Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Tagged under:

LỢI KHUẨN LACTOBACILUS ACIDOPHILUS


  •  Mật độ ≥ 3*10^9 và 3*10^10 cfu/g
  • Bảo quản ở nhiệt độ ≤ 25 độ C
  • Hạn dùng 12 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Tìm thống trong đường tiêu hóa của người, động vật, miệng và âm đạo
  • Thường dùng trong sản xuất sữa chua

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

  • Có khả năng sống 2 ngày trong dịch vị, 5 ngày trong dịch mật tinh khiết, 8 ngày trong dịch tràng
  • Sản xuất lactic acid và các chất diệt khuẩn như lactocidin
  • Tổng hợp vitamin
  • Chịu được 40 loại kháng sinh
  • Có thể tồn tại trong ruột non, có khả năng kháng muối mật, sinh trưởng ở pH thấp và sinh ra các enzyme tiêu hóa, kháng được các vi sinh vật gây bệnh 

CÔNG DỤNG

Thêm chú thích



  • Là vi khuẩn được sử dụng phổ biến nhất trong các chế phẩm probiotics
  • Sản xuất lactic acid và các chất diệt khuẩn, ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, sinh ra các enzyme tiêu hóa
  • Có thể tổng hợp các vitamin, chịu được 40 loại kháng sinh, giả tác dụng phụ của việc sử dụng kháng sinh nhiều
  • Giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh


Tagged under:

Lợi Khuẩn Bacillus clausii

Cơ chế tác dụng của lợi khuẩn Bacillus clausii

 Bacillus clausii là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử và bền vững trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, vì thế sẽ đi qua dạ dày một cách an toàn, tới ruột nảy mầm thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa ngay cả khi có mặt các kháng sinh như  Ampicillin, Cephalosporin, Erythromycin, Lincomycin và Chloramphenicol ... 

Việc uống đủ một lượng nhất định bào tử sống sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Bacillus clausii là vi khuẩn tuyệt đối an toàn nên sẽ không sản sinh bất cứ độc tố hay chất nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.


Những tác dụng tích cực của bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii

Bacillus clausii là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử. Cấu trúc bào tử với lõi là nhiễm sắc thể ở trạng thái bị lèn chặt và bất hoạt. Các lớp vỏ xung quanh lõi tính từ trong ra ngoài cùng, bao gồm lớp cortex chứa nhiều peptidoglycan, tiếp đến là các lớp vỏ có chứa các loại protein khác nhau.


Vì thế, bào tử Bacillus clausii có thể sống sót khi di chuyển qua môi trường pH acid của dịch vị dạ dày – nơi phần lớn các vi khuẩn ở dạng vi khuẩn thường sẽ bị tiêu diệt. Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin… nên chúng ta có thể dùng men vi sinh chứa bào tử Bacillus clausii để lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngay cả trong trường hợp đang sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, bào tử Bacillus clausii không chỉ an toàn, không gây tác dụng phụ mà còn sản xuất ra các enzyme tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Trước các đặc tính này, bào tử Bacillus clausii được ví như dũng sĩ ngủ đông, bền vững trong các điều kiện “khắc nghiệt”.

Điều đặc biệt, sau khi xuống ruột non, bào tử sẽ hồi sinh và chỉ trong chốc lát các lớp vỏ sẽ bị phá vỡ, tiếp tục phát triển thành vi khuẩn trưởng thành. Lúc này, cùng với các nhóm vi khuẩn có lợi khác giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại phát triển, cải thiện hệ thống tiêu hoá từ đó giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh, đồng thời sản sinh ra các men tiêu hóa như Amylase và Protease. Vì vậy, Bacillus clausii thường được dùng làm thực phẩm chức năng để bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhờ đó giúp phòng ngừa và phối hợp điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em, đặc biệt là sau khi dùng kháng sinh kéo dài.

Nguồn: http://www.vids.vn/san-pham-4/bacillus-clausii-1


Tagged under:

Lợi Khuẩn Bacillus subtilis


Bacillus subtilis là loại vi khuẩn có sức sống cao, có khả năng đối kháng với các loại vi sinh vật khác để phục hồi thế cân bằng sinh thái của hệ vi khuẩn đường ruột. Tác dụng của thuốc trên cơ sở những đặc tính của chủng vi khuẩn này.


CƠ CHẾ TÁC DỤNG

 


  • Bacillus subtilis có vai trò lớn trong việc giữ ổn định thế quân bình vi khuẩn đường ruột bằng cơ chế cạnh tranh sinh tồn, và khả năng gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột, do tác dụng bởi những sản phẩm tiết của nó.
  •  Bacillus subtilis có hệ thống enzyme tương đối hoàn chỉnh, các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, protid, enzyme cenlulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, ezyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số loại vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.

CÔNG DỤNG

  • Một trong những loại vi khuẩn an toàn và hiệu quả nhất để sử dụng trong ngành công nghệ sinh học
  • Có khả năng sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Protease, Amylase, Cellulose ... giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng
  • Có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấm gây bệnh như: Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A, B, C, R), Bacillopectin, Mycobacillin, Sublitin (A, B, C), Prolimicin ... Nhờ các kháng sinh này mà B. sublitis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và người ta đã ứng dụng chúng để tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột
  •  Có khả năng đồng hóa một số vitamin như B2 (Riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể động thực vật, có mặt trong tất cả các tế bào, tham gia vào các quá trình dinh dưỡng và hô hấp của sinh vật 
  • Đã được các nhà khoa học của Trường Đại học Hoàng gia Holloway London, Anh Quốc chứng minh là rất an toàn và không hề có tác dụng phụ với liều uống lên đến 1 x 1011 cfu/ngày (Hong và đồng sự, 2008).   
  • Bacillus subtilis tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy khi uống vào dạ dày nó không bị acid cũng như các enzym tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.
Nguồn: http://www.vids.vn/san-pham-4/bacillus-subtilis                             
Tagged under:

Các Lợi Khuẩn Đường Ruột



1. Khuẩn Bifidobacterium 

Vi khuẩn bifidus hay Bifidobacterium là một chi vi khuẩn Gram dương, không di động, thường kị khí phân nhánh. Chúng có mặt ở mọi nơi, nội cộng sinh trong đường tiêu hóa, âm đạo và trong miệng (B. dentium) của các loài động vật có vú và các loài động vật khác. Vi khuẩn bifidus là một trong các chi chủ yếu của vi khuẩn tạo nên hệ thực vật ruột kết ở động vật có vú. Một số vi khuẩn bifidus được sử dụng làm chế phẩm sinh học.

Trước những năm 1960, các loài Bifidobacterium được gọi chung là "Lactobacillus bifidus".



Bifidobacterium là tên của một chi gồm các vi khuẩn
  • Có dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Thuộc dạng kị khí
  • Không sinh bào tử.
  • Do không có tiên mao nên bất động, ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 31 C – 40 C.
  • Lên men lactic dị hình, sản phẩm chính là acid acetic và acid lactic, không sinh CO2.

Các loài

  • Bifidobacterium difidum
  • Bifidobacterium breve
  • Bifidobacterium infantis
  • Bifidobacterium longum

2. Khuẩn Lactobacillus

Đặc điểm

Lactobacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn

  • Có dạng hình que (trực khuẩn) hay hình cầu. Xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi.
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Không sinh bào tử.
  • Thuộc dạng hiếu khí hay kị khí, ưa acid
  • Môi trường sống chủ yếu trên chất nền chứa carbohydrate (lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng).

Các loài

Lactobacillus Bifidobacterium là những vi khuẩn Gram dương, tạo acid lactic, tạo thành một phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động vật. Những vi khuẩn "thân thiện" này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự kháng lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh.

3. Khuẩn Bacillus

Đặc điểm

Bacillus là tên của một chi thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes gồm rất nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại

  • Có dạng hình que (trực khuẩn)
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Thuộc dạng hiếu khí.
  • Có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài.

Các loài


Nơi có thể mua các chủng vi sinh: 

Tagged under: ,

Kiểm Nghiệm Mật Ong Ở Đâu?


1. Tại sao phải kiểm nghiệm mật ong

Kiểm nghiệm mật ong là công việc bắt buộc cần phải làm của một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa, tiến hành thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, hay công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Kiểm nghiệm mật ong là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm, giúp nhà nước quản lý nguồn hàng trên thị trường cũng như giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng mật ong và các sản phẩm từ mật ong.

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong theo quy chuẩn hiện hành

Hiện nay, toàn bộ các quy định, tiêu chuẩn về kiểm nghiệm mật ong đều dựa vào TCVN 5267-2:2008 và TCVN 5267:1990  là hai trong những tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về mật ong liên quan đến kiểm tra chất lượng mật ong

2.1 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu cảm quan:

Mật ong được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên loại hoa mà ong lấy mật. Khi xét tới chỉ số cảm quan của mật người ta thường đánh giá qua 3 yếu tố là: Màu sắc, mùi vị, trạng thái. Theo đó:

Phân loại

(Dựa vào loại hoa mà ong lấy mật)

Chỉ tiêu màu sắc

Chỉ tiêu Mùi vị

Chỉ tiêu trạng thái

Mật ong hỗn hợp

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên màu sắc từ vàng nhẹ đến vàng sẫm

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên vị từ ngọt nhẹ tới khé

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa cao su

Từ vàng sáng đến vàng nâu

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa rừng

Từ vàng đến sẫm nâu

Vị thơm hắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa café hoặc hoa chôm chôm

Từ vàng sáng đến vàng sẫm

Vị ngọt sắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa vãi hoặc nhãn

Từ vàng đến vàng nâu

Vị hoa vải, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa sú vẹt

Vàng sảnh đến vàng chanh

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa tràm

Vàng đậm đến nâu

Vị ngọt nhẹ

Lỏng sánh nhưng không trong

Hoa cỏ lào

Vàng nhạt đến vàng sậm

Vị thơm sắc

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng xốp

Hoa bạc hà

Màu vàng chanh đặc trưng

Hoa bạc hà, ngọt khé

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng mỡ

Hoa chôm chôm

Vàng nhạt đến sẫm màu

Vị ngọt khé

Lỏng-sánh, trong

Hoa táo

Vàng tới nâu sẫm

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa bạch đàn

Màu nâu đỏ đặc trưng

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa vải

Màu vàng chanh

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa nhãn

Màu vàng nhạt

Vị ngọt sắc

Lỏng-sánh, trong

Chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong

2.2 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu hóa lý:

Các chỉ tiêu hóa lý liên quan tới đánh giá chất lượng của mật ong dựa trên các chỉ tiêu sau:

  • Độ ẩm sản phẩm mật ong từ 20-23%
  • Hàm lượng nước tối đa chiếm 21-23% khối lượng mật
  • Hàm lượng đường khử tự do tối thiểu chiếm 65-70% khối lượng
  • Đường Sacaroza chiếm không quá 5% khối lượng
  • Độ axit trong mật ong  không quá 5
  • Độ NaOH 1N/kg không quá 5
  • Chỉ số diataza tối thiểu từ 7 tới 8 (đơn vị Gote)
  • Hàm lượng HMF tối đa từ 20 tới 40 (mg/kg)
  • Lượng chất rắn không tan trong nước tối đa 0.1% khối lượng

Ngoài ra, thành phần hóa lý của mật ong bao gồm hai loại đường chính là fructoza và glucoza cùng với các loại axit hữu cơ, các loại enzyme và các hạt rắn trong quá trình thu gom mật và mật ong khi được kiểm nghiệm không được phép pha trộn bất cứ chất nào, hương vị, mùi thơm không được có mùi lạ, mùi hư hỏng hấp thụ từ bên ngoài. Mật ong không được lên men hoặc bị sủi bọt. Phải tinh khiết không chứa phấn hoa hoặc các thành phần lạ trong quá trình thu gom mật.

2.3 Kiểm nghiệm mật ong – các chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh:

Dưới đây là 8 chỉ tiêu vi sinh phổ biến khi kiểm nghiệm mật ong thường áp dụng là:

STT

Tến chỉ tiêu

1

TPC

2

Coliforms

3

E.coli

4

S.aureus

5

Cl.perfringens

6

Salmonella

7

V.parahaemolyticus

8

Tổng số nấm men, nấm mốc

Kiểm nghiệm giám định mật ong năm 2019


Địa chỉ kiểm nghiệm mật ong tin cậy: ĐỊA ĐIỂM KIỂM NGHIỆM MẬT ONG


Tagged under:

Táo Bón Ở Trẻ Em Và Cách Cải Thiện

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị.


1. Nguyên nhân nào khiến cho trẻ em bị táo bón?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

Nguyên nhân thực thể bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột...

  • Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
  • Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh: trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với bình thường, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn. Trẻ mắc bệnh này cần phải mổ, nếu không sẽ dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, có thể thủng ruột.
  • Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
  • Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón nặng bao gồm các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề về cột sống. Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

Nguyên nhân chức năng bao gồm:

  • Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.
  • Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.
  • Thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
  • Táo bón cũng hay gặp ở những trẻ bị thiếu nước và mất nước, khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
  • Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ cũng gây nên táo bón. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Chế độ ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón?

Khi trẻ em bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn lâu dần khi các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Dẫn đến trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.

Táo bón ở trẻ em là tình trạng con bạn có thể:

  • Đại tiện ít hơn hai lần một tuần
  • Phân cứng, khô, thành cục
  • Khó khăn hoặc đau đớn khi cơ thể đẩy phân ra ngoài
  • Con cũng có thể nói cho bạn biết rằng trẻ có cảm giác là chưa ra hết phân.

Trong các trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện đau ngứa thậm chí là máu tươi trong phân nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn.Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.

Các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,... có thể xảy ra do tình trạng táo bón nặng gây nên.

Đặc biệt khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa thậm chí có thể gây chảy máu.

3. Điều trị táo bón ở trẻ

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong chế độ ăn dành cho trẻ bị táo bón nặng cần cho trẻ uống đủ nước, rau. Ngoài ra nên dạy cho trẻ có thói quen đi vệ sinh không được nhịn. Bên cạnh việc bổ sung nước cũng như chất xơ. Cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Đối với trẻ đang bú mẹ: thì nên cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước... Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.
  • Đối với trẻ ăn dặm: Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc... thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến bé bị táo bón.
  • Trẻ lớn hơn: Nên tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau củ quả cũng như tránh việc nhịn đi ngoài để đảm bảo trẻ không bị táo bón. Mật Ong Lên Men (MOLM) là một trong những sản phẩm hỗ trợ cho các bé có thể cải thiện được tình trạng táo bón. Nhưng MOLM chỉ dùng cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên. 

Bé dùng mật ong lên men có thể cải thiện tình trạng táo bón ngay ở ngày hôm sau. 

Cho trẻ vận động thường xuyên

Điều trị táo bón
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Với trẻ sơ sinh thì tập cho các bé các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân.

Với trẻ lớn hơn thì khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tham gia các môn thể thao, tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.

Cho trẻ đi khám bác sĩ

Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu... Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.


Tagged under:

Những Tác Dụng Của Lợi Khuẩn Với Trẻ Em

Các mẹ thường hay bổ sung men vi sinh cho con (Probiotics). Probiotic hay men vi sinh là những vi khuẩn nấm men mang những lợi ích tích cực cho hệ tiêu hóa khi chúng được đưa vào cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. 



Bên cạnh lơi ích cân bằng hệ vi sinh đường ruột, việc lựa chọn đúng loại probiotic cũng giúp bé yêu dễ dàng tiêu hóa hơn mỗi ngày. 

Lợi ích của men vi sinh probiotic đối với trẻ em

Probiotic mang lại nhiều lợi ích cho các bé, trong đó có thể kể đến những tác động tích cực như:

  • Cân bằng chuyển hóa và kiểm soát cân nặng của bé: Probiotic mang lại lợi ích này bằng cách thúc đẩy sự phát triển và tồn tại của vi khuẩn có lợi. Sự cân bằng lành mạnh của các vi khuẩn đường ruột rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cân nặng của con bạn trong suốt cuộc đời. Tránh những tình trạng gầy còm hoặc tăng cân không kiểm soát. 
  • Probiotic có thể giúp giảm các phản ứng phụ tiềm ẩn xảy ra: Men vi sinh hỗ trợ sức khỏe của não bộ trong quá trình tăng trưởng và phát triển bởi vì có một mối liên hệ mật thiết giữa ruột và não, ruột còn được gọi là “não thứ hai”.
  • Giúp tiêu hóa thức ăn và sản sinh một số dưỡng chất nhất định mà cơ thể bé cầnMen vi sinh giúp hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu và âm đạo (ở bé gái) bằng cách giúp duy trì các quần thể vi khuẩn lành mạnh. Men vi sinh còn giúp tạo các vitamin cung cấp cho cơ thể.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vi khuẩn có lợi có thể là chìa khóa giúp cho ruột thoải mái: Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh có nhiều vi khuẩn có lợi hoặc bổ sung probiotic có xu hướng ít bị đầy hơi, đau quặn, trào ngược và đi ngoài thuận lợi hơn.

Thời điểm bổ sung men vi sinh cho con

Bố mẹ nên bổ sung men vi sinh cho con càng sớm càng tốt nhằm thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh của các vi khuẩn có lợi, hạn chế vi sinh vật có hại. 

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ phải dùng kháng sinh, hãy cho con dùng men vi sinh trước và sau khi điều trị. Hầu hết các loại kháng sinh đều có thể giết chết vi khuẩn mà không phân biệt đó là lợi khuẩn hay hại khuẩn.

Probiotic chất lượng cao được bào chế để giúp giảm thiểu hiện tượng các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt trong đường ruột. Trường hợp bé mắc phải một bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng nào đó, bố mẹ nên tham vấn kỹ bác sĩ khi muốn sử dụng probiotic. Đặc biệt, nếu bé còn rất nhỏ và hay ốm yếu, bạn cần cho bé dùng men vi sinh từng chút một.

Mẹ nên cho bé uống một lượng nhỏ nước ép từ rau quả lên men làm ở nhà hoặc sữa chua có men kefir pha loãng với nước hoặc sữa mẹ có thể là một cách tốt để bé làm quen. Khi tập cho bé ăn những món trên sẽ mang lại lợi ích và giúp bé quen với hương vị từ khi còn nhỏ. Việc tạo ra thói quen tiêu thụ thực vật lên men giàu probiotic hoặc sữa chua nguyên chất men kefir từ sớm là rất tốt.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn giàu prebiotics sẽ giúp cho hệ vi sinh đường ruột sẵn có của bé phát triển mạnh mẽ. Mật ong lên men có thể dùng cho các bé từ 2 tuổi trở lên cũng giúp cung cấp một lượng men vi sinh rất tốt. Đồng thời mật ong lên men cũng là một prebiotics cho vi sinh đường ruột tiêu thụ. 

Loại probiotic nào là tốt nhất cho bé?

Khi chọn một probiotic cho trẻ em, ở mức tối thiểu, hãy tìm các chủng vi khuẩn Bifidobacteria LactobacilliLactobacilli là một loại vi khuẩn có trong đường ruột của các bé. Nếu bạn muốn có nhiều hơn một hoặc hai chủng trong một sản phẩm bổ sung probiotic, loại multi-strains probiotic thích hợp hơn để mang lại lợi ích tối ưu. Một lựa chọn khác cho chế phẩm sinh học là cho trẻ ăn các chất bổ sung probiotic.

Khi lựa chọn probiotic cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, bạn hãy luôn luôn tìm một loại vi khuẩn có khả năng kháng axit và kháng cholinergic để chúng có thể sống sót trong môi trường dạ dày và đi đến ruột non, nơi chúng phát huy được lợi ích. 

Để giúp các probiotic phát triển mạnh khi chúng tập hợp trong đường tiêu hóa của con bạn, hãy sử dụng probiotic có sẵn là prebiotic. Prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic sinh sôi, phát triển được. Mật ong lên men là một lựa chọn cho các mẹ. Hoặc các mẹ có thể chọn các loại rau củ quả như dưới hình sau.


Đảm bảo con của bạn nhận được probiotic cần thiết là một sự đầu tư đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe bé ở thời điểm hiện tại và cả sau này. Vì vậy, bố mẹ đừng chần chừ gì mà nên bổ sung men vi sinh cho con từ ngay hôm nay nhé!

Mẹ có thể thử sản phẩm MẬT ONG LÊN MEN vừa giàu probiotics (lợi khuẩn) và vừa là nguồn Prebiotics (thức ăn cho lợi khuẩn), vừa cung cấp các dưỡng chất trong mật ong cho cơ thể. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ nên dùng cho các bé từ 2 tuổi trở lên nhé. 



Tagged under:

Bổ Sung Lợi Khuẩn Probiotic Sao Cho Tốt?

Bổ sung lợi khuẩn Probiotics là một biện pháp tăng cường sức khỏe đơn giản và hiệu quả nên được không ít người ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi khi việc này có thể gây nên vài tác dụng không mong muốn. 

Probiotic là các chủng vi sinh vật đường ruột, bao gồm khuẩn và men, sống trong cơ thể bạn. Vì chúng có thể đem lại nhiều ích lợi về mặt sức khỏe nên còn được biết đến là lợi khuẩn. Ngoài ra, một số người cũng gọi chúng với cái tên “lợi khuẩn probiotic”.

Để tăng cường sức khỏe tổng thể, không ít người chọn phương pháp bổ sung lợi khuẩn probiotic. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu không được dùng đúng cách, biện pháp này có nguy cơ gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Probiotic và những lợi ích sức khỏe đáng nể

Theo các chuyên gia, lợi khuẩn probiotic đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột. Đồng thời, hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động cũng là trách nhiệm của vi khuẩn có lợi.

Tuy nhiên, lợi khuẩn không phải là vật thể sống duy nhất ở đường ruột. Tại đây, không ít vi sinh vật gây bệnh cùng “cư ngụ” chung với vi khuẩn có lợi. Do đó, nếu số lượng của chúng lấn át lợi khuẩn probiotic, một loạt vấn đề tiêu hóa có thể phát sinh, bao gồm nhiễm trùng.

Để đối phó với tình trạng trên, một số chuyên gia cho rằng bổ sung lợi khuẩn là lựa chọn không tệ. Việc dùng các chất bổ sung hoặc thực phẩm chứa men vi sinh có thể tăng cường sức khỏe của vi khuẩn có lợi, đồng thời khôi phục sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.

Lợi khuẩn probiotic ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Không ít nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có lợi góp phần kiểm soát nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD). Bên cạnh đó, chúng còn tác động tích cực đến một số bệnh lý như:

  • Bệnh chàm
  • Béo phì
  • Kháng insulin
  • Đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Mặt khác, mọi người cũng thường bổ sung lợi khuẩn probiotic nhằm giải quyết tiêu chảy hoặc táo bón.

Làm thế nào để bổ sung probiotic an toàn?

Tùy thuộc vào sức khỏe người dùng và loại lợi khuẩn có trong men vi sinh mà liều lượng dùng tối ưu ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc nhãn cẩn thận trước khi dùng và đảm bảo bản thân không dùng quá liều khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó chịu hay bắt gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi bổ sung probiotic, hãy cân nhắc giảm liều lượng hoặc ngưng hẳn.

Bổ sung lợi khuẩn probiotic là một biện pháp nâng cao sức khỏe tổng thể thường gặp nên có độ an toàn cao. Tuy nhiên, đôi khi người dùng vẫn có thể bị tác dụng phụ. Lúc này, bạn nên giảm liều lượng hoặc ngừng biện pháp này lại. Ngoài ra, hãy mau chóng đến bệnh viện nếu các triệu chứng bất thường có xu hướng kéo dài hoặc trở nặng.

Tuy nhiên, lợi khuẩn khi bổ sung bằng con đường uống thì có rất ít lợi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường tiêu hóa khắc nghiệt để xuống vùng ruột già. Bởi vậy bổ sung Prebiotics có chứa thêm lợi khuẩn là một cách tuyệt vời để khắc phục điều này. Mật ong lên men (MOLM) chính là một sản phẩm có tác dụng vừa bổ sung lợi khuẩn, vừa là thức ăn để nuôi lợi khuẩn có thể đi sâu xuống hệ tiêu hóa. 


Nguồn :https://hellobacsi.com/song-khoe/bi-quyet-song-khoe/bo-sung-loi-khuan-probiotic/