Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa: Vi sinh đường ruột

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vi sinh đường ruột. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vi sinh đường ruột. Hiển thị tất cả bài đăng
Tagged under:

Lợi Khuẩn Bacillus subtilis


Bacillus subtilis là loại vi khuẩn có sức sống cao, có khả năng đối kháng với các loại vi sinh vật khác để phục hồi thế cân bằng sinh thái của hệ vi khuẩn đường ruột. Tác dụng của thuốc trên cơ sở những đặc tính của chủng vi khuẩn này.


CƠ CHẾ TÁC DỤNG

 


  • Bacillus subtilis có vai trò lớn trong việc giữ ổn định thế quân bình vi khuẩn đường ruột bằng cơ chế cạnh tranh sinh tồn, và khả năng gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột, do tác dụng bởi những sản phẩm tiết của nó.
  •  Bacillus subtilis có hệ thống enzyme tương đối hoàn chỉnh, các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, protid, enzyme cenlulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, ezyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số loại vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.

CÔNG DỤNG

  • Một trong những loại vi khuẩn an toàn và hiệu quả nhất để sử dụng trong ngành công nghệ sinh học
  • Có khả năng sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Protease, Amylase, Cellulose ... giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng
  • Có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấm gây bệnh như: Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A, B, C, R), Bacillopectin, Mycobacillin, Sublitin (A, B, C), Prolimicin ... Nhờ các kháng sinh này mà B. sublitis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và người ta đã ứng dụng chúng để tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột
  •  Có khả năng đồng hóa một số vitamin như B2 (Riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể động thực vật, có mặt trong tất cả các tế bào, tham gia vào các quá trình dinh dưỡng và hô hấp của sinh vật 
  • Đã được các nhà khoa học của Trường Đại học Hoàng gia Holloway London, Anh Quốc chứng minh là rất an toàn và không hề có tác dụng phụ với liều uống lên đến 1 x 1011 cfu/ngày (Hong và đồng sự, 2008).   
  • Bacillus subtilis tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy khi uống vào dạ dày nó không bị acid cũng như các enzym tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.
Nguồn: http://www.vids.vn/san-pham-4/bacillus-subtilis                             
Tagged under:

Các Lợi Khuẩn Đường Ruột



1. Khuẩn Bifidobacterium 

Vi khuẩn bifidus hay Bifidobacterium là một chi vi khuẩn Gram dương, không di động, thường kị khí phân nhánh. Chúng có mặt ở mọi nơi, nội cộng sinh trong đường tiêu hóa, âm đạo và trong miệng (B. dentium) của các loài động vật có vú và các loài động vật khác. Vi khuẩn bifidus là một trong các chi chủ yếu của vi khuẩn tạo nên hệ thực vật ruột kết ở động vật có vú. Một số vi khuẩn bifidus được sử dụng làm chế phẩm sinh học.

Trước những năm 1960, các loài Bifidobacterium được gọi chung là "Lactobacillus bifidus".



Bifidobacterium là tên của một chi gồm các vi khuẩn
  • Có dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Thuộc dạng kị khí
  • Không sinh bào tử.
  • Do không có tiên mao nên bất động, ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 31 C – 40 C.
  • Lên men lactic dị hình, sản phẩm chính là acid acetic và acid lactic, không sinh CO2.

Các loài

  • Bifidobacterium difidum
  • Bifidobacterium breve
  • Bifidobacterium infantis
  • Bifidobacterium longum

2. Khuẩn Lactobacillus

Đặc điểm

Lactobacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn

  • Có dạng hình que (trực khuẩn) hay hình cầu. Xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi.
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Không sinh bào tử.
  • Thuộc dạng hiếu khí hay kị khí, ưa acid
  • Môi trường sống chủ yếu trên chất nền chứa carbohydrate (lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng).

Các loài

Lactobacillus Bifidobacterium là những vi khuẩn Gram dương, tạo acid lactic, tạo thành một phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động vật. Những vi khuẩn "thân thiện" này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự kháng lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh.

3. Khuẩn Bacillus

Đặc điểm

Bacillus là tên của một chi thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes gồm rất nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại

  • Có dạng hình que (trực khuẩn)
  • Thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+)
  • Thuộc dạng hiếu khí.
  • Có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài.

Các loài


Nơi có thể mua các chủng vi sinh: 

Tagged under:

Bổ Sung Lợi Khuẩn Probiotic Sao Cho Tốt?

Bổ sung lợi khuẩn Probiotics là một biện pháp tăng cường sức khỏe đơn giản và hiệu quả nên được không ít người ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi khi việc này có thể gây nên vài tác dụng không mong muốn. 

Probiotic là các chủng vi sinh vật đường ruột, bao gồm khuẩn và men, sống trong cơ thể bạn. Vì chúng có thể đem lại nhiều ích lợi về mặt sức khỏe nên còn được biết đến là lợi khuẩn. Ngoài ra, một số người cũng gọi chúng với cái tên “lợi khuẩn probiotic”.

Để tăng cường sức khỏe tổng thể, không ít người chọn phương pháp bổ sung lợi khuẩn probiotic. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu không được dùng đúng cách, biện pháp này có nguy cơ gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Probiotic và những lợi ích sức khỏe đáng nể

Theo các chuyên gia, lợi khuẩn probiotic đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột. Đồng thời, hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động cũng là trách nhiệm của vi khuẩn có lợi.

Tuy nhiên, lợi khuẩn không phải là vật thể sống duy nhất ở đường ruột. Tại đây, không ít vi sinh vật gây bệnh cùng “cư ngụ” chung với vi khuẩn có lợi. Do đó, nếu số lượng của chúng lấn át lợi khuẩn probiotic, một loạt vấn đề tiêu hóa có thể phát sinh, bao gồm nhiễm trùng.

Để đối phó với tình trạng trên, một số chuyên gia cho rằng bổ sung lợi khuẩn là lựa chọn không tệ. Việc dùng các chất bổ sung hoặc thực phẩm chứa men vi sinh có thể tăng cường sức khỏe của vi khuẩn có lợi, đồng thời khôi phục sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.

Lợi khuẩn probiotic ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Không ít nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có lợi góp phần kiểm soát nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD). Bên cạnh đó, chúng còn tác động tích cực đến một số bệnh lý như:

  • Bệnh chàm
  • Béo phì
  • Kháng insulin
  • Đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Mặt khác, mọi người cũng thường bổ sung lợi khuẩn probiotic nhằm giải quyết tiêu chảy hoặc táo bón.

Làm thế nào để bổ sung probiotic an toàn?

Tùy thuộc vào sức khỏe người dùng và loại lợi khuẩn có trong men vi sinh mà liều lượng dùng tối ưu ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc nhãn cẩn thận trước khi dùng và đảm bảo bản thân không dùng quá liều khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó chịu hay bắt gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi bổ sung probiotic, hãy cân nhắc giảm liều lượng hoặc ngưng hẳn.

Bổ sung lợi khuẩn probiotic là một biện pháp nâng cao sức khỏe tổng thể thường gặp nên có độ an toàn cao. Tuy nhiên, đôi khi người dùng vẫn có thể bị tác dụng phụ. Lúc này, bạn nên giảm liều lượng hoặc ngừng biện pháp này lại. Ngoài ra, hãy mau chóng đến bệnh viện nếu các triệu chứng bất thường có xu hướng kéo dài hoặc trở nặng.

Tuy nhiên, lợi khuẩn khi bổ sung bằng con đường uống thì có rất ít lợi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường tiêu hóa khắc nghiệt để xuống vùng ruột già. Bởi vậy bổ sung Prebiotics có chứa thêm lợi khuẩn là một cách tuyệt vời để khắc phục điều này. Mật ong lên men (MOLM) chính là một sản phẩm có tác dụng vừa bổ sung lợi khuẩn, vừa là thức ăn để nuôi lợi khuẩn có thể đi sâu xuống hệ tiêu hóa. 


Nguồn :https://hellobacsi.com/song-khoe/bi-quyet-song-khoe/bo-sung-loi-khuan-probiotic/

Tagged under:

Probiotics và Prebiotics Là Gì?

probiotics-va-prebiotics


Pro bios có nghĩa là cho sự sống.
Probiotics là những con vi khuẩn sống không độc hại có thể giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. 

Pre bios có nghĩa là trước sự sống.

Prebiotics là những loại thức ăn có thể đi xuống ruột già trong tình trạng chưa được tiêu hóa, ở đó nó sẽ làm thức ăn cho các lợi khuẩn của chúng ta để chúng phát triển tốt hơn so với những con vi khuẩn xấu.

1. Probiotics

Probiotic hay lợi khuẩn gồm một nhóm các vi khuẩn rất khác nhau, có lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, do phương thức sống cộng sinh tự nhiên, thường được tìm thấy trong hệ tiêu hoá của nhiều loài động vật. Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi" (vi khuẩn có lợi cho con người), những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Đây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của "vật chủ" cộng sinh (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Probiotic).

Mỗi ngày chúng ta nuốt hàng tỉ con vi khuẩn sống. Chúng có trong thực phẩm sống, một số còn sống trong thực phẩm đã được nấu, chúng ta ngậm ngón tay hay hôn người khác...  Một số ít chúng có thể sống sót khi vượt qua môi trường axit dạ dày và quá trình tiêu hóa để về đích an toàn ở ruột già. 

Các vi khuẩn có lợi là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, luôn vây quanh và bao phủ lên người chúng ta. 

Những vi khuẩn lại có sức đề kháng yếu với quá trình tiêu hóa. Do đó chỉ có một số lượng nhỏ có thể sống sót khi đến ruột già. Điều đó không quan trọng lắm vì chúng vẫn có tác dụng lên hệ miễn dịch. Thông thường chỉ cần một vài mảnh vỏ vi khuẩn rỗng cũng đủ để kích thích sự hoạt động của các tế bào miễn dịch. 

Chúng ta cần khoảng 1 tỉ lợi khuẩn an toàn đến đích ở ruột già để tạo nên một sự thay đổi đáng kể cho hệ sinh thái khổng lồ ở ruột. 

Định nghĩa một Probiotics được xem là "tốt" theo WHO:

Một Probiotics được xem là tốt nếu đáp ứng 5 yếu tố sau:

- Chế phẩm chứa vi sinh vật sống.

- Xác định cụ thể chi, loài, chủng và được phân lập tới chủng.

- Đảm bảo liều lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng (tối thiểu 10^8 đơn vị).

- Hiệu quả được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên người.

- Có bằng chứng về độ an toàn trên người.


Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn tốt có thể phát huy khả năng tuyệt vời của chúng trên 3 mặt trận:
  • Xoa bóp và nâng niu các nhung mao ruột. Các nhung mao càng to thì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin tốt hơn. Khi chúng càng ổn định thì càng để lọt ít chất độc.
  • Bảo vệ: chúng bảo vệ theo nguyên tắc cạnh tranh, chiếm đóng những vị trí mà mầm bệnh muốn tấn công nhất. Các vi khuẩn đảm nhiệm dịch vụ bảo vệ còn thủ sẵn những chiêu trò ví dụ tiết  một lượng nhỏ chất kháng sinh hoặc những chất bảo vệ khác để tống xuất những con vi khuẩn lạ mặt ra khỏi địa bàn của chúng. Một cách khác được áp dụng là tước đoạt thức ăn của các vi khuẩn xấu. 
  • Tư vấn và huấn luyện: chính bản thân các vi khuẩn là những chuyên gia giỏi nhất trong tất cả các vấn đề liên quan đến vi khuẩn. Khi chúng phối hợp với các tế bào miễn dịch cuả ruột, chúng sẽ cung cấp thông tin bên trong cơ thể và các lời khuyên hữu ích. 
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng duy trì hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh có tác dụng bảo vệ cơ thể chống rối loạn đường tiêu hóa bao gồm các nhiễm trùng đường tiêu hóa và các bệnh viêm ruột. 

Mặt khác, có thể dùng probiotics thay thế cho kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng ruột hoặc để giảm các triệu chứng tiêu chảy liên quan đến việc sử dụng kháng sinh. 

Nguồn giống vi khuẩn probiotic hỗ trợ tăng sinh hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách kìm hãm những vi khuẩn có khả năng gây hại và củng cố cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể. 

Hiện tại, có nhiều bằng chứng cho thấy các tác dụng tích cực của probiotics đối với sức khỏe con người. 
Để một probiotic có lợi cho sức khỏe con người, nó phải thỏa mãn một số tiêu chí: 
  • Vi khuẩn này phải sống sót qua đoạn đường xuyên suốt ống tiêu hóa trên và vẫn sống khi đến điểm hoạt động cũng như là phải có khả năng hoạt động trong môi trường ruột. 
  • Các yêu cầu chức năng của probiotics bao gồm khả năng dung hạn đối với dịch dạ dày và mật của người, khả năng bám vào bề mặt biểu mô, khả năng sống lâu trong đường tiêu hóa của người, khả năng kích thích miễn dịch, có hoạt tính đối kháng chống các mầm bệnh trong ruột (như là Helicobacter pylori, Salmonella spp., Listeria monocytogenes, và Clostridium difficile). 
  • Khả năng ổn định hóa cùng với điều tiết hệ vi khuẩn ruột.

  • Độ ổn định mật và axit;
  • Nguồn gốc con người;
  • Sản sinh các chất kháng vi khuẩn;
  • Khả năng bám vào tế bào ruột ở người;
  • Khả năng sống lâu trong đường tiêu hóa của người;
  • Có tác dụng sức khỏe đã được khảo chứng và phê duyệt lâm sàng;
  • Khả năng đối kháng các mầm bệnh trong ruột;
  • Nhạy với kháng sinh;
  • Độ an toàn khi sử dụng trong thực phẩm và lâm sàng.

Một đường ruột khỏe mạnh là một đường ruột chứa nhiều lợi khuẩn. Tuy nhiên chúng phải đối diện với rất nhiều đợt tấn công đến từ thuốc kháng sinh, chế độ ăn kém prebiotics, bệnh tật, căng thẳng và rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Bởi vậy có những sản phẩm men sống, sữa chua, mật ong lên men... để cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột. 

Một số lợi khuẩn đường ruột được sử dụng để làm men vi sinh. 

2. Prebiotics


Ý tưởng chủ đạo của việc sử dụng prebiotics là chúng có thể hỗ trợ các vi khuẩn tốt hơn trong ruột bằng việc ăn những loại thức ăn nào đó. 

So với probiotics thì prebiotics thích hợp trong việc sử dụng hàng ngày. Mật ong lên men ở đây là một loại vừa chứa probiotics, vừa lại là prebiotics. 

Khi chúng ta ăn các thực phẩm prebiotics vào ruột, các vi khuẩn sẽ được khích lệ và trở thành mạnh mẽ hơn so với bất kỳ con vi khuẩn xấu nào hiện diện ở đó.

Các vi khuẩn xấu không thể xử lý hoặc rất khó để xử lý prebiotics. Vì thế chúng không thể sử dụng prebiotics để tạo ra các hóa chất độc hại. Trong khi đó probiotics được nuôi bởi prebiotics phát triển ổn định và có thể chiếm ưu thế trong ruột. 

Một số thức ăn prebiotics như atiso, măng tây, rau diếp xoắn, chuối xanh, atiso Jerusalem, tỏi, hành, củ cần, cây diếp củ, lúa mì nguyên cám, lúa mạch đen, yến mạch, tỏi tây, mật ong...



Prebiotics thúc đẩy các vi khuẩn tốt làm cho lượng độc tố do vi khuẩn sản sinh trong ruột giảm đi. 
Hầu hết prebiotics là các loại đường gắn kết với nhau thành nhiều chuỗi. 

Vi khuẩn làm điều tốt cho chúng ta. Chúng ta nên cho chúng ăn ngon để chúng có thể phát triển trong ruột già càng nhiều càng tốt. Chúng ta cần ăn thêm chất xơ thực vật có trong rau củ quả. Các vi khuẩn của chúng ta thích các prebiotics. 

Hầu hết vi khuẩn sống ở màng nhầy, cần mẫn luyện tập hệ miễn dịch của chúng ta, nâng đỡ các nhung mao, ăn những thứ chúng ta không cần và tạo ra các vitamin cho chúng ta. 

Nếu lượng vi khuẩn tốt và xấu cân bằng, các vi khuẩn xấu có thể khiến chúng ta mạnh mẽ hơn và các vi khuẩn tốt có thể chăm sóc và giúp chúng ta khỏe mạnh. 


Như vậy, prebiotics chính là thức ăn cho probiotics sinh trưởng và phát triển. Và mật ong chính là một prebiotics tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. 





Tagged under:

Mối Liên Hệ Giữa Vi Sinh Đường Ruột Và Sức Khỏe

Đường tiêu hóa của cơ thể con người chứa một hệ vi sinh phức tạp. Chính hệ vi sinh này tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Hệ vi sinh đường ruột khác nhau ở mỗi người, tính đặc trưng của nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường…

1. Sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột

     Hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu được thiết lập từ khi trẻ được sinh ra, phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Hệ vi sinh này phát triển dần trong vòng hai năm đầu đời, chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng trẻ. Ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em dần dần đa dạng như người lớn.

     Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột ước tính khoảng 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5 kg vi sinh. Con số này lớn gấp nhiều lần so với loài người cư ngụ trên trái đất.

     Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng hơn 500 loài khác nhau tồn tại bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%).

     Mặc dù có sự góp mặt của các vi khuẩn gây bệnh song cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh chính là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.     

Vi khuẩn có lợi

     Chiếm 85% tổng lượng vi sinh vật tồn tại trong đường ruột. Sự gia tăng các lợi khuẩn được thúc đầy bởi quá trình sinh con tự nhiên (đẻ thường) và quá trình nuôi còn bằng sữa mẹ.

     Một số loại vi khuẩn có lợi điển hình như LactobacilliBifidobacteria, Bacillus clausii, Bacillus subtilis

     Trong số các vi sinh của hệ vi sinh đường ruột, Lactobacilli và Bifidobacteria là hai loại vi khuẩn tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Một số chủng Lactobacilli và Bifidobacteria còn có tác dụng thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T giúp đỡ, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ). Cả hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong tính trung hòa miễn dịch, vì vậy có tác dụng giảm các bệnh lý dị ứng.

     Những vi khuẩn có lợi này có vai trò tăng cường sức khỏe nhờ có khả năng:

  • Tổng hợp vitamin
  • Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Vi khuẩn có hại

     Chiếm khoảng 15% số lượng vi sinh vật trong đường ruột

     Các vấn đề sức khỏe có thể gặp phải do vi khuẩn có hại gây ra bao gồm

  • Gây ra các hoại tử (NH3, H2S…)
  • Kích thích tạo các hợp chất gây ung thư
  • Sản xuất độc tố

2. Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột với sức khỏe con người

    Hệ vi sinh vật đường ruột chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn và chức năng của đường tiêu hóa

Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột với tiêu hóa

  • Vi khuẩn giúp nghiền nát và làm lên men những thức ăn chưa được tiêu hóa ở đoạn trên của ống tiêu hóa.
  • Trong quá trình tiêu hóa carbohydrate chúng sẽ làm sản sinh các axit béo chuỗi ngắn và các tế bào ruột già sẽ sử dụng các axit béo chuỗi ngắn này như một nguồn nhiên liệu. Cũng chính trong quá trình sản xuất các axit béo này đã  làm cho nhu động ruột được kích thích,vấn đề đi tiêu sẽ tốt hơn (không bị tiêu chảy hoặc táo bón).

Vai trò đối kháng vi khuẩn

    Vi khuẩn có lợi chống lại các vi khuẩn gây hại bằng nhiều cách

  • Vi khuẩn có lợi sản sinh ra các acid ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại. Điều này khiến cho những vi khuẩn có hại dù có sống sót được sau khi đi qua vùng acid của dạ dày, cũng khó có khả năng gây bệnh.
  • Vi khuẩn có lợi cạnh tranh “đất ở” và nguồn dinh dưỡng với các vi khuẩn có hại khiến chúng không thể tổn tại và phát triển trong đường tiêu hóa.

     

Xây dựng hàng rào bảo vệ 

     Sự có mặt của Lactobacilli và Bifidobacteria có tác dụng ngăn cản sự khư trú của các vi khuẩn khác thông qua khả năng ức chế hoặc cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong hàng rào bảo vệ của ruột. Lactobacilli và Bifidobacteria ức chế sự bám sinh của các vi sinh vật gây bệnh thông qua sự bài tiết các chất kháng khuẩn.

     Cơ chế tác dụng khác của Lactobacilli và Bifidobacteria là thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). 

Đây là thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạc có khả năng chống lại các kháng nguyên, các yếu tố gây bệnh tiềm tàng, độc lực và độc tố của vi khuẩn. 

Sự phát triển của của các tương bào sản xuất ra các IgAs ở niêm mạc ruột bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ vi sinh đường ruột. 

Các nghiên cứu so sánh nồng độ IgAs giữa nhóm trẻ bú mẹ và trẻ nuôi bằng sữa công thức đều nhận thấy một hàm lượng IgAs cao ở trẻ bú mẹ trong khi lượng IgAs gần như không định lượng thấy ở nhóm trẻ ăn sữa công thức. 

Điều này có thể lý giải do trẻ bú sữa mẹ, trẻ không chỉ được nhận một lượng IgAs từ sữa mẹ truyền sang mà do trẻ bú sữa mẹ có lượng Bifidobacteria cao hơn so với trẻ ăn sữa công thức, nhờ vậy lượng IgAs trên nhóm trẻ này cao hơn. 

Ngoài ra các vi sinh vật đường ruột còn có tác dụng tổng hợp các vitamin nhóm B, vitamin K và làm tăng tiêu hoá đạm, mỡ, đường, sinh ra khí sunfua hydro, tạo nên mùi hôi điển hình của phân.

Đối với tác nhân ung thư

     Các vi khuẩn có lợi sẽ ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại qua đó cũng ức chế việc sản xuất độc tố và chất gây ung thư từ các vi khuẩn có hại.

Đối với các trường hợp không dung nạp lactose

     Vi khuẩn có lợi phá vỡ cấu trúc lactose – một chất quan trọng trong sữa và các sản phẩm từ sữa, giúp cho các trường hợp không dung nạp lactose có thể vượt qua trở ngại này để tiếp tục hấp thu đường lactose.

Đọc thêm về các lợi khuẩn có ích cho đường ruột

Nguồn: http://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/noi-tieu-hoa/vi-sinh-vat-duong-ruot-va-suc-khoe.html