Mật Ong Lên Men Phương Nam - Sức khỏe cho hệ tiêu hóa: Hỏi - Đáp

300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Mật Ong Lên Men. Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Tôi là một người thích mày mò làm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với mọi người. Tôi cũng là người thích trồng hồng và chăm sóc hoa hồng.

Bài Đăng Nổi Bật

Mật Ong Lên Men Và Tác Dụng Không Thể Bỏ Qua

  "Mật ong lên men là hỗn hợp dung dịch mật ong và các lợi khuẩn hữu ích đối với sức khỏe con người" Mật ong vốn đã là nguồn dinh ...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏi - Đáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏi - Đáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Tagged under: ,

Kiểm Nghiệm Mật Ong Ở Đâu?


1. Tại sao phải kiểm nghiệm mật ong

Kiểm nghiệm mật ong là công việc bắt buộc cần phải làm của một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa, tiến hành thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, hay công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Kiểm nghiệm mật ong là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm, giúp nhà nước quản lý nguồn hàng trên thị trường cũng như giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng mật ong và các sản phẩm từ mật ong.

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong theo quy chuẩn hiện hành

Hiện nay, toàn bộ các quy định, tiêu chuẩn về kiểm nghiệm mật ong đều dựa vào TCVN 5267-2:2008 và TCVN 5267:1990  là hai trong những tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về mật ong liên quan đến kiểm tra chất lượng mật ong

2.1 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu cảm quan:

Mật ong được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên loại hoa mà ong lấy mật. Khi xét tới chỉ số cảm quan của mật người ta thường đánh giá qua 3 yếu tố là: Màu sắc, mùi vị, trạng thái. Theo đó:

Phân loại

(Dựa vào loại hoa mà ong lấy mật)

Chỉ tiêu màu sắc

Chỉ tiêu Mùi vị

Chỉ tiêu trạng thái

Mật ong hỗn hợp

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên màu sắc từ vàng nhẹ đến vàng sẫm

Ong lấy mật từ nhiều loại hoa nên vị từ ngọt nhẹ tới khé

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa cao su

Từ vàng sáng đến vàng nâu

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Không trong dạng xốp hoặc dạng mỡ hoặc lỏng- sánh, trong tùy loại

Hoa rừng

Từ vàng đến sẫm nâu

Vị thơm hắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa café hoặc hoa chôm chôm

Từ vàng sáng đến vàng sẫm

Vị ngọt sắc

Lỏng- sánh, trong

Hoa vãi hoặc nhãn

Từ vàng đến vàng nâu

Vị hoa vải, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa sú vẹt

Vàng sảnh đến vàng chanh

Thơm nhẹ, ngọt nhẹ

Lỏng- sánh, trong

Hoa tràm

Vàng đậm đến nâu

Vị ngọt nhẹ

Lỏng sánh nhưng không trong

Hoa cỏ lào

Vàng nhạt đến vàng sậm

Vị thơm sắc

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng xốp

Hoa bạc hà

Màu vàng chanh đặc trưng

Hoa bạc hà, ngọt khé

Lỏng-sánh, trong hoặc kết tinh dạng mỡ

Hoa chôm chôm

Vàng nhạt đến sẫm màu

Vị ngọt khé

Lỏng-sánh, trong

Hoa táo

Vàng tới nâu sẫm

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa bạch đàn

Màu nâu đỏ đặc trưng

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa vải

Màu vàng chanh

Vị ngọt nhẹ

Lỏng-sánh, trong

Hoa nhãn

Màu vàng nhạt

Vị ngọt sắc

Lỏng-sánh, trong

Chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong

2.2 Kiểm nghiệm mật ong – chỉ tiêu hóa lý:

Các chỉ tiêu hóa lý liên quan tới đánh giá chất lượng của mật ong dựa trên các chỉ tiêu sau:

  • Độ ẩm sản phẩm mật ong từ 20-23%
  • Hàm lượng nước tối đa chiếm 21-23% khối lượng mật
  • Hàm lượng đường khử tự do tối thiểu chiếm 65-70% khối lượng
  • Đường Sacaroza chiếm không quá 5% khối lượng
  • Độ axit trong mật ong  không quá 5
  • Độ NaOH 1N/kg không quá 5
  • Chỉ số diataza tối thiểu từ 7 tới 8 (đơn vị Gote)
  • Hàm lượng HMF tối đa từ 20 tới 40 (mg/kg)
  • Lượng chất rắn không tan trong nước tối đa 0.1% khối lượng

Ngoài ra, thành phần hóa lý của mật ong bao gồm hai loại đường chính là fructoza và glucoza cùng với các loại axit hữu cơ, các loại enzyme và các hạt rắn trong quá trình thu gom mật và mật ong khi được kiểm nghiệm không được phép pha trộn bất cứ chất nào, hương vị, mùi thơm không được có mùi lạ, mùi hư hỏng hấp thụ từ bên ngoài. Mật ong không được lên men hoặc bị sủi bọt. Phải tinh khiết không chứa phấn hoa hoặc các thành phần lạ trong quá trình thu gom mật.

2.3 Kiểm nghiệm mật ong – các chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh:

Dưới đây là 8 chỉ tiêu vi sinh phổ biến khi kiểm nghiệm mật ong thường áp dụng là:

STT

Tến chỉ tiêu

1

TPC

2

Coliforms

3

E.coli

4

S.aureus

5

Cl.perfringens

6

Salmonella

7

V.parahaemolyticus

8

Tổng số nấm men, nấm mốc

Kiểm nghiệm giám định mật ong năm 2019


Địa chỉ kiểm nghiệm mật ong tin cậy: ĐỊA ĐIỂM KIỂM NGHIỆM MẬT ONG


Tagged under: ,

Mật Ong Kết Tinh Có Phải Là Mật Ong Giả?


Rất nhiều khách hàng thấy hiện tượng mật ong bị kết tinh tinh còn gọi là lắng đường thì có quan niệm sai lầm là mật ong này thu được do nuôi ong bằng đường hoặc là mật ong bị pha đường còn mật ong nguyên chất sẽ không bao giờ bị kết tinh. Bài viết sau đây của TS. Phùng Hữu Chính nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển ong Việt Nam sẽ giải thích rõ hiện tượng kết tinh của mật ong.

Mật ong là loại thực phẩm đặc biệt nó chứa đến trên 180 chất trong đó chủ yếu là đường đơn trên 65% glucoz, fructoz, protein, các a xít amin, các loại vitamin, nhiều loại men (enzim) quý, hàng chục loại nguyên tố vi lượng và đa lượng. Vì vậy từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong để bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh. Do mật ong có giá trị sử dụng và kinh tế cao nên một số ít người đã làm mật ong giả để kiếm lời.

Khi thấy chai mật bị kết tinh còn gọi là lắng đường nhiều người cho rằng đây là mật ong thu được do người nuôi ong cho ong ăn đường mía (sucroz) thậm chí có người còn khẳng định đây là mật ong giả. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm vì phần lớn mật ong tốt đều sẽ kết tinh trong quá trình bảo quản nhất là vào mùa Đông..

Thế nào là mật ong kết tinh?

Mật kết tinh là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt lổn nhổn. Đầu tiên chúng kết tinh ở dạng huyền phù sau đó chuyển sang kết tinh dạng hạt. 

Kết tinh có nhiều dạng như kết tinh hoàn toàn hoặc kết tinh từng phần (kết tinh chìm xuống dưới, kết tinh nổi lên trên hoặc kết tinh cả trên cả dưới nhưng lỏng ở giữa hình 1). 

Kết tinh có một vài dạng như kết tinh thô hạt kết tinh to như mật cao su, mật cỏ lào (bông trắng, chó đẻ). 

Kết tinh hạt trung bình mật cà phê,  mật rừng Mộc Châu, và kết tinh mịn hạt nhỏ như mỡ nước: mật chân chim, bạc hà ..

Hình 1. Các chai mật ong cỏ lào ở Lai Châu kết tinh

Tại sao mật ong lại kết tinh?

Ở nhiệt độ 200C dung dịch nước đường 70% bão hòa xuất hiện các hạt kết tinh ở đáy chai. Mật ong thực chất là dung dịch đường đặc hơn nhiều hàm lượng đường từ 75-80% cho nên nó rất dễ dàng bị kết tinh. Đặc biệt hàm lượng đường glucozơ có trong mật ong (khoảng 35-40%) nó bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh. Làm cho mật lỏng chuyển dần sang dạng huyền phù rồi dạng hạt. 

Vì vậy mật ong nào có hàm lượng đường glucozơ càng cao thì càng dễ kết tinh. Ngoài ra ở những lô mật không được lọc sạch các hạt phấn hoa, hạt sáp vụn, bụi, bọt nhỏ cũng có tác dụng như là mầm kết tinh kích thích mật kết tinh nhanh.

Hình 2. Các chai mật ở Mù Căng Chải  kết tinh dạng mịn

Các điều kiện ảnh hưởng tới việc kết tinh

Ở nhiệt độ 14-200C mật kết tinh nhanh nhất, dưới 60C và trên 200C mật không bị kết tinh, cao hơn 270C  các hạt kết tinh bắt đầu tan ra. Vì thế ở nước ta vào mùa đông ta thấy mật ong thường bị kết tinh thậm chí sau khi quay mật khoảng 10 ngày bắt đầu thấy một số chai mật bị kết tinh. 

Hàm lượng nước trong mật ong: Do mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp thì càng nhanh bị kết tinh và ngược lại mật ong càng loãng thì chậm hoặc không bị kết tinh. Tuy nhiên mật ong càng loãng thì càng nhanh bị lên men và giảm chất lượng. 

Hàm lượng đường glucozơ trong mật hoa: nhiều loại mật ong có tỷ lệ đường glucozơ/fructozơ  xấp xỷ bằng 1, khi tỷ lệ này trong mật ong càng cao thì mật càng nhanh kết tinh ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì càng chậm thậm chí không bị kết tinh. Các cây nguồn mật khác nhau có hàm lượng đường glucozơ  trong mật hoa không giống nhau, cây nguồn mật nào có hàm lượng đường glucozơ cao thì nhanh chóng kết tinh ví dụ: mật cỏ lào, cao su, điều, cà phê, bạc hà, cỏ cúc, cúc quỳ... 

Thùng, chai, lọ chứa mật: các chai lọ, can đã đựng mật kết tinh trước đây do rửa không sạch vẫn còn một số mầm kết tinh. Nên khi chứa mật sẽ làm mật kết tinh thậm chí kể cả các loại mật vốn không bị kết tinh.

Ở các nước phát triển người ta thường sản xuất mật kết tinh dưới dạng kem (mịn như mỡ, dẻo) để ăn với bánh mỳ bằng cách trộn các hạt mật kết tinh nhỏ (được làm khô ở nhiệt độ thấp) với mật lỏng rồi cho vào thùng có hệ thống quay chậm. 2-3 ngày sau mật sẽ kết tinh ở dạng dẻo và mịn. Mật được tiêu thụ ở dạng kết tinh này nhiều hơn là ở dạng lỏng.

Như vậy có thể thấy kết tinh là hiện tượng tự nhiên của mật ong thậm chí là các loại mật ong tốt hơn như:, mật có hàm lượng đường glucozơ cao, mật đặc hơn mới kết tinh.