh dưỡng và khả năng trị liệu vượt trội. Theo đó, nấm men chứa nhiều thành phần sinh học có lợi như axit amin, khoáng chất, vitamin, enzyme,.. vô cùng cần thiết cho hoạt động cơ thể trong các giai đoạn tăng trưởng, chuyển hóa tế bào. Những chất này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung các vi chất thiết yếu mà thực đơn ăn uống hàng ngày không thể cung cấp đủ. 

Nấm men cũng được xem là thực phẩm lý tưởng bổ sung vào chế độ ăn của người ăn chay, ăn kiêng. Ngoài ra, nấm này còn chứa một số dưỡng chất khác như vitamin nhóm B, selenium, chrome, kẽm, đồng và molipden.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của nấm men trong quá trình lên men

Quá trình lên men của nấm men chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố gồm nhiệt độ, độ pH, loại đường, nguồn nitơ bổ sung và hàm lượng đường trong môi trường lên men

1. Nhiệt độ

Trong đó, nhiệt độ là yếu tố hưởng lớn tới hoạt động của nấm men. Việc xác định nhiệt độ phát triển tối ưu cho từng loại nấm men sẽ giúp quá trình lên men diễn ra hiệu quả hơn. 

Chẳng hạn, nhiệt độ tối ưu của loại nấm men Saccharomyces nằm trong khoảng 28 đến 32 độ C. Nhiệt cao hơn hoặc thấp hơn đều khiến hiệu quả hoạt động của loại nấm này giảm. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao còn tạo điều kiện nhiễm tạp các sinh vật khác trong quá trình lên men. 

2. Ảnh hưởng của pH tới hoạt động của nấm men

Nồng độ pH trong nước được tính bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+.  Chính vì thế, khi xác định ảnh hưởng của pH tới hoạt động của nấm người, người ta thường đo lường nồng độ ion H+ trong môi trường hoặc đo trực tiếp độ pH. Sự có mặt nồng độ ion H+ giúp thay đổi diện tích của các chất trong vỏ tế bào, điều này làm tăng hoặc sự giảm mức độ thẩm thấu của những chất dinh dưỡng. 

Đối với quá trình lên men, độ pH tối ưu là vào khoảng 4.5 đến 5.0. Nếu độ pH lớn hơn, quá trình lên men dễ bị nhiễm khuẩn và sản sinh ra nhiều sản phẩm phụ hơn, từ đó làm giảm hiệu quả lên men tạo rượu. 

Nếu độ pH nhỏ hơn 4.2, hoạt động của nấm men sẽ giảm hiệu quả, do ở môi trường độ pH thấp, các tạp khuẩn hầu như không phát triển. 

3. Ảnh hưởng của loại đường và hàm lượng đường trong môi trường lên men

Nấm men sử dụng đường như 1 loại cơ chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa thành rượu, CO2 và cùng các sản phẩm phụ tạo ra các hương vị khác nhau. 

Đường được sử dụng có thể là đường hexose (đường 6 cacbon) như glucose, fructose,… hoặc đường oligosaccharide như saccharose, maltose, lactose. Tuy vậy, nấm men không thể phân giải đường 5 Cacbon (pentose) hoặc bất kỳ các loại đường nào có trên 18 Cacbon do chúng không có hệ enzyme amylase để thủy phân.

Hàm lượng đường cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lên men. Hàm lượng thấp sẽ không cung cấp đủ cơ chất để nấm men sử dụng, dẫn tới hiệu suất lên men thấp. Trong khi hàm lượng quá cao sẽ tăng áp suất thẩm thấu, gây xáo trộn trạng thái cân bằng sinh lý của nấm men, dẫn tới hiệu quả lên men không cao. 

4. Ảnh hưởng của nguồn nitơ bổ sung đến quá trình lên men

Nếu môi trường thiếu nitơ, sẽ khiến nấm men phát triển chậm, thời gian lên men kéo dài và không đạt hiệu suất mong muốn.

Nấm men sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường có lượng nitơ hòa tan ở mức 0.35 đến 0.4 g/l.
Ngoài ra, nấm men cũng cần được cung cấp đủ các nguyên tố vi khoáng và vi lượng. Các nguyên tố này tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc tế bào của nấm men và là thành phần của các enzyme giúp nấm men phát triển khỏe mạnh. 

 Lợi ích và những rủi ro về sức khỏe do nấm men, nấm mốc gây ra.

Ứng dụng của nấm men

  1. Nấm men được dùng trong quá trình sản xuất các đồ uống có cồn như bia rượu, làm bánh cũng như sản xuất các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. 
  2. Nhờ vào cấu trúc tế bào của nấm men mà chúng cũng là nguồn tài nguyên quý giá để các nhà khoa học có thể nghiên cứu các quá trình như chu trình tế bào, sao chép DNA và tái tổ hợp. 
  3. Bên cạnh đó, nấm men cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất nước tương, rượu sake, phô mai, xúc xích và sữa chua. 
  4. Trong ngành dược, nấm men được sử dụng để chế tạo ra các loại thuốc kháng sinh như penicillin, thuốc hạ dịch mật như Lovastatin và thuốc ức chế miễn dịch như Cyclosporine. 

Các loại nấm men sử dụng trong thực phẩm

  1.  Nấm men bánh mì
  2. Nấm men bia
  3. Loại nấm men bia dinh dưỡng
  4. Nấm men rượu
  5. Loại nấm men probiotic
  6. Nấm men Torula

Nấm men thực phẩm bao gồm các loại nấm men bánh mì, nấm men bia, nấm men bia dinh dưỡng, nấm men rượu vang, nấm men rượu, nấm men probiotic, chiết chất nấm men, nấm men Torula, nấm men whey…

Nấm men bánh mì

Nấm men bánh mì thương phẩm bao gồm các sản phẩm dạng lỏng, dạng cream, dạng ép và dạng men khô hoạt động và không hoạt động. 
Nấm men bánh mì là các loại nấm men thuộc chủng Saccharomyces cerevisiaes. Men khô dạng hoạt động gồm các hạt tế bào men sống có năng lực lên men, còn men khô không hoạt động là dạng men chết, không có năng lực lên men thường dùng làm bột nhào trong quá trình làm bánh hay tạo hương vị cho bánh. 
Ngành chăn nuôi cũng sử dụng men khô dạng không hoạt động để bổ sung protein, lysine và vitamin nhóm B cho động vật nuôi.

Nấm men bia

Nấm men bia cũng đã được nuôi cấy trên những môi trường đặc biệt để thu sinh khối giầu protein và vitamin B làm chất bổ sung dinh dưỡng cho người và động vật nuôi. 
Đặc biệt khác với nấm men bánh mì, nấm men bia dinh dưỡng hay Torula, nấm men bia khá giầu crôm (vi khoáng cần để duy mức đường màu bình thường) và selen (vi khoáng có vai trò nâng cao năng lực miễn dịch). Vách tế bào nấm men bia còn có năng lực hấp phụ độc tố nấm mốc rất mạnh;
Ngày nay sản phẩm này đã được chế biến thành phụ gia vô hoạt độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có hiệu quả và đã được thương mại hoá trên khắp thế giới.

Loại nấm men bia dinh dưỡng

Nấm men bia dinh dưỡng là những nấm men chết còn lại sau quá trình làm bia. 

Sinh khối nấm men thu được từ ngành bia là rất lớn, cứ sản xuất 1.000 lít bia thì thu được 12kg nấm men sệt tương ứng với 1,5 kg nấm men khô trong đó chứa khoảng 700g protein. 

Hàng năm, sản lượng bia của nước ta đạt khoảng 2,5-3,0 tỷ lít, với sản lượng này thì sinh khối nấm men khô thu được sẽ vào khoảng 3.500 – 4.000 tấn.

Nấm men rượu

Nấm men rượu (S. cerevisiaes) được dùng để sản xuất rượu và rượu màu như brandy, whiskey, rum, tequila… 

Chúng thường được phân lập từ quá trình lên men bã quả, mật rỉ của củ cải đường hay mía đường. Sự chọn lọc những chủng này phụ thuộc vào tính chất mong muốn của sản phẩm như hương vị, sản lượng cồn và những yêu cầu công nghệ khác. 

Nấm men rượu cũng có khả năng lên men những cơ chất khác nhau như gạo, mạch, mì, khoai, sắn… sau khi tinh bột được thuỷ phân thành đường.

Trong quá trình lên men của rượu vang, có khá nhiều loại nấm men khác nhau, trong đó nấm men Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces uvarum, Saccharomyces oviformicsSaccharomyces chevalieri là những loại nấm men thường gặp nhất.

Loại nấm men probiotic

Nấm men probiotic, như nấm thuộc chủng S. buolardii, có vai trò ngăn chặn và hạn chế sừ hoạt động của vi khuẩn bệnh như E. coli, Shigella Samonella

Đặc biệt S. buolardii là loại nấm probiotic an toàn, chịu nhiệt, có năng lực sống trong ống tiêu hoá, kháng lại kháng sinh, phát triển nhanh trong một thời gian ngắn, không khu trú lâu dài trong đường ruột và dễ loại bỏ khỏi đường ruột khi không sử dụng.

Nấm men Torula

Nấm Candida utilis được nuôi cấy trong môi trường rỉ mật đường hay phụ phẩm của ngành giấy chứa hỗn đường và chất khoáng. 

Sau khi nuôi cấy, nấm men được thu hoạch, rửa, xử lý nhiệt và làm khô. Xử lý nhiệt có vai trò vô hoạt men, tức là là làm mất năng lực lên men. 

Sinh khối nấm men chứa hơn 50% protein, giàu lysine, threonine và axit glutamic, chất khoáng và vitamin.
Tagged under:

Lợi ích của chanh với sức khỏe



Mặc dù có vị chua nhưng bạn có thể thêm chanh vào bữa ăn như một món trang trí hoặc uống nước ép của chúng như nước chanh. Chúng chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ, như axit xitric, có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

6 lợi ích sức khỏe dựa trên bằng chứng của chanh

Chanh chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch của bạn và bảo vệ chống lại sỏi thận và thiếu máu, cùng nhiều lợi ích khác.

Chanh có nhiều vitamin C, chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi khác nhau.

Những chất dinh dưỡng này chịu trách nhiệm cho một số lợi ích sức khỏe.

Trên thực tế, chanh có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và sức khỏe tiêu hóa.

Dưới đây là 6 lợi ích sức khỏe dựa trên bằng chứng của chanh.

1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chanh là nguồn cung cấp vitamin C tốt.

Một quả chanh cung cấp khoảng 31 mg vitamin C, chiếm 51% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI).

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái cây và rau quả giàu vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, không chỉ có vitamin C được cho là tốt cho tim của bạn. Chất xơ và các hợp chất thực vật trong chanh cũng có thể làm giảm đáng kể một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Ví dụ, một nghiên cứu đã tiết lộ rằng ăn 24 gam chiết xuất chất xơ từ cam quýt hàng ngày trong một tháng sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol trong máu.

Các hợp chất thực vật có trong chanh - cụ thể là hesperidin và diosmin - cũng được cho là có tác dụng làm giảm cholesterol.

Chanh chứa nhiều vitamin C tốt cho tim và một số hợp chất thực vật có lợi có thể làm giảm cholesterol.

2. Giúp kiểm soát cân nặng

Chanh thường được quảng cáo là thực phẩm giảm cân và có một số giả thuyết giải thích lý do tại sao lại như vậy.

Một giả thuyết phổ biến cho rằng chất xơ pectin hòa tan trong chúng sẽ nở ra trong dạ dày, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Điều đó nói lên rằng, không có nhiều người ăn cả quả chanh. Và vì nước chanh không chứa pectin nên đồ uống từ nước chanh sẽ không mang lại cảm giác no theo cách tương tự.

Một giả thuyết khác cho rằng uống nước nóng với chanh sẽ giúp bạn giảm cân.

Tuy nhiên, uống nước được biết là có tác dụng tạm thời làm tăng số lượng calo bạn đốt cháy, vì vậy có thể chính nước đang giúp giảm cân - không phải chanh.

Các lý thuyết khác cho rằng các hợp chất thực vật trong chanh có thể hỗ trợ giảm cân.

Nghiên cứu cho thấy các hợp chất thực vật trong chiết xuất chanh có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm tình trạng tăng cân theo một số cách.

Trong một nghiên cứu, những con chuột theo chế độ ăn vỗ béo được cho uống polyphenol chiết xuất từ ​​vỏ chanh. Chúng tăng cân và ít mỡ trong cơ thể hơn những con chuột khác.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác nhận tác dụng giảm cân của hợp chất chanh ở người.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất chanh và các hợp chất thực vật có thể thúc đẩy giảm cân, nhưng tác dụng ở người vẫn chưa được biết rõ.

3. Ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận là những cục nhỏ hình thành khi các chất thải kết tinh và tích tụ trong thận của bạn.

Chúng khá phổ biến và những người mắc phải chúng thường mắc phải nhiều lần.

Axit citric có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng nước tiểu và tăng độ pH trong nước tiểu, tạo môi trường ít thuận lợi hơn cho việc hình thành sỏi thận.

Chỉ cần 1/2 cốc (4 ounce hoặc 125 ml) nước chanh mỗi ngày có thể cung cấp đủ axit xitric để giúp ngăn ngừa hình thành sỏi ở những người đã mắc bệnh này.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy nước chanh có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả, nhưng kết quả còn chưa thống nhất. Các nghiên cứu khác cho thấy không có tác dụng.

Do đó, cần có nhiều nghiên cứu được tiến hành tốt hơn để kiểm tra xem nước chanh có ảnh hưởng đến việc hình thành sỏi thận hay không.

Nước chanh có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu chất lượng hơn.

4. Bảo vệ chống thiếu máu

Thiếu máu thiếu sắt khá phổ biến. Nó xảy ra khi bạn không nhận đủ chất sắt từ thực phẩm bạn ăn.

Chanh có chứa một số chất sắt, nhưng chúng chủ yếu ngăn ngừa bệnh thiếu máu bằng cách cải thiện sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm thực vật.

Ruột của bạn hấp thụ sắt từ thịt, thịt gà và cá (được gọi là sắt heme) rất dễ dàng, trong khi sắt từ nguồn thực vật (sắt không phải heme) thì không dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, sự hấp thụ này có thể được cải thiện bằng cách tiêu thụ vitamin C và axit xitric.

Vì chanh chứa cả vitamin C và axit xitric nên chúng có thể bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu bằng cách đảm bảo rằng bạn hấp thụ càng nhiều chất sắt càng tốt từ chế độ ăn uống của mình.

Chanh chứa vitamin C và axit citric, giúp bạn hấp thụ chất sắt không phải heme từ thực vật. Điều này có thể ngăn cản thiếu máu.

5. Giảm nguy cơ ung thư

Một chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu quan sát đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn, trong khi các nghiên cứu khác không tìm thấy tác dụng nào.

Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, nhiều hợp chất từ ​​chanh đã tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể không có tác dụng tương tự đối với cơ thể con người.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng các hợp chất thực vật được tìm thấy trong chanh - chẳng hạn như limonene và naringenin - có thể có tác dụng chống ung thư, nhưng giả thuyết này cần được nghiên cứu thêm.

Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng D-limonene, một hợp chất có trong dầu chanh, có đặc tính chống ung thư.

Một nghiên cứu khác sử dụng bột giấy từ quýt có chứa hợp chất thực vật beta-cryptoxanthin và hesperidin, cũng được tìm thấy trong chanh.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng những hợp chất này ngăn chặn các khối u ác tính phát triển ở lưỡi, phổi và ruột của loài gặm nhấm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhóm nghiên cứu đã sử dụng liều lượng hóa chất rất cao - nhiều hơn mức bạn nhận được khi ăn chanh hoặc cam.

Mặc dù một số hợp chất thực vật từ chanh và các loại trái cây họ cam quýt khác có thể có khả năng chống ung thư nhưng không có bằng chứng xác thực nào cho thấy chanh có thể chống ung thư ở người.

Một số hóa chất thực vật được tìm thấy trong chanh đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên con người nghiên cứu là cần thiết.

6. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Chanh được tạo thành từ khoảng 10% carbs, chủ yếu ở dạng chất xơ hòa tan và đường đơn.

Chất xơ chính trong chanh là pectin, một dạng chất xơ hòa tan có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chất xơ hòa tan có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Những tác động này có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, để tận dụng được lợi ích của chất xơ từ chanh, bạn cần phải ăn cả cùi.

Những người uống nước chanh mà không có chất xơ có trong cùi chanh sẽ bỏ lỡ những lợi ích của chất xơ.

Chất xơ hòa tan trong chanh có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần ăn cùi chanh chứ không chỉ ăn nước ép.

Như vậy: 

Chanh chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ hòa tan và các hợp chất thực vật mang lại cho chúng một số lợi ích sức khỏe.

Chanh có thể hỗ trợ giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, thiếu máu, sỏi thận, các vấn đề về tiêu hóa và ung thư.

Chanh không chỉ là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe mà còn có hương vị và mùi dễ chịu riêng biệt khiến chúng trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho thực phẩm và đồ uống.



Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của chanh

Mặc dù có vị chua nhưng bạn có thể thêm chanh vào bữa ăn như một món trang trí hoặc uống nước ép của chúng như nước chanh. Chúng chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ, như axit xitric, có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Chanh (Citrus limon) là một trong những loại trái cây có múi phổ biến nhất thế giới.

Chúng mọc trên cây chanh và là cây lai giữa cây thanh yên và cây chanh nguyên thủy.

Có nhiều cách để thưởng thức chanh, nhưng chúng có vị rất chua và thường không được ăn riêng lẻ hoặc ăn cả quả.

Thay vào đó, chúng thường được dùng để trang trí trong các bữa ăn và nước ép của chúng thường được dùng để tạo vị chua. Chúng là thành phần chính trong nước chanh.

Là nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ dồi dào, chanh chứa nhiều hợp chất thực vật, khoáng chất và tinh dầu.

Những loại trái cây màu vàng này cũng có nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng. Ăn chanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và sỏi thận.

Bài viết này cho bạn biết mọi thứ bạn cần biết về chanh.

Giá trị dinh dưỡng

Chanh chứa rất ít chất béo và protein. Chúng bao gồm chủ yếu là carbs (10%) và nước (88–89%).

Một quả chanh vừa chỉ cung cấp khoảng 20 calo.

Các chất dinh dưỡng trong 1/2 cốc (100 gam) chanh sống đã gọt vỏ là:

  • Lượng calo: 29
  • Nước: 89%
  • Chất đạm: 1,1 gam
  • Carb: 9,3 gam
  • Đường: 2,5 gam
  • Chất xơ: 2,8 gam
  • Chất béo: 0,3 gam

Carb

Carbohydrate trong chanh chủ yếu bao gồm chất xơ và đường đơn giản, chẳng hạn như glucose, fructose và sucrose.

Chất xơ

Chất xơ chính trong chanh là pectin.

Chất xơ hòa tan như pectin có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.

Chất xơ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Chanh chứa khoảng 10% carbs, chủ yếu là chất xơ hòa tan và đường đơn. Chất xơ chính của chúng là pectin, có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Vitamin và các khoáng chất

Chanh cung cấp một số vitamin và khoáng chất.

Vitamin C: Là một loại vitamin thiết yếu và chất chống oxy hóa, vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và sức khỏe của da.

Kali: Chế độ ăn giàu kali có thể làm giảm mức huyết áp và có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.

Vitamin B:  Là một nhóm vitamin liên quan, B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Chanh rất giàu vitamin C. Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp kali và vitamin B6 dồi dào.

Các hợp chất thực vật khác

Hợp chất thực vật là các chất có hoạt tính sinh học tự nhiên được tìm thấy trong thực vật, một số trong đó có những lợi ích sức khỏe mạnh mẽ.

Các hợp chất thực vật trong chanh và các loại trái cây họ cam quýt khác có thể có tác dụng có lợi đối với bệnh ung thư, bệnh tim mạch và viêm nhiễm.

Đây là những hợp chất thực vật chính trong chanh:

Axit citric: Axit hữu cơ dồi dào nhất trong chanh, axit xitric có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Hesperidin: Chất chống oxy hóa này có thể củng cố mạch máu của bạn và ngăn ngừa xơ vữa động mạch - sự tích tụ các mảng mỡ (mảng bám) bên trong động mạch của bạn.

Diosmin: Là một chất chống oxy hóa được sử dụng trong một số loại thuốc ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, diosmin giúp cải thiện trương lực cơ và giảm tình trạng viêm mãn tính trong mạch máu của bạn .

Eriocitrin. Chất chống oxy hóa này được tìm thấy trong vỏ chanh và nước ép chanh.

D-limonen. Được tìm thấy chủ yếu ở vỏ, d-limonene là thành phần chính của tinh dầu chanh và có mùi thơm riêng biệt của chanh. Khi bị cô lập, nó có thể làm giảm chứng ợ chua và trào ngược dạ dày.

Nhiều hợp chất thực vật trong chanh không được tìm thấy với hàm lượng cao trong nước chanh, vì vậy nên ăn cả quả - trừ vỏ - để có lợi ích tối đa.

Chanh chứa các hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Các hợp chất này bao gồm axit citric, hesperidin, diosmin, eriocitrin và d-limonene.

Lợi ích sức khỏe của chanh

Trái cây họ cam quýt, bao gồm cả chanh, có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Các vitamin và chất xơ cũng như các hợp chất thực vật mạnh mẽ của chúng có thể là nguyên nhân.

Sức khỏe tim mạch

Bệnh tim, bao gồm đau tim và đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên thế giới.

Ăn trái cây giàu vitamin C có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nồng độ vitamin C trong máu thấp cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở những người thừa cân hoặc bị huyết áp cao.

Lượng chất xơ cô lập từ trái cây họ cam quýt đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol trong máu và tinh dầu trong chanh có thể bảo vệ các hạt cholesterol LDL (có hại) khỏi bị oxy hóa.

Các nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy các hợp chất thực vật hesperidin và diosmin có thể có tác dụng có lợi đối với một số yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.

Phòng ngừa sỏi thận

Axit xitric trong chanh có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước chanh và nước chanh có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sỏi thận, nhưng các nghiên cứu khác lại không tìm thấy tác dụng nào.

Phòng chống thiếu máu

Thiếu máu thường do thiếu sắt và thường gặp nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Chanh chứa một lượng nhỏ chất sắt, nhưng chúng là nguồn cung cấp vitamin C và axit citric tuyệt vời, có thể làm tăng sự hấp thu sắt từ các thực phẩm khác.

Vì chanh có thể tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm nên chúng có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Bệnh ung thư

Chanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Điều này được cho là do các hợp chất thực vật như hesperidin và d-limonene.

Chanh có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu, ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Nước chanh

Nhiều người uống nước chanh – nóng hoặc lạnh – vài lần mỗi ngày.

Công thức thường là nước ép mới vắt từ 1/2–1 quả chanh cho vào cốc (240 ml) nước.

Uống nước với chanh mới vắt có thể có một số lợi ích cho sức khỏe.

Nước chanh là nguồn giàu vitamin C và các hợp chất thực vật, có thể tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau và tăng khả năng hấp thụ sắt của bạn.

Axit citric trong chanh làm giảm nguy cơ sỏi thận bằng cách làm loãng nước tiểu và tăng hàm lượng citrate trong đó.

Vì một số cùi đi vào hỗn hợp, pectin trong cùi có thể thúc đẩy cảm giác no và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn, từ đó thúc đẩy sức khỏe tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trên hết, hương chanh có nguồn gốc từ tinh dầu có thể làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Nước chanh cũng có những lợi ích sức khỏe tương tự - ngoại trừ lượng đường thường xuyên được bổ sung, không tốt cho sức khỏe khi tiêu thụ quá mức.

Uống nước chanh có thể làm giảm căng thẳng, tăng cường chức năng miễn dịch, giúp ngăn ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ sỏi thận và bảo vệ chống lại một số bệnh.

Tác dụng phụ

Nhìn chung, chanh được dung nạp tốt, nhưng trái cây họ cam quýt có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số ít người.

Chúng cũng có thể gây dị ứng tiếp xúc và kích ứng da ở những người bị viêm da.

Chanh có tính axit khá cao, vì vậy ăn chúng thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng nếu men răng của bạn bị tổn thương.

Chanh thường được dung nạp tốt nhưng có thể gây dị ứng hoặc kích ứng da ở một số người. Lượng lớn có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng.

https://www.healthline.com/nutrition/foods/lemons#nutrition


Tagged under:

Cách làm rượu xoa bóp, sự kết hợp giữa y học cổ truyền và khoa học hiện đại

 

Rượu xoa bóp là một loại thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng để xoa bóp và giảm đau cơ và xương. Đây không phải là một loại rượu uống, mà là một loại dung dịch chứa các thành phần có tác dụng làm ấm và làm giảm đau.

Công dụng chính của thuốc rượu xoa bóp bao gồm

- Giảm đau: Khi xoa bóp sản phẩm lên vùng da bị đau, chất ấm trong rượu xoa bóp có thể làm giảm cảm giác đau do các cơ hoặc khớp bị căng cứng, đau nhức.

- Thư giãn cơ: Các thành phần trong rượu xoa bóp có thể giúp thư giãn cơ bị căng cứng sau khi hoạt động mạnh, từ đó giúp giảm thiểu cảm giác mệt mỏi.

- Kích thích tuần hoàn: Khi xoa bóp nhẹ nhàng, rượu xoa bóp có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu trong khu vực được xoa, từ đó giúp tăng cường sự dưỡng chất và giảm thiểu các chất cặn bã tích tụ trong các mô cơ.
- Hỗ trợ điều trị chấn thương nhẹ: Rượu xoa bóp có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị những chấn thương nhỏ như bầm tím, côn trùng cắn, hay những vết thương bề mặt không nghiêm trọng.

Kết hợp rượu với các thao tác xoa bóp, bấm huyệt kích thích lưu thông khí huyết, giúp phá tan ứ trệ và giảm đau tại chỗ. Đồng thời, tăng cường tuần hoàn máu đến cơ, xương, và hệ cơ quan, mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

Hiệu quả trong việc điều trị

  • Thần kinh tọa, nhức mỏi, đặc biệt là xương khớp.
  • Chứng đau đầu, trật khớp, và nhiều tình trạng khác.
  • Rượu ngâm khi tiếp xúc với vùng tổn thương thấm sâu vào huyệt vị và khu vực xung quanh, giúp giảm đau hiệu quả và nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ từ thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các thao tác vẫn tác động trực tiếp vào vùng tổn thương, trừ khi có vết thương hở.

Những bài thuốc ngâm rượu xoa bóp gia truyền an toàn, hiệu quả

Có thể kết hợp rượu với các loại thảo dược sau đây để điều trị đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân thông thường, đem lại sự thoải mái cho gân cốt.

1. Bài thuốc ngâm rượu xoa bóp với gừng

Gừng có vị cay, tính nóng, khi ngâm gừng với rượu sẽ có hiệu quả điều trị nhiễm lạnh, đau nhức xương khớp, đau nhức lưng rất hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 lít rượu trắng (40 – 45 độ C), 500g gừng tươi, bình thủy tinh (dung tích 2 lít). Thực hiện:
  • Vỏ gừng cạo sạch, giả hoặc ép.
  • Cho rượu và gừng vào bình, đậy kín nắp, ủ trong 10 ngày.
  • Bảo quản bình trong điều kiện thông thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Sau 10 ngày ủ có thể lấy thuốc ra để sử dụng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể hạ thổ bình rượu gừng 1 tháng trước khi dùng. Dùng bài thuốc để xoa bóp hoặc uống trực tiếp.

2. Bài thuốc xoa bóp gia truyền dùng rượu tỏi

Theo các chuyên gia, tỏi chứa nhiều thành phần hoạt tính có khả năng tiêu sưng và kháng viêm. Nổi bật là hoạt chất Allicin trong tỏi có thể tăng hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Rượu tỏi hỗ trợ rất tốt các chứng đau xương khớp, chứng cao huyết áp và các vấn đề về tiêu hóa.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 lít rượu nếp trắng ( 40 – 45 độ C), 500g tỏi, bình thủy tinh (dung tích 2 lít)

Thực hiện:
  • Bóc vỏ tỏi và phơi khô trong 1 ngày.
  • Cắt tỏi đã phơi khô thành tép hoặc ép.
  • Cho tỏi đã được sơ chế vào bình thủy tinh.
  • Cho rượu vào bình, đậy nắp thật kín.
  • Ủ trong 10 ngày ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sau 10 ngày ủ, bạn đọc có thể dùng thuốc, trước khi dùng lắc bình để tỏi và rượu hòa quyện.
  • Dùng rượu tỏi xoa bóp vùng bị tổn thương hoặc các vùng lân cận để giảm các cơn đau xương khớp (đau vai gáy, đau lưng…).

3. Bài thuốc ngâm rượu xoa bóp với cây đinh lăng

Đinh lăng là nguyên liệu dễ tìm lại thực hiện đơn giản nên bài thuốc rượu kết hợp đinh lăng được nhiều người áp dụng. Loại thảo dược này được ví như nhân sâm, khi vào cơ thể giúp bồi bổ, tăng cường khí huyết và trí não. Đặc biệt đinh lăng khá lành tính, không chứa các chất độc hại gây độc trong cơ thể.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 lít rượu trắng, 300g rễ hoặc lá đinh lăng, bình thủy tinh khoảng 2 -3 lít (chọn loại bình phù hợp với kích cỡ đinh lăng) Thực hiện:
  • Rửa sạch rễ hoặc lá đinh lăng và để ráo nước.
  • Nếu bạn dùng lá thì nên xay nhuyễn lá nhé.
  • Cho rượu và rễ/lá vào bình, ủ trong khoảng 1 tuần.
  • Sau 1 tuần ủ là có thể dùng được thuốc.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc để thoa vào lưng, khớp gối, lưng,… các vùng đau nhức để xoa dịu cơn đau dần dần.

4. Bài thuốc đông y ngâm rượu xoa bóp với quế và hạt gấc

Đây là bài thuốc ngâm rượu trị nhức mỏi khả hiệu quả, cải thiện nhanh chóng các chứng ê mỏi, đau nhức xương khớp, sưng tấy hoặc bầm tím do chấn thương. Lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu được tăng cường khi người bệnh duy trì sử dụng thuốc đều đặn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 500ml rượu trắng, 15 hạt gấc và 230g vỏ quế. Thực hiện:
  • Rửa sạch lớp vỏ ngoài hạt gấc hoặc phơi khô.
  • Đập vỡ phần vỏ đen bên ngoài để lấy phần nhân bên trong của hạt gấc.
  • Lấy phần thân giã nhuyễn và trộn với vỏ quế.
  • Cho rượu trắng, hỗn hợp đã giã nhuyễn vào bình thủy tinh đã chuẩn bị.
  • Đặt bình thủy tinh ở nơi thoáng mát, khô ráo trong 10 ngày.
  • Sau 10 ngày ủ, dùng một lượng vừa đủ, có thể sử dụng lên vùng bị tổn thương như xoa bóp đầu gối.

5. Ngâm rượu với hành tây giảm nhức mỏi

Hành tây không chỉ là nguyên liệu được dùng để chế biến các loại món ăn, thức uống, hàng tây còn được sử dụng phổ biến trong bài thuốc ngâm rượu trị thần kinh tọa, đau nhức xương khớp.

Chuẩn bị nguyên liệu: 500ml rượu trắng, 3 củ hành tây, bình gốm sứ hoặc thủy tinh. Thực hiện:
  • Rửa sạch hành tây và để ráo.
  • Thái nhỏ hành tây và ngâm với rượu trắng.
  • Ngâm từ 10 đến 15 ngày là có thể dùng được.
  • Xoa bóp ở chân, ở cổ, vai, gáy hay lưng sẽ cải thiện rõ rệt nếu người bệnh duy trì sử dụng thường xuyên.

6. Bài thuốc ngâm rượu xoa bóp xương khớp với ngải cứu

Ngoài để chế biến món ăn, ngải cứu còn được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc ngâm rượu và thuốc đông y. Cách này kết hợp với nhiều thảo dược giúp đẩy nhanh hiệu quả thuyên giảm các cơn đau nhức.

Chuẩn bị nguyên liệu: bình ngâm rượu chuẩn, 1 lít rượu trắng, 6g ngải cứu, 12g mỗi vị khương đoạt – huyết giác – tuần giao – đương quy – độc hoạt và 10g mỗi vị nhục quế, hoa hồng. Thực hiện:
  • Rửa sạch nguyên liệu, cho tất cả vào bình ngâm cùng với rượu trắng.
  • Ủ trong 7 ngày là có thể dùng được.
  • Người bệnh dùng thuốc xoa vào các vùng bị tổn thương và phạm vi lân cận.

7. Ngâm rượu và chuối hột để trị đau nhức mỏi

Chuối hột gồm hoạt chất flavonoid anthocyanosid, coumarin, saponin và tanin, chúng có khả năng kiểm soát viêm, đau nhức khớp xương, cột sống và tê mỏi. Ngoài ra, chuối hột còn hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, lưu thông mạch máu hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: 300g chuối hột, 1 lít rượu trắng.

Thực hiện:
  • Chuối rượu sạch, thái thành lát rồi phơi khô.
  • Cho chuối và rượu vào bình thủy tinh, ngâm trong 1 tháng.
  • Thuốc sau khi ngâm 1 tháng đã có khả năng điều trị bệnh, bạn đọc dùng một lượng vừa đủ thoa vào vùng tổn thương và các vùng xung quanh.

Lưu ý khi dùng bài thuốc xoa bóp gia truyền với rượu:

  1. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh và giảm các phản ứng không mong muốn, người bệnh khi áp dụng cách ngâm rượu xoa bóp xương khớp cần lưu ý một số điều sau:
  2. Không dùng thuốc ở các vết thương hở.
  3. Chỉ lấy một lượng vừa đủ khi xoa bóp để tránh gây bỏng hoặc kích ứng da, đặc biệt đối với da nhạy cảm.
  4. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để tình trạng bệnh thuyên giảm tối ưu nhất.
  5. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc với thai phụ, phụ nữ đang cho con bú hoặc bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị bệnh lý khác.
  6. Thực tế các bài thuốc ngâm rượu xoa bóp xương khớp có hiệu quả chậm hơn thuốc tây y, vì vậy người bệnh tránh nôn nóng, lạm dụng sử dụng quá nhiều.
  7. Cách điều trị này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể điều trị dứt điểm căn nguyên của căn bệnh cũng như không được dùng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
  8. Nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân phát hiện tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng, lập tức ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được điều trị kịp thời.
  9. Kết hợp với thói quen ăn uống, tránh dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, có chứa kích thích để tăng cường sức khỏe.
  10. Thường xuyên vận động thể thao, các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga, thiền,…. để các xương khớp linh hoạt, giảm được các cơn đau nhức.
Những bài thuốc ngâm rượu xoa bóp trên giúp cải thiện, thuyên giảm các cơn đau nhức xương khớp, lưng, đau cổ, vai gáy,…. Để tăng hiệu quả điều trị thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng lựa chọn bài thuốc cho mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rượu xoa bóp chỉ phù hợp sử dụng cho các vấn đề nhẹ và không nghiêm trọng. Đối với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn hoặc không thể giải quyết bằng rượu xoa bóp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán đúng cách.

Tagged under:

Tự làm Sirô kháng sinh tự nhiên theo phương pháp Y học cổ truyền tại nhà

Những vị cây cỏ, thảo dược, vừa là rau ăn, vừa là thuốc quý. Đó chính là sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, mà ta thường bỏ quên, coi thường chúng.

Không phải tự nhiên, mà các cụ ta, thường có thói quen ăn kèm các loại rau thơm trong bữa ăn. Gọi rau thơm vì mùi thơm đặc trung của chúng, nhưng chuẩn hơn, nên gọi là “rau thông minh”. Bởi các loại rau đó thường chính là các vị kháng sinh tự nhiên, giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Mở rộng ra, nếu biết cách phối hợp, các vị rau thơm này chính là “kháng sinh tự nhiên” của người Việt. Hôm nay tôi xin chia sẻ cách làm như sau

• Nguyên liệu

 Rau Tía tô: vị cay, tính ấm, vào kinh phế tỳ, giúp chữa cảm, ra mồ hôi, giảm đau, ngộ độc.

Rau Kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế can, giúp cầm máu, giảm dị ứng, an thần, chữa cảm trúng gió.

Rau Húng quế: vị cay, tính nóng, giúp sát trùng, giảm ho, long đờm nhất là viêm phế quản.

Rau Húng chanh, Húng lủi (hoặc bạc hà càng tốt): vị the, tính mát, giúp sát trùng, đặc biệt hiệu quả với các vi khuẩn ở họng, giảm viêm họng.

Rau ngải cứu: Vị đắng cay, tính ấm, giúp kháng khuẩn, giảm ho, cầm máu, hóa đờm.

Củ sả: vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm.

Gừng: vị cay, tính ấm, sát khuẩn

Quất (hoặc chanh): vị chua ngọt, tính bình giúp giải độc, giảm ho, cầm máu. Đặc biệt vỏ vị cay giúp chữa cảm tốt.

Đường phèn (có mật ong tốt hơn): Giúp bài thuốc dễ uống và nên nấu cô đặc thành dạng si rô để có thế giữ lâu ngày phòng trường hợp bị cảm có thể dùng luôn.

Cách làm

  • Các vị rau thơm, lấy lượng bằng nhau, khoảng 100g, rửa sạch, thái nhỏ
  • Sả 3 củ, gừng 1 củ, rửa sạch, thái nhỏ
  • Quất 7 quả, thái nhỏ, bỏ hạt, để cả vỏ
  • Cho tất cả vào nồi, đun kèm 1 lít nước, cô đặc còn khoảng 200ml thì dùng
  • Thêm đường phèn hoặc mật ong vừa phải. 
  • Để nguội, bảo quản tủ lạnh, dùng trong khoảng 1 tuần.

Cách dùng

  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa 10ml, pha cùng nước ấm, uống trước ăn là tốt nhất.
  • Dùng để phòng bệnh, tăng cường đề kháng, bổ phổi, ấm thận, giảm ho vô cùng hiệu quả.
  • Nam dược trị nam nhân, đừng thấy các loại rau đơn giản mà xem thường. 

Chúc sức khoẻ tới tất cả chúng ta.

Tagged under:

Quy trình sản xuất cao dược liệu

Cao dược liệu là một loại dược phẩm được điều chế từ nhiều loại dược liệu có tác dụng điều trị bệnh và rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng. 

Để điều chế ra cao dược liệu thành phẩm, đóng gói và đưa ra thị trường phục vụ khách hàng cần trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết về cao dược liệu, các loại cao dược liệu được dùng phổ biến và quy trình sản xuất cao dược liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. 

Cao dược liệu là gì? 

Cao dược liệu là sản phẩm được sản xuất, điều chế nên từ nhiều loại thảo dược khác nhau theo phương pháp nấu thành nước, sau đó cô lại thành dạng sệt, đặc hoặc dạng khô tùy vào từng đơn vị sản xuất hoặc nhu cầu sử dụng của khách hàng.  

Để sử dụng cao dược liệu, người dùng cần phải pha với nước, ngâm hoặc sắc tùy vào loại. 

Phân loại cao dược liệu

Cao dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng và thường được có 3 loại: 

Cao lỏng: Loại cao này thể lỏng, tuy nhiên nhìn kỹ sẽ thấy hơi sệt tương tự như siro. Trong cả 3 loại thì cao lỏng là loại ít tốn thời gian điều chế nhất. 

Cao đặc: Là loại cao đã được cô lại và chỉ còn lại khoảng 15 – 20% lượng nước trong tổng thành phần. Khi sờ vào bằng tay, cao đặc không dính. So với cao lỏng, cao đặc dễ bảo quản hơn khá nhiều. 

Cao khô: Là loại cao chỉ còn lại 5% độ ẩm, thường ở dạng bột khô hoặc từng khối. Cao khô khá dễ bảo quản và khi sử dụng cần trải qua các công đoạn chế biến, không thể sử dụng trực tiếp. 


Quy trình sản xuất cao dược liệu dạng lỏng, dạng đặc tiêu chuẩn hiện nay

Quy trình sản xuất cao dược liệu gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi một công đoạn đều có vai trò rất quan trọng để điều chế ra các loại cao dược liệu tốt cho sức khỏe.

Các công đoạn nấu cao dược liệu: 

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu cao

Nguyên liệu sử dụng để nấu cao rất đa dạng. Tùy thuộc vào mục đích bào chế cao để làm gì, sử dụng cho đối tượng là ai mà nguyên liệu, thảo dược sẽ được lựa chọn, cân đo cẩn thận, phù hợp. 

Các nguyên liệu sử dụng để mẫu cao dược liệu phải là nguyên liệu tự nhiên, không bị hư hỏng hay có dấu hiệu hư hỏng, không chứa tạp chất có hại cho sức khỏe. Nguyên liệu sau khi được kiểm tra kỹ lường và đạt đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào các khâu tiếp theo để bào chế cao dược liệu. 

2. Sơ chế nguyên liệu

Nguyên liệu sau khi kiểm định và đảm bảo an toàn sẽ được đưa đi sơ chế, sau đó cân đo các thành phần thảo dược theo định lượng trong công thức. Sau khi chuẩn bị xong tất cả, nguyên liệu sẽ được đưa đi nấu cao. 

3. Nấu cao thành dạng lỏng

Cho nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng nguyên liệu (ngập trên nguyên liệu 5 – 10cm). 

Tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị được cho vào nồi lớn cùng với nước rồi đun sôi trong khoảng 6 tiếng (12 – 36 tiếng nếu bào chế cao làm từ động vật).

4. Lọc bỏ bã 

Sau công đoạn đun sôi là khâu loại bỏ toàn bộ phần cặn bã, chỉ giữ lại phần dung dịch nước cốt đã đun sôi trong nhiều giờ. Đây là phần sẽ sử dụng để làm ra cao dược liệu. 

5. Cô đặc cao

Phần nước dung dịch thu được sau khi đun sôi nguyên liệu trong nhiều giờ liền sẽ được đưa đi cô đặc bằng cách khuấy đều, liên tục phần dung dịch này ở mức nhiệt độ thấp. 

Tùy vào loại cao cần thu về là cao lỏng, cao đặc hay cao khô mà thời gian cô sẽ khác nhau. Thời gian cô càng lâu thì cao càng đặc, khô lại, độ ẩm càng thấp. 

6. Thêm phụ gia

Công đoạn này, cao dược liệu sẽ được cho thêm một số thành phần, nguyên liệu để giúp cho việc bảo quản cao dễ dàng và hạn chế tình trạng cao bị hư hỏng. 

Cao lỏng, cao thuốc thường chỉ để 2 – 3 ngày là sẽ bị mốc nên trong quá trình sản xuất cần cho thêm các chất dung môi như đường, mật ong, cồn acid benzoic 20% để bảo quản. 

Sau khi thêm phụ gia là quy trình sản xuất cao dược liệu đã hoàn tất, cao sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo để tiến hành đóng gói vào bao bì. 

7. Đóng gói cao dược liệu

Cao dược liệu sau khi hoàn thành sẽ được chuyển đến khu vực đóng gói để đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói dạng lỏng chuyên dụng, nhờ đó mà cao sẽ được bảo vệ an toàn bên trong bao bì. 

Việc đóng gói, bảo quản cao dược liệu cũng giúp cho việc bảo quản cao thuận tiện hơn, thời gian bảo quản dài hơn, đồng thời cũng tránh được những tác động của môi trường, các lực va chạm vật lý có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của cao trong quá trình vận chuyển.  


Tagged under:

Cách làm nước rửa chén bồ hòn tại nhà


Nước rửa chén công nghiệp chứa nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy bạn có thể tự làm cho mình nước rửa chén thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng sức khỏe bằng các nguyên liệu tự nhiên như bồ hòn.

Nước rửa chén hóa học độc hại ra sao?

Bạn có bao giờ chú ý tới gian bếp nhà mình đang sử dụng loại nước rửa chén nào không? Và bạn có bao giờ quan tâm tới thành phần trong đó? Và nếu bạn nói rằng, tôi chẳng bao giờ nấu ăn hay rửa chén cả. Vậy khi bạn ăn xong tô phở ven đường, thử ngó xem họ rửa cái bát bạn ăn bằng dung dịch gì nhé. Tôi cá là bạn sẽ bất ngờ hay đúng hơn là sẽ thấy khá shock.

Theo lý thuyết, trong mỗi sản phẩm hàm lượng hóa chất luôn được sử dụng với liều lượng được chấp nhận vì với một lượng nhỏ sẽ không có tác động xấu tới sức khỏe con người. Nhưng trên thực tế, hàng ngày chúng ta tiếp xúc không dưới 100 loại hóa chất khác nhau trong nước uống, thực phẩm, mỹ phẩm, không khí, thuốc  và hóa chất tấy rửa. 

Chúng đi và cơ thể, nằm lại trong máu và nội tạng và bệnh tật cũng từ đó mà phát sinh. Dị ứng, ung thư, suy gan, thận, suy giảm nhận thức…. và hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.

Nguy cơ từ việc sử dụng hóa chất tẩy rửa không nguồn gốc

Và câu chuyện còn nghiệm trọng hơn, một lần tôi mua nước rửa chén sinh học cho mẹ, nhưng về mẹ tôi chê đắt. Bà bảo, ngoài chợ có 10k một chai nước rửa chén 500ml. Tôi rất bàng hoàng về việc đó, chỉ riêng chai lọ tem nhãn vận chuyển tối thiểu cũng phải 5k rồi, chưa kể người bán phải có lời, vậy thử hỏi cái gì chứa trong cái chai kia. Vậy mà người mua xếp hàng nườm nượp.

Hậu quả như thế nào bạn và tôi hẳn đều rõ, nhưng điều quan trọng chính là giải pháp. Làm sao để an toàn nhưng lại tiết kiệm và vẫn mang lại hiệu quả? 

Qua tìm hiểu rất nhiều, tôi đã tìm ra một số công thức tối ưu đó là tự ủ nước rửa chén Bồ hòn cho gia đình. Và bài này chia sẻ với các bạn để cùng làm cho gia đình dùng.

Nước rửa chén bồ hòn là gì và cách làm tại nhà

Quả bồ hòn (Soapnuts/ Soapberries) còn gọi là quả xà phòng, là một loại quả chứa chất saponin có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch cực mạnh nhưng lại không gây kích ứng. Nhờ tác dụng trên từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng quả bồ hòn để giặt dũ và tắm rửa cũng như phục vụ các mục đích tẩy rửa hàng ngày.

Chỉ cần bóp nát hoặc đun sôi pha với nước là có thể sử dụng, nhưng cách làm này lại không thể bảo quản lâu dài và dễ gây mùi chua.

Với công trình nghiên cứu của bà Supocon trong 30 năm về GE, bồ hòn đã được sử dụng để ủ lên men tự nhiên cùng với nguyên liệu hữu cơ khác cho ra sản phẩm enzyme đa công dụng từ giặt đồ, rửa chén bát, làm nước rửa tay, tắm gội, xua đuổi côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật.

Dưới đây là cách hướng dẫn giúp bạn làm được loại nước rửa chén tại nhà.

Có hai hướng để làm là enzyme bồ hòn và IMO bồ hòn.

Enzym bồ hòn đơn giản là ngâm quả bồ hòn để lên men và sau đó dùng làm dung dịch tẩy rửa trong gia đình. Loại enzym này hoàn toàn từ tự nhiên, từ những nguyên liệu gần gũi xung quanh chúng ta. Vì lành tính và không hại môi trường nên được nhiều chị em "săn đón" dữ dội trên mạng xã hội.

IMO là tên viết tắt của Indigenous Microorganism (Vi sinh vật bản địa), sinh sống và phát triển hoàn toàn ngoài môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống. Các vi sinh vật này đang ngày đêm tham gia tích cực vào quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành CO2 và các chất khác cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, một số vi sinh vật còn biến đạm trong không khí thành đạm cho cây trồng hấp thu. IMO cũng để ứng dụng để lên men nhiều sản phẩm cung cấp cho đời sống trong đó có làm nước rửa chén.

Sự khác biệt giữa enzyme và IMO

☘ Ưu điểm của IMO bồ hòn so với enzyme bồ hòn:

Nhanh được sử dụng hơn (Ngâm enzym mất cả tháng, ngâm IMO chỉ mất 5 ngày)

Không có lớp con men vướng víu.

Sạch hơn, bọt nhiều hơn thấy rõ.

Dưới đây là một số công thức để bạn tham khảo:

 1. Công thức dễ làm dễ thành công

  • 1kg bồ hòn
  • 2kg nguyên liệu vỏ quả (dứa, cam, quýt, bưởi chanh, chuối chín). Quan trọng nhất là phải có vỏ dứa.
  • 5lít nước vo gạo (đổ từ từ khi vo gao mỗi ngày đủ số lít dừng lại)
  • 1kg đường vàng (đường nguyên chất không  qua tinh luyện tẩy trắng) hoặc nước mía, mật mía, đường bánh vàng đều được

Cách làm

  • Bồ hòn và vỏ quả rửa sạch.
  • Khuấy 5 lít nước lã với 1kg đường.
  • Bỏ bồ hòn và nguyên liệu vào sâm sấp nước.
  • Mỗi ngày chêm nước vo gạo vào đến khi đủ 10lít dừng. Đồng thời 1 tuần đầu đảo đều và mở nắp cho enzyme thở lần 15- 30 phút 1 lần.
  • Sau đó ngày mở nắp 15phút và đậy kín, không khuấy nữa.
  • Tầm 15 ngày bắt đầu xuất hiện men.
  • 30 ngày là xài được thành phẩm, tuy nhiên để nước được  trong và độ đậm đặc, nhiều xà phòng hơn và hết mùi chua nên để 3 tháng. 
  • Lấy xác lần 1 ngâm lại lần 2 hoặc 3.

2. Công thức Enzym bồ hòn

Công thức nguyên liệu ngâm 1 chum, thùng nhựa tầm 10-15 lít.
  • 1-1,5kg bồ hòn tách hạt, nếu bồ hòn có hạt thì lượng gấp đôi lên.
  • 1kg đường đỏ hoặc 2 lít nước mía
  • 2kg vỏ quả dứa hoặc 2 quả dứa
  • 2 quả chuối tiêu chín nẫu
  • 3-5 củ xả
  • Thêm 1-2 thanh quế

3. Công thức enzyme bồ kết

Công thức nguyên liệu ngâm 1 chum tầm 10-15 lít

  • 1-1,5kg bồ kết
  • 1kg đường đỏ hoặc 2 lít nước mía
  • 2-3 vỏ quả bưởi
  • 10-15 quả chanh (có thể cho hơn)
  • 10-15 củ xả
  • Thêm 1-2 thanh quế
  • Có thể cho thêm lá hương nhu, cỏ mầm trầu hoặc hoa lan, hoa nhài,...

Cách làm

  • Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu. Hòa tan đường vào 10l nước.
  • Bước 2: Cho từng nguyên liệu vào, đầu tiên là bồ hòn, dứa, chanh, chuối (bóc vỏ), xả, quế,...
  • Nếu là bồ kết trước khi cho vào làm phải sao thơm.
  • Tuần đầu đảo liên tục ngày 1 lần đảo, mục đích bồ hòn đc ngập nước. Khi bắt đầu thấy con men xuất hiện dừng việc đảo lại. Đậy nắp hờ hoặc lấy vải mỏng đậy lên tránh các con vật lạ đậu vô. Sau 1 tháng đậy kín nắp thùng.
  • Sau 3 tuần là bắt đầu có thể sử dụng được thành quả. Tuy nhiên nếu để tầm 3 tháng thì con men enzym sẽ kết dày lại và nước enzym sẽ rất trong và đặc. 
  • Ngâm lần 2: chắt nước vào lọ dùng dần. vớt bồ hòn ra bỏ phế phẩm củ đi cho phế phẩm mới vô làm như lần 1 (lần 2 nước loãng hơn).

4. Công thức IMO

Thực hiện:
  • 10-15 lít nước
  • 1 ký bồ hòn đã tách hạt (bỏ hết vào túi lưới cho gọn)
  • 1 ký đường nâu
  • 5 gói men tiêu hóa
  • 3 cục cơm rượu (hoặc men rượu)
  • 3 hộp sữa chua
  • 1kg trái cây hoặc vỏ trái cây tốt nhất là vỏ dứa, chanh tươi...(có thì hiệu quả hơn, không có không sao)
  • Rửa sạch cho hết vào thùng.
  • Để ý chừa 10cm không khí trong bình.
  • Khuấy đều mỗi ngày 1 lần. 5 ngày là dùng được. Để 1 tháng xài đẹp luôn. 
  • Đậy thoáng nhưng đừng để các con vật tiếp cận. 

Cứ chiết ra 1 ca để dùng thì mình châm thêm 1 ca nước vào thùng IMO bồ hòn. Như vậy không hao hụt mà vẫn đậm đặc. 

5. Cách làm nước rửa chén, gội đầu theo kiểu lười

Cách làm: 
  • 1kg nước
  • 300gr: vỏ chanh, bưởi, bồ hòn, bồ kết, cứt lợn, mần trầu, lá khế chua, dâm bụt.... túm lại vườn có lá gì thì bỏ vào lá đấy!
  • 100gr đường nâu hoặc rỉ mật
Tỉ lệ chuẩn: 1lít nước, 3 lạng nguyên liệu, 1 lạng đường
Trộn theo tỷ lệ này 1 tuần là dùng được. Không cần đun nấu tốn gas tốn điện.

Nước gội đầu để tạo độ sánh và bọt thì xay thêm lá và hoa dâm bụt, ép thêm vài quả nhàu chín, tha hồ sánh và bọt!
Dùng thùng nhựa có nắp thôi, đậy kín quá nó bay mất nắp!
Đậy kín nắp thì trong 10 ngày đầu phải xả bớt khí do lên men mạnh! Sau đó khi thấy bình căng thì phải xả khí.
Phải ủ kín thì mới thành enzyme, vi sinh vật hiếm khí! Nếu ủ hở thì vi sv hiếu khí sẽ lấn át
Đóng chai cất tủ lạnh để khỏi bị chua ạ, cả nhà tắm gội đủ 1 tuần.
Nếu ủ 90 ngày trở lên thì có thể để 3 năm rồi vẫn không hư.
Chị mix thêm lá ổi, bàng, nha đam, khế, mần trầu, cây cứt lợn. Kiên trì cách 1 ngày gội 1 lần chị nhé.

6. Thêm 1 công thức lên men bồ hoàn khác cho các bạn tham khảo

Nguyên liệu:
- Bồ hòn: 2kg
- Chanh: 2kg (chanh mình xin ở chợ: chanh hư, chanh dạt, khỏi tốn tiền ☺️☺️)
- Vỏ thơm: 2kg (cũng đi xin ở chợ, cũng khỏi tốn tiền)
- IMO4: 5-7lít

Cách làm:
- Tất cả 3 nguyên liệu (bồ hòn, chanh, vỏ thơm): nấu sôi, để nguội (nấu riêng từng loại)
- Sau khi nguội dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn và đổ chung tất cả vào thùng, quậy đều.
- Cuối cùng đổ IMO4 vào quậy đều thêm lần nữa. Đậy nắp khoảng 5 ngày là a lê hấp… sử dụng thôi (nhớ mở nắp và quậy đều 3lần/ ngày nữa)
Và cứ chiết ra sử dụng, sau mỗi lần chiết thì lại thêm nước và đường vào, thì từ vơi lại đầy.
Ngâm được 4 tháng và cứ thế mà sử dụng, khi nào bớt mùi chanh thì lại thêm chanh vào hay mùi nào bạn muốn.



Sử dụng nước rửa chén bồ hòn như thế nào

  • Lọc lấy phần nước trong và rửa chén bát như thường, để hiệu quả hơn thì có thể sử dụng với nước ấm và xốp tạo bọt. 
  • Đối với giặt quần áo thì pha 100-200ml với nước, ngâm quần áo 15 phút trước khi giặt (đối với 7kg quần áo). Nếu muốn giặt đồ trắng thì nên sử dụng cùng với baking soda.
  • Có thể pha loãng tùy mục đích sử dụng đối với lau nhà, tẩy rửa bồn cầu và các vật dụng khác.

Những lưu ý khi làm

Mathew Nguyen người bỏ công sức 30 năm để nghiên cứu và hoàn thiện công thức để làm GE là Tiến sĩ Rosukon Poompanvong, người Thái Lan. Và công thức chuẩn của bà đưa ra để mọi người đều có thể làm và làm thành công các loại Enzym là: 1 phần đường+ 3 phần nguyên liệu+10 phần là nước. Tất cả được ủ kín trong 90 ngày. Và phương pháp(pp) lên men này là một pp lên men bằng kích hoạt enzym và không vi sinh.




Tagged under:

Cách phân biệt mật ong rừng thật


Có nhiều cách bạn có thể sử dụng để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản và hiệu quả:

Cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi

Mùi Hương: Mật ong rừng thường có mùi thơm tự nhiên và phức tạp hơn so với mật ong nuôi.

Thay Đổi Màu Sắc: Quan sát sự thay đổi màu sắc của mật ong. Mật ong rừng có thể có màu sắc đặc trưng phụ thuộc vào nguồn hoa mà ong lấy mật.

Pha Nước Ấm: Pha một ít mật ong vào nước ấm. Mật ong rừng thường sẽ tỏa ra mùi thơm thanh ngọt hơn khi pha nước ấm.

Quan Sát Bề Mặt: Mật ong rừng có thể có bề mặt độc đáo, có những hạt mịn hoặc tinh thể tự nhiên.

Sự Tạo Bọt: Đặt một chút mật ong vào nước ấm và khuấy đều. Mật ong rừng thường tạo bọt ít hơn so với mật ong nuôi.

Giá Trị Thị Trường: Mật ong rừng thường có giá cao hơn do quá trình sản xuất khó khăn và nguy hiểm hơn.

Có thể làm giả mật ong rừng không?

Có, hiện có thông tin về việc làm giả mật ong rừng bằng cách sử dụng các phương tiện như đường cát, nước, và phụ gia tạo mùi, tạo màu. Một số đối tượng đã sử dụng đường cát và phụ gia để tạo mật ong giả, sau đó bán trên thị trường với nhãn mác "Mật ong rừng nguyên chất". Các phương pháp này không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Cách phân biệt mật ong rừng thật và giả

Quan sát Bề Mặt: Mật ong rừng thật thường có bề mặt không hoàn toàn trong suốt, có thể xuất hiện các tinh thể hoặc bọt nhẹ.

Kiểm Tra Nhiệt Độ: Cho mật ong vào tủ lạnh, nếu đông cứng thì có thể là mật ong giả, vì mật ong rừng thật thường đông ở nhiệt độ thấp hơn.

Sử Dụng Nước Ấm: Cho một ít mật ong vào nước ấm và khuấy đều. Mật ong thật thường tan hoàn toàn trong nước ấm, trong khi mật ong giả có thể tạo thành bọt.

Kiểm Tra Mùi Hương và Vị: Mật ong rừng thật thường có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh, không gắt như vị đường.

Tagged under:

Cách làm siro trị ho từ 13 loại thảo dược


Tự làm kháng sinh cho trẻ em dựa trên công thức 13 vị thảo dược và giảm bớt các vị cay: như ớt, bột ớt và thêm mật ong. Có thể dùng cho cả nhà để phòng và trị bệnh cảm cúm.

Sau đây mình sẽ chia sẻ công thức làm kháng sinh tự nhiên (KSTN) cho người lớn, còn trẻ em các bạn cứ tự giảm đi một nửa nhé. Nếu trong các thành phần mà mình thiếu thành phần nào thì không sao cứ làm thôi nhé.

Chuẩn bị các nguyên liệu

1. Giấm táo: 4 lít

2. Tỏi: 400gr

3. Hàng tây: 2 củ to

4. Gừng: 400gr

5. Nghệ: 400gr

6. Ớt đỏ: 15 quả

7. Củ cải trắng: 1 củ to

8. Hạt tiêu xay nhỏ: 8 thìa ( loại 10 ml)

9. Cân tây: 2 cọng to

10. Riềng: 300 gr

11. ỚT cayenne peppers: 2 thìa loại 15 ml ( cái này mình hay mau của công ty Viethealthy)

12. Hành tím ta: 300 gr

13. Mật ong: 150 ml

Sau này mình mình học được bổ sung thêm cả bột Quế, trà thải độc từ các loại thảo mộc nữa, thì sirô sẽ cho mùi thơm ngon hơn.

Đây là công thức chung và chủ yếu thì có tám lại ở trên phải có đầy đủ, còn những thành phần ở dưới có đầy đủ thì càng tốt nhé.

Cách làm siro ho 

Cần bình, vại đựng khoảng 10 lit. Dùng bình thủy tinh thì tốt nhất.

Các nguyên liệu cắt nhỏ sau đó bỏ giấm táo vào, đảo đều và đậy nắp, để nơi thoáng mát. Trong vòng 2- 4 tuần sẽ được. Mình thì thường 1-2 tuần đã có thể dùng được vì mình bỏ tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn nên nhanh được dùng hơn.

Liều lượng dung: người lớn nếu dùng để phòng bệnh thì nên dùng mỗi lần 10-15 ml, trị bệnh thì gấp đôi liều và một ngày có thể dùng từ 3-5 lần. Với trẻ em nhỏ thì chỉ 5 ml pha thật loãng, mình thì hay trộn với sữa, hoặc mật ong cho uống. Bé lớn 13 tuổi thì mình cho bé dùng bằng liều của người lớn. Mọi người có thể tăng giảm tùy theo mức độ bệnh hoặc mức mình có thể uống được nhé.

Giải thích công dụng của các thành phần

Tại sao mà món kháng sinh tự nhiên có thể được gia đình mình lựa chon thay thế thuốc tây trong 4 năm qua để tăng sức đề kháng và trị các bệnh cảm cúm, ho, … nói chung các bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra.

- Tỏi có tính diệt khuẩn và diệt nấm rất mạnh. Nhưng nó không như các các loại kháng sinh tây Y là diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi. Còn tỏi không những không diệt vi khuẩn có lợi mà còn kích thích nó phát triển.

- Hành cũng có tác dụng tương tự nhưng không mạnh bằng, và khi kết hợp thì có tác dụng hiệp đồng.

- Củ cải rất có ích cho đường hô hấp và phổi. Nó kích thích mở rộng đường thở, tăng cường lưu thông khí tại đây.

- Gừng là loại thảo dược có tác dụng chống sưng, chông viêm nhiễm rất mạnh, đồng thời kích thích sự lưu thông máu.

- Ớt cay: Là loại thảo dược tốt nhất giúp lưu thông thông trong cơ thể. Vì vậy nó giúp đem các thảo dược đến nới cần diệt vi rút, vi khuẩn.

Tóm lại các thảo dược đã rất tốt, khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra kết quả hiệp đồng gấp bội để trị bệnh. Và nhất là trong thời điểm lúc chuyển mùa, nhà mình luôn luôn uống hàng ngày để phòng trị bệnh.


Tagged under:

Cách làm mật ong lên men gừng

Gừng lên men mật ong lên men kết hợp hai thành phần này để tạo ra một sản phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Dưới đây là một số tác dụng chính của mật ong lên men gừng:

Tăng cường hệ miễn dịch: Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa và có tác dụng chống vi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Chống viêm và đau: Gừng có khả năng giảm viêm và đau. Khi kết hợp với mật ong, có thể tăng cường khả năng chống viêm và giảm đau.

Hỗ trợ tiêu hóa: Mật ong và gừng đều có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Gừng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Trong khi mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống vi khuẩn, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.

Giảm căng thẳng và căng thẳng: Mật ong có tác dụng làm dịu và giảm căng thẳng. Kết hợp với gừng, nó có thể tạo ra một sản phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng.

Hỗ trợ giảm cảm lạnh và cảm mạo: Gừng có khả năng kích thích sự tiết dịch nhầy, giúp giảm triệu chứng của cảm lạnh và cảm mạo. Mật ong cũng có tác dụng làm dịu họng và giảm đau.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể giúp kiểm soát đường huyết, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cải thiện trạng thái tinh thần: Hương vị đặc trưng của gừng cùng với độ ngọt của mật ong có thể góp phần làm tăng cường tinh thần và giảm mệt mỏi.

Tại sao cần sử dụng mật ong lên men gừng?

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng: Thông qua quá trình lên men, thu được thực phẩm có chất xơ được cải thiện ở khía cạnh tiêu thụ chất xơ. Sau khi phát hiện ra rằng đậu nành thông qua quá trình lên men có sự phân giải protein là peptide và axit amin, và sự phân tách chất béo trở thành các axit hữu cơ khác nhau, sự phân hủy của carbohydrate và vitamin tổng hợp, v.v.; Giàu chất dinh dưỡng mới, chất hương vị và hoạt chất sinh học (Zhang Jianhua. Dinh dưỡng sức khỏe Người quan sát mới, 2006.2).

Để gừng chế biến thông qua quá trình lên men có thể làm cho thành phần (như tinh bột, xenlulo, protein và đường) phức tạp trong gừng dưới tác dụng của vi sinh vật, phân hủy thành vật liệu đơn giản (axit hữu cơ, axit amin, rượu, loại axit nucleic, chất hoạt hóa sinh học, v.v.). Từ đó có thể cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và đồng hóa dinh dưỡng có trong gừng, giúp mùi vị ngon hơn.

Sáng chế sử dụng vi sinh vật để lên men tạo ra các thành phần phức tạp như tinh bột, xenlulo, protein và đường trong gừng dưới tác dụng của vi sinh vật phân hủy thành các chất đơn giản như axit hữu cơ, axit amin, rượu, chất hoạt hóa sinh học.

Có thể cải thiện cơ thể con người để tiêu hóa và đồng hóa dinh dưỡng trong gừng, cải thiện độ ngon miệng của nó.

Gừng sau khi lên men, vị hăng loãng đi, hương thơm đặc lại, màu sắc trở thành màu vàng đậm.

Cách thực hiện mật ong lên men gừng

Làm gừng lên men mật ong là một cách khác biệt và thơm ngon. Dưới đây là cách bạn có thể thực hiện:

Nguyên liệu:

  • Gừng khô: 30g
  • Mật ong lên men: 500 ml

-------------------------------

Cách làm mật ong lên men tại đây.

Cách làm gừng sấy lạnh:  Gừng nên được chọn sạch và không bị hỏng. Rửa gừng và cắt thành những lát mỏng hoặc sợi nhỏ tùy vào sở thích. Đem phơi khô hoặc sấy lạnh để giữ được các chất trong gừng.

---------------------------------

Lên men

  • Cho gừng vào một hũ sạch.
  • Rót mật ong lên men lên trên gừng, đảm bảo mật ong lên men phủ đều lên gừng.
  • Trộn đều: Nhẹ nhàng trộn gừng và mật ong với nhau để đảm bảo mật ong được phân phối đều lên gừng.
  • Đậy kín và lên men: Đậy kín hũ và để nó ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1-2 ngày để gừng bắt đầu lên men và hấp thụ hương vị của mật ong.
  • Kiểm tra và bảo quản: Sau khi gừng đã lên men đủ theo sở thích, bạn có thể kiểm tra hương vị và nếu đã đạt được độ chua và ngọt mong muốn, bạn có thể đặt nó trong tủ lạnh để giữ hương vị và chua lâu dài.
Lưu ý:

  • Đảm bảo rằng tất cả các công cụ và bát sử dụng đều sạch sẽ để tránh vi khuẩn không mong muốn.
  • Thử nghiệm và điều chỉnh tỉ lệ mật ong để đáp ứng khẩu vị cá nhân của bạn.
  • Nếu muốn, bạn cũng có thể thêm vào một số gia vị như vani hoặc lá chanh để tăng thêm hương vị.

Cách dùng gừng lên men

Gừng lên men với mật ong lên men có thể được sử dụng như một loại gia vị hoặc thực phẩm bổ sung trong nhiều món ăn và đồ uống. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng gừng lên men:

1 . Hòa vào nước ấm:
Hòa một thìa canh gừng lên men mật ong vào một cốc nước ấm để tạo ra một đồ uống giải nhiệt và tăng cường sức khỏe. Bạn cũng có thể thêm một lát chanh hoặc một thìa cà phê mật ong để làm tăng hương vị.
2. Dùng trực tiếp:
Ăn gừng lên men mật ong trực tiếp như một loại thực phẩm bổ sung. Bạn có thể thưởng thức một số lượng nhỏ hàng ngày để hưởng lợi ích cho sức khỏe.
3. Thêm vào salad:
Thêm gừng lên men mật ong vào các loại salad để tăng thêm hương vị và giảm chút chua của salad.
4. Sử dụng trong nấu ăn:
Sử dụng gừng lên men mật ong như một gia vị khi nấu ăn. Bạn có thể thêm vào các món xào, hấp, nướng, hoặc tráng miệng để tạo thêm hương vị.
5. Làm nước giải khát:
Thêm một thìa canh gừng lên men mật ong vào nước trái cây hoặc nước ép để tạo nên một loại nước giải khát ngon và có lợi cho sức khỏe.
6. Chế biến thành dressing:
Tạo ra một loại sốt salad hoặc dressing bằng cách trộn gừng lên men mật ong với dầu olive và một chút giấm.
7. Thêm vào trà:
Cho một thìa canh gừng lên men mật ong vào trà nóng hoặc trà lạnh để tăng thêm hương vị và cảm giác sảng khoái.



Nhớ kiểm tra và điều chỉnh lượng sử dụng theo khẩu vị cá nhân của bạn. Một số người có thể muốn bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần để xem cơ thể phản ứng như thế nào.

Nếu anh chị không có thời gian để làm thì có thể ủng hộ sản phẩm Nguyễn Phượng làm ở đây ạ:


ĐI ĐẾN NƠI BÁN

Cảm ơn anh chị đã đọc bài. Chúc anh chị thành công với sản phẩm của mình.